Một số qui ước về bầu trời

• Hệ toạ độ xích đạo sử dụng hai giá trị là xích kinh RA và xích vĩ DEC. • Xích kinh tính bằng khoảng cách góc từ điểm xuân phân tới hình chiếu của thiên thể lên xích đạo trời theo chiều ngược với nhật động. (trên thực tế chỉ số này thường được tính bằng giờ-phút-giây) • Xích vĩ tính bằng khoảng cách góc của thiên thể so với xích đạo trời. • Khác với hệ toạ độ chân trời, hệ này đưa ra giá trị của thiên thể không phụ thuộc vị trí của người quan sát. Vì lý do này, nó được dùng phổ biến trong các văn bản.

pdf10 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số qui ước về bầu trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ QUI ƯỚC VỀ BẦU TRỜI VIETNAM ASTRONOMY AND COSMOLOGY ASSOCIATION Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN TẠI SAO CẦN QUI ƯỚC? Khi nhìn từ Trái Đất, mọi đối tượng thiên văn (Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, các sao, ) dường như nằm trên cùng một mặt cầu khép kín, giống như bề mặt của Trái Đất. Các qui ước về bầu trời cho phép chúng ta định vị và mô tả được vị trí cũng như chuyển động biểu kiến của các thiên thể. THIÊN CẦU Thiên cầu (celestial sphere) là mặt cầu tưởng tượng bao quanh Trái Đất, là mặt cầu có chứa hình chiếu của tất cả các đối tượng thiên văn (các thiên thể) theo hướng từ thiên thể tới tâm Trái Đất. Thiên cầu không xác định bán kính, không phải một thực thể mà chỉ là một qui ước hình học. MỘT SỐ KHÁI NIỆM • Thiên cực (celestial pole): điểm trên thiên cầu mà tại đó thiên cầu giao với đường nối dài của trục quay Trái Đất. • Xích đạo trời (celestial equator): giao tuyến của thiên cầu với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất (xích đạo trời song song với xích đạo Trái Đất). • Hoàng đạo (ecliptic): Đường đi biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu, nghiêng so với xích đạo trời ~23,5˚. • Xích đạo trời và hoàng đạo cắt nhau tại hai điểm xuân phân và thu phân. Khi Mặt Trời đi qua một trong hai điểm này (biểu kiến), đó là thời điểm xuân phân hoặc thu phân. MỘT SỐ KHÁI NIỆM • Thiên đỉnh (Zenith): Điểm thẳng trên đỉnh đầu người quan sát, hay điểm tạo thành do thiên cầu giao với đường nối từ tâm Trái Đất tới người quan sát. • Thiên để (Nadir): Điểm nằm phía đối diện với thiên đỉnh. Người quan sát không thể nhìn thấy thiên để của mình. • Lưu ý: khác với thiên cực, hoàng đạo, , thiên đỉnh và thiên để không cố định mà phụ thuộc vào vị trí của người quan sát. CÁC HỆ TOẠ ĐỘ Có rất nhiều sao có thể được quan sát bằng mắt thường và một lượng lớn hơn thế rất nhiều lần có thể quan sát qua kính thiên văn. Mỗi sao hay bất cứ thiên thể nào đều có vị trí xác định tại thời điểm xác định trên thiên cầu. Các hệ toạ độ được sử dụng để mô tả vị trí của thiên thể trên cầu trời một cách chính xác - Tương tự như kinh tuyến và vĩ tuyến trên Trái Đất. Bài giảng này sẽ đề cập tới hai hệ phổ biến là hệ toạ độ chân trời và hệ toạ độ xích đạo. HỆ TOẠ ĐỘ CHÂN TRỜI • Hệ toạ độ chân trời sử dụng hai giá trị là độ cao (altitude/alt) và độ phương (azimuth/az) để xác định vị trí của thiên thể trên thiên cầu. • Độ cao tính bằng góc nhìn thiên thể tính từ mặt đất của người quan sát. • Độ phương tính bằng góc tính từ điểm chính Bắc tới hình chiếu của thiên thể lên chân trời, theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống. • Hệ toạ độ này phụ thuộc vào vị trí của người quan sát. HỆ TOẠ ĐỘ CHÂN TRỜI Độ cao của thiên thể được tính bằng góc tạo bởi đường nối từ mắt người quan sát tới thiên thể và đường nằm ngang (song song vớimawtj đất). HỆ TOẠ ĐỘ XÍCH ĐẠO • Hệ toạ độ xích đạo sử dụng hai giá trị là xích kinh RA và xích vĩ DEC. • Xích kinh tính bằng khoảng cách góc từ điểm xuân phân tới hình chiếu của thiên thể lên xích đạo trời theo chiều ngược với nhật động. (trên thực tế chỉ số này thường được tính bằng giờ-phút-giây) • Xích vĩ tính bằng khoảng cách góc của thiên thể so với xích đạo trời. • Khác với hệ toạ độ chân trời, hệ này đưa ra giá trị của thiên thể không phụ thuộc vị trí của người quan sát. Vì lý do này, nó được dùng phổ biến trong các văn bản. Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN VIETNAM ASTRONOMY AND COSMOLOGY ASSOCIATION

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-02_celestial_sphere_2966_2049651.pdf