Nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật và thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nằm trong vùng núi đá miền bắc Việt Nam và có tính đa dạng sinh học cao như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Lũng (Lạng Sơn) Với tính đa dạng sinh học cao có thể khẳng định đây là một mẫu rừng đặc trưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tỉnh Thái Nguyên. Qua điều tra, bước đầu chúng tôi đã thống kê được 305 loài, 233 chi, 88 họ, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Mộc lan. Căn cứ vào sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001), chúng tôi đã điều tra được có 11 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 5 loài ở mức nguy cấp (EN) và 6 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU). Về các kiểu thảm thực vật, chúng tôi đã phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có 7 kiểu thảm hiện đang tồn tại và phát triển đó là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đất; Kiểu rừng

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật và thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thị Thanh Thuỷ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 81 - 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG HỆ THỰC VẬT VÀ THẢM THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN Hoàng Thị Thanh Thuỷ1 Lê Ngọc Công2*, Đinh Thị Phượng2, Bùi Thị Dậu2, Nguyễn Thị Thu Hà2 1Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên,2Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Hệ thực vật trong Khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng rất phong phú về thành phần loài. Đã thống kê được 305 loài, 233 chi, 88 họ, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Đã điều tra được 11 loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001) ở khu vực này. Khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng khá đa dạng về các kiểu thảm thực vật. Có 7 kiểu thảm hiện đang tồn tại và phát triển ở đây là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đất; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm vùng đồi và núi thấp xen kẽ với các dãy núi đá vôi; Kiểu rừng trên núi đất lẫn đá; Kiểu rừng thứ sinh nhân tác; Rừng tre nứa; Trảng cỏ và trảng cây bụi thứ sinh. Từ khoá: Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phuợng Hoàng, Thảm thực vật. * 1. MỞ ĐẦU Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa- Phượng Hoàng thuộc huyện Võ Nhai, được thành lập theo Quyết định số 3841 ngày 01/12/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên [1]. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích của Khu bảo tồn là 18.859 ha, trong đó rừng tự nhiên có 17.640 ha, rừng trồng 194 ha, đất không có rừng là 1.025 ha. Khu bảo tồn nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 200C - 250C, lượng mưa trung bình năm từ 1800mm - 2000mm, độ ẩm không khí đạt trung bình 86%. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có 6 loại đất chính, trong đó đặc biệt có hai loại đất có giá trị chiếm gần 70% tổng diện tích tự nhiên là đất * Lê Ngọc Công, Tel: 0915462404, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá vôi, thường phân bố ở độ cao 300m-700m và đất feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá mácma axít, thường gặp ở độ cao 300m-500m. Đó là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho thảm thực vật rừng phát triển. Trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có 6 dân tộc sống trong 39 cộng đồng xóm, bản đan xen, trong đó tỷ lệ cao nhất là người Nùng chiếm 55,02%, sau đó là người Dao 14,01%, người Mông 8,80%, người Kinh chỉ có 7,60%.... Tập quán sản xuất chủ yếu của người dân là nông lâm nghiệp và khai thác tài nguyên rừng. Để góp phần nghiên cứu đầy đủ hệ thực vật và các kiểu thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật và đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật và các kiểu thảm thực vật ở đây, trong thời gian từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009. Hoàng Thị Thanh Thuỷ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 81 - 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là hệ thực vật và các kiểu thảm thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu trực tiếp ngoài thực địa trên các tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích OTC là 400m2 (20m x 20m) được phân bố ngẫu nhiên. Xác định tên khoa học các loài thực vật theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (2003-2005) [2], Bộ Nông nghiệp & PTNN (2000) [3], Phạm Hoàng Hộ (1992-1993) [5]. Xác định các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [4] và Danh lục đỏ IUCN (2001) [6]. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hệ thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng Kết quả điều tra thành phần thực vật trong khu bảo tồn, chúng tôi đã lập được danh sách với 305 loài, 233 chi, 88 họ, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bố của các taxon được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Sự phân bố của các taxon thực vật ở khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng TT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2,27 2 0,86 4 1,31 2 Dương xỉ (Polypodiophyta) 11 12,50 14 6,01 22 7,21 3 Thông (Pinophyta) 4 4,54 4 1,72 4 1,31 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 71 80,69 213 91,41 275 90,17 4.1 Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 61 85,92 191 89,67 249 90,55 4.2 Lớp Hành (Liliopsida) 10 4,08 22 10,33 26 9,45 Tổng cộng 88 100,0 233 100,0 305 100,0 Trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch thì ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, số chi và số loài phong phú nhất (gồm 71 họ chiếm 80,69%, 213 chi chiếm 91,41% và 275 loài chiếm 90,17%. Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 11 họ (chiếm 12,50%), 14 chi (chiếm 6,01%) và 22 loài (chiếm 7,21%). Ngành Thông (Pinophyta) có 4 họ (chiếm 4,54%), 4 chi (chiếm 1,72%) và 4 loài (chiếm 1,31%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có số họ, số chi và số loài thấp nhất: 2 họ (2,27%), 2 chi (0,86%) và 4 loài (1,31%). Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 61 họ (chiếm 85,92% số họ), 191 chi (chiếm 89,67% số chi) và 249 loài (chiếm 90,55% số loài), lớn hơn rất nhiều so với số họ (10 họ), số chi (22 chi) và số loài (26 loài) trong lớp Hành (Liliopsida). Trong 88 họ thực vật có 24 họ chỉ có 1 loài, 51 họ có từ 2- 5 loài, 13 họ có trên 5 loài (bảng 2). Bảng 2. Những họ thực vật đa dạng nhất (có trên 5 loài) ở khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng STT Tên họ Số loài STT Tên họ Số loài 1 Euphorbiaceae 24 8 Apocynaceae 7 2 Moraceae 15 9 Poaceae 6 Hoàng Thị Thanh Thuỷ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 81 - 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Asteraceae 11 10 Verbenaceae 6 4 Lauraceae 11 11 Meliaceae 6 5 Annonaceae 9 12 Acanthaceae 6 6 Rubiaceae 9 13 Anacardiaceae 6 7 Fabaceae 8 Trong số 13 họ này thì họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là đa dạng nhất (có 24 loài), tiếp đến là họ Dâu tằm (Moraceae) có 15 loài, họ Cúc (Asteraceae) và họ Long não (Lauraceae) mỗi họ đều có 11 loài. Hai họ Na (Annonaceae) và Cà phê (Rubiaceae), mỗi họ đều có 9 loài. Họ Đậu (Fabaceae) có 8 loài, họ Trúc đào (Apocynaceae) có 7 loài. Năm họ: Hoà thảo (Poaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Xoan (Meliaceae), Ôrô (Acanthaceae) và Đào lộn hột (Anacardiaceae), mỗi họ đều có 6 loài. 3.2. Các loài thực vật quý hiếm trong khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng Trong danh sách các loài thực vật đã thống kê, chúng tôi xác định được 11 loài quý hiếm (chiếm 3,61% tổng số loài) có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001). Cần phải có kế hoạch ưu tiên bảo vệ chúng để tránh nguy cơ bị tuyệt chủng (bảng 3). Bảng 3. Các loài thực vật quý hiếm ở khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng TT Tên khoa học Tên địa phương Giá trị bảo tồn SĐVN IUCN 1 Ardisia sylvestris Pitard. Lá khôi VU VU 2 Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa VU VU 3 Dipterocarpus retusus Blume. Chò nâu VU VU 4 Melientha suavis Pierre. Rau sắng VU VU 5 Markhamia stipulata (Wall) Schum Đinh VU VU 6 Illicium difengpi B.N.Chang. Hồi đá vôi VU VU 7 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. Trầm hương EN EN 8 Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi EN EN 9 Hainania trichosperma Merr. Mương khao EN EN 10 Gymnostemma pentaphyllum Makino. Giảo cổ lam EN EN 11 Excentrodendron tonkinense Chang. Nghiến EN EN Ghi chú: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam (2007): VU - sẽ nguy cấp. EN - nguy cấp; Danh lục đỏ IUCN (2001): VU - sẽ nguy cấp. EN - nguy cấp. 3.3. Đa dạng các kiểu thảm thực vật tại khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng 3.3.1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi Kiểu rừng này trong khu BTTN có diện tích lớn. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức diễn ra trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động của kiểu rừng này hiện tại còn lại rất ít, phân bố rải rác trên các đỉnh núi đá vôi cao, dốc hiểm trở, xa đường giao thông. Loài thực vật ưu thế phổ biến rất đặc trưng trong các quần xã thực vật ở đây là Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Đinh (Markhamia stipulata), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trai lý (Garcinia fragraeoides), Thung (Tetrameles nudiflora), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Ôrô (Taxotrophis ilicifolius), Mạy tèo (Streblus Hoàng Thị Thanh Thuỷ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 81 - 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên macrophyllus), Đại phong tử (Hydnocarpus hainanensis) Các cây gỗ đa số có chiều cao trên 20m và đường kính trung bình 40cm-50cm. Phần lớn diện tích rừng trên núi đá vôi ở đây đã bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác của con người. Thành phần thực vật tương tự như ở trạng thái rừng chưa bị tác động, cũng bao gồm các loài: Nghiến, Lát. Đinh, Trai lý, Thung nhưng những cây gỗ cao to đã bị khai thác hết, chỉ còn lại những cây nhỏ có chiều cao 10-15m, đường kính 20-25cm và những cây con tái sinh. 3.3.2. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đất Trong khu bảo tồn kiểu rừng này phân bố trên các vùng đồi núi đất ở độ cao dưới 400m. Các loài thực vật chủ yếu trong kiểu thảm này là Bồ đề (Styrax tonkinensis), Sau sau (Liquidambar formosana), Cáng lò (Betula alnoides), Xoan nhừ (Choerospodias axilluris), chúng thường mọc thành những quần thể nhỏ gần như thuần loài. 3.3.3. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm vùng đồi và núi thấp xen kẽ với các dãy núi đá vôi Trong những vùng không bị tác động của con người, thành phần thực vật ở đây có nhiều loài cây gỗ cao trung bình 20m, đường kính trung bình 50cm-60cm. Đó là các loài Dẻ gai (Castanopsis indica), De (Cinnamomum sp), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Phay (Duabanga sonneralioides), Thung (Tetrameles nudiflora) 3.3.4. Kiểu rừng trên núi đất lẫn đá Kiểu rừng này chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong khu bảo tồn. Thành phần loài thực vật phổ biến và hay gặp là Phay (Duabanga sonneratioides), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sếu (Celtis sinensis), Nóng (Saurauia dillenioides), Núc nác (Oroxylum indicum), Nhọc (Polyalthia cerasoides) 3.3.5. Kiểu rừng thứ sinh nhân tác Ở kiểu rừng này thảm thực vật rất đa dạng về thành phần loài cũng như về cấu trúc hình thái. ở vùng núi đá vôi thành phần loài thực vật của rừng thứ sinh nhân tác gồm các loài như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Thị rừng (Diospiros sp.), Cà ổi (Castanopsis ferox), Trâm (Syzygium wightianum), Đa (Ficus sp), Mạ sưa (Heliciopsis lobata) Ở vùng núi đất, trong trạng thái thứ sinh nhân tác thành phần loài thực vật phong phú hơn so với ở vùng núi đá vôi. Các loài thường gặp là Dẻ gai (Castanopsis indica), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Lát hoa (Chukrasia tabularis),Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sung (Ficus racemoa), Núc nác (Oroxylum indicum), Cơi (Pterocarya stenoptera), Chò xanh (Terminalia myriocarpa) 3.3.6. Rừng tre nứa Trong khu bảo tồn, các loài tre nứa phổ biến là Nứa (Neohouzeauna dullooa), Sặt (Arundineria callosa), Vầu (Idosasa crassiflora), Giang (Dendrocalamus patellaris) Có thể gặp chúng mọc xen với các loài cây gỗ hoặc mọc thành những quần thể nhỏ thuần loài. 3.3.7. Trảng cỏ, trảng cây bụi thứ sinh Trảng cỏ thứ sinh thường xuất hiện trên đất sau nương rãy bỏ hoang hoá. Phổ biến và chiếm ưu thế là các loài Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cúc hôi (Synedrella nodiflora), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii) Trảng cây bụi cũng gặp rải rác trong khu bảo tồn. Đó là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Ba soi (Macaranga denticulata), Ba bét (Mallotus paniculatus), Thành ngạnh (Cratoxylum formosum), Bùng bục (Mallotus barbatus), Cò ke (Grewia microcos), Hồng bì rừng (Clausena lansium), Tổ kén (Helicteres hirsuta), Hoắc quang (Wendlandia paniculata) 4. KẾT LUẬN Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nằm trong vùng núi đá miền bắc Việt Nam và có tính đa dạng sinh học cao như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Lũng (Lạng Sơn) Với tính đa dạng sinh học cao có thể khẳng định đây là một mẫu rừng đặc trưng Hoàng Thị Thanh Thuỷ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 81 - 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tỉnh Thái Nguyên. Qua điều tra, bước đầu chúng tôi đã thống kê được 305 loài, 233 chi, 88 họ, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Mộc lan. Căn cứ vào sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001), chúng tôi đã điều tra được có 11 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 5 loài ở mức nguy cấp (EN) và 6 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU). Về các kiểu thảm thực vật, chúng tôi đã phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có 7 kiểu thảm hiện đang tồn tại và phát triển đó là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đất; Kiểu rừng Hoàng Thị Thanh Thuỷ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 81 - 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên kín thường xanh mưa ẩm vùng đồi và núi thấp xen kẽ với các dãy núi đá vôi; Kiểu rừng trên núi đất lẫn đá; Kiểu rừng thứ sinh nhân tác; Rừng tre nứa; Trảng cỏ và trảng cây bụi thứ sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Quản lý KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng (2008), Báo cáo đa dạng sinh học. Thái Nguyên. [2]. Nguyễn Tiến Bân (2003-2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [5]. Phạm Hoàng Hộ (1992-1993), Cây cỏ Việt Nam. Nxb Montreal. [6]. IUCN (2001), Red list threatened Plants. Website: red list.org Hoàng Thị Thanh Thuỷ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 81 - 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY STUDY ON CHARACTERISTICS OF THE FLORA AND VEGETATION COVER IN THAN SA- PHUONG HOANG NATURE RESERVATION PARK, VO NHAI DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Hoang Thi Thanh Thuy1 Lê Ngoc Cong2*, Đinh Thi Phuong2, Bui Thi Dau2, Nguyen Thi Thu Ha2 1Thai Nguyen Department of Educaiton and Training ,2College of Education, Thai Nguyen University The flora of Than Sa- Phuong Hoang Nature Reservation park (Vo Nhai district, Thai Nguyen province) is very rich and diverse, including 305 species, 233 genera, 88 families of 4 vascula plant phyla: Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta. There are 11 endangered species listed in the Red Data Book of Viet Nam (2007), the IUCN Red List of Threatened Plants (2001). There are types of vegetation cover currently developing in Than Sa-Phuong Hoang Nature Reservation park such as coveredly rainy – green forest on limestoned mountain, coveredly rainy – green forest on soily mountain, coveredly rainy – green forest on wold and low mountain alternately with serial limestoned mountain, ferest on soily mountain obliterate rock, secondary forest, savana, secondary surb. Key words: Than Sa- Phuonghoang nature reserve, vegetational cover * Le Ngoc Cong, Tel: 0915462404, College of Education, Thai Nguyen University

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1700_9601_nchientranghethucvatvathamthucvat_hoang_thi_thanh_thuy_784_2052938.pdf