Một số dẫn liệu về thảm thực vật trên lưu vực sông Chu tỉnh Thanh Hóa

The vegetation on the valley of of the Chu river plays important role to regulate water source, protect land from regression and reduce risk of flood in lower section. There are 753 species belong to 368 genera 130 family 6 division was recoded. Four classes of formation with types of vegetation are the broad - leaved and tropical seasonal evergreen - closed lowland forest; broad - leaved and tropical seasonal evergreen - closed subroutine forest; broad - leaved and tropical seasonal evergreen lowland woodland; broad - leaved and tropical seasonal evergreen subroutine woodland; evergreen scrubland; herbaceous-graminoid vegetation. Plantation including Heave brainless, Cinamomum cassia, Acacia magium, Acacia auriculifformis, Dendrocalamus membranaceus. The characteristcs of species composition and structure of vegetational types were described clearly in the report.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số dẫn liệu về thảm thực vật trên lưu vực sông Chu tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 1 MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ THẢM THỰC VẬT TRÊN LƯU VỰC SÔNG CHU TỈNH THANH HÓA Lê Đồng Tấn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), Nguyễn Anh Hùng (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên) 1. Mở đầu Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (tiếng Tày), Nậm Sang (tiếng Thái), nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu, là phụ lưu lớn nhất của sông Mã, bắt nguồn từ vùng núi Houa (cao 2.062 m) ở Tây Bắc tỉnh Sầm Nưa nước CHDCND Lào, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào sông Mã ở ngã ba Giàng (ngã ba Bông), cách cửa sông 25,5 km. Sông dài 325 km, trên phần lãnh thổ Việt Nam 160 km qua các huyện Quế Phong (Nghệ An), Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Diện tích lưu vực 7.580 km², phần ở Việt Nam 3.010 km²; cao trung bình 790 m, độ dốc trung bình 18,3%; mật độ sông suối 0,98 km/km² [6]. Sông Chu là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân tỉnh Thanh Hóa. Đập dâng nước Bái Thượng được xây dựng từ năm 1921 là nguồn nước tưới cho hơn 50 nghìn ha đất nông nghiệp thuộc các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống và Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Hồ chứa nước thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt được khởi công xây dựng từ năm 2006 tại huyện Thường Xuân với dung tích 1,45 tỉ m³, sau khi hoàn thành sẽ đủ nước tưới cho hơn 87 nghìn ha đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các huyện miền xuôi và thành phố Thanh Hóa, đồng thời có thể phát điện với công suất 97 MW. Công trình thủy điện Hủa Na công suất 180MW được xây dựng tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ hòa lưới điện quốc gia trong quý IV năm 2011 với sản lượng hơn 700 tỉ kWh mỗi năm. Như vậy, sông Chu có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở các huyện miền xuôi và thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Do diện tích lớn, địa hình dốc nên thảm thực vật trên lưu vực sông Chu có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ nguồn nước. Sự suy thoái của thảm thực vật không chỉ làm giảm khả năng phòng hộ mà còn làm cạn kiệt nguồn nước. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiện trạng để phục hồi và bảo vệ thảm thực vật là hết sức cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn. Trên tuyến điều tra, thiết lập ô tiêu chuẩn tạm thời có diện tích 100m2, 400m2 đến 1000m 2 tùy theo thảm thực vật là thảm cỏ, thảm cây bụi hay các trạng thái rừng. Số liệu trong ô tiêu chuẩn được thu thập theo các phương pháp thông thường đang được áp dụng hiện nay. Các chỉ tiêu đo đếm gồm: Chiều cao, đường kính, mật độ cây, độ tàn che, thảm tươi... Sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Kết hợp sử dụng các chỉ tiêu về hệ số tổ thành loài để phân biệt các quần xã (ưu hợp) thực vật (Thái Văn Trừng, 1978). Tên loài cây được xác định theo [1, 3] và cuốn “Tªn c©y rõng ViÖt Nam” [2]. Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (phương pháp PRA) để thu thập số liệu về tình hình khai thác và sử dụng đất tại các địa phương. 3. Kết quả nghiên cứu Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 2 3.1. Hệ thực vật Cho đến nay, những nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật ở lưu vực sông Chu nói chung và vùng miền núi Thanh Hóa nói riêng còn rất hạn chế. Các nghiên cứu đã thực hiện thường là điều tra phục vụ cho công tác thiết lập khu bảo tồn thiên nhiên (Xuân Liên, Pù Hu) hay đánh giá tác động các công trình xây dựng thủy điện - thủy lợi (Cửa Đạt) và thủy điện (Trung Sơn, Hủa Na). Tuy nhiên, những dẫn liệu được các tác giả đưa ra cho thấy, thảm thực vật ở vùng núi Thanh Hóa là khá đa dạng và phong phú với nhiều loài cho gỗ quý, có giá trị kinh tế. Riêng khu bảo tồn Xuân Liên - một địa điểm thuộc lưu vực sông Chu với diện tích 27.668 ha (chiếm khoảng 0,9% tổng diện tích lưu vực) có 560 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đ Cinnamomum balansae, Colona poilanei, Croton boniana, Macaranga balansa [4]. Trên phần lưu vực thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, bước đầu chúng tôi đã thống kê được 753 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 368 chi, 130 họ, 6 ngành như sau: - Ngành Khuyết thực vật (Psilotophyta): 1 họ, 1 chi, 1 loài. - Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 2 họ, 3 chi, 10 loài. - Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 13 họ, 19 chi, 29 loài. - Ngành Thông (Pinophyta): 5 họ, 6 chi, 10 loài. - Ngành Hạt kín (Magnoliophyta): 108 họ, 338 chi, 701 loài. Trong đó: + Lớp hai lá mầm (Dicotyledones): 9 họ, 297 chi, 643 loài. + Lớp một lá mầm (Monocotyledones): 1 họ, 41 chi, 58 loài. Có 64 loài đặc hữu, trong đó đặc hữu Bắc Bộ có 32 loài, đặc hữu Bắc Trung Bộ - Trung Bộ có 24 loài và đặc hữu Việt Nam có 10 loài. 3.2. Thảm thực vật Theo khung phân loại của UNESCO (1973) [5], khu vực nghiên cứu có những quần hệ với các kiểu thảm thực vật sau: * Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở địa hình thấp. Kiểu này phân bố trên độ cao dưới 400 - 500m so với mặt biển. Do những cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên, có tán lá sít vào nhau tạo thành. Tầng cây gỗ không bao giờ rụng hết lá, mặc dù một vài cá thể vẫn có thể rụng lá về mùa khô hay khô lạnh. Có 3 trạng thái sau: - Rừng nguyên sinh ít bị tác động: Rừng có cấu trúc 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và một tầng cỏ quyết. Tầng A1 (tầng vượt tán hay tầng nhô) gồm những cây gỗ cao 30 - 40m mọc rải rác, phân tán, có tán đứt quãng không liên tục. Thành phần: Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Táu (Hopea chinensis, Vatica spp.), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Đa (Ficus sp.), Lim vang (Peltophorum sp), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Gội (Chisocheton sp.). Tầng A2 (tầng tán rừng) gồm những cây gỗ cao 20 - 30m, thân thẳng, tán tròn hẹp giao nhau tạo thành vòm khép kín liên tục. Thành phần: Vàng anh (Saraca dives), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim vang (Peltophorum sp.) Ràng ràng (Ormosia sp.), Mát (Millttia sp.), Trường mật (Pometia pinnata), Gội (Aphanamixis polystachya), Quếch (Chisocheton thorelli), Chạc khế (Disoxylum tonkinensis), Trương vân (Toona sureni), Gội tía (Amoora gigantea), Gội nước (Aglai sp.), Giổi xanh (Magnlietia sp.), Giổi lông (Michelia sp.), Trám trắng (Canarium Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 3 album), Trám (Canarium sp.), Xoan nhừ (Alllospondias axillaris), Xuân thôn (Swintonia sp.), Chay (Artocarrpus tonkinensis) các loài thuộc chi Nephelium, Xerospermum, Mischocarpus họ Bồ hòn (Sapindaceae), Lithocarpus, Quercus họ Dẻ (Fagaceae), chi Phoebe, Machilus, Cinnnamomun, Cryptocarya, Beilchmiedia họ Re (Lauraceae), chi Ficus họ Dâu tằm (Moraceae), chi Engelhardtia họ Chẹo (Juglandaceae)... Tầng A3 (tầng dưới tán) gồm những cây mọc rải rác dưới tán rừng, cao 8 - 15m. Thành phần: Trâm (Syzygium spp.), Ràng ràng (Ormosia balanse), Sảng (Sterculia sp.), các loài thuộc chi Litsea, Machilus, Phoebe, Cryptocarya họ Re (Lauraceae), Garcinia, Callophylum họ Bứa (Clusiaceae), Knema họ Máu chó (Myristiaceae), Polyalthia, Xylopia, Fissitigma, Goniothalamus, Alphonsea họ Na (Annonaceae), họ Mùng Quân (Flacourtiaceae), Elaeocarpus họ Côm (Elaeocarpaceae), Pterospermum, Sterculia họ Trôm (Sterculiaceae)... Tầng cây bụi thấp gồm những cây có chiều cao 2 - 8m, mọc rải rác. Thành phần: các loài thuộc chi Urophyllum, Psychotria, Lasianthus họ Cà phê (Rubiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae); chi Blastus, Memexylon họ Mua (Malastomataceae); chi Fissitigma, Goniothalamus họ Na (Annonaceae), các loài thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Gai (Urticaceae)... Tầng cỏ quyết gồm những cây cao không quá 2m của các loài thuộc chi Strobilanthes, Phlogacanthus, Pseuderantherum, Justica họ Ôrô (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Ráy (Arceae), họ Gừng (Zinziberaceae), họ Hành (Liliaceae), họ Cỏ (Poaceae), Cói (Cyperaceae) và các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Pteridoideae, Gleicheniaceae, Polypodiaceae, Dennstaedtiaceae, Thelypteridaceae, Aspleniaceae, Dryopteridaceae... Ngoài các tầng còn có thực vật ngoại tầng. Đó là hệ thống các loài dây leo với thành phần chủ yếu là Dây gắm (Gnetum formosun), các loài thuộc chi Mucuna, Derris, Dallbergia họ Đậu (Fabaceae), Kadsura họ Xưn xe (Schisandraceae), các loài phụ sinh thuộc chi Dendrobium, Bulbophyum, Epigeneium họ Lan (Orchidaceae), các loài dương xỉ thuộc chi Drynaria họ Ráng đa túc (Polipodiaceae), Vittaria, Antrophyum họ Nguyệt xỉ (Adiantaceae)... - Các trạng thái rừng thứ sinh: Rừng thứ sinh hình thành do khai thác gỗ củi và phục hồi sau nương rẫy. Trạng thái này gồm có: + Rừng cây gỗ lá rộng: Rừng có cấu trúc gồm tầng cây gỗ cao 10 - 15m, tầng cây bụi cao 2 - 4m và tầng cỏ quyết. Tầng cây gỗ có thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong mọc nhanh. Tầng cây bụi thường dày rậm với thành phần chính gồm các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Quăng (Alangiaceae), Ilex họ Bùi (Aquifoliaceae)... Các loài dây leo cũng khá phát triển. Thành phần gồm các loài thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cánh bướm (Papilionoidaeae), họ Đậu (Caesalpiniaceae), họ (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Ngũ trảo (Verbenaceae), họ Trúc Đào (Apocynaceae), họ Bìm bìm (Convolvulaceae)... Tầng cỏ quyết ít phát triển, thành phần chính là họ Cói (Cyperaceae), họ Lúa (Poaceae), họ Riềng (Ziziberaceae), họ Ráy (Araceae) và các loài Dương xỉ. Các ưu hợp thường gặp là: Ba soi (Macaranga deticulata) + Hu đay (Trema orientalis) + Muối (Rhus chinensis); Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) + Hu đay (Trema orientalis) + Ràng ràng (Ormosia tonkinensis); Ràng ràng (Ormosia tonkinensis) + Dẻ gai (Castanopssis sp.) + Chẹo (Engelhardia roxburghiana); Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) + Ràng ràng (Ormosia tonkinensi) + Hu đay (Trema orientalis); Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) + Trám (Canarium bengalense) + Cứt ngựa Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 4 (Archidendron chevalieri); Trám (Canarium bengalense) + Sòi (Sapium discolor) + Chẹo (Engelhardia roxburghiana) + Côm (Elaeocarpus sp.). + Rừng tre nứa: Phát sinh hình thành do khai thác gỗ củi và sau nương rẫy. Trạng thái này gồm có: Rừng nứa (Neohouzeana dulloa) hỗn giao cây lá rộng; Rừng nứa (Neohouzeana dulloa) thuần loại; Rừng Giang (Ampelocalamus patellaris). - Rừng trồng: Trong khu vực gồm có rừng Cao su (Hevea brasilensis), rừng Keo tai tượng (Acacia magium), Keo lá tràm (Acacia auriculifformis), Quế (Cinamomum cassia) và Luồng (Dendrocalamus membranaceus). * Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi trung bình - Rừng nguyên sinh ít bị tác động: Kiểu này phân bố ở độ cao 500 - 600m trở lên. Rừng nguyên sinh gồm có 2 tầng cây gỗ. Tầng trên cao 15 - 20m có tán kín rậm. Thành phần chủ yếu là các loài thuộc chi (Lithocarpus, Quercus) họ Dẻ (Fagaceae), chi Machilus, Cinnamomum, Beilchmiedia, Phoebe, họ Re (Lauraceae), chi Diospyros họ Thị (Ebenaceae), Aphanamixis, Chisoxylon, Dysoxylum họ Xoan (Meliaceae), Michelia, Manglietia họ Mộc lan (Magnoliceae), họ Hồng quang (Hamamelidaceae), họ Chè (Theaceae). Tầng hai thường gặp các loài thuộc chi Phoebe, Litsea, Lindera họ Re (Lauraceae), Syzygium họ Sim (Myrtaceae), Knema họ Máu chó (Myristicaceae), Castanopsis, Lythocarpus, Quercus họ Dẻ (Fagaceae), Sloanea họ Côm (Elaeocarpaceae), Helicia họ Quắn hoa (Proteaceae). Tầng cây bụi gồm các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Rau dền (Acanthaceae), họ Cam quyết (Rutaceae), các loài thuộc chi ArundinAria, Phylostachys họ Cỏ (Poaceae); Pandanus (Pandanaceae). Thảm tươi gồm các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Riềng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae), các loài Dương xỉ. - Rừng thứ sinh gồm tầng cây gỗ cao 10 - 15m, tầng cây bụi 2 - 6m và tầng cỏ quyết. Tầng cây gỗ bao gồm các loài cây thường xanh. Tầng cây bụi ưu thế là các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae)... Tầng cỏ quyết ít phát triển.Thành phần chính gồm các loài thuộc họ Poaceae, Araceae, Cyperaceae, Zinziberaceae và các loài Dương xỉ. Có các ưu hợp: Ba soi (Macaranga deticulata) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) + Hu đay (Trema orientalis); Chẹo (Engelhardia roxburghiana) + Dẻ (Castanopssis sp.) + Ba soi (Macaranga deticulata); Kháo (Machilus sp.) + Dẻ (Castanopssis sp.) + Chẹo (Engelhardia roxburghiana) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus); Kháo (Machilus sp.) + Dẻ (Castanopssis sp.) + Trâm (Syzygium sp.)+ Vối thuốc (Schima walichii). * Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp (dưới 500m). Rừng thưa trong khu vực đều là rừng thứ sinh nhân tác do các hoạt động của con người. Rừng tự nhiên gồm có rừng cây gỗ lá rộng có thành phần chủ yếu là Hu đay (Trema orientalis), Ba soi (Macaranga auriculata), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Cứt ngựa (Archidendron sp.), Lim xẹt (Peltophorum dasyharrhachis), Vàng anh (Saraca dives), Ràng ràng (Ormosia balansae), Ngát (Gironniera subequalis), Sếu (Celtis sp.), Hu đay (Trema orientalis), Mạy tèo (Strblus sp.), Ôrô (Taxotrophis sp.), Dướng (Broussonetia papayrifera)...; rừng hỗn giao Nứa + cây lá rộng; rừng Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 5 Nứa (Neohouzeana dulloa) thuần loại; rừng Giang (Ampelocalamus patellaris). Rừng trồng gồm có rừng Luồng, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn và Cao su. * Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi trung bình. Trên đai độ cao này rừng tự nhiên chủ yếu là rừng cây gỗ lá rộng. Ngoài các loài cây rừng nguyên sinh thuộc các chi Castanopssis, Lithocarpus, Quercus họ Dẻ (Fagaceae), chi Machilus, Cinnamomum, Phoebe, họ Re (Lauraceae), Syzygium họ Sim (Myrtaceae), Knema họ Máu chó (Myristicaceae), thường gặp các loài như: Ba soi, Chẹo, Hu đay, Bùm bụp nâu, Vối thuốc... * Thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất địa đới có cây gỗ mọc rải rác. Các ưu hợp thường gặp là: Thành ngạnh ((Cratoxylon polyanthum, C. prunìlirium) + Thàu táu (Aporosa sphaerosperma, A. serrata) + Sầm (Memecylon scutellatum); Hoắc quang (Wendlandia paniculata) + Thàu táu (Aporosa sphaerosperma, A. serrata) + Trâm (Syzygium sp.); Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale) + Ba chạc (Euodia lepta); Phèn đen (Phyllanthus reticulatus) + Găng (Canthium horridum) + Bọt ếch (Glochidion lanceolarium). * Thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất địa đới không có cây gỗ. Có các quần xã Cỏ lào (Eupartorium ordorata); Mua (Melastoma normale); Sim (Rhodomyrtus tomentosa). * Thảm cỏ dạng lúa cao. Thành phần chính gồm Lau (Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus japonica). * Thảm cỏ dạng lúa cao trung bình. Được đặc trưng bởi quần xã Cỏ tranh (Imperata cylindrica). 4. Kết luận Bước đầu đã thống kê được 753 loài thuộc 368 chi, 130 họ, 6 ngành thực vật. Theo khung phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật lưu vực sông Chu gồm 4 lớp quần hệ: rừng kín, rừng thưa, thảm cây bụi và thảm cỏ với các kiểu thảm thực vật chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở địa hình thấp; rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi trung bình; rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi trung bình; thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất địa đới; thảm cỏ (thảm cỏ dạng lúa cao và thảm cỏ dạng lúa trung bình); rừng trồng gồm có rừng Cao su, Keo, Bạch đàn và Luồng. Phần lớn diện tích rừng trong lưu vực đã bị tác động hay bị suy thoái, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn do các hoạt động khai thác gỗ củi quá mức và đốt rừng làm nương rẫy. Các trạng thái thứ sinh đều được phát sinh hình thành từ thảm thực vật nguyên sinh tương ứng do hậu quả của hoạt động khai thác gỗ củi và đốt nương làm rẫy của người dân địa phương Tóm tắt Thảm thực vật trên lưu vực sông Chu có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa nguồn nước, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn và giảm nguy cơ lũ lụt ở vùng thấp. Có 753 loài thực vật đã bốn lớp quần hệ với các kiểu rừng là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi trung bình; rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp; rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi trung bình; thảm cây bụi nhiệt đới thường xanh trên đất địa đới; thảm cỏ (thảm cỏ dạng lúa cao và thảm cỏ dạng lúa trung bình); rừng trồng gồm có rừng Cao su, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân 6 Keo, Bạch đàn và Luồng đã được ghi nhận. Những đặc trung về các kiểu thảm thực vật cũng đã được mô tả. Summary Data on the vegetation in the valey of the Chu river in Thanh Hoa province The vegetation on the valley of of the Chu river plays important role to regulate water source, protect land from regression and reduce risk of flood in lower section. There are 753 species belong to 368 genera 130 family 6 division was recoded. Four classes of formation with types of vegetation are the broad - leaved and tropical seasonal evergreen - closed lowland forest; broad - leaved and tropical seasonal evergreen - closed subroutine forest; broad - leaved and tropical seasonal evergreen lowland woodland; broad - leaved and tropical seasonal evergreen subroutine woodland; evergreen scrubland; herbaceous-graminoid vegetation. Plantation including Heave brainless, Cinamomum cassia, Acacia magium, Acacia auriculifformis, Dendrocalamus membranaceus. The characteristcs of species composition and structure of vegetational types were described clearly in the report. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000). Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, HN. [2]. Unessco (1973). International classification and mopping of vegetation. Unessco Paris: 14-37. [3]. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín. Nxb Nông nghiệp, HN. [4]. Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, III. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Le Trong Trai, Le Van Cham, Bui Dac Tuyen, Tran Hieu Minh, Tran Quang Ngoc, Nguyen Van Sang, Monastyrskii, A. L. and Eames, J. C. (1999). A feasibility study for the establishment of Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute. [6].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1003_9484_4_5486_2053103.pdf
Tài liệu liên quan