Nghiên cứu nhân giống cây thìa canh (gymnema sylvestre) bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom cành tại cơ sở nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Tam Thái Yên – Thái Nguyên - Vũ Thị Phương

Gymnema sylvestre is a herbal plant with high medicinal value, the study of breeding and conservation is essential, imperative for keeping this precious. Studies of propagation by seed and cuttings method has got some important results followed are: the best temperature of water for germination of seeds is best 400: Total seeds germinate 257.33, germination percentage: 85.66%; living seed rate is 95.67%, the rate of grain rots as low as 4.33%. Glutinous stem Branch cuttings survival rate: the percentage of cuttings of living is 52.67%, bud cuttings turn rate is 52%, the rate of rooting cuttings is 44%, roots/cuttings 3.23; root length 3cm. The best possible price is: CT1: 5% organic fertilizer + 95% top soil A; survival rate of 67.33%; bud cuttings turn rate 49.33%, the cuttings rooted 51.33% rate, number of roots/root cuttings 3.37, roots length 2.63cm. IBA rooting stimulants affect the ability to roots and of concentration roots: 250ppm, root rate 75.56%; roots length: 5.72 cm; roots/shoots: 6.11 roots

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nhân giống cây thìa canh (gymnema sylvestre) bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom cành tại cơ sở nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Tam Thái Yên – Thái Nguyên - Vũ Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 127 - 133 127 NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY THÌA CANH (GYMNEMA SYLVESTRE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO HẠT VÀ GIÂM HOM CÀNH TẠI CƠ SỞ NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TAM THÁI YÊN – THÁI NGUYÊN Vũ Thị Phương1*, Đặng Ngọc Hùng2, Ma Thị Tiệp2 1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cây Thìa canh (hay còn gọi dây Thìa canh) (Gymnema sylvestre) là loại cây thảo dược có giá trị dược liệu cao, việc nghiên cứu nhân giống và bảo tồn là rất cần thiết, cấp bách đối với việc lưu giữ nguồn gen quý này. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và hom cành đạt được một số kết quả quan trọng đối với nghiên cứu cây giống: ảnh hưởng của nhiệt độ nước để xử lý hạt nảy mầm tốt nhất là 400: tổng số hạt nảy mầm 257,33 hạt, tỷ lệ nẩy mầm: 85,66% và tỷ lệ hạt sống là cao nhất và 95,67%, tỷ lệ hạt thối thấp nhất 4,33%. Giâm hom cành tốt nhất là loại hom bánh tẻ: hom sống là 52,67%, tỷ lệ hom bật chồi là 52%, tỷ lệ hom ra rễ là 44%, số rễ/hom 3,23, chiều dài rễ 3cm. Giá thể tốt nhất (hỗn hợp đất- thành phần ruột bầu) là CT1: 5% phân hữu cơ hoai mục + 95% đất mùn tầng A: tỷ lệ sống 67,33%; Tỷ lệ hom bật chồi 49,33%, tỷ lệ hom ra rễ 51,33%, số rễ/hom 3,37 rễ, chiều dài rễ 2,63cm. Chất kích thích ra rễ IBA ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ với nồng độ 250ppm: Tỷ lệ ra rễ 75,56%; Chiều dài rễ: 5,72 cm; số rễ/chồi: 6,11 rễ. Từ khóa: Cây Thìa canh, chất kích thích, giâm hom, gieo hạt, Thái Nguyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện nay nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng, nguồn dược liệu con người đang sử dụng có thể được tổng hợp bằng nhiều con đường khác nhau như tổng hợp từ hóa học, tổng hợp từ vi sinh vật, song nguồn dược liệu từ thực vật đã được con người sử dụng từ rất lâu và nhu cầu ngày càng lớn. Tuy nhiên các loài cây trong tự nhiên đang bị giảm về số lượng và chất lượng bởi sự khai thác quá mức, các điều kiện ngày càng bất lợi của môi trường tự nhiên dẫn đến nhiều loại cây dược liệu quý hiếm bị tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dược liệu bền vững cho con người. Thìa canh là một loại dược liệu quý cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ở Việt Nam cây thuốc này được phát hiện từ năm 2006, nằm trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ của nhà nước, kết quả nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đã được ứng dụng để xây dựng vùng nguyên liệu dây Thìa canh theo tiêu chuẩn quốc tế tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên, * Tel: 0974942559; Email: vuphuong1987.dhkh@gmail.com đảm bảo hàm lượng hoạt chất ổn định. Dược liệu này có thể sử dụng trong phòng và điều trị cho cả đối tượng tiền đái tháo đường và người đã bị đái tháo đường, người bị mỡ máu cao. Tác dụng hạ đường huyết của dây Thìa canh có những điểm tương đồng như insulin nhanh: Đỉnh tác dụng là hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm Cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả [5,6]. Như vậy dây Thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bênh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm Cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường nam giới [7]. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn. Hiện nay dây Thìa canh được phơi sấy khô để sắc nước uống, sử dụng làm trà cho người bị tiểu đường, đã được chiết xuất và sản xuất thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vũ Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 127 - 133 128 dạng viên nang tiện dụng trong sản phẩm Diabetna tại nhà máy Nam Dược – nhà máy chuẩn GMP đầu tiên tại Việt Nam và đạt bộ tích hợp 6 tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế. Sản phẩm Diabetna vinh dự nhận được giải thưởng chất lượng Quốc gia năm 2010 [6]. Có thể nói việc tìm ra cây dây Thìa canh tại Việt Nam - một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khoẻ con người - một hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe. Ngoài tác dụng trên cây thìa canh còn có ý nghĩa lớn về kinh tế. Theo tính toán của công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên DK (DK – Natura) thì lợi nhuận thu từ cây Thìa canh là khoảng >100 triệu VNĐ/ha. Như vậy việc bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa lớn trong khoa học. Để có cơ sở khoa học cho việc phát triển các loài cây dược liệu, cần thiết phải nghiên cứu khả năng nhân giống và gây trồng các loài cây dược liệu [6] Trong điều kiện thực tế hiện nay của nước ta cây Thìa canh có thể được nhân giống bằng các phương pháp hữu sinh như giâm củ, gieo hạt và các phương pháp nhân giống vô tính như giâm hom, giâm cành và nuôi cấy mô tế bào, nhưng chủ yếu vẫn là: Giâm hom, gieo hạt, nuôi cấy mô tế bào. Trong đó, phương pháp nhân giống bằng giâm hom được xem là sử dụng phổ biến hiện nay hơn vì: kỹ thuật thực hiện đơn giản (không phức tạp và tốn kém như phương pháp nuôi cấy mô tế bào), hệ số nhân giống khá cao (chỉ kém phương pháp nuôi cấy mô tế bào), giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ (không bị lẫn tạp do thụ phấn như phương pháp gieo hạt) [1;2;3,4]. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật giâm hom của người dân còn nghèo nàn, hạn chế. Bên cạnh đó ta thấy rằng trên thực tế sản phẩm giâm hom khi đem trồng thì các yếu tố chăm sóc như lựa chọn loại phân bón và xác định tỷ lệ phân bón có ý nghĩa quyết định đến tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất mà cây Thìa canh đem lại đặc biệt là trong giai đoạn đầu của cây con. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, việc tiến hành: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Thìa canh (Gymnema sylvestre) bằng hạt và bằng hom tại cơ sở nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Tam Thái Yên” là cần thiết và có tính khả thi cao. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Hạt và hom cành cây Thìa canh cung cấp bởi Công ty Cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK (DK – Natura) xóm Đồng Phủ II, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Cành hom: Không sâu bệnh, được lấy từ những cây đã thành thục, sinh trưởng tốt và ổn định và có độ tuổi từ ba năm trở lên. Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Các thí nghiệm thực hiện tại cơ sở nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Tam Thái Yên - Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Điều kiện nuôi cấy: Các thí nghiệm được tiến hành trong vườn có hệ thống lưới đen che chắn có tác dụng điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng trong vườn ươm. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Thìa canh. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên với 03 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 100 hạt, bao gồm các công thức sau: CT1: nước lã, CT2: 50% nước sôi + 50% nước lã (tỷ lệ 1:1); CT3: 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh (400), CT4: 3 phần nước sôi + 2 phần nước lạnh (600), 300 hạt/CT/3 lần nhắc lại, sau 15 ngày theo dõi và đo đếm số liệu, thời gian ngâm hạt 8 tiếng, sau đó rửa chua và ủ nứt nanh và trương thì đem gieo. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hạt nầy mầm, nứt nanh, tỷ lệ hạt nổi, tỷ lệ hạt chết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vũ Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 127 - 133 129 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom (loại hom) đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển dây Thìa canh Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3 loại hom giâm khác nhau: CT1: hom già, CT2: hom bánh tẻ, CT3: hom ngọn (loại hom có chiều dài là 1 đốt); 150 hom dây thìa canh/CT/3 lần nhắc lại, sau 25 ngày theo dõi và đo đếm số liệu. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom còn lá, tỷ lệ hom bật chồi, tỷ lệ hom ra rễ. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của cây Thìa canh bằng phương pháp giâm hom Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên với 03 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30 hom giâm, bao gồm các công thức sau: Công thức 1 (CT1): 5% phân chuồng (lợn, gà) hoai + 95% đất tầng A; Công thức 2 (CT2): 5%phân chuồng (lợn, gà) hoai mục + 3% NPK + 92% đất tầng A; Công thức 3 (CT3): 5% phân chuồng (lợn, gà) hoai + 5% NPK (loại Phân NPK 18-8-16+TE) + 90% đất tầng A; Công thức 4 (CT4)(ĐC): Không phân (đât tầng A), 150 hom dây thìa canh/CT/3 lần nhắc lại, sau 25 ngày theo dõi và đo đếm số liệu. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom còn lá, tỷ lệ hom bật chồi, tỷ lệ hom ra rễ. Thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ, chiều dài rễ của dây thìa canh Thí nghiệm được tiến hành với các công thức sau: CT1: không bổ sung chất kích thích sinh trưởng; CT2: 100 ppm IBA; CT3:150 ppm IBA; CT4: 200 ppm IBA; CT5: 250 ppm IBA, Với 50 hom/CT/3 lần nhắc lại, 150 hom dây thìa canh/CT/3 lần nhắc lại, sau 25 ngày theo dõi và đo đếm số liệu. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hom ra rễ; chiều dài rễ, số rễ TB/hom. Xử lý số liệu Các số liệu được tính toán bằng phần mềm Excel. Quá trình xử lý theo chương trình IRRISTAT 4.0. Các công thức so sánh được tiến hành theo phương pháp kiểm tra sự sai khác giữa các giá trị trung bình và sử dụng tiêu chuẩn LSD (Least Significant Different) ở độ tin cậy 95%. Kiểm tra độ biến động của thí nghiệm chỉ số tiêu chuẩn CV%. • Lập ô theo dõi tỉ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm: Tỉ lệ nẩy mầm là tỉ số phần trăm giữa số hạt nẩy mầm cho cây mầm bình thường so với tổng số hạt đem kiểm nghiệm. 100%nP N = × Trong đó: P là tỉ lệ nẩy mầm từng tổ; n là số hạt nẩy mầm từng tổ; N là số hạt kiểm nghiệm mỗi tổ. - 3 ô/CT, theo dõi hạt nẩy mầm: mỗi ô gieo 300 hạt, ghi số ô - Khi hạt nẩy mầm thì ta định kì theo dõi mỗi ngày một lần vào 8h sáng. - Mỗi lần theo dõi ghi chép số hạt đã nẩy mầm và gắp bỏ ra ngoài. - Quy định về hạt nẩy mầm đó là rễ phôi bằng 2/3 chiều dài hạt thì coi như đã nẩy mầm. - Theo dõi quá trình nẩy mầm của hạt với các chỉ tiêu: Số hạt nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống, tỷ lệ chết. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt đến hiệu quả nảy mầm của hạt Thìa canh Việc áp dụng phương pháp xử lý kích thích hạt nảy mầm có nhiều phương pháp như: bằng nhiệt (ngâm hạt vào nước nóng, đốt), bằng hoá chất (dung dịch: H2SO4, ZnSO4, CuSO4...), bằng cơ giới (trà sát hạt với cát thô, khía hạt, chặt hạt). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý kích thích hạt nẩy mầm bằng nước sôi thể hiện bảng 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vũ Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 127 - 133 130 Bảng 1: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt đến hiệu quả nảy mầm của hạt Thìa canh (300 hạt/CT/3 lần nhắc lại) CT Số hạt nảy mầm (hạt) Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) Tỷ lệ hạt sống (%) Tỷ lệ hạt thối (%) CT1 (ĐC) 77,33 25,77 89,00 11,00 CT2 140,33* 46,77* 88,67 11,33 CT3 257,33* 85,66* 95,67 4,33 CT4 200,33* 66,77* 93,67 5,33 CV 0,9 2,4 LSD 5% 2,7 2,5 (ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa) Dữ liệu ở bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu về nhiệt độ nước xử lý hạt Thìa canh có sự khác nhau. Trong 4 CT trên thì CT3 cho số hạt nảy mầm 257,33 hạt; tỷ lệ nẩy mầm: 85,66% và tỷ lệ hạt sống là cao nhất và 95,67%, tỷ lệ hạt thối thấp nhất 4,33%. Từ CT1-CT2 với số hạt nảy mầm 77,33-140,33 hạt; tỷ lệ hạt nầy mầm: 25,77-46,77% và tỷ lệ hạt sống 89-88,67%, tỷ lệ hạt thối 11-11,33%. Nhưng khi thay đổi thời gian xử lý sang CT4 thấy rằng nhiệt độ nước tăng lên các chỉ tiêu theo dõi có chiều hướng suy giảm như: Tỷ lệ nảy mầm: 66,77; hạt sống: 93,67%; hạt thối tăng lên 5,33%. Ở đây nhiệt độ cho tỷ lệ hạt nảy mầm và tỷ lệ hạt sống cao nhất là CT3 (2 sôi 3 lạnh - 400). Bảng 2 cho thấy: các chỉ tiêu về sinh trưởng giữa các công thức thí nghiệm là có sự khác nhau. Kết quả cuối cùng trong thí nghiệm này cho thấy tỷ lệ sống của hom Thìa canh giảm dần theo độ tuổi của hom, hom giâm là hom non (hom ngọn) cho tỷ lệ sống thấp thêm vào đó là các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của hom cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ sống của hom. Công thức 1 (hom già): hom sống 23,67 hom; tỷ lệ hom sống là 47,33%, tỷ lệ hom bật chồi là 45,67%, tỷ lệ hom ra rễ là 38,67%, số rễ/hom 2,27 rễ, chiều dài rễ 2,43 cm. Khi thay đổi loại hom ở công thức 2 (hom bánh tẻ) thấy rằng chỉ tiêu theo dõi đạt tốt nhất so với các công thức là: số hom sống: 26,33 hom; tỷ lệ hom sống là 52,67%, tỷ lệ hom bật chồi là 52%, tỷ lệ hom ra rễ là 44%, số rễ/hom 3,23, chiều dài rễ 3 cm. Đến công thức 3 (hom ngọn) các chỉ tiêu nghiên cứu giảm xuống: hom sống: 4,67 hom; tỷ lệ sống là 9,33%, tỷ lệ hom bật chồi là 9,33%, tỷ lệ hom ra rễ là 8,67%, số rễ/hom 2,17, chiều dài rễ 1,9 cm. Như vậy có thể nói rằng giâm hom Thìa canh ở mỗi tuổi khác nhau cho tỷ lệ hom sống là khác nhau rõ rệt, bên cạnh đó những chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng của hom Thìa canh cũng cho kết quả là khác nhau giữa các công thức. Điều đó cho thấy thí nghiệm ảnh hưởng của tuổi hom đến hiệu quả giâm hom Thìa canh là có ý nghĩa trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng loại hom giâm đến tỷ lệ sống và khả năng ra rễ dây Thìa canh Nghiên cứu loại hom (hom ngọn; bánh tẻ; hom già) đạt được một số kết quả được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả nghiên cứu của tuổi hom đến hiệu quả giâm hom cây Thìa canh (150 hom/CT/3 lần lặp lại) CT Số hom sống (hom) Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom ra rễ (%) Tỷ lệ hom nảy chồi (%) Số rễ/hom (rễ) Chiều dài rễ (cm) CT1 23,67* 47,33 38,67* 45,67 2,27 2,43 CT2 26,33* 52,67 44,00* 52,00 3,23 3,00 CT3 (ĐC) 4,67 9,33 8,67 9,33 2,17 1,90 Cv 3,3 3,0 LSD 5% 1,2 1,8 (ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vũ Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 127 - 133 131 Kết quả nghiên cứu của giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển hom Thìa canh Bảng 3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của hom Thìa canh (150 hom/CT/3 lần lặp lại) CT Số hom ra rễ Tỷ lệ hom ra rễ (%) Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom bật chồi (%) Số rễ/hom (rễ) Chiều dài rễ (cm) CT1 25,67* 51,33 67,33* 49,33* 3,37ns 2,63 CT2 15,00ns 30,33 56,67* 42,33* 2,87ns 2,13 CT3 15,33ns 32,00 54,67* 37,33* 2,83ns 2,10 CT4 (ĐC) 14,00 28,00 52,00 30,67 2,27 1,03 CV 6,7 1,0 1,3 5,9 LSD 5% 2,1 1,1 0,9 0,3 (ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa) Việc nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể (hỗn hợp đóng đất bầu) có ý nghĩa đối với giai đoạn giâm hom cây Thìa canh ở vườn ươm, được trình bầy ở bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy các giá thể khác nhau cho tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hom giâm là khác nhau. Trong 4 công thức thí nghiệm thì CT1 cho tỷ lệ sống của hom Thìa canh là cao nhất 67,33% và khả năng sinh trưởng, phát triển là tốt nhất thể hiện: Tỷ lệ hom bật chồi 49,33%, tỷ lệ hom ra rễ 51,33%, số rễ/hom 3,37 rễ, chiều dài rễ 2,63cm, do giá thể ở CT này có độ tơi xốp và dinh dưỡng phù hợp. CT2, CT3 cũng cho tỷ lệ sống tương đối về sinh trưởng phát triển bình thường nhưng không tốt bằng CT1 với các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hom sống: 56,67-54,67%; hom bật chồi: 42,33-37,33%; số hom ra rễ: 15-15,33 hom; số rễ/hom: 2,87-2,83 rễ; chiều dài rễ: 2,13- 2,10 cm. Khi thay đổi sang CT4 (Đ/C) thì các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng phát triển kém nhất với tỷ lệ hom sống chỉ đạt 52,11%, tỷ lệ bật chồi 30,67%, tỷ lệ hom ra rễ 28%, số rễ/hom 2,27, chiều dài rễ 1,03cm. Như vậy, giá thể thích hợp nhất cho giâm hom Thìa canh trong giai đoạn vườn ươm là giá thể CT1: 5% phân chuồng (lợn, gà) hoai mục + 95% đất tầng A. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng (chất kích thích ra rễ) đến khả năng ra rễ và chiều dài rễ hom cây Thìa canh. Nghiên cứu giâm hom cành đối đa số loài cây lâm nghiệp và cây lâm sản nói riêng đã và đang sử dụng nhiều loại chất kích thích ra rễ khác nhau, tùy thuộc vào loại cây đó là cây thân gỗ hay thân thảo mà sử dụng loại chất kích thích ra rễ, nồng độ là khác nhau. Kết quả sử dụng IBA với các công thức khác nhau cho kết quả ở bảng 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với độ tin cậy 95%. Việc nghiên cứu ảnh hưởng chất kích thích ra rễ IBA đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ là rất rõ ràng. Từ CT1-CT2 thấy rằng các chỉ tiêu theo dõi có sự thay đổi về khả năng ra rễ thông qua các chỉ tiêu theo dõi như: Tỷ lệ ra rễ tăng từ 1,33-54,44%; chiều dài rễ tăng từ 1,4-3,87cm; số rễ TB/chồi: 1,24-4,27 rễ. Đặc biệt khi tăng nồng độ lên từ CT3-CT4 thì thấy rằng các chỉ tiêu theo dõi tăng không đáng kể: tỷ lệ ra rễ 62,22-70,00%; chiều dài rễ: 4,18-5,13 cm; số rễ TB/Chồi: 5,11-5,53 rễ, nhưng chất lượng rễ qua quan sát có thay đổi rõ ràng: rễ dài hơn, mập hơn, khỏe và trắng. Khi tăng tiếp lên CT5 thấy chỉ tiêu theo dõi rễ là tốt, hiệu quả nhất so với các CT trên: Tỷ lệ ra rễ 75,56%; Chiều dài rễ: 5,72 cm; số rễ/chồi: 6,11 rễ. Vậy CT5 là công thức tốt nhất khi sử dụng chất kích thích ra rễ IBA với nồng độ 250ppm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vũ Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 127 - 133 132 Bảng 4. Kết quả ảnh hưởng chất kích thích ra rễ IBA, chiều dài rễ, chất lượng rễ đối với hom Thìa canh Công thức Nồng độ IBA (ppm) Tỷ lệ ra rễ (%) Chiều dài TB của rễ (cm) Số rễ TB/cây (rễ) Ghi chú CT1 (Đ/C) 0,00 1,33 1,40 1,24 + CT2 100 54,44* 3,87ns 4,27ns ++ CT3 150 62,22* 4,18ns 5,11ns ++ CT4 200 70,00* 5,13ns 5,53* ++ CT5 250 75,56* 5,72ns 6,11* +++ CV 1,3 5,1 4,1 LSD 5% 1,2 0,3 0,3 (+ Rễ ngắn, ít và mềm, ++ Rễ mập, ngắn, trắng, +++ Rễ mập, dài, trắng; ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa) KẾT LUẬN Việc nghiên cứu nhân giống cây Thìa canh (dây Thìa canh) cho thấy ở giai đoạn vườn ươm, phương pháp nhân giống bằng hạt và hom cho thấy kết quả bước đầu nghiên cứu về giống cây dược liệu này có tính khả thi. Đáp ứng được ngay việc cung cấp cây giống có chất lượng và đảm bảo được việc cung cấp cây giống phục vụ nghiên cứu, gây trồng bảo tồn loài cây dược liệu quý này. Phương pháp nghiên cứu bằng hom và hạt đối loài cây này đạt được kết quả sau: - Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt đến hiệu quả xử lý nảy mầm của hạt cây Thìa canh tốt nhất là CT3 - 400 cho tỷ lệ nảy mầm 257,33%, tỷ lệ nẩy mầm: 85,66% và tỷ lệ hạt sống là cao nhất 95,67%, tỷ lệ hạt thối thấp nhất 4,33%. - Kết quả nghiên cứu của tuổi hom đến hiệu quả giâm hom cây Thìa canh, tốt nhất là: CT2 (hom bánh tẻ) thấy rằng chỉ tiêu theo dõi tốt nhất so với các công thức là: tỷ lệ hom sống là 52,67%, tỷ lệ hom bật chồi là 52%, tỷ lệ hom ra rễ là 44%, số rễ/hom 3,23, chiều dài rễ 3 cm. - Kết quả ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của hom Thìa canh tốt nhất là: CT1 cho tỷ lệ sống của hom Thìa canh là cao nhất 67,33% và khả năng sinh trưởng, phát triển là tốt nhất thể hiện: Tỷ lệ hom bật chồi 49.33%, tỷ lệ hom ra rễ 51.33%, số rễ/hom 3.37 rễ, chiều dài rễ 2,63cm. - Kết quả ảnh hưởng chất kích thích ra rễ IBA với nồng độ 250ppm tốt nhất, chiều dài rễ, chất lượng rễ đối hom Thìa canh là: CT5 thấy chỉ tiêu theo dõi rễ là rõ ràng, hiệu quả nhất so với các CT: Tỷ lệ ra rễ 75,56%; Chiều dài rễ: 5,72 cm; số rễ/chồi: 6,11 rễ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003), “Giống cây rừng”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích và Trần Cự (1997), “Nghiên cứu tạo chồi môi trường và giá thể giâm hom Bạch đàn trắng. Kết quả nghiên cứu chọn giống cây rừng”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. PGS. TS Lê Đình Khả, Giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp. (Tr 177 – 199) 4. Lê Đình Khả, (2001), Cải thiện giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp. 5. C3%ACa_canh 6. https://www.google.com.vn/search?q=cây+thia +canh&hl=vi&prmd=imvns&tbm=isch&tbo 7. Turesskaia (2005), Các nhân tố nội sinh hình thành rễ thực vật (Endgenye factory corneobrazovania rastenii), Biologia razvitia rastenii. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vũ Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 127 - 133 133 SUMMARY PLANT BREEDING RESEARCH GYMNEMA SYLVESTRE BY THE METHOD OF SOWING SEEDS AND CUTTINGSS STEMS AT THE BASE CONSERVATION RESEARCH AND DEVELOPMANT OF MEDICINAL PLANTS TAM THAI YEN, THAI NGUYEN PROVINCE Vu Thi Phuong1*, Dang Ngoc Hung2, Ma Thi Tiep2 1College of Sciences – TNU 2College of Agriculture and Forestry – TNU Gymnema sylvestre is a herbal plant with high medicinal value, the study of breeding and conservation is essential, imperative for keeping this precious. Studies of propagation by seed and cuttings method has got some important results followed are: the best temperature of water for germination of seeds is best 400: Total seeds germinate 257.33, germination percentage: 85.66%; living seed rate is 95.67%, the rate of grain rots as low as 4.33%. Glutinous stem Branch cuttings survival rate: the percentage of cuttings of living is 52.67%, bud cuttings turn rate is 52%, the rate of rooting cuttings is 44%, roots/cuttings 3.23; root length 3cm. The best possible price is: CT1: 5% organic fertilizer + 95% top soil A; survival rate of 67.33%; bud cuttings turn rate 49.33%, the cuttings rooted 51.33% rate, number of roots/root cuttings 3.37, roots length 2.63cm. IBA rooting stimulants affect the ability to roots and of concentration roots: 250ppm, root rate 75.56%; roots length: 5.72 cm; roots/shoots: 6.11 roots. Key words: Cuttings, Gymnema sylvestre, stimulants, seeds, Thai Nguyen. * Tel: 0974-942-559; Email: vuphuong1987.dhkh@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_39879_43442_18102013152850127_5636_2051873.pdf