Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa ở tỉnh Bắc Kạn

Thị trường là yếu tố quan trọng trong sản xuất hàng hóa, có tác động thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Qua đánh giá thực trạng phát triển thị trường thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 còn chậm, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được với yêu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân. Thị trường hàng hoá và số người kinh doanh, buôn bán tăng nhanh nhưng chỉ mang tính tự phát, phân tán, quy mô nhỏ lẻ, mua bán qua nhiều nấc trung gian.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa ở tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67 61 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA Ở TỈNH BẮC KẠN Trần Đình Tuấn*, Nguyễn Thị Châu, Trần Thị Ánh Nguyệt Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bắc Kạn có thế mạnh về kinh tế là phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Nhiều nông sản phẩm của tỉnh đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ sản phẩm đang gặp rất nhiều khó khăn trong đó có nguyên nhân của thị trường. Mặc dù tỉnh đã quan tâm đầu tư để phát triển thị trường thương mại, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân, nhưng mức độ phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Qua nghiên cứu thực trạng, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản phẩm nói riêng cho tỉnh Bắc Kạn, góp phần giải quyết khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ khóa: Thị trường nông sản phẩm ở Bắc Kạn; Thương mại, dịch vụ ở Bắc Kạn ĐẶT VẤN ĐỀ* Bắc Kạn là tỉnh thuộc khu vực trung du, miền Núi phía Bắc Việt Nam, có thế mạnh về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch dần theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều nông sản phẩm của tỉnh đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn trong đó có nguyên nhân do thị trường phát triển ở mức độ chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, dẫn đến hiện tượng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, gây thiệt hại cho người sản xuất. Vì vậy cần thiết phải tìm ra các giải pháp để thị trường phát triển ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất và tăng thu cho ngân sách địa phương. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ Ở BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2008 -2013 Đánh giá chung Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch giai đoạn 2008 - 2013 trên địa bàn tỉnh diễn ra trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi như tình hình chính trị - xã hội ổn định. Sản xuất nông lâm * Tel: nghiệp hàng hóa với các lĩnh vực như trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc; ngoài ra tỉnh còn có tiềm năng về khoáng sản chì, kẽm, sắt... phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp; có tiềm năng về du lịch đa dạng, phong phú. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và các loại hình thương mại, dịch vụ, góp phần tiêu thụ nông sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như địa hình chia cắt, giao thông giữa các vùng không thuận tiện, gây trở ngại cho quá trình vận chuyển, giao lưu hàng hoá, tiếp thị du lịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, không hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Thu nhập của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao Những khó khăn đó đã tác động không nhỏ tới phát triển thị trường thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Những kết quả cụ thể Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ Trong những năm qua, mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đặc biệt là hệ thống chợ và các hộ kinh doanh bán lẻ phát triển khá nhanh. Thị trường được mở rộng với sự tham gia của nhiều Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67 62 thành phần kinh tế nên hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, góp phần ổn định giá cả thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Năm 2008 có 5.940 công ty, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đó có 72 doanh nghiệp, hợp tác xã, 5.868 hộ kinh doanh cá thể. Năm 2012 có 6.112 tổ chức, cá nhân, trong đó có 621 doanh nghiệp, hợp tác xã và 5.491 hộ kinh doanh cá thể. Về mạng lưới bán buôn, bán lẻ và hạ tầng thương mại, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 siêu thị (siêu thị điện máy Lan Kim, siêu thị Hapromart) và 65 chợ trong đó có 15 chợ được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư phát triển là 85 tỷ đồng (nguồn vốn chương trình 135 là 18,5 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 14 tỷ đồng, nguồn khác là 52,5 tỷ đồng). Thực trạng phát triển Trung tâm thương mại và Siêu thị trên địa bàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 Trung tâm thương mại hạng 3, 01 Siêu thị hạng 2 (Siêu thị tổng hợp Lan Kim) và 01 Siêu thị hạng 3 (Siêu thị Hapromart). Tất cả các trung tâm thương mại và siêu thị đều thuộc địa bàn Thị xã Bắc Kạn. Nhóm hàng kinh doanh chính tại các siêu thị là kinh doanh tổng hợp. Các nông sản phẩm qua chế biến đã được tiêu thụ tại Trung tâm thương mại và Siêu thị. Thực trạng mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh hiện có 65 chợ đang hoạt động, tỉnh chưa có chợ hạng I, chỉ có 06/65 chợ hạng II, còn lại 59/65 chợ hạng III (bao gồm cả chợ tạm). Cơ sở vật chất nhiều chợ hiện đã xuống cấp, đặc biệt là các chợ hạng III, chợ tạm. Các chợ hạng III tập trung chủ yếu tại địa bàn nông thôn, đa phần không được xây dựng kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã và địa bàn phụ cận. Lưu lượng hàng hóa lưu chuyển qua chợ: Theo tổng hợp báo cáo từ phòng Công Thương các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ lưu thông qua các chợ trung bình đạt khoảng 40-60% so với tổng lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông qua các loại hình phân phối. Mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh là nơi cung cấp chủ yếu các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho nhân dân và là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán cho các hộ sản xuất nhỏ. Các loại hàng hóa lưu thông qua chợ chủ yếu gồm: Hàng tạp hóa, thực phẩm tươi sống, các loại nông sản phẩm sản xuất của hộ, tiếp theo là hàng nông sản khô đã qua sơ chế, hàng may mặc, giầy dép, hàng nông cụ, vật tư nông nghiệp và một số ít các loại hàng hóa như hàng kim khí, điện máy, điện tử điện lạnh Bảng 1. Số lượng Trung tâm thương mại và Siêu thị hiện có trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn T T Tên siêu thị Địa chỉ DN quản lý Hạng siêu thị Nhóm hàng KD Diện tích XD (m2) Diện tích KD (m2) Năm KD 1 TT thương mại Lan Kim Phường Phùng Chí Kiên, TX Bắc Kạn Công ty TNHH Lan Kim 3 KD tổng hợp 2.466 10.000 2012 2 Siêu thị Hapromart Phường Đức Xuân, TX Bắc Kạn Tổng công ty TM Hà Nội 3 KD tổng hợp 500 500 2008 3 Siêu thị tổng hợp Lan Kim Phường Phùng Chí Kiên, TX Bắc Kạn Công ty TNHH Lan Kim 2 KD tổng hợp 1.400 2.290 2012 (Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn và tổng hợp của tác giả) Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67 63 Bảng 2. Tình hình mạng lưới chợ hiện có trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn STT Loại chợ Địa chỉ Mô hình quản lý Diện tích XD (m2) Năm KD I Chợ hạng I II. Chợ hạng II 1 Chợ Đức Xuân P. Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn DN 11.032 2008 2 Chợ Bắc Kạn P. Phùng Chí Kiên-TX Bắc Kạn DN 2.176 2011 3 Chợ TT huyện Pác Nặm Xã Bộc Bố - huyện Pác Nặm Ban QL 3.604 2008 4 Chợ TT Phủ Thông TT Phủ Thông - huyện Bạch Thông Ban QL 9.450 2003 5 Chợ TT Bằng Lũng TT Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn Ban QL 6.890 2008 6 Chợ ĐMNS huyện Na Rì TT Yến Lạc - huyện Na Rì Ban QL 11.000 2007 III Chợ nông sản, đầu mối 1 Chợ Trâu bò Nghiên Loan Xã Nghiên Loan - huyện Pác Nặm Tổ QL 5.000 2005 2 Chợ Gia súc xã Bộc Bố Xã Bộc Bố - huyện Pác Nặm Tổ QL 11.961 2005 3 Chợ ĐMNS huyện TT Yến Lạc - huyện Na Rì Ban QL 11.000 2007 (Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn và tổng hợp của tác giả) Các loại hình hạ tầng thương mại khác Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có các loại hình kết cấu thương mại khác như Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại, TT Thông tin và Xúc tiến thương mại, Trung tâm logistic,.. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển thị trường ở Bắc Kạn Những mặt hạn chế Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 chưa thực sự phát triển, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Thị trường hàng hoá và số người kinh doanh, buôn bán có tăng nhưng chỉ mang tính tự phát, phân tán, quy mô nhỏ lẻ, mua bán qua nhiều nấc trung gian. Chưa thiết lập được mối quan hệ lâu dài giữa sản xuất với lưu thông, đặc biệt là các sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương. Hệ thống hạ tầng thương mại hiện còn những bất hợp lý về khoảng cách, bán kính phục vụ và qui mô dân số. Một số chợ được hình thành thiếu sự thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá và thiết chế cơ bản như nhà vệ sinh, thiết bị phòng cháy chữa cháy và nơi để xử lý rác thải,... Đã và đang xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến đường có điểm họp chợ. Việc hình thành trung tâm thương mại ở thị xã Bắc Kạn, hệ thống bán lẻ hiện đại ở các khu tập trung dân cư chưa được quan tâm đúng mức, công tác xã hội hoá trong đầu tư phát triển hạ tầng thương mại còn thấp. Việc tổ chức hội chợ thương mại, hội chợ triển lãm tại địa phương còn đơn điệu, chưa thực sự hiệu quả. Lĩnh vực xuất - nhập khẩu phát triển không ổn định, chưa xây dựng được mặt hàng chiến lược, hàng xuất khẩu chủ lực. Lĩnh vực dịch vụ còn nhiều hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa cao. Còn thiếu quy hoạch tổng thể, lâu dài trên cơ sở tiềm năng của tỉnh nên chưa có định hướng rõ nét trong phát triển thương mại, dịch vụ. Nhất là thiếu quy hoạch chi tiết phát triển trên địa bàn tỉnh. Thiếu vốn để đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch. Một số dự án hạ tầng thương mại, dịch vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc xã hội hoá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch còn hạn chế. Dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu, ít chủng loại sản phẩm, mẫu mã và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như thu hút du khách đến tham quan, du lịch tại địa phương. Công tác marketing còn yếu. Nguyên nhân của các hạn chế Nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, chưa thu hút được đầu tư vào lĩnh vực thương Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67 64 mại, dịch vụ, du lịch. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp địa phương hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch còn thấp, thiếu sự liên kết với nhau trong hợp tác đầu tư nên việc phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ nên việc xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc không kịp thời. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong việc nghiên cứu phát triển thị trường, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đã được tăng cường, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội nhất là hạ tầng về giao thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ phụ trợ... Việc quy hoạch đất và dành quỹ đất cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch còn chậm hoặc chưa được quan tâm là một trong những trở ngại quan trọng trong việc phát triển các loại hình này. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020 Giải pháp chung Thị trường là yếu tố quan trọng trong sản xuất hàng hóa, có tác động thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và vì vậy giải pháp cho thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và tiêu thụ nông sản phẩm nói riêng đến năm 2020 tập trung vào những vấn đề dưới đây: - Phát triển hệ thống thông tin thị trường, hệ thống thương mại điện tử để thường xuyên cặp nhật thông tin, mới nhất về thị trường tiêu thụ nông sản để cung cấp cho người sản xuất, tiến tới lắp đặt hệ thống vi tính và nối mạng đến các xã để người sản xuất cập nhật thông tin hàng ngày. - Tổ chức tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa có uy tín, chất lượng trên thị trường, tiến tới có chứng chỉ chất lượng sản phẩm. Tăng cường kiểm tra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để giữ chất lượng. - Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng. Trục giao thông quan trọng là quốc lộ 3 chạy qua tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc nối với Cao Bằng ra cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, phía Nam nối với Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh khác. Quốc lộ 3 đã và đang được Chính phủ đầu tư cải tạo nâng cấp. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông giữa Bắc Kạn với các tỉnh biên giới (Lạng Sơn, Cao Bằng) tạo điều kiện để vận chuyển sản phẩm nông lâm nghiệp đến cửa khẩu để xuất khẩu sang Trung Quốc. Quốc lộ 279 (đường vành đai II) là tuyến giao thông nối Bắc Kạn với Lạng Sơn và Tuyên Quang đang từng bước được nâng cấp. Về mạng lưới đường bộ trong tỉnh chất lượng nhìn chung tuy có được cải thiện song vẫn thấp so với nhu cầu, còn nhiều tuyến chưa được nâng cấp trải nhựa, đặc biệt là những tuyến nằm ở miền núi và các tuyến đường huyện xã. - Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ sản phẩm phù hợp như: bán lẻ, bán buôn, hợp đồng tiêu thụ, sản phẩm, liên kết giữa sản phẩm và tiêu thụ, trong đó hình thức tiêu thụ nông lâm sản thông qua hợp đồng là hình thức liên kết có tính bền vững nhất. Đó là hình thức gắn lợi ích giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm, có vai trò của Nhà nước và nhà khoa học trong việc hỗ trợ trong sự liên kết đó, cụ thể đã được thể chế hóa trong Quyết định 80/TTg ngày 24/06/2002 của Thú tướng Chính phủ về “khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng’’. - Tăng cường đầu tư vào khâu xúc tiến thương mại, trong đó có các hoạt động: Mở và tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước để phát triển thêm các thị trường tiêu thụ. Hiện tại, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị đến năm 2015 và 2020; quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ thương mại, dịch vụ Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67 65 Quy hoạch mạng lưới Trung tâm thương mại và Siêu thị Trong những năm tới, cùng với triển vọng phát triển kinh tế - xã hội và khả năng tăng cường giao lưu kinh tế trên địa bàn tỉnh và với các tỉnh khác trong nước, các hoạt động thương mại của Bắc Kạn ngày càng phải mở rộng cả về qui mô, phạm vi không gian cũng như sự đa dạng hoá các hình thức kinh doanh. Vì vậy, các loại hình kinh doanh hiện đại như Trung tâm thương mại (TTTM), Siêu thị... sẽ được hình thành và phát triển để đáp ứng các yêu cầu đó và phù hợp với xu hướng chung của cả nước, tỉnh Bắc Kạn xây dựng quy hoạch cụ thể như sau (xem bảng 3): - Về số lượng: Xây mới 1 Trung tâm thương mại, 06 Siêu thị trên địa bàn toàn tỉnh. - Về vị trí: Sẽ hình thành chủ yếu ở các khu vực đô thị, thị xã và các thị trấn. - Về qui mô: Sẽ phát triển chủ yếu các loại hình TTTM, siêu thị quy mô vừa và nhỏ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, với các tiêu chuẩn về qui mô đô thị, qui mô dân số và mức sống dân cư của các thành phố, thị xã, một số thị trấn của tỉnh trong thời kỳ từ nay đến năm 2015 và 2020. Quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 Thực hiện theo định hướng và quy hoạch đã được duyệt như sau(xem bảng 4): - Về số lượng chợ: Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 84 chợ, trong đó có 02 chợ hạng I (Chợ Đức Xuân, chợ TT Phủ Thông), 12 chợ hạng II, 62 chợ hạng III và 8 chợ đầu mối. - Về vị trí của các chợ: Hạn chế xây dựng mới các chợ khu vực nội thành, nội thị, lựa chọn cải tạo một số chợ trung tâm của tỉnh và huyện với quy mô hạng I. Tập trung chủ yếu xây dựng, cải tạo mạng lưới các chợ ở khu vực nông thôn, tập trung đầu tư các chợ trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung, duy trì tốt chế độ chợ phiên để tăng lượng nông sản phẩm tiêu thụ thường xuyên đáp ứng nhu cầu “đầu vào” và “đầu ra” cho sản xuất. - Về quy mô chợ: Số lượng chợ sẽ gia tăng chủ yếu ở các chợ hạng III, trong khi các chợ hạng I và II sẽ thấp hơn. Số chợ đầu mối tăng lên tại Thị xã Bắc Kạn và các huyện Pác Nặm, Na Rì, Chợ Đồn, Bạch Thông là các địa phương có điều kiện tự nhiên thích hợp với việc trồng các loại cây ăn quả, lúa gạo có sản lượng lớn và thế mạnh chăn nuôi đại gia súc. Về tính chất kinh doanh trên chợ: Bao gồm cả kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng hoá, tuy nhiên kinh doanh bán lẻ hàng hóa sẽ phát triển nhanh hơn. Bảng 3. Quy hoạch mạng lưới Trung tâm thương mại và Siêu thị tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 STT Loại hình Địa chỉ Hạng siêu thị Diện tích XD (m2) Diện tích sàn (m2) Vốn đầu tư (tr.đ) Năm đầu tư 2011- 2015 2016- 2020 I TT Thương mại TTTM Bắc Kạn Phường Đức Xuân 2 10.000 50.000 x x II Hệ thống Siêu thị 1 Trung tâm mua sắm huyện Bạch Thông TT Phủ Thông, Bạch Thông 3 5.000 5.000 10.000 x x 2 TT mua sắm Ba Bể Khu du lịch Ba Bể 3 5.000 5.000 10.000 x x 3 Siêu thị tổng hợp huyện Chợ Đồn TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn 3 2.000 2.000 2.000 x x 4 Trung tâm mua sắm huyện Chợ Mới Xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới 3 10.000 10.000 10.000 x x 5 Trung tâm mua sắm huyện Chợ Mới Khu CN Thanh Bình, Chợ Mới 3 10.000 10.000 10.000 x x 6 Siêu thị tổng hợp huyện Na Rì TT Yến Lạc, huyện Na Rì 3 2.000 2.000 2.000 x x (Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn) Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67 66 Bảng 4. Quy hoạch chợ hạng I, II và chợ nông sản đầu mối đến năm 2020 STT Loại chợ Địa chỉ dự kiến Diện tích xây dựng (m2) Hướng đầu tư (Mở rộng, nâng cấp) I Chợ hạng I 1 Chợ Đức Xuân P. Đức Xuân- TX Bắc Kạn 11.032 X 2 Chợ TT Phủ Thông TT Phủ Thông - Bạch Thông 9.450 X II Chợ hạng II 1 Chợ TT huyện Pác Nặm Xã Bộc Bố - Pác Nặm 3.604 X 2 Chợ TT huyện Ba Bể TT Chợ Rã -Ba Bể 1.598 X 3 Chợ Pác Co - TT Chợ Rã TT Chợ Rã - Ba Bể 4.500 X 4 Chợ TT Nà Phặc TT Nà Phặc - Ngân Sơn 4.000 X 5 Chợ xã Vân Tùng Xã Vân Tùng - Ngân Sơn 3.000 X 6 Chợ TT Bằng Lũng TT Bằng Lũng - Chợ Đồn 6.890 X 7 Chợ xã Nam Cường Xã Nam Cường - Chợ Đồn 4.000 X 8 Chợ TT Chợ Mới TT Chợ Mới -Chợ Mới 6.160 X 9 Chợ xã Thanh Mai Xã Thanh Mai - Chợ Mới 7.000 X 10 Chợ Tinh xã Yên Hân Xã Yên Hân -Chợ Mới 6.000 X 11 Chợ xã Yên Đĩnh Xã Yên Đĩnh - Chợ Mới 5.000 X 12 Chợ Bắc Kạn P. Phùng Chí Kiên- TX Bắc Kạn 2.176 X III Chợ nông sản đầu mối 1 Chợ đầu mối Xuất Hoá Xã Xuất Hoá – TX Bắc Kạn 30.000 X 2 Chợ Gia súc xã Bộc Bố Xã Bộc Bố - Pác Nặm 11.961 X 3 Chợ Trâu bò xã Nghiên Loan Xã Nghiên Loan - Pác Nặm 5.000 X 4 Chợ đầu mối lúa gạo Xã Phương Viên - Chợ Đồn 15.000 X 5 Chợ đầu mối huyện TT Yến Lạc - Na Rì 11.000 X 6 Chợ đầu mối Lam Sơn Xã Lam Sơn - Na Rì 30.000 X 7 Chợ đầu mối RQ Quang Thuận Xã Quang Thuận - Bạch Thông 30.000 X 8 Chợ Trâu bò Công Bằng Xã Công Bằng - Pác Nặm 10.000 X (Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn) - Về loại hình chợ: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 vẫn sẽ tồn tại phổ biến là các chợ kinh doanh tổng hợp, với nhiều ngành hàng kinh doanh phục vụ nhu cầu dân sinh và tiêu thụ các loại nông sản phẩm, đặc biệt là khu vực thị trường nông thôn. - Dự kiến khối lượng hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm khoảng 85-90% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ. Phạm vi hoạt động của các chợ hạng I, hạng II và chợ đầu mối nông sản mang tính chất liên tỉnh, liên vùng. Quy hoạch các loại hình hạ tầng thương mại khác Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch các loại hình kết cấu thương mại khác. Đến năm 2020 sẽ phấn đấu để xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại như Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại, Trung tâm thông tin và xúc tiến thương mại, Trung tâm logistic,... KẾT LUẬN Thị trường là yếu tố quan trọng trong sản xuất hàng hóa, có tác động thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Qua đánh giá thực trạng phát triển thị trường thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 còn chậm, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được với yêu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân. Thị trường hàng hoá và số người kinh doanh, buôn bán tăng nhanh nhưng chỉ mang tính tự phát, phân tán, quy mô nhỏ lẻ, mua bán qua nhiều nấc trung gian. Trình độ quản lý còn yếu, chưa kết hợp được với các công ty lớn bên ngoài tạo thành những kênh lưu thông ổn định, chi phối thị trường, tác động tích cực vào phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh; chưa thiết lập được mối quan hệ lâu dài giữa sản xuất với lưu thông, đặc biệt là Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67 67 các sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ còn thấp, chưa thực hiện được xã hội hóa và nhất là lôi cuốn được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này do đó tốc độ phát triển còn chậm. Nghiên cứu để thực hiện các giải pháp đề xuất trong việc thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thương mại dịch vụ của tỉnh trong giai đoạn tới sẽ góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương. Có thể nói đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông lâm nghiệp trong thời gian tới của tỉnh Bắc Kạn đạt hiệu quả cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Bắc Kạn, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm 2008-2013. 2. Sở Công thương Bắc Kạn, Báo cáo tình hình phát triển Thương mại, dịch vụ và du lịch tỉnh Bắc Kạn các năm 2008-2013. 3. Sở Công thương Bắc Kạn, Báo cáo quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Bắc Kạn đến 2020. 4. UBND tỉnh Bắc Kạn, Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020. 5. UBND tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo Tổng kết phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn các năm 2010 - 2013 SUMMARY AGRICULTURAL PRODUCTS SALE MARKET DEVELOPMENT IN BAC KAN PROVINCE Tran Dinh Tuan*, Nguyen Thi Chau, Tran Thi Anh Nguyet College of Economics and Business Administration - TNU The strength of Bac Kan’s economy is the development of agricultural and forestry productions. There are many agricultural productions of province having brand on the market, and those of popular with consumers. However, in fact the product sale situation is encountered many difficulties including the causes of the market. Although, it can be clearly seen that the province has interested in investment in the past of few years, and that lead to the development of the commercial market, services for production and people's lives, but that has not satisfied requirements of society. The products could not sale due to a significant affect to not only the production development but also producers. By research on situations, the authors have suggested some of basic solutions to promote the development of commodity markets in general and agricultural products in Bac Kan province, to contribute solving problems for producers. Keywords: Agricultural products market in Bac Kan; Trade, Services in Bac Kan Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:28/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014 Phản biện khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Phương – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_thi_truong_tieu_thu_nong_san_hang_hoa_o_tinh_bac.pdf
Tài liệu liên quan