Một số điều của luật hải quan

Trong thập niên 80 cho tới Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam giai đọan này là nền kinh tế tập trung, bao cấp mà một trong những đặc trưng của nó là chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương do đó Điều lệ hải quan chỉ phù hợp với họat động xuất nhập khẩu trong giai đọan này. Sau Đại hội VI của Đảng, đường lối đổi mới của Đảng được tiếp tục phát triển qua các kỳ đại hội tiếp theo với chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trên cơ sở kinh tế nhiều thành phần, công tác hải quan liên quan đến nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, an ninh, ngoại giao . do vậy đòi hỏi phải có văn bản pháp lý mang tính chuyên ngành .

ppt14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số điều của luật hải quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HẢI QUAN VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HẢI QUAN 1/ LUẬT HẢI QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI 1.1/ Nguồn gốc ra đời của Luật Hải quan 1.2/ Sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Hải quan 2/ Quan điểm chỉ đạo và hướng bổ sung sửa đổi một số Điều của Luật Hải quan 2.1/ Quá trình triển khai 3/ Các nội dung cơ bản sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Luật Hải quan Nguồn gốc ra đời của Luật Hải quan Trong thập niên 80 cho tới Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam giai đọan này là nền kinh tế tập trung, bao cấp mà một trong những đặc trưng của nó là chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương do đó Điều lệ hải quan chỉ phù hợp với họat động xuất nhập khẩu trong giai đọan này. Sau Đại hội VI của Đảng, đường lối đổi mới của Đảng được tiếp tục phát triển qua các kỳ đại hội tiếp theo với chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trên cơ sở kinh tế nhiều thành phần, công tác hải quan liên quan đến nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, an ninh, ngoại giao... do vậy đòi hỏi phải có văn bản pháp lý mang tính chuyên ngành . Sự ra đời của Pháp lệnh hải quan ngày 20/2/1990 ( có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/1990 ) đánh dấu một giai đọan phát triển quan trọng về chất của Ngành HQVN cả về quy mô, phương thức và hiệu quả họat động. Những tư tưởng cơ bản của Pháp lệnh là sự thể hiện các quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, Pháp lệnh hải quan được xây dựng và ban hành theo Hiến pháp 1980, do đó phải xây dựng Luật cho phù hợp với Hiến pháp 1992. Nhiều nội dung của Pháp lệnh không thống nhất và không còn phù hợp với các đạo luật được ban hành sau năm 1990 và không đáp ứng các đòi hỏi của các cam kết quốc tế liên quan đến họat động HQ mà Việt Nam tham gia hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện . Xuất phát từ thực tế đó, ngày 4/2/1993 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/NQ-UBTVQH về công tác xây dựng pháp luật, giữa năm 1993 Thủ tướng Chính phủ đã giao cho TCHQ chịu trách nhiệm sọan thảo Dự án Luật Hải quan . Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, TCHQ đã phối hợp xin ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành, một số doanh nghiệp và tham khảo kinh nghiệm xây dựng Luật HQ của một số nước, cũng như tổ chức các hội thảo . Sau 16 lần dự thảo ngày 03/01/2001 TCHQ đã chuyển Bộ Tư pháp Dự án Luật hải quan để thẩm định . Dự án Luật dự thảo gồm Lời nói đầu, 9 chương với 92 Điều. Trên cơ sở thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành cùng hai lần Hội thảo tiếp theo, Dự án Luật Hải quan được trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Sau khi chỉnh lý Dự án Luật Hải quan còn 8 Chương 82 Điều và Ngày 29/6/2001, tại kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa X tòan văn Luật Hải quan đã được Quốc hội thông qua, với 83,8% Đại biểu Quốc hội tán thành ( gồm 364 Đại biểu có 8 đại biểu không tán thành và 6 đại biểu không biểu quyết). Luật HQ ra đời trên nguyên tắc kế thừa và phát triển các quy định tại pháp lệnh HQ và một số văn bản pháp luật liên quan khác. Sự ra đời của Luật HQ là một bước hòan thiện hệ thống pháp luật HQ với mục tiêu thể chế hóa đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực công tác HQ. Tạo điều kiện thuận lợi cho họat động xuất nhập khẩu góp phần tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước. Nội luật hóa các quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan đến họat động HQ, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đổi mới, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế, đồng thời tham gia bảo vệ lợi ích và chủ quyền an ninh quốc gia, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Hải quan Sau 4 năm triển khai thực hiện Luật Hải quan đã thể hiện rõ những mặt tích cực : + Tạo thuận lợi cho quy trình thủ tục Hải quan + Tạo được môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng + Nâng cao được hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Hải quan + Phù hợp với các chuẩn mực và cam kết quốc tế Tuy nhiên trong bối cảnh tòan cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có một số quy định trong Luật HQ hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan hiện đại, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, lãnh thổ Hải quan chưa được cụ thể hóa vào Luật, vì lãnh thổ Hải quan không chỉ nhằm khảng định lãnh thổ quốc gia, mà còn khảng định quyền chủ quyền của Nhà nước về Hải quan tại các khu vực thuộc quyền tài phán nằm ngoài lãnh thổ quốc gia như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.... Sự cần thiết phải bổ sung sửa đổi Luật cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, cũng như đảm bảo công khai, minh bạch hóa đơn giản hóa thủ tục Hải quan, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm và phẩm chất của công chức Hải quan. Sự cần thiết phải bổ sung, sửa đổi một số Điều của Luật Hải quan cho tương thích với các đạo Luật khác như : Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Sở hữu trí tuệ,....và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Quan điểm chỉ đạo và hướng bổ sung sửa đổi một số Điều của Luật Hải quan Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2005, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan (Dự án Luật). Từ tháng 09. 2004, Dự án luật đã được Bộ Tài chính chỉ đạo chuẩn bị xây dựng đề cương soạn thảo các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung với quan điểm chỉ đạo là: + Sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và yêu cầu hội nhập của Hải quan nói riêng; + Nội luật hoá những chuẩn mực, cam kết quốc tế trong lĩnh vực Hải quan bảo đảm tính công khai, minh bạch trong Luật; + Đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Ngành Hải quan; + Khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện Luật hiện hành nhằm đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu cải cách hành chính về thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; Quá trình triển khai - Tổng cục HQ đã tổ chức tổng kết 03 năm thực hiện Luật Hải quan trong phạm vi toàn Ngành, đánh giá những mặt tích cực, những hạn chế của Luật hiện hành để rút ra những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung; - Rà soát tổng thể Luật Hải quan hiện hành, đối chiếu với các Điều ước quốc tế mà chủ yếu tập trung vào: Công ước KYOTO, Hiệp định TRIPS, Hiệp định Trị giá GATT, Công ước HS... Nội luật hóa. - Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các Cục trưởng Hải quan toàn ngành, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp 2 khu vực phía Bắc và phía Nam, ý kiến chuyên gia của Ngân hàng thế giới về các nội dung sửa đổi, bổ sung... - Dự thảo Luật được Uỷ ban thường Vụ Quốc hội 03 lần cho ý kiến, được Uỷ ban kinh tế Ngân sách của Quốc hội thẩm tra 03 lần; Ngày 25/5/2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI, Dự án Luật đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu quyết thông qua với : 364 đại biểu có mặt tán thành đạt 74,49%, chỉ có 02 đại biểu không biểu quyết, không có đại biểu nào không tán thành. Có thể khẳng định, Dự án Luật được thông qua là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành Hải quan thực hiện nhiệm vụ của mình trong giai đoạn cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan. Các nội dung cơ bản sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Luật Hải quan Luật được sửa đổi, bổ sung Gồm 24 điều có thể chia làm 3 nhóm sau : - Nhóm 1 : Bao gồm các Điều ( Điều 2; Điều 4; Điều 5; Từ Điều 11 đến Điều 23; Điều 25; Điều 57; Điều 69; Điều 71; Điều 74) Nhóm này bao gồm các điều cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định khác liên quan . - Nhóm 2: Bao gồm các Điều ( Điều 8; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 20; Điều 22; Điều 23; Điều 27 ) mà trọng tâm là Điều 8 hiện đại hóa hải quan – thực hiện thủ tục Hải quan điện tử. - Nhóm 3: Bao gồm các Điều ( Điều 15; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 32). Trọng tâm sửa đổi là Điều 15, thay đổi phương thức quản lý thủ công sang phương pháp quản lý Hải quan hiện đại.( Phương pháp quản lý rủi ro. Mở rộng phạm vi cho việc thực hiện kiểm tra sau thông quan )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptMột số điều của luật hải quan.ppt
Tài liệu liên quan