Phân tích kỹ thuật công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh

Công suất/Qui mô của dự án được lựa chọn lớn hay nhỏ tùy theo các yếu tố sau đây:  Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án  Khả năng chiến lĩnh thị trường.  Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loại nguyên liệu phải nhập khẩu.  Khả năng mua các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp.  Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất.  Khả năng về vốn đầu tư. 7

pdf47 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích kỹ thuật công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH 1 Nội dung chương Phần 1: Phân tích lựa chọn Công nghệ/Thiết bị sản xuất 1. Chọn hình thức đầu tư 1.1 Chọn loại hình đầu tư 1.2 Chọn loại hình doanh nghiệp 2. Chọn công suất dự án 2.1 Các loại công suất 2.2 Lựa chọn công suất dự án 3. Quy trình sản xuất SP/cung cấp DV 3.1 Quy trình sản xuất SP 3.2 Quy trình cung cấp DV 4. Chọn công nghệ và phương pháp sản xuất 4.1 Phương pháp lựa chọn công nghệ 4.2 Tiêu chí đánh giá 5. Chọn máy móc thiết bị 5.1 Phương pháp lựa chọn máy móc thiết bị 5.2 Tiêu chí đánh giá 2 Nội dung chương 3 Phần 2: Tổ chức sản xuất kinh doanh 6. Chọn khu vực địa điểm 6.1 Các nguyên tắc chung để chọn địa điểm 6.2 Phương pháp phân tích chọn địa điểm 7. Giải pháp tổ chức xây dựng 7.1 Thiết kế địa điểm 7.2 Xây dựng cơ bản 8. Giải pháp tổ chức nhân sự 8.1 Tiêu thức đánh giá tính hiệu quả của mô hình tổ chức 8.2 Các yếu tố cần xem xét khi tổ chức nhân sự 9. Lập lịch trình sản xuất 9.1 Kỹ thuật vẽ sơ đồ GANTT 9.2 Kỹ thuật vẽ sơ đồ PERT Nội dung chương PHẦN 1: PHÂN TÍCH/LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT/MÁY MÓC THIẾT BỊ 4 Chọn hình thức đầu tư 5 Hình thức đầu tư:  Mục đích tài chính/Mục đích KTXH  Đầu tư mới (mở rộng)/Đầu tư theo chiều sâu  Đầu tư trực tiếp/Đầu tư gián tiếp  Đầu tư trong nước/Đầu tư nước ngoài  Đầu tư theo hình thức BCC/BTO/BOT/BT Loại hình doanh nghiệp:  Hộ kinh doanh  HTX  Doanh nghiệp tư nhân  Công ty TNHH MTV/Hai thành viên trở lên  Công ty cổ phần Công suất của dự án 6 Công suất dự án (SP/năm) = Công suất của máy (SP/giờ) x Số giờ làm việc/năm Công suất lý thuyết Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt được trong điều kiện sản xuất lý thuyết (máy móc chạy suốt 24h/ngày và 365 ngày/năm) Công suất thiết kế Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường (máy móc hoạt động theo đúng qui trình công nghệ, không bị gián đoạn, hỏng hóc, cúp điện, thiếu nguyên liệu, nhiên liệu,…) Công suất thực tế Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế (có tính đến các yếu tố trục trặc kỹ thuật, hỏng hóc, cúp điện, thiếu nguyên liệu, nhiên liệu,…) Xác định Công suất/Qui mô của dự án Công suất/Qui mô của dự án được lựa chọn lớn hay nhỏ tùy theo các yếu tố sau đây:  Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án  Khả năng chiến lĩnh thị trường.  Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loại nguyên liệu phải nhập khẩu.  Khả năng mua các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp.  Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất.  Khả năng về vốn đầu tư. 7 Quy trình sản xuất SP 8 Quy trình cung cấp DV 9 Công nghệ/Phương pháp sản xuất Để lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất thích hợp cần xem xét các vấn đề sau đây:  Công nghệ và phương pháp sản xuất đang được áp dụng trên thế giới.  Yêu cầu tay nghề của người sử dụng (Khả năng vận hành và quản lý công nghệ)  Yêu cầu về nguyên vật liệu (Nguyên liệu sử dụng đòi hỏi loại công nghệ nào?)  Năng lượng sử dụng của công nghệ,....  Khả năng về vốn và lao động.  Xu hướng lâu dài của công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu hoặc khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng công nghệ trong khi còn chưa thu hồi đủ vốn.  Điều kiện về kết cấu hạ tầng hiện có, khả năng bổ sung, có thích hợp với công nghệ dự kiến chọn hay không?  Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phong tục tập quán của dân cư nơi sử dụng công nghệ, sự chấp nhận và có thể tiếp thu công nghệ của dân cư ... 10 Đánh giá và lựa chọn công nghệ Tiêu chí: o Vòng đời o Chi phí vận hành o Chất lượng sản phẩm đầu ra o Nhân lực o Nguyên nhiên liệu o Cơ sở hạ tầng o Tác động phụ Phương pháp: o Đánh giá chuyên gia o Phân tích lợi ích chi phí bằng các mô hình định lượng 11 Chọn máy móc thiết bị Tùy thuộc công nghệ và phương pháp sản xuất mà lựa chọn máy móc thiết bị thích hợp. Đồng thời, còn căn cứ vào trình độ tiến bộ kỹ thuật, chất lượng và giá cả phù hợp với khả năng vận hành và vốn đầu tư, với điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa, công suất, tính năng, điều kiện vận hành, năng lượng sử dụng, điều kiện khí hậu... Khi lựa chọn thiết bị, công nghệ chủ yếu cần nêu lên một số phương án, tính toán kinh tế và so sánh các phương án đó. Phương pháp so sánh chủ yếu sử dụng chỉ tiêu NPV, IRR. 12 Đánh giá lựa chọn thiết bị Tiêu chí  Giá mua  Tuổi thọ kỹ thuật  Giá thanh lý  Chi phí vận hành  Chi phí bảo trì nâng cấp  Chất lượng sản phẩm  Nguyên vật liệu  Cơ sở hạ tầng  Tác động phụ Phương pháp:  Đánh giá chuyên gia  Phân tích lợi ích chi phí bằng các mô hình định lượng 13 Phân tích lợi ích và chi phí bằng mô hình định lượng Ứng dụng lựa chọn công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị 14 Nội dung chương PHẦN 2: TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH 15 Nội dung chương 16 Phần 2: Tổ chức sản xuất kinh doanh 6. Chọn khu vực địa điểm 6.1 Các nguyên tắc chung để chọn địa điểm 6.2 Phương pháp phân tích chọn địa điểm 7. Giải pháp tổ chức xây dựng 7.1 Bố trí mặt bằng 7.2 Xây dựng cơ bản 8. Giải pháp tổ chức nhân sự 8.1 Tiêu thức đánh giá tính hiệu quả của mô hình tổ chức 8.2 Các yếu tố cần xem xét khi tổ chức nhân sự 9. Lập lịch trình sản xuất 9.1 Kỹ thuật vè sơ đồ GANTT 9.2 Kỹ thuật vẽ sơ đồ PERT Nguyên vật liệu  Nguyên vật liệu đầu vào gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ  Nguyên vật liệu sẽ sử dụng cho dự án thuộc loại nào.  Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, trữ lượng khai thác, dự trữ  Khoảng cách đến nguồn nguyên liệu  Nên xem xét các loại nguyên vật liệu mới để thay thế.  Đối với sản phẩm nông nghiệp cần chú ý đến tính chất mùa vụ của nó.  Đối với nguồn nguyên vật liệu ngoại nhập cần lưu ý thêm: o Việc hạn chế ngoại tệ và biến động tỷ giá o Tính thiếu vững chắc về nguồn nguyên vật liệu nhập o Sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thế giới 17 Cơ sở hạ tầng Năng lượng: Có nhiều loại có thể sử dụng như điện, các nguồn từ dầu hoả, các nguồn từ thực vật, từ mặt trời, gió, thuỷ triều, nguyên tử nặng, biogaz.. Phải xem xét nhu cầu sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng, tính kinh tế khi sử dụng, chính sách của Nhà nước đối với loại năng lượng phải nhập, vấn đề ô nhiễm môi trường... của mỗi loại được sử dụng để ước tính chi phí. Nước: Cần xem xét nhu cầu sử dụng theo từng mục đích, nguồn cung cấp ; thoát nước: cống rãnh, hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra các công trình công cộng hay sông ngòi để tránh gây ô nhiễm. Các cơ sở hạ tầng khác: Hệ thống giao thông để cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, hệ thống xử lý các chất thải, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy.. đều cần được xem xét tuỳ thuộc vào loại dự án. Những gì có sẵn, những gì phải xây dựng các công trình mới. Chi phí đầu tư và chi phí vận hành của từng hệ thống. 18 Chọn địa điểm và xây dựng cơ bản ĐỊA DIỂM DỰ ÁN VỊ TRÍ - Giá đất - Diện tích - Chi phí xd - Khả năng mở rộng - Xử lý chất thải - Địa hình - Cấp thoát nước - Đường giao thông - Năng lượng - Thông tin liên lạc VÙNG CỘNG ĐỒNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ Đ Ầ U V À O Đ Ầ U R A NHÂN LỰC Trình độ, lượng cung cấp NGUYÊN LIỆU Mức cung, giá cả, chất lượng, vận chuyển TÀI CHÍNH Thị trường vốn, tổ chức tín dụng KINH TẾ Thu nhập, thuế,.. HÀNG HÓA Đáp ứng nhu cầu, hệ thống phân phối,… XÃ HỘI Đời sống VH, việc làm, môi trường Chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội Điều kiện tự nhiên, môi trường sản xuất kinh doanh 19 Chọn địa điểm và xây dựng cơ bản VỊ TRÍ - Giá đất - Diện tích - Chi phí xd - Khả năng mở rộng - Xử lý chất thải - Địa hình - Cấp thoát nước - Đường giao thông - Năng lượng - Thông tin liên lạc VÙNG CỘNG ĐỒNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ Đ Ầ U V À O Đ Ầ U R A NHÂN LỰC Trình độ, lượng cung cấp NGUYÊN LIỆU Mức cung, giá cả, chất lượng, vận chuyển TÀI CHÍNH Thị trường vốn, tổ chức tín dụng KINH TẾ Thu nhập, thuế,.. HÀNG HÓA Đáp ứng nhu cầu, hệ thống phân phối,… XÃ HỘI Đời sống VH, việc làm, môi trường Chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội Điều kiện tự nhiên, môi trường sản xuất kinh doanh 20 Nguyên tắc chọn địa điểm 21  Thuận lợi nhất về CSHT, điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.  Thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội  Có mặt bằng đủ rộng, dễ bố trí các bộ phận  Thuận lợi về cự ly đến nguồn nguyên liệu, khách hàng, hệ thống phân phối  Đảm bảo về nguồn nhân lực  Phù hợp với quy hoạch chung.  Đảm bảo an ninh.  Không gây ô nhiễm môi trường.  Trong mọi trường hợp, phải được sự nhất trí của chính quyền địa phương. Bố trí mặt bằng 22 Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất, khu vực phục vụ khách hàng, khu vực chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn....một cách hợp lý và khoa học Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể:  Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.  Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.  Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.  Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém. Các dạng bố trí mặt bằng cơ bản 23 Bố trí theo sản phẩm: Theo cách bố trí này thì các thiết bị trong một dây chuyền sản xuất được bố trí theo một chuỗi các công việc cần thiết để thực hiện sản phẩm. Bố trí theo quá trình thường được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Các dạng bố trí mặt bằng cơ bản 24 Ưu nhược điểm của bố trí theo sản phẩm: Ưu điểm:  Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh;  Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí và thời gian đào tạo; tăng năng suất;  Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm được dễ dàng;  Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao;  Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định;  Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao. Nhược điểm:  Hệ thống sản xuất không linh hoạt;  Hệ thống sản xuất có thể bị gián đoạn khi có một công đoạn bị trục trặc;  Không áp dụng được chế độ khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân. Các dạng bố trí mặt bằng cơ bản 25 Bố trí theo chức năng: Là cách bố trí sẽ gộp các thiết bị có cùng chức năng thành các khu vực riêng. Ví dụ, tất cả các máy mài được tập trung thành 1 khu vực, các máy tiện được tập trung thành 1 khu vực và các máy nghiền thành 1 khu vực,… Bố trí theo chức được sử dụng phổ biến trong môi trường phi sản xuất như bệnh viện, trường học, ngân hàng, thư viện, cửa hàng… Các dạng bố trí mặt bằng cơ bản 26 Ưu điểm:  Hệ thống có thể đảm bảo cho các nhu cầu gia công khác nhau;  Khi một thiết bị hư hỏng, hệ thống vẫn có thể hoạt động;  Có thể kích thích công nhân phát triển. Nhược điểm:  Chi phí hàng tồn kho các sản phẩm dở dang cao;  Chi phí cho vận chuyển hàng cao do sử dụng không hiệu quả;  Mức độ phức tạp của công việc sẽ làm giảm tầm kiểm soát và vì vậy chi phí kiểm soát sẽ tăng lên; Ưu nhược điểm của bố trí theo chức năng: Các dạng bố trí mặt bằng cơ bản 27 Bố trí hỗn hợp: Hai loại hình bố trí sản xuất nêu trên là những kiểu tổ chức kinh điển thuần tuý về mặt lý luận. Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp với sự kết hợp các loại hình trên ở những mức độ và dưới dạng khác nhau. Các kiểu bố trí hỗn hợp này phát huy những ưu điểm đồng thời hạn chế những nhược điểm của từng loại hình bố trí trên. Do đó chúng được dùng phổ biến hơn và trong nhiều trường hợp người ta cố gắng thiết kế phương án kết hợp tốt nhất ứng với từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể, đảm bảo mục tiêu bố trí được hệ thống bố trí vừa linh hoạt vừa có chi phí sản xuất thấp. Giải pháp tổ chức xây dựng 28 Mục đích:  Sử dụng hiệu quả đất đai  Bố trí mặt bằng xây dựng hợp lý và thuận lợi.  Đảm bảo nhu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy,…  Tiết kiệm chi phí xây dựng phù hợp với khả năng thời gian dự án Xây dựng cơ bản  Bố trí mặt bằng  Thiết kế xây dựng  Khai toán xây dựng cơ bản  Tiến độ triển khai thi công, lắp đặt  Lập lịch trình thực hiện dự án (chi tiết tại phần 4.2.6) Tổ chức nhân sự 29 Tiêu thức đánh giá tính hiệu quả của mô hình tổ chức:  Bộ máy gọn nhẹ, chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận rõ ràng, ít trùng lắp  Phân cấp quyết định một cách hợp lý (ai có quyền hạn quyết định ở những lĩnh vực nào, công việc nào)  Không mâu thuẫn nội bộ  Sự phối hợp giữa các bộ phận diễn ra nhịp nhàng trôi chảy Tổ chức nhân sự 30 Các yếu tố cần xem xét khi tổ chức nhân sự Nhu cầu về lao động: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và hoạt động điều hành dự án để ước tính số lao động trực tiếp và bậc thợ tương ứng cho mỗi loại công việc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ đào tạo thích hợp. Nguồn lao động: Cần ưu tiên xem xét số lao động sẵn có tại địa phương để tuyển dụng đào tạo. Nếu phải đào tạo, cần có chương trình đào tạo lao động, lập kế hoạch và dự tính chi phí. Bố trí sắp xếp lao động hợp lý, đúng người đúng việc, áp dụng chính sách trả lương hợp lý (lương khoán, lương sản phẩm hay lương thời gian). Các chính sách tuyển dụng, đào tạo, ưu đãi, thăng tiến, đãi ngộ hợp lý. Thảo luận tình huống 31 A. Hà Tĩnh, ào ào dự án nay nằm chỏng chơ B. Công trình lãng phí ở Thái Bình Lập lịch trình thực hiện dự án 32 Quan hệ “bắt đầu với bắt đầu” A B ≥ 5 ngày Công việc B chỉ có thể bắt đầu khi công việc A đã bắt đầu được ít nhất là 5 ngày Quan hệ “hoàn thành với hoàn thành” Những mối quan hệ công việc A B  6 ngày Chậm nhất là 6 ngày sau khi công việc A hoàn thành thì công việc B cũng phải hoàn thành Lập lịch trình thực hiện dự án 33 Những mối quan hệ công việc Quan hệ “bắt đầu với hoàn thành” A B ≥ 3 ngày Công việc B chỉ có thể bắt đầu khi công việc A đã hoàn thành được ít nhất là 3 ngày Quan hệ “kết thúc với bắt đầu” A B 10 ngày Thời gian phải hoàn thành 2 công việc A và B là 10 ngày, tính từ khi công việc A bắt đầu cho đến khi công việc B hoàn thành Lập lịch trình thực hiện dự án 34 Những mối quan hệ công việc Hai công việc nối tiếp nhau: Công việc (b) chỉ có thể bắt đầu khi (a) hoàn thành. Công việc thực hiện khi có từ 2 công việc trở lên đã hoàn thành: Công việc (c) chỉ thực hiện khi công việc (a) và công việc (b) đã hoàn thành Hai công việc hội tụ (trường hợp đặc biệt): Hai công việc (a) và (b) có thể bắt đầu không cùng thời điểm nhưng cùng hoàn thành tại một thời điểm (sự kiện 3). b, 3 ngày a, 5 ngày 21 1 2 3b, 3 ngày a, 5 ngày c, 2 ngày Lập lịch trình thực hiện dự án 35 Những mối quan hệ công việc Hai công việc thực hiện đồng thời: Công việc (a) và (b) đều bắt đầu thực hiện cùng một thời điểm (từ sự kiện 2). Công việc (biến) giả: Biến giả là một biến thể hiện một công việc không có thực, không đòi hỏi thời gian và chi phí để thực hiện nhưng nó có tác dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các công việc và sự kiện trong sơ đồ PERT. Ví dụ, biến (X) trong mô hình bên cho biết công việc (d) chỉ được thực hiện khi cả hai công việc (a) và (b) đã hoàn thành. a, 5 ngày 2 b, 3 ngày a, 5 ngày 1 b, 3 ngày c, 5 ngày d, 6 ngày X 3 2 4 36 Vẽ sơ đồ GANTT  Phân tích các hoạt động (công việc) của dự án một cách chi tiết  Sắp xếp trình tự thực hiện các hoạt động một cách hợp lý  Xác định độ dài thời gian thực hiện các công việc  Quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng hoạt động Vẽ sơ đồ GANTT :  Trục tung biểu diễn công việc, trục hoành biễu diễn thời gian  Sử dụng các thanh ngang để biểu diễn các công việc trên sơ đồ Lập lịch trình thực hiện dự án Lập lịch trình thực hiện dự án 37 Ví dụ: Vẽ sơ đồ GANTT Stt Tên công việc Ký hiệu CV Thời gian (ngày) Ghi chú 1 Xây móng và tường gạch A 40 Ngay từ đầu 2 Đổ bê tông trần nhà B 20 Sau hoạt động A 3 Lăp đặt điện nước C 10 Sau hoạt động B 4 Làm cửa sổ, cửa đi lại D 20 Sau hoạt động B 5 Trát vữa, sơn nước E 10 Sau hoạt động C Vẽ sơ đồ GANTT cho công việc xây nhà Lập lịch trình thực hiện dự án 38 Ví dụ: Vẽ sơ đồ GANTT Thời gian (ngày) Công việc 10 20 30 40 50 60 70 80 A (Xây móng) B (Đổ bê tông trần) C (lặp đặt điện, nước) D (Lắp đặt cửa) E (Trát vữa, sơn) Lập lịch trình thực hiện dự án 39 Thực hành vẽ sơ đồ GANTT Thiết kế và vẽ sơ đồ GANTT cho qui trình Photocopy (từ nhận tài liệu -> đóng cuốn) Thiết kế và vẽ sơ đồ GANTT cho qui trình phụ vụ cafe (nhận khách -> đưa café ra cho khách) Thiết kế và vẽ sơ đồ GANTT cho qui trình nấu một nồi canh chua cá lóc (từ chuẩn bị nguyên liệu -> hoàn thành) Ghi chú:  Thực hiện tối đa 7 công việc và tối thiểu 5 công việc  Có thể đưa ra những giả định cho công việc Lập lịch trình thực hiện dự án 40 Vẽ sơ đồ PERT 1. Xác định dự án và các công việc quan trọng của dự án 2. Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc (Xác định công việc nào thực hiện trước, công việc nào phải theo sau, thời gian thực hiện công việc,…) 3. Vẽ sơ đồ liên kết các hoạt động này với nhau. 4. Phân bổ thời gian và chi phí cho mỗi hoạt động. 5. Tính thời gian dài nhất qua sơ đồ (đây được gọi là đường găng) 6. Sử dụng sơ đồ để lập kế hoạch, lên lịch thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án. Các bước phổ biến trong kĩ thuật PERT Lập lịch trình thực hiện dự án 41 Vẽ sơ đồ PERT Ký hiệu Tên gọi Ý nghĩa Hoạt động  Một công việc của dự án có điểm bắt đầu và kết thúc  Hoạt động đòi hỏi hao phí thời gian  Hoạt động biểu diễn bằng chiều dài mũi tên không giới hạn Hoạt động giả  Một công việc của dự án không có thực  Hoạt động không đòi hỏi hao phí thời gian  Hoạt động cần dùng để duy trì mối quan hệ với các hoạt động khác Sự kiện  Thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc một hoạt động  Sự kiện còn gọi là “nút” Lập lịch trình thực hiện dự án 42 Ví dụ: Vẽ sơ đồ PERT Stt Công việc Thời gian (giờ) Hoạt động trước 1 A 3 Bắt đầu 2 B 3 A 3 C 1 A 4 E 3 B 5 F 1 B,C 6 G 3 E,F Lập lịch trình thực hiện dự án 43 Ví dụ: Vẽ sơ đồ PERT 1 2 4 3 65 A,3 C,1 B,3 E,3 F,1 D,0 G,3 Các tiến trình trong dự án  Tiến trình 1: A-B-E-G Thời gian thực hiện: 12 giờ  Tiến trình 2: A-B-D-F-G Thời gian thực hiện: 10 giờ  Tiến trình 3: A-C-F-G Thời gian thực hiện: 8 giờ Lập lịch trình thực hiện dự án 44 Phương pháp xác định tiến trình tời hạn (đường Găng) 1. Vẽ sơ đồ PERT của dự án với các hoạt động được ký hiệu hóa. 2. Xác định thời gian thực hiện dự tính của từng hoạt động. 3. Xác định số lượng tiến trình có trong sơ đồ PERT. 4. Tính toán thời gian thực hiện của từng tiến trình. 5. So sánh thời gian thực hiện của từng tiến trình (tiến tình tới hạn là tiến trình có thời gian thực hiện dài nhất) 6. Biểu diễn tiến trình tới hạn trên sơ đồ PERT bằng đường nét đậm. Lập lịch trình thực hiện dự án 45 Thực hành vẽ sơ đồ PERT Stt Tên công việc Ký hiệu CV Thời gian (ngày) Ghi chú 1 Xây móng và tường gạch A 40 Ngay từ đầu 2 Đổ bê tông trần nhà B 20 Sau hoạt động A 3 Lăp đặt điện nước C 10 Sau hoạt động B 4 Làm cửa sổ, cửa đi lại D 20 Sau hoạt động B 5 Trát vữa, sơn nước E 10 Sau hoạt động C Vẽ sơ đồ PERT và xác định tiến trình tới hạn Lập lịch trình thực hiện dự án 46 Thực hành vẽ sơ đồ PERT Stt Tên công việc Ký hiệu CV Thời gian (ngày) Ghi chú 1 Xây móng và tường gạch A 40 Ngay từ đầu 2 Đổ bê tông trần nhà B 20 Sau hoạt động A 3 Lăp đặt điện nước C 10 Sau hoạt động A 4 Làm cửa sổ, cửa đi lại D 20 Sau hoạt động A 5 Trát vữa, sơn nước E 10 Sau hoạt động B Vẽ sơ đồ PERT và xác định tiến trình tới hạn Lập lịch trình thực hiện dự án 47 Thực hành vẽ sơ đồ PERT Stt Tên công việc Ký hiệu CV Thời gian (ngày) Ghi chú 1 Đặt mua máy móc thiết bị A 20 Ngay từ đầu 2 Tuyển nhân công B 2 Ngay từ đầu 3 Kiểm tra máy móc thiết bị C 2 Sau hoạt động A 4 Lắp đặt máy móc thiết bị D 8 Sau hoạt động A 5 Đào tạo công nhân E 4 Sau hoạt động B 6 Chạy thử, hoạt động F 4 Sau hoạt động D, E Vẽ sơ đồ PERT và xác định tiến trình tới hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_4_phan_tich_cong_nghe_va_to_chuc_san_xuat_kinh_doanh_2_5427.pdf