Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1885) ở Quảng Ninh - Đặng Khánh Hùng

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Ốc đĩa là loài phân tính đực cái riêng biệt và có thể phân biệt được giới tính của ốc dựa vào màu sắc của cơ quan sinh dục. Ốc đĩa đực khi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục có màu vàng nâu; ốc đĩa cái cơ quan sinh dục màu trắng sữa. Tỷ lệ đực cái của ốc đĩa thay đổi theo thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ đực : cái trung bình là 1:1,3. Ốc đĩa có cơ quan sinh dục trải qua 5 giai đoạn phát triển. Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) của ốc đĩa dao động trong khoảng 32.478 ÷ 197.674 trứng/cá thể, trung bình 95.221 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối (Frg1) dao động trong khoảng 5.612 ÷ 22.482 trứng/g cá thể, trung bình 11.069 trứng/g cá thể. Mùa vụ sinh sản của ốc đĩa kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 10, trong đó mùa vụ sinh sản chính từ tháng 8 đến tháng 10. 2. Kiến nghị Cần tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài ốc đĩa này nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi và mở rộng đối tượng nuôi trong nuôi trồng thủy sản.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1885) ở Quảng Ninh - Đặng Khánh Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA ỐC ĐĨA (Nerita balteata Reeve, 1885) Ở QUẢNG NINH RESEARCH ON SOME REPRODICTIVE BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF MANGROVE SNAIL (Nerita balteata Reeve, 1885) IN QUANG NINH Đặng Khánh Hùng1, Vũ Trọng Đại2, Ngô Anh Tuấn3, Nguyễn Đình Huy4 Ngày nhận bài: 31/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 14/8/2013; Ngày duyệt đăng:10/3/2014 TÓM TẮT Ốc đĩa (Nerita balteata) là động vật chân bụng có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, sử dụng là một món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ốc đĩa là đối tượng mới ở nước ta nên sản lượng cung cấp trên thị trường hoàn toàn là khai thác từ tự nhiên, vì vậy trữ lượng ốc đĩa ngày càng giảm sút do khai thác quá mức. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa trong 12 tháng nghiên cứu với tổng số 463 mẫu được thu thập từ 4 địa phương của vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ốc đĩa là loài phân tính đực cái riêng biệt, trong đó ốc đĩa đực có tuyến sinh dục màu vàng nâu; ốc đĩa cái có tuyến sinh dục màu trắng sữa. Tỷ lệ đực: cái trung bình là 1:1,3. Tuyến sinh dục của ốc đĩa phát triển trải qua 5 giai đoạn. Sức sinh sản tuyệt đối (F a ) của ốc đĩa dao động trong khoảng 32.478 ÷ 197.674 trứng/cá thể cái, trung bình 95.221 trứng/cá thể cái. Sức sinh sản tương đối (F rg ) dao động trong khoảng 5.612 ÷ 22.482 trứng/g cá thể cái, trung bình 11.069 trứng/g cá thể cái. Mùa vụ sinh sản của ốc đĩa ngoài tự nhiên là từ tháng 6 đến hết tháng 10, trong đó mùa vụ sinh sản chính từ tháng 8 đến tháng 10. Từ khóa: ốc đĩa, Nerita balteata, đặc điểm sinh sản, tuyến sinh dục, sức sinh sản ABSTRACT Mangrove snail (Nerita balteata) belongs to the class of gastropods is delicious food with full of nutrition and highly commercial value. However, due to a new species in Vietnam, a production of mangrove snail has been exploited from the sea; therefore, the yield of this species is being depleted because of over catching. This paper presents an investigated result on some reproductive biological characteristics of mangrove snail after 12 months with 463 specimens collected from 4 areas in Quang Ninh province. The result showed that, mangrove snail is a sex separated species, in which a gonadal organ colour of male snail is brown yellow and female is milky white. The average of male and female ratio was 1:1.3. The gonadal development of mangrove snail underwent 5 stages. The absolute fecundity (F a ) ranged from 32.478 to 197.674 eggs/female (average: 95.221 eggs/female). The relative fecundity (F rg ) was ranged from 5.612 to 22.482 eggs/ g of female (average: 11.069 eggs/female). Keywords: Mangrove snail, Nerita balteata, reproductive biology, gonadal organ, fecundity 1 Đặng Khánh Hùng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang 2 ThS. Vũ Trọng Đại, 3 TS. Ngô Anh Tuấn, 4 ThS. Nguyễn Đình Huy: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ốc đĩa (Nerita balteata) là loài hải sản có giá trị cao và được xem như là món ăn đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Ở nước ta, ốc đĩa phân bố tập trung ở các vùng bãi triều, rừng ngập mặn tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Nam. Loài ốc này có giá trị kinh tế cao, ở Quảng Ninh giá bán ốc đĩa trên thị trường dao động trong khoảng 400 - 500 ngàn đồng/kg (Ngô Anh Tuấn, 2012). Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với loài ốc này là rất lớn, đặc biệt là ở Quảng Ninh. Chính vì vậy, người dân đã chạy theo lợi nhuận, khai thác ốc đĩa quá mức dẫn đến nguồn lợi ngoài tự nhiên đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản cũng như quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115 tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa là rất cần thiết, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa ở nước ta. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: ốc đĩa (Nerita balteata). Mẫu ốc đĩa được thu ngẫu nhiên tại 4 địa phương của tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà), trong thời gian 12 tháng (từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012). Mẫu ốc sau đó được chuyển về phân tích tại Phòng Thực hành bệnh học, Trung tâm Thí nghiệm Thực hành - Trường Đại học Nha Trang. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa Quảng Ninh, gồm có các chỉ tiêu sau: phân biệt giới tính và tỷ lệ đực, cái; các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục; xác định sức sinh sản và mùa vụ sinh sản của ốc đĩa. 3. Phương pháp thu và phân tích mẫu 3.1. Phương pháp thu mẫu Mẫu ốc đĩa được trực tiếp mỗi tháng một lần trong 12 tháng (từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012) bằng phương pháp thủ công tại các bãi rừng ngập mặn ở 4 địa phương của tỉnh Quảng Ninh: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà. Sau đó, tổng số mẫu ốc đĩa được trộn lẫn và lấy mẫu ngẫu nhiên ≥ 30 con/tháng để xác định các chỉ tiêu sinh học sinh sản. 3.2. Phương pháp xác định các đặc điểm sinh học sinh sản - Xác định giới tính và tỷ lệ đực cái: đối với ốc đĩa, giới tính được xác định thông qua việc giải phẫu để quan sát cơ quan sinh dục. - Tỷ lệ đực cái được xác định theo phương pháp của Pravdin (1973). Công thức tính tỷ lệ đực cái như sau: Tỷ lệ ốc đĩa cái (%) = × 100; Tỷ lệ ốc đĩa đực (%) = × 100; Tỷ lệ đực : cái = Trong đó: a là số cá thể cái; b là số cá thể đực; c là tổng số mẫu. - Các giai đoạn phát triển tuyến dinh dục được xác định thông qua phương pháp soi mẫu tươi và phương pháp làm tiêu bản mô học buồng trứng và tinh sào của ốc đĩa. + Phương pháp soi mẫu tươi: lấy một ít tuyến sinh dục hòa đều với ít nước biển quan sát trên kính hiển vi điện tử LEICA ATC 2000 để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. + Phương pháp làm tiêu bản mô buồng trứng và tinh sào theo phương pháp Seckan và Hrapchack (1980). + Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ốc đĩa được xác định dựa theo thang 5 bậc của Quayle và Newkirk (1989). - Sức sinh sản tuyệt đối: (Fa) (số trứng/cá thể cái) được xác định bằng cách đếm số lượng trứng ở giai đoạn thành thục: Fa = × Wtsd (Trong đó: Fa là sức sinh sản tuyệt đối; a là số lượng trứng đếm được; n là khối lượng phần buồng trứng đem đếm (g); Wtsd là khối lượng buồng trứng (g)). - Sức sinh sản tương đối (Frg): Số lượng trứng/ gram cá thể cái: Frg = (W: Khối lượng toàn thân ốc đĩa (g)). - Mùa vụ sinh sản ốc đĩa được xác định dựa trên số mẫu phân tích hàng tháng, tỷ lệ các cá thể chín muồi sinh dục và đang tham gia sinh sản (tuyến sinh dục ở giai đoạn IV), cá thể đã đẻ xong (tuyến sinh dục ở giai đoạn V). Tháng có trên 50% số cá thể chín muồi sinh dục và đang tham gia sinh sản hoặc đã đẻ xong được coi là mùa vụ sinh sản chính của ốc đĩa (Nguyễn Thị Xuân Thu, 1999). 3.3. Xử lý số liệu Các số liệu được thu thập và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2007, số liệu được trình bày ở dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Hình 1. Địa điểm thu mẫu ốc đĩa tại Quảng Ninh (ngôi sao màu đen là các điểm thu mẫu) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Giới tính và tỷ lệ đực cái của ốc đĩa 1.1. Giới tính Ốc đĩa N. balteata là loài phân tính đực cái riêng biệt và giới tính của ốc đĩa được phân biệt dựa vào Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 1 cho thấy tỷ lệ ốc đĩa đực và ốc đĩa cái qua các tháng dao động không đều nhau. Tỷ lệ giới tính đực dao động từ 28,2 - 57,6% và có xu hướng giảm dần từ tháng 1 đến tháng 5. Trong đó tỷ lệ ốc đực đạt cao nhất vào tháng 1 (57,6%), thấp nhất vào tháng 5 (28,2%). Tỷ lệ giới tính cái dao động từ 36,7 - 71,8%. Tỷ lệ giới tính cái thấp vào tháng 8 (36,7%) và cao nhất vào tháng 5 (71,8%). Nhìn chung, tỷ lệ phần trăm trung bình của ốc đĩa đực (41,8%) luôn thấp hơn ốc đĩa cái (56,0%). Nhìn chung, tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa dao động từ 1:0,7 đến 1:1,7, trung bình 1:1,3. Điều này có thể được giải thích dựa vào việc mẫu ốc được thu ngẫu nhiên tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ninh và trong các khoảng thời gian, điều kiện môi trường khác nhau. Do đó, các quần thể ốc đĩa phân bố ở các địa phương có điều kiện môi trường khác nhau đặc biệt là nhiệt độ thì sẽ có cơ cấu giới tính là khác nhau (Nguyễn Thị Xuân Thu, 1999). So sánh tỷ lệ giới tính của ốc đĩa trong nghiên cứu này với tỷ lệ giới tính của ốc hương và ốc nhảy, cho thấy giữa 3 loài này không chênh lệch nhau nhiều. Trong đó tỷ lệ giới tính trung bình của ốc hương (B. oreolata) là 1:1,49 (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2002) và ốc nhảy (S. canarium) là 1:1,27 (Dương Văn Hiệp, 2009). Như vậy tỷ lệ giới tính trung bình của ốc đĩa N. balteata nằm trong giá trị tỷ lệ chung của đa số các loài thuộc lớp chân bụng. 2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Kết quả quan sát mẫu tươi và tiêu bản mô học tế bào sinh dục có thể chia sự phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa thành 5 giai đoạn và được thể hiện ở bảng 2. đặc điểm, màu sắc của cơ quan sinh dục. Vị trí của cơ quan sinh dục nằm ở khối nội tạng, gần gan. Khi ốc thành thục sinh dục, ốc đĩa đực có cơ quan sinh dục màu vàng nâu; ốc đĩa cái có cơ quan sinh dục màu trắng sữa. Hình 2. Cơ quan sinh dục của ốc đĩa đực (A) và cái (B) 1.2. Tỷ lệ đực, cái Tỷ lệ đực, cái của ốc đĩa được phân tích trên tổng số 436 mẫu ốc được thu ngẫu nhiên qua 12 tháng nghiên cứu. Kết quả biến động về tỷ lệ đực cái của ốc đĩa trong thời gian nghiên cứu được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa theo thời gian nghiên cứu Tháng Tổng số cá thể (con) Số cá thể đực Số cá thể cái Tỷ lệ đực : cáiSố cá thể (con) Tỷ lệ (%) Số cá thể (con) Tỷ lệ (%) 01/2012 33 19 57,6 14 42,4 1: 0,7 02/2012 42 19 45,2 23 54,8 1: 1,2 03/2012 48 24 50,0 24 50,0 1: 1 04/2012 45 14 31,1 31 68,9 1: 2,2 05/2012 39 11 28,2 28 71,8 1: 2,5 06/2012 31 12 38,7 19 61,3 1: 1,6 07/2012 371 15 40,5 16 43,2 1: 1,1 08/2012 302 16 53,3 11 36,7 1: 0,7 09/2012 35 17 48,6 18 51,4 1: 1,1 10/2012 30 11 36,7 19 63,3 1: 1,7 11/2012 353 13 37,1 21 60,0 1: 1,6 12/2012 31 11 35,5 20 64,5 1: 1,8 Tổng/TB 436 182 41,8 244 56,0 1: 1,3 1 6 mẫu không xác định được giới tính; 2 3 mẫu không xác định được giới tính; 3 1 mẫu không xác định giới tính Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117 Bảng 2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa Giai đoạn Hình thái TSD Tế bào sinh dục đực Tế bào sinh dục cái I (Chưa phân biệt đực, cái) Tuyến sinh dục của ốc đĩa chưa phát triển, kích thước rất nhỏ nên rất khó phân biệt được bằng mắt thường. Các tế bào sinh dục mới hình thành chưa phân biệt được đực cái. II (Giai đoạn non) Thể tích buồng trứng và buồng sẹ của ốc đĩa có tăng hơn so với giai đoạn I nhưng không đáng kể. Có thể phân biệt đực cái thông qua màu sắc của cơ quan sinh dục. Cơ quan sinh dục đực có màu vàng nhạt, cơ quan sinh dục cái có màu trắng sữa. Các tinh bào và noãn bào đang trong giai đoạn sinh trưởng, chưa thành thục. Chúng có dạng hình tròn, hình ovan, nhân màu sáng, bắt màu tím, vách nang mỏng. Tế bào sinh dục phát triển trên vách nang. III (Giai đoạn phát triển) Cơ quan sinh dục của ốc đĩa đực có màu vàng đậm, các tinh bào rất nhỏ dính kết với nhau thành từng đám, vách nang dày. Cơ quan sinh dục của ốc cái có màu trắng sữa, buồng trứng chứa các noãn bào với kích thước không đều nhau. Quan sát trên tiêu bản cắt lát cho thấy tế bào có dạng hình cầu nhỏ, bắt đầu tích lũy noãn hoàng. Tinh bào kích thước nhỏ, dính nhau Noãn bào hình cầu, kích thước không đều IV (Giai đoạn thành thục) Cơ quan sinh dục của ốc đĩa căng phồng, kích thước lớn, màu sắc đậm hơn giai đoạn III. Các tế bào sinh dục đực rời nhau, tinh trùng bắt đầu rời khỏi vách ngăn, tạo thành từng dòng. Các tế bào sinh dục cái đã hoàn thành quá trình tích lũy vật chất dinh dưỡng và đạt kích thước tối đa. Các tế bào trứng hình cầu, lớn và rời nhau. Tinh bào kích thước lớn, rời nhau Noãn bào kích thước lớn, rời nhau V (Giai đoạn thoái hóa/sau đẻ) Cơ quan sinh dục của ốc đĩa xẹp xuống, thể tích giảm. Cơ quan sinh dục đực có các nang tinh rời nhau, túi tinh rỗng. Cơ quan sinh dục cái có màu sắc nhợt nhạt, loang lổ, đặc trưng bởi sự có mặt của các bào nang rỗng và một số tế bào trứng còn sót lại. Túi tinh rỗng Xuất hiện bào nang rỗng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Cũng giống như các loài động vật thân mềm chân bụng khác như ốc hương, ốc nhảy... thì các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa cũng tuân theo quy luật phát triển chung. Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2002) sự phát triển tuyến sinh dục của ốc hương (B. areolata) cũng trải qua 5 giai đoạn. Dương Văn Hiệp (2009) cũng công bố tuyến sinh dục của ốc nhảy (S. canarium) phát triển trải qua 5 giai đoạn. 3. Sức sinh sản của ốc đĩa Kết quả phân tích 30 cá thể cái ở giai đoạn thành thục, đã xác định được sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối trung bình của ốc đĩa. Bảng 3. Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của ốc đĩa Sức sinh sản Khoảng dao động Trung bình Sức sinh sản tuyệt đối Fa (Trứng/cá thể cái) 32.478 ÷ 197.674 95.221 ± 43.61 Sức sinh sản tương đối Frg (Trứng/g cá thể cái) 5.612 ÷ 22.482 11.069 ± 4.485 Bảng 3 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của ốc đĩa có sự biến động rất lớn giữa các cá thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có những cá thể có sức sinh sản tuyệt đối rất thấp chỉ có 32.478 trứng/cá thể, nhưng cũng có một số cá thể có sức sinh sản tuyệt đối cao, đạt 197.674 trứng/cá thể. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể là do quá trình thành thục sinh dục không đồng đều giữa các cá thể, ốc đẻ rải rác và kéo dài trong mùa sinh sản. 4. Mùa vụ sinh sản của ốc đĩa Kết quả phân tích 436 mẫu ốc đĩa thu ngẫu nhiên trong 12 tháng, kết hợp với quan sát hình ảnh tổ chức học tế bào sinh dục, tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh được trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 GĐ N 33 40 48 26 31 31 30 25 35 30 22 29 I N 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 5 % 3,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 18,2 17,2 II N 24 24 21 6 7 7 5 0 0 0 8 12 % 72,7 60 43,8 23,1 22,6 22,6 16,7 0 0 0 36,4 41,4 III N 8 16 26 14 15 14 12 5 2 1 5 7 % 24,2 40 54,2 53,8 48,4 45,2 40 20 5,7 3,3 22,7 24,1 IV N 0 0 1 6 6 6 9 15 20 15 3 5 % 0 0 2,1 23,1 19,4 19,4 30 60 57,1 50 13,6 17,2 V N 0 0 0 0 3 4 4 5 13 14 2 0 % 0 0 0 0 9,7 12,9 13,3 20 37,2 46,7 9,1 0 Hình 3. Trứng ốc đĩa phát triển ở nhiều giai đoạn trên mẫu soi tươi (100x) Bảng 4 cho thấy, trong 12 tháng nghiên cứu tháng nào cũng có ốc có tuyến sinh dục đang ở giai đoạn thành thục, đặc biệt từ tháng thứ 6 đến tháng 10, tỉ lệ cá thể ở giai đoạn III rất cao. Tuy nhiên, từ tháng thứ 8 đến tháng 10 mới có trên 50% các cá thể ốc đĩa chín mùi sinh dục và đang tham gia sinh sản (cơ quan sinh dục phát triển ở giai đoạn IV), cá thể đã đẻ xong (cơ quan sinh dục phát triển ở giai đoạn V). Vì vậy, tháng 8 đến tháng 10 được coi là mùa vụ sinh sản chính của ốc đĩa. Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2000), ốc hương có khả năng thành thục quanh năm, tỷ lệ thành thục cao nhất tập trung vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 10 (60 – 90%). Các tháng 11, 12 vẫn có cá thể thành thục nhưng tỷ lệ thấp, không đáng kể. Kết quả nghiên cứu của Zaidi và CTV (2005) về ốc nhảy Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119 S. canarium cho thấy, mùa vụ sinh sản của ốc nhảy bắt đầu từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau. Xét trong cùng một năm thì mùa vụ sinh sản của ốc nhảy muộn hơn ốc hương và ốc đĩa. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Ốc đĩa là loài phân tính đực cái riêng biệt và có thể phân biệt được giới tính của ốc dựa vào màu sắc của cơ quan sinh dục. Ốc đĩa đực khi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục có màu vàng nâu; ốc đĩa cái cơ quan sinh dục màu trắng sữa. Tỷ lệ đực cái của ốc đĩa thay đổi theo thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ đực : cái trung bình là 1:1,3. Ốc đĩa có cơ quan sinh dục trải qua 5 giai đoạn phát triển. Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) của ốc đĩa dao động trong khoảng 32.478 ÷ 197.674 trứng/cá thể, trung bình 95.221 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối (Frg1) dao động trong khoảng 5.612 ÷ 22.482 trứng/g cá thể, trung bình 11.069 trứng/g cá thể. Mùa vụ sinh sản của ốc đĩa kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 10, trong đó mùa vụ sinh sản chính từ tháng 8 đến tháng 10. 2. Kiến nghị Cần tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài ốc đĩa này nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi và mở rộng đối tượng nuôi trong nuôi trồng thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật thân mềm (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội, 96 trang. 2. Dương Văn Hiệp, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất giống ốc nhảy Strombus canarium”. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh. 3. Nguyễn Thị Xuân Thu, 1999. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo điệp quạt (Chlamus nobilis). Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Nha Trang. 4. Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Văn Hà, Phan Thị Thương Huyền, 2000. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương. Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ. Viện Nuôi trồng thủy sản III. 5. Nguyễn Thị Xuân Thu, 2002. Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương. NXB Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, 54 trang. 6. Ngô Anh Tuấn, 2012. Báo cáo chuyên đề “Đặc điểm phân bố của ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1885) tại Quảng Ninh. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh. Tiếng Anh 7. Tan K.S. and Chou L.M., 2000. A guide to common seashells of Singapore. Singapore Science Centre. 8. Tan K.S. and Clements R., 2008. Taxonomy and distribution of the Neritidae (Mollusca: Gastropoda) in Singapore. 9. Tan K.S. and Lee S.S.C., 2009. Neritid egg capsules: are they all that different? Steenstrupia 30: 115-125. 10. Zaidi, C.C., Aziz, A., Idris, H.M., Japar, S.B. & Mazlan, A.G., 2008. Sexual polymorphisms in a population of Strombus canarium Linnaeus, 1758 (Mollusca: Gastropoda) at Merambong Shoal, Malaysia. Zool. Stud. 47: 318- 325.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2014_19_dang_khanh_hung_7333_2024510.pdf
Tài liệu liên quan