Quá trình tìm ra vết tích của giá trị trong học thuyết MARX

Quá trình khám phá ra học thuyết giá trị của Mác là một quá trình cách mạng vĩ đại. Cho đến nay, học thuyết giá trị vẫn có giá trị to lơn trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Nghiên cứu và vận dụng nó cho phép các nước nói chung và Việt Nam nói riêng có các chiến lược phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả và bền vững

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình tìm ra vết tích của giá trị trong học thuyết MARX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 81 - 85 81 QUÁ TRÌNH TÌM RA VẾT TÍCH CỦA GIÁ TRỊ TRONG HỌC THUYẾT MARX Nguyễn Thị Hạnh* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT C. Mác là một thiên tài về lý luận, về chính trị, về triết học duy vật biện chứng, về kinh tế chính trị học và về chủ nghĩa xã hội khoa học. Các học thuyết của ông được coi là các cuộc cách mạng vĩ đại trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị tư tưởng của nhân loại. Nhắc tới kinh tế chính trị học Mác người ta có thể sẽ nghĩ ngay tới “hòn đá tảng” - học thuyết giá trị thặng dư. Song cũng không ai có thể không nhắc tới học thuyết giá trị - một học thuyết mà để khẳng định được nó Mác đã phải trải qua một quá trình cách mạng lâu dài, một học thuyết được coi là khởi thuỷ cho Mác tiến hành các cuộc cách mạng về sau trong sự nghiệp nghiên cứu kinh tế chính trị học của mình. Từ khóa: học thuyết giá trị, giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, kinh tế chính trị Mác - Lênin QUÁ TRÌNH TÌM RA VẾT TÍCH CỦA GIÁ TRỊ* Mác đặt nghiên cứu về giá trị ngay trong tiết 1, chương 1, phần thứ nhất của quyển I, bộ Tư bản - một tác phẩm kinh điển trong khoa học kinh tế chính trị. Trong lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất của quyển I này Mác đã nói: “Mọi bước khởi đầu đều khó”, đủ thấy học thuyết giá trị có ý nghĩa to lớn đến nhường nào. Về trình tự nghiên cứu: Mác đã chọn hàng hoá - tiền tệ làm đối tượng nghiên cứu với một trình tự lôgíc, với phương pháp khoa học đi từ cụ thể tới trừu tượng để tìm ra cốt lõi của quan hệ sản xuất. Đó chính là giá trị hàng hoá. Về nội dung: Mác đã lần lượt đi từ giá trị sử dụng đến giá trị trao đổi để đúc kết ra giá trị của hàng hoá. Đó thực sự là một trình tự lôgíc và khoa học. Đối tượng đầu tiên trong nghiên cứu của Mác chính là hàng hoá. Nói cách khác, Mác đã lấy hàng hoá là xuất phát điểm để nghiên cứu và tìm ra bản chất của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Liệu có ai đó sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao Mác lại bắt đầu nghiên cứu Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa từ hàng hoá ?”. Thật đơn giản. Hàng hoá là hình thức phổ biến nhất trong xã hội Tư bản chủ nghĩa. Mác đã nhận xét rằng xã hội Tư bản chủ nghĩa chẳng qua chỉ là đống hàng hoá khổng lồ. Hơn nữa, sản xuất hàng hoá lại là cơ sở ra đời của Chủ nghĩa tư bản, * Tel: 0986.351.114; Email: Flyingdance.708@gmail.com từng hàng hoá là hình thái nguyên tố của của cải trong xã hội tư bản. Chính vì thế, hàng hoá – giá trị chính là cơ sở để phân tích kinh tế chiính trị về phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Cũng tương tự, khi nghiên cứu học thuyết giá trị của Mác hẳn nhiều người sẽ hỏi: “Tại sao Mác lại chọn trình tự đi từ nghiên cứu giá trị sử dụng của hàng hoá?”. Điều này không khó lý giải bởi lẽ giá trị sử dụng là biểu hiện dễ thấy nhất của hàng hoá. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và được sản xuất ra để trao đổi, để bán. Ngay trong định nghĩa về hàng hoá đã cho thấy thuộc tính hay nhân tố đầu tiên của hàng hoá chính là khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Đó chính là giá trị sử dụng của hàng hoá. Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm mà nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Bất kể hàng hoá nào cũng đều có giá trị sử dụng. Về mặt chất, giá trị sử dụng trước hết là tính hữu ích, là công dụng của hàng hoá. Bất kể hàng hoá nào được tạo ra đều mang công dụng riêng, ví dụ như quần áo dùng để mặc, xe cộ để đi lại Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá đều do những thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hoá đó quyết định. Tuy nhiên, mỗi vật thể lại có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó, nó có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Việc phát hiện và tận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Tất nhiên, giá trị sử dụng là một Nguyễn Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 81 - 85 82 phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng xác định mặt chất của hàng hoá bởi nó cho biết hàng hoá đó là gì. Có công dụng gì. Mác đã chỉ rõ: “là những giá trị sử dụng, các hàng hoá khác nhau trước hết về chất”. Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện đầy đủ trong tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào vì chỉ khi tiêu dùng hàng hoá thì giá trị sử dụng mới được thực hiện. Xét về mặt lượng, một hàng hoá có thể có nhiều giá trị sử dụng mà việc tìm ra các giá trị sử dụng ấy là nhiệm vụ của lịch sử, phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong xã hội hiện đại, bên cạnh những hàng hoá hữu hình còn có những hàng hoá vô hình. Đó là hàng hoá dịch vụ. Với loại hàng hoá này, giá trị sử dụng tồn tại dưới hình thái phi vật thể, quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu dùng các loại hàng hoá này. Xã hội ngày càng phát triển thì hàng hoá dịch vụ càng đóng vai trò quan trọng. Ngày nay, ở hầu hết các nước phát triển, khu vực dịch vụ luôn chiếm giữ tỷ trọng lớn. Tựu chung lại, một vật khi đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hoá, ví như không khí, nước tự nhiên, ánh sáng mặt trớirất hữu ích nhưng đều không phải là hàng hoá. Một vật phẩm chỉ có thể là hàng hoá theo đúng nghĩa khi và chỉ khi nó vừa có giá trị sử dụng, lại vừa là sản phẩm do con người tạo ra có khả năng đem ra trao đổi, bán trên thị trường. Vì thế, trong kinh tế hàng hoá, một vật mang giá trị sử dụng bao giờ cũng mang giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa hai hàng hoá đem ra trao đổi. Mác viết: “ Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được đổi với những giá trị sử dụng loại khác”. Mác cũng đưa ra ví dụ: 1 quactơ lúa mì = x. xi đánh giày. Tất nhiên, tỷ lệ này không giống nhau ở mọi lúc, mọi nơi. Điều đáng nói ở đây là dựa trên cơ sở nào để có được tỷ lệ ấy? Rõ ràng hai hàng hoá đem ra trao đổi hoàn toàn khác nhau về giá trị sử dung. Như vậy giữa những hàng hoá này phải có cái gì đó chung, giống nhau và tương đối bằng nhau trong quan hệ so sánh. Mác đã tìm ra được đáp án. Cái chung, cái giống nhau đó chính là hao phí lao động đã mất đi để sản xuất ra các loại hàng hoá đó. Hay mỗi hàng hoá được sản xuất ra đều chứa đựng lao động đã hao phí của con người. Mác gọi hao phhí lao động ấy là giá trị của hàng hoá. Như vậy, giá trị chính là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, là cơ sở của trao đổi. Đến đây ta hiểu rằng giá trị trao đổi chính là bước chuyển tiếp quan trọng để tìm ra giá trị. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị còn giá trị là nội dung bên trong, là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Về mặt lượng, Lượng giá trị được xác định bằng thời gian lao động để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động gồm có thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động cá biệt là thời gian cần thiết để một người lao động cá biệt sản xuất ra hàng hoá, nó cho biết giá trị cá biệt của hàng hoá. Do mỗi người sản xuất cá biệt sản xuất ra hàng hoá trong những điều kiện thời gian khác nhau nên thời gian lao động cá biệt là khác nhau, để trao đổi trên thị trường thì không thể dựa trên thời gian lao động cá biệt mà cần tới khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết. Mác viết: “chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy”. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thời gian lao động xã hội cần thiết xác định giá trị xã hội của hàng hoá. Trong lịch sử kinh tế chính trị, trước Mác đã có nhiều quan niệm về giá trị lao động. William Petty đã xác định giá trị do lao động tạo ra, nhưng do chịu ảnh hưởng nặng nề của phái trọng thương nên sau đó ông lại quy tất cả các ngành về một ngành duy nhất là ngành khai thác bạc. Adam Smith thì đưa ra hai khía niệm về giá trị. Thứ nhất, theo A.Smith, giá Nguyễn Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 81 - 85 83 trị do lao động hao phí để sản xuất hàng hoá quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị. Với định nghĩa này ông là người đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị - lao động. Tuy nhiên, định nghĩa thứ hai mà ông đưa ra lại rất luẩn quẩn. Ông cho rằng giá trị do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định. Từ đó ông kết luận giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn, còn trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa giá trị do các nguồn thu nhập tạo thành và được xác định = tiền lương + lợi nhuận + địa tô. Rõ ràng quan niệm này xa rời với lý thuyết giá trị - lao động. David Ricardo dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển lý thuyết của A.Smith, ông cho rằng chỉ có một định nghĩa duy nhất về giá trị. Giá trị do lao động sản xuất tạo ra, lao động là nguồn gốc của giá trị. Đó là một bước tiến mới đưa kinh tế chính trị cổ điển lên đến đỉnh cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tư duy siêu hình nên D.Ricardo cũng như các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác đã chưa thể vượt qua được những hạn chế của mình, chưa đưa ra một cách chính xác về học thuyết giá trị. Chỉ với những nghiên cứu và khẳng định khoa học của Mác thì học thuyết trị mới được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn nhất. Khi xây dựng lý thuyết giá trị - lao động, công lao to lớn và điểm mấu chốt giúp Mác đưa lý thuyết này đạt đến đỉnh cao là ông đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Mác đã khẳng định: “Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa học kinh tế chính trị xoay quanh quan điểm này”. Thực vậy, sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị lao do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mõi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau. Ví dụ như lao động cụ thể của người thợ dệt khác với lao động cụ thể của người thợ mộc. Mỗi lao động cụ thể khác nhau về chất, chính vì vậy mà mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Khác với lao động cụ thể, lao động trừu tượng lao động của người sản xuất khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay đó chính là sự tiêu phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá. Như vậy, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Thực chất của giá trị hàng hoá là lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, nó là phạm trù kinh tế xác định, biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất. Có thể khẳng định rằng: chính sự thống nhất và mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng đã tạo nên sự thống nhất và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. Đây quả thực là một phát hiện vĩ đại của Mác, đưa học thuyết giá trị - lao động đạt đến đỉnh cao, đưa khoa học kinh tế chính trị lên vị trí xứng tầm trong lịch sử và thời đại. Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Ý nghĩa lý luận Toàn bộ quá trình nghiên cứu và tìm ra một cách đầy đủ về giá trịi của Mác được coi như một quá trình cách mạng vô cùng ý nghĩa. Xét về mặt lý luận, học thuyết giá trị đã phản ánh chính xác quan hệ xã hội giữa những người sản xuất trong Chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, cũng như sự xuất hiện của tiền là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của quá trình trao đổi, học thuyết giá trị của Mác đã giúp các nhà kinh tế học tìm ra chìa khoá giải quyết bế tắc trong kinh tế hhọc. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự giúp các nhà kinh tế học giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược khi khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống. Hơn nữa, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hoá. Lao động cụ thể của từng người sản xuất độc lập là biểu hiện của lao động tư nhân nhưng lao động trừu tượng của họ lại là biểu hiện của lao động xã hội. Trong nền sản xuất hàng hoá, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là hai loại lao động khác nhau mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất. Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá, biểu hiện ở hai Nguyễn Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 81 - 85 84 điểm sau: Một là, sản phẩm do người sản xuất hàng hoá tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội dẫn tới sự mất cân đối trên thị trường hàng hoá, gây ra khủng hoảng “sản xuất thừa”. Hai là, hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hoặc thấp hơn chi phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận được. Như vậy, mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá. Mâu thuẫn đó còn được thể hiện ở mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. Ý nghĩa thực tiễn Từ khi ra đời đến nay, học thuyết giá trị của Mác vẫn mang ý nghĩa to lớn không chỉ trên phương diện lý luận mà còn cả ở phương diện thực tiễn. Thứ nhất, sự xuất hiện của học thuyết giá trị như chiếc chìa khoá giúp các nhà kinh tế học giải quyết các bế tắc, các mâu thuẫn trong thực tiễn kinh tế học. Từ đó có các giải pháp kinh tế hữu ích kịp thời để phát triển kinh tế. Thứ hai, với sự ra đời của khái niệm thước đo giá trị, các nhà kinh tế học cũng như những người sản xuất có thể hiểu rõ các nhân tố tác động đến giá trị hàng hoá, từ đó cho ra những giải pháp thiết thực tác động tới quá trình sản xuất đảm bảo về chất lượng cũng như nâng cao giá trị của hàng hoá. Đối với Việt Nam, nghiên cứu và vận dụng học thuyết giá trị cho phép Việt Nam có thể xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách lành mạnh và bền vững. Nghiên cứu học thuyết giá trị còn cho phép Việt Nam vận dụng và xem xét nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá trên thị trường quốc tế về mọi mặt như sản phẩm, chi phí, dịch vụ, phương thức thanh toán Trong những năm qua, Việt Nam chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế dựa trên những ưu thế sẵn có như nguồn nhân công rẻ, dồi dào, chăm chỉ; nguồn tài nguyên phong phú, nên nông nghiệp mạnh với đa dạng các mặt hàng nông sản Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010 - 2011 của WEF cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009 - 2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008 - 2009. Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 nền kinh tế được xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm ngoái, và vị trí 70/134 của báo cáo năm 2008. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam vẫn chỉ chú trọng phát triển kinh tế theo “chiều rộng” mà chưa chú trọng tới “chiều sâu”. Để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như phát triển kinh tế bền vững Việt Nam cần chú trọng tới các giải pháp phát triển theo chiều sâu, chú trọng tới hiệu quả đầu tư thay vì đầu tư dàn trải, phát triển kinh tế xanh, thay vì khai thác tài nguyên sẵn có KẾT LUẬN Quá trình khám phá ra học thuyết giá trị của Mác là một quá trình cách mạng vĩ đại. Cho đến nay, học thuyết giá trị vẫn có giá trị to lơn trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Nghiên cứu và vận dụng nó cho phép các nước nói chung và Việt Nam nói riêng có các chiến lược phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, 2009 [2]. Trần Văn Phòng (2008) Một số chuyên đề Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tập II, , Nxb Lý luận chính trị. [3]. Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, 2003 [4]. Bộ Tư bản, C.Mác, Nxb Chính trị, 1991 [5]. www.vneconomy.vn [6]. www.dddn.com.vn [7]. www.google.com Nguyễn Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 81 - 85 85 SUMMARY TRACE PROCESS OF VALUE THEORY IN MARX Nguyen Thi Hanh* College of Education - TNU K.Marx is a genius on theoretical, political, philosophical dialectical materialism, economics and politics of scientific socialism. His theories are regarded as the greatest revolution on the basis of inheriting and developing the values of human thought. Referring to Marxist political economy one can learn to think of "rock" - the theory of surplus value.But no one can not mention the value theory - a theory that asserts it to Marx went through a long process of revolution, a theory is considered Marx origins to conduct the next revolution in business economic studies of their politics. Keywords: theory of value, value, use value, exchange value, Marx’s political econmy * Tel: 0986.351.114; Email: Flyingdance.708@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33227_37053_3082012152711tap80so04_nam2011_split_16_9275_2052422.pdf
Tài liệu liên quan