Một số bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra ở cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) bố mẹ

1. Kết luận Bắt gặp 4 loại bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra ở cá mặt quỷ bố mẹ, bao gồm bệnh Cryptocaryonosis (tác nhân là Cryptocaryon irritans), bệnh Amyloodioniosis (tác nhân là Amyloodinium ocellatum), bệnh thích bào tử trùng (tác nhân gồm Myxobolus sp, Ceratomyxa sp., và Sphaeromyxa balbiani), bệnh Vi bào tử trùng (tác nhân là Pleistophora sp.); trong đó, 2 bệnh nguy hiểm nhất là và Amyloodioniosis, đã gây chết số lượng lớn cá bố mẹ. 2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra để hỗ trợ công tác nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra ở cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) bố mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 MỘT SỐ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO GÂY RA Ở CÁ MẶT QUỶ (Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) BỐ MẸ SOME PARASITIC PROTOZOAN DISEASES OF STONE FISH BROODSTOCKS (Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) Võ Thế Dũng1, Võ Thị Dung1 Ngày nhận bài: 23/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 26/7/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa) là loài có thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều acid amine không thay thế, rất có lợi cho sức khỏe con người. Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về cá mặt quỷ, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về bệnh ở loài cá này. Kết quả cho thấy, cá mặt quỷ bị nhiễm với nhiều bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra: bệnh Cryptocarionosis (tác nhân Cryptocarion irritans); bệnh Amyloodinionosis (tác nhân Amyloodinium ocellatum); bệnh Thích bào tử trùng (tác nhân Myxobolus sp., Ceratomyxa sp., Sphaeromyxa balbiani); bệnh Vi bào tử trùng (tác nhân Pleistophora sp.). Các loài ký sinh trùng này đều có thể gây bệnh nguy hiểm đối với cá mặt quỷ bố mẹ; trong đó, đặc biệt đáng chú ý nhất là Cryptocarion irritans và Amylodinium ocellatum; những ký sinh trùng này có thể gây chết cá số lượng lớn trong thời gian rất ngắn. Từ khóa: Cá mặt quỷ, Synnanceia verrucosa, bệnh cá, ký sinh trùng đơn bào ABSTRACT Stone fi sh (Synnanceia verrucosa) are highly nutritious species, with many un-saturated acid amines, which are very healthy to human. In recent years, there were some studies on stone fi sh, but, this is the fi rst study on this fi sh diseases. Results from this study showed that, stone fi sh broodstocks were infected with parasitc diseases: Cryptocarionosis (agent: Cryptocarion irritans), Amylodinionosis (agent: Amyloodinium ocellatum), Myxosporidia disease (agents: Myxobolus sp., Ceratomyxa sp., Sphaeromyxa balbiani); Mycrosporidiasis (agent: Pleistophora sp.). These parasies can cause serious diseases for broodstocks of stone fi sh. Especially, Cryptocarion irritans and Amyloodinium ocellatum can cause mass death in a short time for broodstock fi sh. Keywords: stone fi sh, Synnanceia verrucosa, fi sh disease, Protozoa 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) là loài đặc sản quí với chất lượng thịt cao, nhưng sản lượng còn rất hạn chế (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2014) [6]; để đáp ứng nhu cầu của thị trường, việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này cần được thực hiện sớm nhất có thể. Cá mặt quỉ phân bố tự nhiên ở biển nước ta, là loài được đánh bắt từ nhiều năm nay, nhưng những nghiên cứu về loài này còn hết sức khiêm tốn. Về đặc điểm sinh học, sinh thái được công bố trong các tài liệu (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2011 [3]; Nguyễn Hữu Phụng, 1999). Về giá trị kinh tế, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 51 giá trị dinh dưỡng của cá mặt quỷ được công bố trong Võ Thế Dũng và cộng sự (2014) [6]. Về sinh học sinh sản, Võ Thế Dũng và cộng sự (2012a) cho biết đã kích thích cho cá đẻ trứng, nhưng phôi chưa phát triển để nở thành cá bột. cho biết một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá mặt quỷ; Võ Thế Dũng và cộng sự (2015) [7] thông báo kết quả bước đầu về nuôi vỗ cá mặt quỷ trong hệ thống nước tĩnh và nước chảy, công trình này cho biết, nuôi trong hệ thống nước chảy hay nước tĩnh cá đều có thể thành thục. Như vậy, chưa có nghiên cứu nào về bệnh của loài cá này được công bố. Để xây dựng được nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này, nghiên cứu bệnh cá là hết sức cần thiết, đặc biệt là nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng – một loại bệnh hết sức phổ biến và nguy hiểm đối với sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển ở Việt Nam (Võ Thế Dũng và cộng sự, 2012 [4]; Vo The Dung và cộng sự, 2008a,b) [14, 15]. Bài báo tập trung mô tả một số dấu hiệu bệnh lý và tác nhân ký sinh trùng bắt gặp ở cá mặt quỷ bố mẹ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phòng-trị bệnh. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ký sinh trùng đơn bào ký sinh ở Cá mặt quỷ (Synnanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng. Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2013 - 11/2015. Địa điểm nghiên cứu: Khánh Hòa. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu mẫu nghiên cứu Thực hiện thu mẫu chọn lọc, chọn những cá thể yếu, hô hấp khó khăn, bơi không bình thường, có hiện tượng bỏ ăn, khó có khả năng hồi phục để nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào. Tổng số 154 cá thể có chiều dài trung bình 268,1 ± 34,5 mm, khối lượng trung bình là 1.012,6 ± 587,8 g được sử dụng trong nghiên cứu này. 2.2. Nghiên cứu mô tả dấu hiệu bệnh lý Quan sát cá trong bể: Quan sát hàng ngày, chú ý những cá thể kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng và nắp mang không đóng mở bình thường theo nhịp hô hấp mà mở liên tục, màu sắc kém tươi. Kiểm tra ký sinh trùng bên ngoài: Kiểm tra từng cá thể, chú ý mang, vì cơ quan này thường nhiễm các ký sinh trùng như Cryptocaryon irritans, Amylodinium spp, với các dấu hiệu như tơ mang bị nát, nắp mang phồng lên, miệng mở liên tục. Kiểm tra ký sinh trùng nội ký sinh: bắt buộc phải giải phẩu cá, trình tự thực hiện theo Võ Thế Dũng và cộng sự (2012) [5]. Chú ý mật, dạ dày, ruột, gan, thận, buồng trứng, cơ (dưới da). Chụp ảnh, vẽ, mô tả kỹ các dấu hiệu bệnh lý qua mắt thường, kính soi nổi hoặc kính hiển vi ở độ phóng đại thích hợp. 2.3. Nghiên tác nhân ký sinh trùng Áp dụng phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng được mô tả trong các tài liệu: Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) [8]; Võ Thế Dũng và cộng sự (2012) [5]. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu + Tỷ lệ cảm nhiễm (TLCN %) của KST được đánh giá theo công thức sau: Trong đó: P là tỷ lệ nhiễm (%); N1 là số cá nhiễm; N2 là tổng số cá kiểm tra. + Cường độ cảm nhiễm (CĐCN) tính theo công thức dưới đây: Trong đó: C là cường độ nhiễm trung bình Nt và Ntt tính như sau: Nt là tổng số KST đếm được trên 1 số thị trường kính kiểm tra; Ntt là số thị trường kính đã đếm KST. Với KST là cá thể đơn lẻ: Nt từ 1-10 KST/thị trường kính tương đương cường độ nhiễm +; Nt từ 11-20 KST/thị trường kính tương đương cường độ nhiễm ++; Nt từ 21-30 KST/thị trường kính tương đương cường độ nhiễm +++; 52 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 Nt từ 31 KST/thị trường kính trở lên tương đương cường độ nhiễm ++++; Với KST dạng bào nang (Vi bào tử trùng): Nt từ 1-2 bào nang/thị trường kính tương đương cường độ nhiễm +; Nt từ 3-4 bào nang/thị trường kính tương đương cường độ nhiễm ++; Nt từ 5-6 bào nang/thị trường kính tương đương cường độ nhiễm +++; Nt từ 7 bào nang/thị trường kính trở lên tương đương cường độ nhiễm ++++; III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Bệnh Cryptocaryonosis Dấu hiệu bệnh lý: ký sinh trên mang cá mặt quỷ. Trùng bám tạo thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, bằng mắt thường có thể thấy các đốm màu trắng đục nhỏ liti ở những nơi chúng ký sinh (Hình 1A). Mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh thường nổi đầu, bơi lên tầng mặt, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Miệng và nắp mang mở liên tục. Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy trùng có hình quả lê, bám vào các tơ mang, xoay tròn liên tục, xâm nhập sâu vào lớp tế bào dưới da (Hình 1D), huỷ hoại và tiêu hoá lớp nhớt mang, gây ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tác nhân: là ký sinh trùng Cryptocarion irritans (Hình 1B). Trùng có hình dạng quả lê hoặc hơi tròn tùy vào giai đoạn phát triển. Trên bề mặt có lông tơ bao phủ, cơ thể có thể biến đổi khi vận động. Đường kính cơ thể 180 – 700 μm. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy ký sinh trùng như những hạt nhỏ, màu trắng đục. Bên trong cơ thể có nhân lớn hình móng ngựa, màu đen. Võ Thế Dũng (2010), Võ Thế Dũng và cộng sự (2012) thông báo bắt gặp loài này trên cá mú ở Khánh Hòa [2, 4]. Hình 1. Một số hình ảnh Cryptocarion irritans ký sinh trên mang cá mặt quỷ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 53 Trong quá trình nuôi vỗ và nuôi thuần dưỡng cá mặt quỷ bố mẹ, bệnh Cryptocaryonosis xảy ra thường xuyên; tỷ lệ nhiễm bệnh là 82/154 (53,2%) cá bố mẹ sử dụng trong nghiên cứu, trong đó có 74 cá thể (48,1%) bị chết, hầu hết các cá thể bị chết đều nhiễm nặng (+++ , ++++) với ký sinh trùng này. Bệnh xảy ra chủ yếu vào tháng 7 và tháng 10 đến tháng 12. Theo Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), bệnh đốm trắng do Cryptocaryon sp. gây ra thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa và chủ yếu vào mùa mưa ở miền Nam [8]. 2. Bệnh Amyloodioniosis Dấu hiệu bệnh lý: Dấu hiệu cá bị bệnh Amyloodiniosis cũng tương tự như cá bị bệnh Cryptocaryonosis. Ký sinh trùng ký sinh trên mang, hình thành các đốm trắng; tuy nhiên, các đốm trắng của bệnh Amyloodiniosis có kích thước nhỏ hơn, màu trắng hơn. Cá bệnh cũng thường nổi đầu, bơi lên tầng mặt, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang, ăn mòn mang làm cá ngạt thở và có thể làm cá chết rất nhanh. Hình 2. Một số hình ảnh ký sinh trùng Amylodinium ocellatum ký sinh trên mang cá mặt quỷ. A- Mang cá mặt quỷ bị nhiễm A. ocellatum; B, C, D: A. ocellatum Tác nhân: Là ký sinh trùng Amylodinium ocellatum cơ thể có 2 roi dài để vận động và các đĩa bám với cấu tạo đặc biệt để bám lên da và mang cá. Cá thể trưởng thành có đường kính khoảng 120 µm. Trong thời gian nghiên cứu (2013-2015), bệnh Amyloodioniosis xảy ra 4 lần, xảy ra chủ yếu khi giao mùa vào tháng 8 đến tháng 11 và tháng 3, với tổng số 24/154 cá thể bị nhiễm, trong đó 23/154 cá bố mẹ bị chết, các cá thể này có cường độ nhiễm từ (++) đến (++++), chỉ duy nhất 1 cá thể có cường độ nhiễm (+) được cứu sống kịp thời. Điều đó, cho thấy bệnh này phát triển rất nhanh và hết sức nguy hiểm. Một cá thể A. ocellatum ở giai đoạn sinh trưởng (trophont) có thể tạo ra 256 bào tử trong vài ngày (Brown, 1931; Noga, 1987), và chỉ cần 2 đến 6 ngày ở nhiệt độ 20 0C để khép kín vòng đời (Paperna, 1984). Gần đây, A. ocellatum được phát hiện ký sinh gây bệnh trên cá chim vây vàng bố mẹ (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) ở Ấn Độ (Ramesh Kumar và cộng sự, 2015) [13]. 54 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 3. Bệnh Thích bào tử trùng Dấu hiệu bệnh lý: Cá không có dấu hiệu bất thường nếu mức độ cảm nhiễm nhẹ, tuy nhiên nếu cá nhiễm cường độ cao thường biểu hiện các dấu hiệu như màu sắc cơ thể đen sậm, gầy yếu. Giải phẫu cho thấy mật cá bị bị nhạt màu và một phần gan có màu xanh khi cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng ở mật cao. Hình 3. A- Mật cá mặt quỷ bị Thích bào tử ký sinh; B- Myxobolus sp. trong mật cá mặt quỷ 3.1. Tác nhân gây bệnh Myxobolus sp Khi kiểm tra dịch mật ở độ phóng đại 400X, có thể thấy ký sinh trùng kích thước hiển vi dày đặc trong dịch mật (> 100 cá thể/thị trường, tương đương mức ++++). Cơ thể có hình ovan hoặc ovan hơi eo thắt ở giữa. Hai cực nang hình tháp, kích thước bằng nhau, có thể nằm trong túi hoặc không. Đường kính cơ thể dao động trong khoảng 7,0 – 10,0 μm. KST này đã được Võ Thế Dũng (2010) [2] công bố bắt gặp trên cá mú. trên cá mặt quỷ thấp hơn so với trên cá mú, cá chẽm. Theo Võ Thế Dũng (2008), tỷ lệ nhiễm Ceratomyxa sp. trên cá mú là 14,5% (ở cá mú mè) và 57,9%) (ở cá mú đen). Theo Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn và cộng sự (2010), tỷ lệ nhiễm Ceratomyxa sp. trong dịch mật cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) từ 17,2-69,5% và cường độ nhiễm từ (+) đến (++++) [9]. 3.3. Tác nhân Sphaeromyxa balbiani Bắt gặp trong mật cá mặt quỷ bố mẹ với mức độ nhiễm không cao, cường độ cảm nhiễm (CĐCN) 1-23 trùng/thị trường (400X) và tỷ lệ nhiễm 1,3% (2/154 mẫu). S.balbiani ký sinh trên cá mặt quỷ có dạng hình thuôn dài, kích thước dài x rộng khoảng (20 - 22) x (5 - 6) µm. Hai đầu tù và có cạnh thẳng. Hình 4. Ceratomyxa sp. ở mật cá mặt quỷ 3.2. Tác nhân Ceratomyxa sp. Ký sinh trong mật cá mặt quỷ, có dạng hình trăng non hoặc hình chùy (tùy giai đoạn phát triển) cạnh trước hơi lồi lên, kích thước chiều dài 0,016-0,028 mm, chiều rộng 0,004-0,008 mm, có 2-4 cực nang dạng tròn. Mức độ nhiễm không cao, tỷ lệ nhiễm 3,2% (5/154 mẫu) và cường độ cảm nhiễm từ 1-5 trùng/thị trường (400X). Như vậy, mức độ nhiễm Ceratomyxa sp. Hình 5. Sphaeromyxa balbiani Theo Lom & Dyková (2006), giống Sphaeromyxa đã được tìm thấy trên nhiều loài cá biển và cá nước ngọt, một số động vật lưỡng cư và bò sát. Đã có loài thuộc giống này (Sphaeromyxa zaharoni) được công bố bắt gặp ở cá biển Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 55 Scorpaenopsis barbata (một loài cá biển cùng thuộc bộ cá mù làn - Scorpaeniformes). Tuy nhiên, so với loài S. balbiani thì S. zaharoni nhỏ hơn (kích thước trung bình 14,5 x 4,8 µm). 4. Bệnh Vi bào tử trùng (Mycrosporidiasis) Dấu hiệu bệnh lý: dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng. Khi giải phẩu, ở những vị trí ký sinh trùng ký sinh tạo thành các nốt sần màu nâu vàng hoặc trắng đục (Hình 6A, B) trên gan hay mô mỡ của cá. Tiêu bản phết từ các nốt sần cho thấy mật độ dày đặc các bào tử (> 300 cá thể/thị trường 400X) (Hình 6B). Hình 6. A- Gan cá mặt quỷ bị Vi bào tử trùng ký sinh (→); B- Vi bào tử trùng ký sinh (→) trên mô mỡ cá mặt quỷ; C- Bào nang vi bào tử trùng; D- Bào tử trùng Tác nhân gây bệnh: ký sinh trùng gây bệnh là Pleistophora sp. Mỗi bào tử được bao ngoài bằng lớp vỏ chitin cứng. Có không bào tương đối lớn ở phía sau cơ thể. Tác hại của bệnh Vi bào tử gây ra trên cá thường không lớn. Tuy nhiên, khi cường độ cảm nhiễm cao sẽ làm cho cá suy nhược và có thể dẫn đến chết. Khi cá chết, bào tử từ các tế bào nhiễm phóng thích ra ngoài môi trường. Khi cá khỏe ăn phải, các bào tử này sẽ đi qua ruột vào máu đến xâm nhập vào mô/cơ quan ký sinh. Chỉ phát hiện duy nhất 1/154 (0,6%) cá thể nhiễm ký sinh trùng này, với cường độ nhiễm ở mức +, mặc dù vậy cá bỏ ăn và chết, mặc dù vậy, giải phẩu chỉ bắt gặp ký sinh trùng này cùng với Ceratomyxa sp. ở mức ++. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bắt gặp 4 loại bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra ở cá mặt quỷ bố mẹ, bao gồm bệnh Cryptocaryonosis (tác nhân là Cryptocaryon irritans), bệnh Amyloodioniosis (tác nhân là Amyloodinium ocellatum), bệnh thích bào tử trùng (tác nhân gồm Myxobolus sp, Ceratomyxa sp., và Sphaeromyxa balbiani), bệnh Vi bào tử trùng (tác nhân là Pleistophora sp.); trong đó, 2 bệnh nguy hiểm nhất là và Amyloodioniosis, đã gây chết số lượng lớn cá bố mẹ. 2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra để hỗ trợ công tác nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này. 56 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Võ Thế Dũng, G.A. Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung và Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2005. Thành phần KST ở một số loài cá Mú thuộc giống Epinephelus khu vực Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và công nghệ biển, phụ trương 4 (T5)/(2005): 247-254. 2. Võ thế Dũng, 2010. Động vật ký sinh ở cá mú thuộc giống Epinephelus. Luận án tiến sĩ Sinh học. Thư viện Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 184 trang. 3. Võ Thế Dũng, Lê Thị Thu Hương, Võ Thị Dung, 2011. Một số đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ thu được ở khu vực Nam Trung Bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: 68-74. 4. Võ Thế Dũng, Glenn Allan Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, 2012. Ký sinh trùng cá mú và cá chẽm ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 180 trang. ISBN: 978-604-60- 0543-8. 5. Võ Thế Dũng, Nguyễn Cao Lộc, Lê Thị Thu Hương, Võ Thị Dung, Phạm Quốc Hùng, 2012a. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 9/2012): 81-85. 6. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Dương Văn Sang, Nguyễn Tiến Thành, Huỳnh Ngọc Hoàng Trang, 2014. Một số kết quả đánh giá bước đầu về giá trị dinh dưỡng nguồn gen cá Mặt quỷ (Synnanceia verrucosa, Bloch & Schneider, 1801). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 18/2014: 111-114. 7. Võ Thế Dũng, Dương Văn Sang, Võ Thị Dung, 2015. Nuôi vỗ cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) trong bể nước chảy và nước tĩnh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 13/2015 trang 80-84. 8. Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 9. Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Glenn Allan Bristow, Đỗ Thị Hòa, 2010. Một số ký sinh trùng ở cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 6/2010: 59-63. Tiếng Anh 10. Carlos A., Casal G., Clemente S.C.S., Lopes L.M.S., Matos P., Abdel-Baki A.A., Oliveira E. and Matos E., 2011. Myxidium volitans sp. nov., a parasite of the gallbladder of the fi sh, Dactylopterus volitans (Teleostei: Triglidae) from the Brazilian Atlantic coast - Morphology and pathology. Mem. Inst. Oswaldo Cruz vol.106 no.5 Rio de Janeiro Aug. 2011. pid=S0074-02762011000500 007&script=s ci_arttext. 11. Lom J. and Dyková I., 2006. Myxozoa genera: defi nition and notes on taxonomy, life-cycle terminology and pathogenic species. Flolia Parasitologica 53: 1-36. 12. Lom J. and Dyková I., 1992. Protozoan Parasites of Fishes. Developments in Aquaculture and Fisheries science, Volume 26, Elsevier Science Publishers B. V. Netherland. 13. Ramesh Kuma P., Abdul Nazar A.K., Jayakumar R., Tamilmani G., Sakthivel M., Kalidas C., Balamurugan V., Sirajudeen S., Thiagu R. and Gopakumar G., 2015. Amyloodinium ocellatum infestation in the broodstock of silver pompano Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) and its therapeutic control. Indian J. Fish., 62 (1): 131-134. 14. Vo The Dung, Glenn Allan Bristow, Dung Huu Nguyen and Dung Thi Vo. 2008a. Parasitism of two Caligus (Copepoda: Caligidae) on wild and cultured grouper in Khanh Hoa Province, Viet Nam. Journal of Fisheries Society of Taiwan, 35(1) (2008/03): 35-43. ISSN: 0379-4180. 15. Vo The Dung, Darwin Murrell, Anders Dalsgaard, Glenn Bristow, Dung Huu Nguyen, Thanh Ngoc Bui and Dung Thi Vo. 2008b. Prevalence of zoonotic metacercariae in two species of Grouper, Epinephelus coioides and E. bleekeri, and Flathead Mullet, Mugil cephalus in Vietnam. Korean Journal of Parasitology. Vol 46. No. 2. 77-82. ISSN: 0023-4001. ISSN on-line: 1738-0006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_benh_do_ky_sinh_trung_don_bao_gay_ra_o_ca_mat_quy_syn.pdf
Tài liệu liên quan