Mô hình thị trường có sự tham gia của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng

Thị trường có sự tham gia của nhà sản xuât, thương buôn và người tiêu dùng là loại thị trường phổ biến trong thực tế. Đó là loại thị trường có 2 bên cung là người sản xuất và thương buôn, có 2 bên cầu là thương buôn và người tiêu dùng. Cho nên, trong thị trường này không những phải xác định được cung của người sản xuất, cầu của người tiêu dùng mà còn phải xác định được cung - cầu của thương buôn. Thị trường này bao gồm 2 thị trường cụ thể là thị trường thương buôn là cung của người sản xuất quan hệ với cầu của thương buôn và thị trường tiêu dùng là cung thương buôn quan hệ cầu người tiêu dùng. Vì vậy, loại thị trường có sự tham gia của thương buôn có sẽ có 2 điểm cân bằng. Trong đó, giá cả cân bằng của thị trường thương buôn bao giờ cũng thấp hơn giá cả cân bằng của thị trường tiêu dùng. Mặt khác, sản lượng cân bằng của thị trường có sự tham gia của thương buôn luôn nhỏ hơn sản lượng cân bằng của thị trường mà người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Những kết quả ở bài viết này phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Các mô hình lý thuyết đã được bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép giảng dạy chỉ xác định được một điểm cân bằng trên thị trường, chưa đề cập đến mô hình có 2 điểm cân bằng của loại thị trường phổ biến này. Cho nên, chủ trương của bài viết là nhằm đưa các mô hình lý thuyết trong các trường Đại học về gần với thực tế hơn, với cơ sở khoa học là các lý thuyết và các giả thiết đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

pdf6 trang | Chia sẻ: HoaNT3298 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình thị trường có sự tham gia của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ SẢN XUẤT, THƯƠNG BUÔN VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG EQUILIBRIUM MECHANISM WITH SIMULTANEOUSLY CONSIDERATION PRODUCERS, TRADERS AND CONSUMERS IN THE MARKET Trần Công Tài1 Ngày nhận bài: 21/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 15/5/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Khi thị trường có sự tham gia đồng thời của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng thì thương buôn sẽ mua hàng từ nhà sản xuất, nhờ đó mà thị trường thương buôn được hình thành. Sau đó, thương buôn bán hàng lại cho người tiêu dùng, nhờ đó mà thị trường tiêu dùng cũng được hình thành. Cho nên, mô hình thị trường này phải có 2 điểm cân bằng: cân bằng trên thị trường thương buôn và cân bằng trên thị trường tiêu dùng Dựa trên quy luật cung - cầu và lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận, bài viết đã xây dựng được mô hình thị trường có sự tham gia của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng. Đồng thời, nó cũng xác định được 2 điểm cân bằng của loại thị trường này. Mô hình thị trường có 2 điểm cân bằng là mô hình rất phổ biến trong thực tế. Tuy nhiên, trong các bài giảng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép giảng dạy chỉ đề cập đến thị trường có một điểm cân bằng Từ khóa: thương buôn, cung - cầu thương buôn, thị trường thương buôn, hai điểm cân bằng ABSTRACT As simultaneously consideration of manufacturers, traders and consumers in the market, the traders will purchase goods from the manufacturers and that forms wholesale market. In the next stage, traders sell the goods to consumers, so retail market is formed. As a result, there are two equilibria in such mechanism, one equilibrium in the merchant market and the other side in the consumer market. Dual equilibria mechanism is very common in reality. However, microeconomics teaching programs are often focused on one side of equilibrium. On the ground of supply and demand law and profi t maximization theory, this paper constructed a model with the simultaneously participation of producers, traders and consumers in the market. In addition, the study also identifi ed two types of equilibrium of this market. Keywords: merchant, demand - supply traders, wholesale market, equilibria 1 ThS. Trần Công Tài: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Có nhiều quan điểm cho rằng mức giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường được hình thành từ mối quan hệ giữa cung của nhà sản xuất và cầu của người tiêu dùng. Nhưng trong thực tế, người tiêu dùng hiếm khi mua hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất, nên điểm cân bằng trên cũng ít khi tồn tại. Hầu hết, người tiêu dùng mua hàng thông qua thương buôn và hình thành nên thị trường tiêu dùng. Đồng thời, thương buôn mua hàng từ nhà sản xuất và hình thành nên thị trường thương buôn. Như vậy, khi thị trường có sự tham thương buôn sẽ có 2 điểm cân bằng: một là điểm cân bằng của thị trường thương buôn và hai là điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng. Trong thực tế, giá cả cân bằng của thị trường thương buôn thường là nhỏ hơn giá cả cân bằng của thị trường tiêu dùng. Đây là loại thị trường rất phổ biến trong thực tế Bài viết này sử dụng các quy luật cung - cầu của thị trường và lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận để xác định cung - cầu của thương buôn. Từ đó, bài viết xây dựng mô hình thị trường có sự tham gia đồng thời của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng. Dựa vào mô hình trên, bài viết xác định Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG được 2 điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng và thị trường thương buôn. Mục đích chung nhất của bài viết này là nhằm đưa các mô hình lý thuyết trong trường Đại học về gần thực tế sản xuất kinh doanh hơn II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô hình thị trường được nghiên cứu ở đây là mô hình thị trường phổ biến trong thực tế sản xuất kinh doanh, có sự tham gia đồng thời của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng. Bài viết này nghiên cứu cả 2 loại thương buôn: độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo Các lý thuyết và giả thuyết dưới đây là những lý thuyết và giả thuyết phổ quát trong các tài liệu và các giáo trình được bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận và cho phép giảng dạy ở các trường đại học. Bài viết sử dụng lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận và qui luật cung - cầu của thị trường để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu. Và các giả thuyết đó là: (a) Hàng hóa của thương buôn được mua từ người sản xuất để bán lại cho người tiêu dùng với mục tiêu kiếm lời, mà lý tưởng là lợi nhuận lớn nhất. Để đơn giản hóa cho việc nghiên cứu, giả định trong thị trường có nhiều người tiêu dùng cạnh tranh mua và nhiều người sản xuất cạnh tranh bán, thương buôn là độc quyền và sau đó suy rộng ra thương buôn là những người cạnh tranh mua và bán. (b) Chi phí biến đổi bình quân của thương buôn chính là giá mua hàng hóa. (c) Cung của người sản xuất và cầu của người tiêu dùng là những hàm tuyến tính, và sau đó là hàm phi tuyến. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Xác định cung và cầu của thương buôn Nếu “Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được” và “Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận được” [1] thì thương buôn vừa có cung, vừa có cầu. Vì, họ muốn mua và cũng mong bán được một mặt hàng nào đó. Dựa vào các giả thiết trên thì lợi nhuận (Π) của thương buôn sẽ là: Π= P U* Q – P I* Q – FC Trong đó: PU là giá bán ra và PI là giá mua vào của thương buôn, Q là sản lượng hàng hóa và FC là chi phí cố định. 1.1. Khi hàm cung của người sản xuất và cầu của người tiêu dùng có dạng tuyến tính Ban đầu để đơn giản hóa, giả sử hàm số cung của người sản xuất có dạng: PS = c.Q + d và hàm số cầu người tiêu dùng có dạng: PD = a.Q + b. Trong đó: PS là hàm số cung của người sản xuất và PD là hàm số cầu của người tiêu dùng. Tương ứng, đó cũng chính là giá bán của người sản xuất và giá mua của người tiêu dùng; Q là sản lượng hàng hóa; a, b, c và d là các hằng số. Vì giá bán PS của người sản xuất cũng chính là giá mua vào PI của thương buôn và giá mua PD của người tiêu dùng cũng chính là giá bán ra PU của thương buôn. Nghĩa là PI = PS và PD = PU. Cho nên: Π = PD*Q – PS*Q – FC Nếu thương buôn muốn lợi nhuận đạt tối đa thì đạo hàm Π theo Q phải bằng 0. Như vậy: Π’ = (PD*Q – PS*Q – FC)’ (*) Khi cung - cầu là những hàm tuyến tính thì: Π’= 2a.Q + b - 2c.Q - d = 0 => Q = (b - d )/2(c - a) (1) Đây là mức sản lượng mua vào và bán ra tương ứng với mức tối đa hóa lợi nhuận của thương buôn. Vì lợi nhuận của mình, các thương buôn không có động cơ thay đổi sản lượng mua bán. Cho nên, đây là trạng thái cân bằng của thị trường. Mức sản lượng mua vào và bán ra của thương buôn cân bằng nhau QT, có thể gọi đây là sản lượng cân bằng của thị trường. Như vậy, từ (1) có thể suy ra: c.Q + d = (2a – c). Q + b => PI = (2a – c). Q + b Nếu gọi cầu của thương buôn là lượng một mặt hàng mà thương buôn muốn mua tương ứng ở mỗi mức giá thì cầu của thương buôn sẽ là: PI = (2a – c). Q + b (2) Cũng từ (1) có thể suy ra: a.Q + b = (2c – a). Q + d => PU = (2c – a).Q + d Nếu gọi cung của thương buôn là lượng một mặt hàng mà thương buôn muốn bán tương ứng ở mỗi mức giá thì cung của thương buôn sẽ là: PU = (2c – a).Q + d (3) 1.2. Khi hàm cung của người sản xuất và cầu của người tiêu dùng có dạng phi tuyến Tùy theo giá trị cụ thể của các hàm số này và dựa cách tính được đề xuất ở trên sẽ xác định được cung - cầu của thương buôn một cách cụ thể, riêng biệt theo (*): Π’ = (P D* Q – P S* Q – FC)’ = 0 Trong đó: PD và PS là những hàm phi tuyến. Hàm số cung của người sản xuất được hình thành độc lập với hàm số cầu của người tiêu dùng. Nhưng, cung và cầu của thương buôn phụ thuộc vào hàm số cung của người sản xuất và cầu của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73 người tiêu dùng. Hàm số cung của người sản xuất hoặc/và hàm số cầu của người tiêu dùng thay đổi thì hàm số cung và cầu của thương buôn cũng sẽ thay đổi theo 2. Xây dựng mô hình cung - cầu của thị trường có sự tham gia đồng thời của nhà sản xuất, người tiêu dùng và thương buôn Biểu diễn tất cả cung và cầu trên lên cùng một đồ thị. Trong đó: - Cung của người sản xuất được biển diễn bởi đường S; - Cung của các thương buôn được biển diễn bởi đường ST; - Cầu của các thương buôn được biển diễn bởi đường DT; - Cầu của người tiêu dùng được biển diễn bởi đường D; Hình 1. Mô hình cung - cầu của thị trường có sự tham gia đồng thời của thương buôn Mô hình cung – cầu của thị trường có sự tham gia đồng thời của người sản xuất, người tiêu dùng và thương buôn bao gồm 2 mô hình thị trường cụ thể: - Mô hình thị trường tiêu dùng được hình thành dựa vào mối quan hệ giữa đường cung của thương buôn với đường cầu của người tiêu dùng - Mô hình thị trường thương buôn được hình thành dựa vào mối quan hệ giữa đường cung của người sản xuất với đường cầu của thương buôn. 3. Xác định điểm cân bằng thị trường có sự tham gia của nhà sản xuất, thương buôn và người tiêu dùng Khi không có sự tham gia của thương buôn thì điểm cân bằng của thị trường được xác định tại điểm giao nhau của đường cung người sản xuất với đường cầu của người tiêu dùng. Điểm cân bằng này là điểm E, với QE là sản lượng cân bằng và PE là giá cả cân bằng của thị trường. Khi có sự tham gia của thương buôn thì thị trường sẽ có 2 điểm cân bằng: - Điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng khi có sự tham gia của thương buôn được xác định tại điểm giao nhau của đường cung thương buôn với đường cầu của người tiêu dùng. Điểm cân bằng này là ET, với QT là sản lượng cân bằng và PU là giá cả cân bằng của thị trường này (PT = PU). - Điểm cân bằng của thị trường thương buôn được xác định tại điểm giao nhau của đường cầu thương buôn và đường cung của người sản xuất. Tương ứng với mức sản lượng QT và giá mua vào của thương buôn là PI, cũng chính là giá bán ra của người sản xuất. Lúc này, giá bán ra của thương buôn là PU. So sánh mức sản lượng và giá cả cân bằng giữa 2 loại thị trường: - Mức sản lượng cân bằng QT của thị trường có sự tham gia của thương buôn thấp hơn mức sản lượng cân bằng QE của thị trường không có sự tham gia của thương buôn. Thật vậy: QT = (b – d)/2(c – a) nhỏ hơn QE = (b – d)/(c – a). - Giá cả cân bằng PU của thị trường có sự tham gia của thương buôn lớn hơn giá cả cân bằng PE của thị trường không có sự tham gia của thương buôn. Nhưng giá mua vào PI của thương buôn lại thấp hơn PE (bảng 1). Bảng 1. So sánh các mức giá cả và sản lượng cân bằng giữa hai mô hình thị trường Mô hình thị trường Thành phần Điểm cân bằng So sánh giữa hai mô hình thị trường Thị trường không có sự tham gia của thương buôn Thị trường chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng Sản lượng: QE Giá mua của người tiêu dùng bằng giá bán của nhà sản xuất: PE Sản lượng mua của người tiêu dùng bằng sản lượng bán của nhà sx: QE Giá cả: PE Thị trường có sự tham gia của thương buôn Thị trường tiêu dùng (Thị trường thương buôn và người tiêu dùng) Sản lượng: QT Giá mua của người tiêu dùng cao hơn: PU > PE Sản lượng mua của người tiêu dùng thấp hơn: QT < QEGiá cả: PU Thị trường thương buôn (Thị trường nhà sản xuất và thương buôn) Sản lượng: QT Giá bán của người sản xuất thấp hơn: PI < PE Sản lượng bán của người sản xuất cũng thấp hơn: QT < QE Giá cả: PI Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 4. Minh chứng 4.1. Minh chứng 1 Để minh chứng tính tương đồng của kết quả trong nghiên cứu này với kết quả của các tình huống đã được dạy trong các trường Đại học, bài viết sử dụng tình huống thứ 19, trong 28 Tình huống kinh tế vi mô [2]. Một xí nghiệp có vị trí độc quyền đơn phương đứng trước một hàm số cầu có dạng: P = -3/100*Q + 10 Nhà độc quyền biết rằng ông ta có thể cung ứng sản phẩm cho thị trường bằng cách nhập sản phẩm của nước ngoài. Chẳng hạn, ông ta có thể nhập những khối lượng đủ để thỏa mãn cho thị trường, vói giá mua (giá nhập) ổn định P = 6,5. trong trường hợp này, nhà độc quyền sẽ phải bán sản phẩm với giá nào nếu ông muốn tối đa hóa lợi nhuận?... BÀI GIẢI Bây giờ chúng ta xem xét một khả năng khác, khả năng xí nghiệp mua sản phẩm để cung ứng cho thị trường tốt hơn là tự sản xuất sản phẩm để cung ứng. Nếu giá mua ổn định và bằng 6,5 thì đối với xí nghiệp, mức giá này biểu thị đồng thời chi phí biên và chi phí khả biến trung bình của xí nghiệp. áp dụng quy tắc tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC -3/50*Q + 10 = 6,5 => Q = 58,33 Thế trị số này của Q vào hàm số cầu ta tính được giá bán: P = -3/100(58,33) + 10 = 8,25 => P = 8,25 Vấn đề “nhà độc quyền sẽ phải bán sản phẩm với giá nào nếu ông muốn tối đa hóa lợi nhuận” đã được giải quyết. Dưới đây sẽ là cách giải quyết dựa theo mô hình nghiên cứu ở bài viết này. Nhưng kết quả của 2 cách này là như nhau: Vì không sản xuất, nhà độc quyền này trở thành một thương buôn. Cho nên, chúng ta phải xác định hàm số cung và hàm số cầu của thương buôn: Hàm số cung của người bán ở nước ngoài có dạng là: PS = c.Q + d và hàm số cầu của người tiêu dùng cũng có dạng là: PD = a.Q + b mà cụ thể là: PS = 6,5 và PD = -3/100*Q + 10. Trong đó: a = -3/100, b = 10, c = 0 và d = 6,5. Dựa vào kết quả của nghiên cứu này, ta có: - Cầu của thương buôn là: PI = (2a – c). Q + b = [(-6/100) – 0]Q + 10 = -3/50*Q + 10; - Cung của thương buôn là: PU = (2c – a).Q + d = [0- (-3/100)]Q + 6,5 = 3/100*Q + 6,5. Dựa vào kết quả nghiên cứu của mô hình, ta có: - Điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng: PD = PU => -3/100*Q + 10 = 3/100*Q + 6,5 => Q = 58,33; P = 8,25 - Điểm cân bằng của thị trường thương buôn: PI = PS => -3/50*Q + 10 = 6,5 => Q = 58,33; P = 6,5 Kết quả kiểm chứng cho thấy tính chính xác của mô hình nghiên cứu. 4.2. Minh chứng 2 Để minh chứng tính mới của mô hình nghiên cứu, bài viết sử dụng tình huống thứ 16, trong 28 Tình huống kinh tế vi mô [2]. “Chúng ta hãy khảo sát một số tình huống thị trường trong đó có 80 người mua và 60 nhà sản xuất. Hàng hóa trên thị trường này là hoàn toàn đồng nhất những người mua không có lý do gì để chuộng hàng của người bán này hoặc của người bán khác. Tính chất đơn giản của sản phẩm làm cho những người bán mới muốn gia nhập vào thị trường lúc nào cũng được. Mặt khác giá cả được niêm yết, thành ra mọi người, kể cả người bán người mua, đều hoàn toàn được thông tin về giá cả thực tế của thị trường. Chúng ta chấp nhận tất cả những người mua đều có chung một hàm cầu: P = -20q + 164 Và hiện thời tất cả các xí nghiệp có mặt trên thị trường đều có chung một hàm số tổng chi phí mà người ta đã thiết lập được như sau: TC = 3q2 + 24q Yêu cầu 1: Thiết lập hàm sô cầu của thị trường; Yêu cầu 2: Thiết lập hàm số cung của thị trường; Yêu cầu 3: Mức giá quân bình của thị trường là bao nhiêu? Và mức sản lượng thực sự do mỗi nhà sản xuất bán được là bao nhiêu? Yêu cầu 4: Lợi nhuận hiện thời của mỗi nhà sản xuất là bao nhiêu? BÀI GIẢI Trong trường hợp này, chúng ta có thể coi như những điều kiện truyền thống của một thị trường cạnh tranh thuần túy và hoàn hảo đã hội đủ: nguyên tử tính (atomicité), đồng nhất tính (homogénéité) loãng tính (fl uidité) và tính trong suốt (stranspar- ence). Giá cả do thị trường ấn định, xí nghiệp phải chấp nhận giá thị trường như một dữ kiện khách quan, xí nghiệp không có ảnh hưởng trên giá”. Hình 2. Giá cả và sản lượng cân bằng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75 Các kết quả tính toán trong phần bài giải của tình huống trên đã xác định được: - Hàm cầu của những người tiêu dùng: P = -1/4Q + 164; - Hàm cung của những người sản xuất: P = 1/10Q + 24; - Giá cả cân bằng của thị trường là PE = 64; - Lượng hàng hóa cân bằng của thị trường là QE = 400; - Lượng bán ra của mỗi nhà sản xuất là q = 6,67; - Và lợi nhuận của mỗi nhà sản xuất là Π= 133,33. Nhưng, trong thực tế người tiêu dùng hiếm khi mua hàng từ người sản xuất, mà họ thường mua trực tiếp từ thương buôn. Cho nên, khi có thương buôn tham gia vào thị trường thì những kết quả trên đã bị thay đổi, như sau: Thay những số liệu của hàm số cung người sản xuất và cầu của người tiêu dùng vào (2) và (3) ta có: - Cung của thương buôn: PU = (2c – a).Q + d => PU = (9/20)Q + 24 - Cầu của thương buôn: PI = (2a – c). Q + b => PI = - (3/5)Q + 164 Như vậy: - Điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng: PD = PU => QT = 200; PT = 114; - Điểm cân bằng của thị trường thương buôn: PI = PS => QI = 200; PI = 44. Thật vậy: Cung của thương buôn giao với cầu của người tiêu dùng, chúng ta sẽ xác định giá cả cân bằng PT = PU = 114 và sản lượng cân bằng của thị trường QT = 200. Tương tự, cầu của thương buôn giao với cung của người sản xuất, ta có giá mua vào của thương buôn PI = 44 và sản lượng cũng là 200. Đây cũng chính là giá bán ra PS của người sản xuất cho thương buôn. Dựa vào cách tính của tình huống trên, nếu mỗi người sản xuất có thể sản xuất với mức sản lượng: q = 3,34 thì lợi nhuận của mỗi người sản xuất chỉ còn lại Π= 33,34. Lợi nhuận này nhỏ hơn lợi nhuận khi thị trường không có sự tham gia của thương buôn là Π = 133,33. Các kết quả trên được biểu diễn trên cùng đồ thị (hình 3). Hình 3. Giá cả và sản lượng cân bằng của thị trường khi có sự tham gia của thương buôn Các kết quả tính toán ở tình huống kinh tế vi mô này phù hợp với mô hình đang nghiên cứu. Sự phù hợp đó là: - Giá mua của người tiêu dùng ở thị trường không có sự tham gia của thương buôn thấp hơn giá mua của người tiêu dùng ở thị trường có sự tham gia của thương buôn: PE = 64 < PU = 114 - Sản lượng mua của người tiêu dùng ở thị trường không có sự tham gia của thương buôn cao hơn sản lượng mua của người tiêu dùng ở thị trường có sự tham gia của thương buôn: QE = 400 > QT = 200 - Giá bán của người sản xuất ở thị trường không có sự tham gia của thương buôn thấp hơn giá bán của người sản xuất ở thị trường có sự tham gia của thương buôn: PI = 44 < PE = 64 - Sản lượng bán của người sản xuất ở thị trường không có sự tham gia của thương buôn cũng ít hơn sản lượng bán của người sản xuất ở thị trường có sự tham gia của thương buôn: QT = 200 < QE = 400 Kết quả kiểm chứng 2 cho thấy: Nếu có thương buôn tham gia vào thị trường thì điểm cân bằng của thị trường tiêu dùng thay đổi theo chiều hướng gây tổn thất cho xã hội. Hướng đó là giá cân bằng của thị trường tiêu dùng tăng và sản lượng tương ứng giảm. Khi thương buôn là cạnh tranh mua và bán: Dựa vào kết quả nghiên cứu mô hình thị trường có một thương buôn độc quyền, chúng ta có thể đơn giản suy ra hành vi của thị trường khi có nhiều thương buôn tham gia cạnh tranh mua và cạnh tranh bán sản phẩm. Trong thị trường này, đường cung và cầu của thương buôn sẽ ít dốc hơn, khoảng cách (PU - PI) sẽ nhỏ dần, sản lượng trên thị trường tăng lên. Sản lượng này sẽ ngừng tăng lên và cân bằng khi lợi nhuận kinh tế bằng không: Π = PU*Q – PI*Q – n.fc = 0 (4) D Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Vì các thương buôn là cạnh tranh hoàn hảo nên họ có quy mô tương đồng nhau, vì vậy mà chi phí cố định của họ cũng giống nhau và đều bằng fc, với n là số lượng thương buôn. Lúc này, sản lượng và giá cả mua vào và bán ra được cân bằng trên thị trường thương buôn cạnh tranh hoàn hảo. Đó là: Từ (4) => Q = n.fc /(PU - PI) IV. KẾT LUẬN Thị trường có sự tham gia của nhà sản xuât, thương buôn và người tiêu dùng là loại thị trường phổ biến trong thực tế. Đó là loại thị trường có 2 bên cung là người sản xuất và thương buôn, có 2 bên cầu là thương buôn và người tiêu dùng. Cho nên, trong thị trường này không những phải xác định được cung của người sản xuất, cầu của người tiêu dùng mà còn phải xác định được cung - cầu của thương buôn. Thị trường này bao gồm 2 thị trường cụ thể là thị trường thương buôn là cung của người sản xuất quan hệ với cầu của thương buôn và thị trường tiêu dùng là cung thương buôn quan hệ cầu người tiêu dùng. Vì vậy, loại thị trường có sự tham gia của thương buôn có sẽ có 2 điểm cân bằng. Trong đó, giá cả cân bằng của thị trường thương buôn bao giờ cũng thấp hơn giá cả cân bằng của thị trường tiêu dùng. Mặt khác, sản lượng cân bằng của thị trường có sự tham gia của thương buôn luôn nhỏ hơn sản lượng cân bằng của thị trường mà người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Những kết quả ở bài viết này phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Các mô hình lý thuyết đã được bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép giảng dạy chỉ xác định được một điểm cân bằng trên thị trường, chưa đề cập đến mô hình có 2 điểm cân bằng của loại thị trường phổ biến này. Cho nên, chủ trương của bài viết là nhằm đưa các mô hình lý thuyết trong các trường Đại học về gần với thực tế hơn, với cơ sở khoa học là các lý thuyết và các giả thiết đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Begg, 1992. Kinh tế học. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2. F. Leroux, 1993. 28 tình huống kinh tế vi mô. Trường Đại học Kinh tế. TP. Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_3_2014_13_tran_cong_tai_5558_2024670.pdf
Tài liệu liên quan