Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng TN386 trong vụ xuân hè 2013 tại Thái Nguyên - Lê Thị Kiều Oanh

This study was conducted on the tomato variety TN386 at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry in the 2013 Spring-Summer crop with 5 comlicated-agronomic technique treatments. The research results indicated that there were not much differences in growth duration, plant height and number of leaves among treatments. However, different treatments had different influence on the degree of infected pests and the yield. The lowest percentage of infected pests and the highest actual fruit yield (27.5 ton/ha) were observed at treatment 5 (25 ton bio-organic fertilizer (NTT) + 800 kg CaO + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O + intercroping with Bulbus seu Herba Allii (Alium fistulosum L.), applying bio-pesticides) whereas the highest percentage of infected pests and the lowest actual fruit yield (21.1 ton/ha) were recored at treatment 1 as the control (15 ton manure fertilizer + 90 kg N + 60 kg P2O5 + 150 kg K2O + applying chemical pesticides)

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng TN386 trong vụ xuân hè 2013 tại Thái Nguyên - Lê Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 47 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN DỊCH HẠI VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA TRIỂN VỌNG TN386 TRONG VỤ XUÂN HÈ 2013 TẠI THÁI NGUYÊN Lê Thị Kiều Oanh*, Nguyễn Thị Mão, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2013 tại khu thí nghiệm Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với 5 công thức là 5 biện pháp kỹ thuật khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy các biện pháp kỹ thuật khác nhau không ảnh hƣởng nhiều đến thời gian sinh trƣởng, chiều cao cây và số lá của giống cà chua TN386. Tuy nhiên, có sự sai khác về tình hình nhiễm sâu, bệnh hại và năng suất giữa các công thức thí nghiệm. Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại cao nhất ở công thức 1 - đối chứng (15 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg P2O5 +150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học), thấp nhất ở công thức 5 (25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O + xen hành lá, sử dụng thuốc BVTV sinh học). Năng suất thực thu cũng đạt cao nhất ở công thức 5, đạt 27,5 tấn/ha và thấp nhất là công thức 1 (21,1 tấn/ha). Từ khóa: Cà chua, biện pháp kỹ thuật, sâu bệnh hại, vụ Xuân Hè. ĐẶT VẤN ĐỀ* Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một trong những loại rau ăn quả quan trọng đƣợc trồng ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, năm 2010 diện tích cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2013)[4]. Trong những năm gần đây, ở nƣớc ta cà chua không chỉ đƣợc trồng trong vụ Đông Xuân (chính vụ) mà còn đƣợc trồng trong vụ sớm (Thu Đông), vụ Đông Xuân (muộn) và vụ Xuân Hè (trái vụ). Đây là một bƣớc tiến quan trọng về kỹ thuật, công nghệ trong ngành sản xuất cà chua, vừa có ý nghĩa giải quyết vấn đề rau trái vụ, lại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sản xuất cà chua còn nhiều bất cập nhƣ chƣa đủ giống tốt cho sản xuất, cho từng vụ và thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Cùng với đó, việc đầu tƣ cho sản xuất cà chua của ngƣời nông dân còn thấp, quy trình kỹ thuật canh tác cũ, trình độ thâm canh chƣa cao đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây cà chua là chƣa thích hợp cho từng vụ * Tel: 0978 626877, Email: lkoanh77@gmail.com và từng giống khác nhau. Hơn nữa việc sử dụng tùy tiện thuốc bảo vệ thực vật độc hại, với thời gian cách ly không đảm bảo, nên không những gây ô nhiễm môi trƣờng và sản phẩm, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của con ngƣời mà còn tăng chi phí cho ngƣời sản xuất. Vì vậy việc nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đáp ứng đƣợc những đòi hỏi trong thực tế là sản xuất cà chua an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời sản xuất là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phƣơng, đặc điểm sinh vật học của từng giống để lựa chọn biện pháp canh tác thích hợp cho cà chua sinh trƣởng phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng TN386 trong vụ Xuân Hè 2013 tại Thái Nguyên”. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Cây trồng chính: Cà chua giống TN386 thuộc loại hình sinh trƣởng vô hạn, là giống triển Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 48 vọng đã đƣợc khảo nghiệm tại Thái Nguyên; Cây trồng xen: Hành lá. Phân bón: Phân Urê, Supe lân Lâm Thao, Kali clorua, phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ sinh học NTT, vôi bột. Thuốc BVTV: thuốc BVTV hóa học: Zineb bul 80WP, Rimil 72WP, Kacie 250EC, Pesieu 500EC; Thuốc BVTV sinh học: BioBus 1.00WP, Vertimec 1.8EC, Atabron 5EC Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm bố trí tại Khu thí nghiệm khoa Nông học, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013. Nội dung nghiên cứu Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trƣởng, phát triển của giống cà chua TN386. Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến tình hình sâu, bệnh hại ở các công thức thí nghiệm. Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và chất lƣợng cà chua. Sơ bộ hoạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm. Phƣơng pháp nghiên cứu Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 1,6m x 6,25m = 10m 2 . Mật độ 35.700 cây/ha, riêng công thức 1 theo mật độ của ngƣời dân vùng chuyên canh rau Đồng Hỷ, Thái Nguyên (41.000 cây/ha). Các công thức thí nghiệm (tính cho 1 ha): CT1 (Đ/C): 15 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg P2O5 +150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học khi cần. CT2: 25 tấn phân chuồng + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học khi cần. CT3: 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học khi cần. CT4: 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV sinh học khi cần. CT5: 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O + xen hành lá, sử dụng thuốc BVTV sinh học khi cần. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi đƣợc tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống cà chua QCVN 01- 63:2011/BNNPTNT (Bộ NN&PTNT, 2011)[2]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hƣởng của biện pháp canh tác đến thời gian sinh trƣởng giống cà chua TN386 Kết quả theo dõi thời gian sinh trƣởng của cà chua ở các công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Thời gian sinh trưởng của cà chua ở các công thức thí nghiệm Đơn vị: ngày Công thức Thời gian từ trồng đến... Tổng thời gian sinh trƣởng1 Ra hoa Đậu quả Thu quả đợt 1 Kết thúc thu hoạch 1 (Đ/C) 28 38 78 111 146 2 28 37 77 112 147 3 30 39 78 113 148 4 30 39 80 114 149 5 29 38 80 114 149 1Tổng thời gian sinh trưởng được tính từ khi trồng đến kết thúc thu hoạch cộng với thời gian trong vườn ươm Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 49 Qua bảng 1 cho thấy, thời gian từ trồng đến ra hoa ở các công thức dao động từ 28-30 ngày. Đây là giai đoạn có điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho cà chua ra hoa, nhiệt độ trung bình là 19,3 oC, ẩm độ không khí 86%. Thời gian từ trồng đến đậu quả của các công thức dao động từ 37-39 ngày, chỉ chênh lệch nhau 1 - 2 ngày. Nhƣ vậy, các biện pháp kỹ thuật khác nhau không ảnh hƣởng nhiều đến thời gian từ trồng đến ra hoa và đậu quả của giống cà chua TN386. Thời gian từ trồng đến khi thu quả đợt 1 và kết thúc thu hoạch giữa các công thức có sự chênh lệch không đáng kể, chênh nhau 2-3 ngày. Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch của các công thức khác nhau giao động từ 111 đến 114 ngày. Trong đó công thức 1 kết thúc thu hoạch sớm nhất (111 ngày sau trồng), công thức 4 và công thức 5 kết thúc thu hoạch muộn hơn công thức 1 (114 ngày sau trồng). Do vậy tổng thời gian sinh trƣởng cũng chỉ hơn kém nhau 3 ngày (146 - 149 ngày sau trồng). Điều đó chứng tỏ các công thức khác nhau không làm ảnh hƣởng tới các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống cà chua TN386. Ảnh hƣởng của biện pháp canh tác đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây giống cà chua TN386 Chiều cao cây tăng liên tục từ khi trồng cho đến khi kết thúc sinh trƣởng, tăng trƣởng mạnh trong giai đoạn từ 56 đến 70 ngày sau trồng. Tuy nhiên, chiều cao cây ở các công thức trong từng giai đoạn không có sự chênh lệch lớn, biến động trong khoảng từ 159,6 - 168,8 cm ở 98 ngày sau trồng (NST). Nhƣ vậy, các biện pháp kỹ thuật khác nhau không ảnh hƣởng đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống cà chua TN386 ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả cụ thể đƣợc minh họa qua hình 1. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến tốc độ ra lá trên thân chính của giống cà chua TN386 Kết quả hình 2 cho thấy, số lá trên thân chính của giống cà chua TN386 giữa các công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch nhiều ở các giai đoạn sinh trƣởng. Số lá trên thân chính ở lần theo dõi cuối cùng (98 ngày sau trồng) biến động từ 29,9-30,9 lá. Trong đó công thức 2 có số lá cao nhất đạt 30,9 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm có số lá cuối cùng trên thân chính tƣơng đƣơng so với công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Hình 1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua TN386 ở các công thức thí nghiệm Hình 2: Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm Ảnh hƣởng của biện pháp kỹ thuật canh tác đến khả năng kháng sâu, bệnh hại của cà chua Kết quả bảng 2 cho thấy: Ở các công thức đều xuất hiện một số loại sâu, bệnh hại nhƣ sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sƣơng. Về sâu hại: Sâu ăn lá gây hại khá nặng trên các công thức thí nghiệm, tỷ lệ hại biến động ở 20%-40%, mật độ sâu hại dao động từ 0,8- 1,5 con/cây. Công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ hại lớn nhất là 40%, tiếp đến là công thức 2 có tỷ lệ hại là 33,3%, công thức 5 (xen với hành lá) có tỷ lệ thấp nhất 20%. Mật độ hại cũng cao nhất ở công thức 1 - đối chứng (1,5 con/cây), công thức 2,3 và 4 có mật độ sâu hại thấp hơn công thức đối chứng (1,0-1,3 con/cây). Mật độ hại thấp nhất ở công thức 5 (xen với hành lá) có mật độ sâu ăn lá 0,8 con/cây. Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 50 Bảng 2: Tình hình sâu bệnh hại cà chua trong các công thức thí nghiệm Công thức Sâu hại Bệnh hại Sâu ăn lá Sâu đục quả Xoăn lá TLB (%) Mốc sƣơng TLB (%) TLH (%) Mật độ (con/cây) TLH (%) Mật độ (con/cây) 1(Đ/C) 40,0 1,5 46,7 1,7 20,0 84,0 2 33,3 1,0 33,3 1,5 13,3 80,0 3 26,7 1,0 40,0 1,5 13,3 60,0 4 26,7 1,3 40,0 1,1 26,7 61,3 5 20,0 0,8 26,7 1,0 13,3 58,7 Sâu đục quả: Do điều kiện thời tiết thuận lợi nên sâu đục quả phát triển nhanh và gây hại trên tất cả các công thức thí nghiệm, trong đó công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ hại cao nhất là 46,7%, mật độ đạt 1,7 con/cây. Tiếp đến là công thức 3 và 4 có tỷ lệ hại là 40% và mật độ sâu là 1,1-1,5 con/cây. Công thức 5 (xen hành lá) có tỷ lệ hại thấp nhất (26,7%) và mật độ sâu là 1,0 con/cây. Nhƣ vậy, ở các công thức khác nhau có tỷ lệ sâu hại khác nhau, công thức 1 (đối chứng) là công thức có mật độ trồng dày (trồng theo mật độ của dân) và không có sự hỗ trợ của cây trồng xen nên bị nhiễm sâu hại nặng nhất. Công thức 5 là công thức duy nhất trồng xen với hành lá, tỷ lệ hại ở mức độ nhẹ nhất. Kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy một số biện pháp trồng xen có ý nghĩa trong công tác BVTV: Biện pháp trồng xen hành tím với cà chua và ớt lai xen cà chua đã đem lại lợi nhuận cao cho nhà nông tại xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Điều đó bƣớc đầu chứng tỏ trồng xen làm giảm tỷ lệ hại của sâu, có thể do mùi vị của loại cây trồng này có tác dụng xua đuổi hoặc là mùi vị không ƣa thích trong việc tìm kiếm thức ăn của sâu. Về bệnh hại: Trong thí nghiệm vụ Xuân Hè 2013 chúng tôi thấy xuất hiện 2 bệnh hại chính trên cây cà chua đó là bệnh mốc sƣơng và bệnh xoăn lá, đặc biệt bệnh mốc sƣơng gây hại nghiêm trọng. Các bệnh này phát sinh và gây hại mạnh khi gặp điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, có sƣơng muối. Bệnh mốc sƣơng: Bệnh xuất hiện trên tất cả các công thức và gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây. Bệnh mốc sƣơng có tỷ lệ bệnh biến động từ 58,7% đến 84%, trong đó công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ bệnh hại cao nhất (84%). Tiếp đến là công thức 2 (80%). Công thức 5 có tỷ lệ bệnh thấp nhất (58,7%). Bệnh xoăn lá: Đây là bệnh gây hại nặng và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Bệnh do virus TYLCV (Tomato Yellow Leaf Curt Virus) gây ra. Bệnh lan truyền qua bọ phấn trắng. Trong thí nghiệm tất cả các công thức đều bị nhiễm bệnh xoăn lá với tỷ lệ từ 13,3%- 26,7 %. Trong đó, công thức 2,3 và 5 bị nhiễm nhẹ nhất với 13,3%, công thức có tỷ lệ bệnh cao nhất là công thức 1 (đối chứng) với 26,7%. Thời tiết vụ Xuân Hè là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển. Với tình hình sâu bệnh hại nhƣ vậy, chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp phòng trừ nhƣ: Thƣờng xuyên quan sát phát hiện và diệt sớm ổ trứng chƣa nở hay sâu tuổi nhỏ, vệ sinh đồng ruộng, đảm bảo ruộng đủ ẩm, không đọng nƣớc, bón phân đúng kỹ thuật, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Tỉa mầm, tạo tán, đảm bảo ánh sáng và không khí lƣu thông tốt, hạn chế sâu bệnh phát sinh. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần, theo nội dung từng công thức nhƣ sau: Công thức 1, 2 và 3: sử dụng thuốc BVTV hóa học. Bệnh mốc sƣơng sử dụng: Zineb bul 80WP, Rimil 72WP; Bệnh xoăn lá sử dụng: Kacie 250EC; Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Pesieu 500EC. Công thức 4 và 5: sử dụng thuốc BVTV sinh học; Bệnh mốc sƣơng sử dụng: BioBus 1.00WP; Bệnh xoăn lá sử dụng: Vertimec 1.8EC. Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Atabron 5EC. Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 51 Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ sâu hại ở các công thức thí nghiệm Bảng 3: Tình hình sâu hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên giống cà chua TN 386 ở các công thức thí nghiệm Công thức Trƣớc khi sử dụng thuốc BVTV Sau khi sử dụng thuốc BVTV Sâu ăn lá Sâu đục quả Sâu ăn lá Sâu đục quả Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) 1(Đ/C) 1,7 40,0 2,0 46,7 1,3 40,0 1,4 46,7 2 1,3 33,3 1,9 33,3 0,7 33,3 1,1 33,3 3 1,4 26,7 1,8 40,0 0,6 26,7 1,2 40,0 4 1,4 26,7 1,3 40,0 1,0 26,7 0,9 40,0 5 1,1 20,0 1,2 26,7 0,5 20,0 0,8 26,7 Qua bảng 3 và 4 cho thấy, ở tất cả các công thức thí nghiệm sau khi sử dụng thuốc BVTV thì tỷ lệ sâu, bệnh hại không tăng thêm. Đối với bệnh hại, sau khi dùng thuốc BVTV thì bệnh đã ngừng lây lan. Đối với sâu hại, sau khi dùng thuốc BVTV mật độ sâu đã giảm xuống, dao động trong khoảng 0,5-1,4 con/cây. Bảng 4: Tình hình bệnh hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên giống cà chua TN386 ở các công thức thí nghiệm Công thức Trƣớc khi sử dụng thuốc BVTV Sau khi sử dụng thuốc BVTV Tỷ lệ bệnh xoăn lá (%) Tỷ lệ bệnh mốc sƣơng (%) Tỷ lệ bệnh xoăn lá (%) Tỷ lệ bệnh mốc sƣơng (%) 1(Đ/C) 20,0 84,0 20,0 84,0 2 13,3 80,0 13,3 80,0 3 13,3 60,0 13,3 60,0 4 26,7 61,3 26,7 61,3 5 13,3 58,7 13,3 58,7 Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Bảng 5: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cà chua ở các công thức thí nghiệm Công thức Số hoa/cây (hoa) Số quả đậu/cây (quả) TL đậu quả (%) Số quả TB/cây (quả) KLTB/quả (gam) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 1 46,9 c 19,9 c 42,5 c 12,1 b 83,5 a 41,5 a 21,1 b 2 51,8 ab 22,8 b 43,9 abc 14,1 a 85,6 a 43,0 a 23,7 ab 3 49,7 bc 21,7 bc 43,6 bc 14,7 a 86,5 a 45,5 a 24,6 ab 4 54,3 a 26,2 a 48,3 a 15,3 a 86,5 a 47,1 a 24,4 ab 5 52,9 ab 25,0 a 47,3 ab 15,2 a 86,9 a 47,1 a 27,5 a CV(%) 3,44 4,43 5,54 6,54 2,71 6,69 9,11 LSD.05 3,31 1,93 4,71 1,75 4,38 5,65 4,16 P 0,05 0,05 >0,05 >0,05 Kết quả bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ đậu quả của ở các công thức không cao (dao động từ 42,5-48,3%) do vào tháng 2, điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là bệnh mốc sƣơng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây làm cho hoa và quả cà chua rụng nhiều. Trong các công thức thí nghiệm, công thức 4, 5 có tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, cao nhất là công thức 4 (đạt 48,3%). Số quả trung bình trên cây: Số quả trung bình trên cây ở các công thức biến động từ 12,1 -15,3 quả/ cây, trong đó tất cả các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 1) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 52 Bảng 6: Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến một số chỉ tiêu chất lượng trong quả cà chua Công thức VTM C (mg/100 gam) Đƣờng tổng số (%) VCK (%) Độ Brix (%) 1(Đ/C) 35,73a 2,80b 5,21b 4,9a 2 35,23 a 3,16 a 5,29 b 4,1 b 3 32,81 c 2,75 bc 5,42 a 4,1 b 4 29,20 d 2,61 d 5,26 b 4,1 b 5 33,88 b 2,68 cd 5,21 b 4,2 b CV(%) 1,32 1,54 1,19 3,86 LSD.05 0,83 0,08 0,12 0,31 Khối lƣợng trung bình/quả: Khối lƣợng trung bình/quả ở các công thức biến động từ 83,5 đến 86,9 gam/quả. Các công thức khác nhau có khối lƣợng trung bình/quả sai khác không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Điều đó chứng tỏ các công thức khác nhau không ảnh hƣởng đến khối lƣợng trung bình/quả của giống cà chua TN386. Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm dao động từ 41,5- 47,1 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy năng suất lý thuyết của các công thức tƣơng đƣơng nhau và tƣơng đƣơng với công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm dao động từ 21,1- 27,5 tấn/ha, trong đó công thức 5 đạt năng suất cao nhất (27,5 tấn/ha) và cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại tƣơng đƣơng nhau và tƣơng đƣơng với công thức đối chứng. Ảnh hƣởng của biện pháp kỹ thuật canh tác đến chất lƣợng quả cà chua Qua bảng 6 cho thấy: Hàm lƣợng vitamin C trong quả cà chua thu hoạch ở các công thức khác nhau có sự chênh lệch đáng kể. Công thức 1 và 2 có hàm lƣợng vitamin C cao nhất (35,73;35,23mg/100gam), tiếp đến là công thức 5 (3,88 mg/100g). Công thức 4 có hàm lƣợng vitamin C thấp nhất chỉ đạt 29,2 mg/100gam. Nhƣ vậy nhìn chung các công thức khác nhau đều ảnh hƣởng đến hàm lƣợng viamin C trong quả. Hàm lƣợng đƣờng tổng số trong quả cà chua có sự khác nhau giữa các công thức. Trong đó công thức 2 có hàm lƣợng đƣờng tổng số cao nhất đạt 3,16%, tiếp đến là công thức 1, 3 và 5 (2,80%;2,75%;2,68%), thấp nhất là công thức 4 (2,61%). Vật chất khô: Trong các công thức thí nghiệm, công thức 3 là công thức có VCK cao nhất đạt 5,42%, cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có VCK tƣơng đƣơng nhau và tƣơng đƣơng công thức đối chứng, dao dộng từ 5,21-5,29%. Độ brix: Độ brix ở các công thức thí nghiệm thấp hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có độ brix tƣơng đƣơng nhau, dao động từ 4,1-4,2%. KẾT LUẬN Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau không làm ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng, động thái, tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây và số lá trên thân chính của cà chua TN386. Tổng thời gian sinh trƣởng của cà chua TN386 giao động từ 146-149 ngày. Chiều cao trên thân chính ở các công thức thí nghiệm đạt từ 159,6 – 168,8cm. Số lá trên thân chính đạt 29,9 – 30,9 lá. Giống cà chua TN386 trồng ở vụ xuân 2013 đều bị nhiễm sâu bệnh hại, tuy nhiên tỷ lệ hại ở các công thức khác nhau. Công thức đối chứng có tỷ lệ sâu và bệnh hại cao hơn cả, thấp nhất là công thức 5. Công thức 5 đƣợc trồng xen với hành lá, điều này bƣớc đầu chứng tỏ cây trồng xen đã có tác dụng hạn chế sâu, bệnh hại trên cà chua, đặc biệt một số loài sâu nhƣ sâu xanh và sâu khoang (hai loài ăn lá và đục quả). Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 53 Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau đã ảnh hƣởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Hầu hết các công thức thí nghiệm đều có số quả/cây, tỷ lệ đậu quả, tổng số hoa/cây cao hơn công thức đối chứng. Duy nhất khối lƣợng trung bình/quả ở các công thức là tƣơng đƣơng nhau và tƣơng đƣơng đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức khác nhau có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng nhau và tƣơng đƣơng với đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết ở các công thức dao động từ 41,5 - 47,1 tấn/ha. Năng suất thực thu cao nhất ở công thức 5 (trồng xen hành lá) đạt 27,5 tấn/ha và thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) đạt 21,1 tấn/ha. Một số chỉ tiêu chất lƣợng: Hàm lƣợng vitamin C trong quả dao động từ 29,20- 35,73 mg/100g, hàm lƣợng đƣờng tổng số cao nhất ở công thức 2 (3,16%), vật chất khô cao nhất ở công thức 3 (5,42%) và độ brix cao nhất ở công thức 1 (4,9%). Đề nghị tiếp tục thử nghiệm công thức 5 (25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O + xen hành lá, sử dụng thuốc BVTV sinh học khi cần)ở một số thời vụ để có kết luận chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Hữu An và cộng sự (1996), Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái, khí hậu đồng bằng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ, 1994-1995 Mã số: B94-11-42-HN. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống cà chua, QCVN01-63: 2011/BNNPTNT”, Thông tư số 48/2011-BNNPTNT ngày 5 tháng 7 năm 2011 V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng. 3. Nguyễn Thị Mão, Lê Thị Kiều Oanh (2012), “Nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại cây trồng xen đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng trong vụ Đông Xuân 2010-2011 tại Thái Nguyên”, Tạp chí hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam, 2012. 4. Tổng cục thống kê, 2013. SUMMARY THE STUDY ON THE EFFECT OF AGRONOMICAL TECHNIQUES ON INFECTED PESTS AND YIELD OF THE POTENTIAL TOMATO VARIETY TN386 IN THE 2013 SPRING-SUMMER CROP IN THAI NGUYEN Le Thi Kieu Oanh * , Nguyen Thi Mao, Tran Dinh Ha, Tran Trung Kien College of Agriculture and Forestry - TNU This study was conducted on the tomato variety TN386 at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry in the 2013 Spring-Summer crop with 5 comlicated-agronomic technique treatments. The research results indicated that there were not much differences in growth duration, plant height and number of leaves among treatments. However, different treatments had different influence on the degree of infected pests and the yield. The lowest percentage of infected pests and the highest actual fruit yield (27.5 ton/ha) were observed at treatment 5 (25 ton bio-organic fertilizer (NTT) + 800 kg CaO + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O + intercroping with Bulbus seu Herba Allii (Alium fistulosum L.), applying bio-pesticides) whereas the highest percentage of infected pests and the lowest actual fruit yield (21.1 ton/ha) were recored at treatment 1 as the control (15 ton manure fertilizer + 90 kg N + 60 kg P2O5 + 150 kg K2O + applying chemical pesticides). Key words: Tomato, agronomic techniques, pests, Spring-Summer crop Ngày nhận bài:10/3/2014; Ngày phản biện:27/3/2014; Ngày duyệt đăng: 5/5/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN * Tel: 0978 626877, Email: lkoanh77@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42176_46022_10620141523388_317_2048686.pdf
Tài liệu liên quan