Khả năng xử lý sulfide của chủng vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội - Đỗ Thị Tố Uyên

SUMMARY Sulfide is an inorganic of sulfur, which is the least oxidation. It can be oxidized by oxygen in the air or by microorganisms. The presense of sulfide in waste results in rotten egg odor, which greatly impact the environment and living organisms. The BNS4 strain has the ability to oxidize sulfur was isolated from mud from waste lakes such as Nam Son, Soc Son district, Hanoi. Based on colony appearance as well as the DNA sequence of 16S rRNA, the BNS4 strain is 99% similar to the Alcaligenes then it was called as Alcaligenes sp. BNS4. The optimal conditions for growing and oxidizing of the strain were at pH 7 with thiosulfate (S2O32-) concentration at 12 mM. The oxidation of thiosulfate (S2O32-) was calculated based on the measurement of SO42- in the environment at 582,9 mg/l. These results indicated that the Alcaligenes sp. BNS4 helps to increase the diversity of the sulfide and organic processing species in the air and water waste.

doc7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng xử lý sulfide của chủng vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội - Đỗ Thị Tố Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAP CHI SINH HOC 2015, 37(1se): 217-223 DOI: 10.15625/0866-7160/v37n1se. KHẢ NĂNG XỬ LÝ SULFIDE CỦA CHỦNG VI KHUẨN HIẾU KHÍ ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ BÃI RÁC NAM SƠN, SÓC SƠN, HÀ NỘI Đỗ Thị Tố Uyên*, Hoàng Phương Hà, Vũ Thị Thanh, Lê Thị Nhi Công Viện Công nghệ nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *dttouyen@ibt.ac.vn TÓM TẮT: Sulfide là hợp chất lưu huỳnh có mức oxy hóa thấp nhất (S2-), có thể bị oxy hóa bằng oxy trong không khí hay bằng một số loài vi sinh vật. Sự có mặt của sulfide trong chất thải gây mùi khó chịu đối với môi trường xung quanh và các cơ thể sống. Chủng vi khuẩn BNS4 có khả năng oxy hóa các hợp chất khử của lưu huỳnh được phân lập từ mẫu bùn thải ở hồ chứa nước rỉ rác tại bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Dựa vào đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào và so sánh trình tự gene mã hóa 16S rRNA, chủng vi khuẩn BNS4 có độ tương đồng cao tới 99% với các chủng thuộc chi Alcaligenes nên đặt tên chủng vi khuẩn này là Alcaligenes sp. BNS4. Chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 có khả năng sinh trưởng và oxy hóa các hợp chất của lưu huỳnh tốt nhất ở pH 7 và nồng độ thiosulfate (S2O32-) ban đầu là 12 mM. Hoạt tính oxy hóa thiosulfate (S2O32-) của chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 được xác định thông qua định lượng SO42- tạo ra trong môi trường ở điệu kiện tối ưu là 582,9 mg/l. Với những kết quả trên, chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 đã góp phần làm phong phú thêm cho tập đoàn vi sinh vật xử lý sulfide và các chất hữu cơ trong khí thải cũng như nước thải sau này. Từ khóa: Alcaligenes sp. BNS4, sulfide, oxy hóa, thiosulfate, vi khuẩn hiếu khí. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, do sự bùng nổ dân số, rác thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nguồn chất thải này chứa nhiều chất độc hại gồm các chất hữu cơ, các kim loại nặng, amoni, các vi sinh vật gây bệnh và các hợp chất của lưu huỳnh, trong đó có sulfide. Sulfide là hợp chất lưu huỳnh có mức oxy hóa thấp nhất (S2-), có thể bị oxy hóa bằng oxy trong không khí hay bằng một số loài vi sinh vật [4]. Sulfide được tạo ra từ quá trình phân giải các hợp chất sulfur hữu cơ và từ quá trình khử sulfate do vi khuẩn khử sulfate thực hiện [14]. Mặc dù sulfide có hàm lượng trong môi trường nhưng lại gây mùi khó chịu [1]. Bên cạnh đó, sulfide còn có ảnh hưởng độc hại tới các cơ thể sống, bao gồm cả các sinh vật bậc cao và vi sinh vật. Ở nồng độ 200 ppm sulfide ức chế sinh trưởng của nhiều loài vi khuẩn [1]. Đối với cây trồng, sulfide gây thối rễ, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây [2]. Con người tiếp cận với sulfide ở nồng độ thấp (150 ppm) có thể bị đau đầu, chóng mặt, ở nồng độ cao (700-800 ppm) có thể bất tỉnh hay rối loạn tim mạch [8]. Trong tự nhiên, sulfide còn là chất gây ăn mòn kim loại mạnh, đặc biệt là trong môi trường biển do nồng độ sulfate cao trong nước biển tạo điều kiện vi khuẩn khử sulfate phát triển sinh sulfide [14]. Vì vậy, xử lý các hợp chất này là một vấn đề cấp bách hiện nay. Có rất nhiều biện pháp xử lý như: hóa học, lý học và sinh học. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã có nhiều công bố nghiên cứu cho thấy, việc xử lý các nguồn nước thải giàu chất hữu cơ, đặc biệt là các nguồn nước thải chứa sulfide bằng biện pháp sinh học mang lại hiệu quả cao và mang tính bền vững cho hệ sinh thái. Do mức oxy hóa thấp, sulfide có thể trở thành nguồn điện tử cho quá trình dị hóa và bị oxy hóa thành sulfur ở các mức oxy hóa cao hơn như So (nguyên tố sulfur) hay S+6 (sulfate). Một số loài vi sinh vật có khả năng tận dụng nguồn năng lượng này, chuyển hóa thành ATP để sinh trưởng. Trong điều kiện hiếu khí, vi khuẩn Thiobacillus, Alcaligenes, Pseudomonas, Xanthomonas là những đại diện quan trọng sử dụng oxy để oxy hóa các hợp chất sulfur ở mức oxy hóa thấp (trong đó có sulfide) thành sulfate [11]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh và tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo thành sulfate của chủng vi khuẩn đó nhằm nâng cao hiệu quả xử lý sulfide của chủng vi khuẩn đó. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu là mẫu nước và bùn ô nhiễm được lấy ở các vị trí khác nhau của hồ chứa nước rỉ rác tại bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Phương pháp làm giàu được sử dụng để phân lập các chủng vi khuẩn. Mẫu nước và bùn ô nhiễm được làm giàu trên môi trường khoáng dịch thiosulfate MSM [9]. Sau khi làm giàu 5 lần, mẫu được pha loãng tới hạn trong nước muối sinh lý 0,9% và cấy gạt trên môi trường khoáng thạch thiosulfate MSM để tách riêng từng chủng sạch. Quan sát hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào Hình thái khuẩn lạc của chủng vi khuẩn được quan sát trên môi trường khoáng thạch thiosulfate. Hình thái tế bào của chủng vi khuẩn được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét JSML V5410 với sự phối hợp của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Phương pháp xác định hàm lượng sulfate Chủng vi khuẩn được nuôi lắc trên môi trường khoáng dịch thiosulfate MSM và nuôi lắc ở 30oC. Sau 5 ngày, hút 10 ml mẫu và 10 ml nước cất vào bình tiêu chuẩn. Sau đó, bơm 5 ml thuốc thử và khuấy nhẹ. Cân khoảng 0,1-0,2 g BaCl2 và bổ sung vào bình tiêu chuẩn. Khuấy hỗn hợp trên trong 1 phút. Sau khoảng 5 phút, tiến hành đo OD ở bước 420 nm. Hàm lượng (HLg) sulfate được tính theo công thức: HLg SO42- (mg/l) = Phân loại vi khuẩn dựa trên so sánh trình tự gen 16S rRNA DNA tổng số được tách chiết theo mô tả của Zhou et al. (1996) [13] và được dùng làm khuôn để khuếch đại đoạn gen 16S rRNA với cặp mồi đặc hiệu 27f (5’-AGAGTTTGATCMTGGCT CAG-3’) và 1527r (5’-AAAGGAGGTGATC CAGCC-3’) [7]. Chu trình nhiệt của phản ứng: 92oC trong 5 phút; lặp lại 32 chu kỳ (92oC trong 1 phút; 58oC trong 1 phút 30 giây; 72oC trong 1 phút 30 giây); 72oC trong 7 phút và 4oC để bảo quản. Tiếp đó sản phẩm PCR (kích thước khoảng 1500 bp) được gắn vào vector pBT, biến nạp vào tế bào khả biến E. coli DH5α. Dòng plasmid chứa đoạn gene mong muốn được tách chiết, tinh sạch bằng bộ kít Gene JETTM plasmid Miniprep kit của nhà sản xuất Fermentas và xác định trình tự trên máy xác định trình tự tự động ABI PRISM 3100 Avant Gentic Analyzer. Sử dụng phần mềm MegaBlast để so sánh trình tự nucletide của chủng vi khuẩn đại diện với các chủng vi khuẩn có trên GenBank (NCBI). Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng tạo thành sulfate của chủng vi khuẩn lựa chọn Thí nghiệm được tiến hành trong môi trường khoáng dịch thiosulfate, một số yếu tố môi trường thay đổi như pH từ 4 đến 9; nồng độ thiosulfate (S2O32-) từ 0 đến 24 mM. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng oxy hoá các hợp chất khử của lưu huỳnh Sau 5 lần cấy truyền, màu sắc và độ đục của dịch làm giàu thay đổi rõ rệt so với mẫu ban đầu. Chỉ sau 24 giờ nuôi cấy, màu môi trường thay đổi rõ rệt (từ màu vàng chuyển sang màu trắng đục) kèm theo sinh khối bám trên thành bình tăng lên, chứng tỏ sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật (hình 1). Dịch nuôi từ lần cấy truyền thứ 5 được pha loãng tới hạn bằng nước muối sinh lý và được cấy gạt trên môi trường khoáng thạch thiosulfate. Tổng số 7 chủng vi khuẩn đã được phân lập và cấy chuyển sang nuôi lắc trên môi trường khoáng dịch thiosulfate và hoạt tính oxy hóa thiosulfate (S2O32-) của chúng được xác định thông qua định lượng SO42− tạo ra trong môi trường nuôi cấy. Sau 5 ngày nuôi cấy, khả năng sinh trưởng và sự hình thành sulfate trong môi trường nuôi cấy được xác định và thể hiện ở hình 2 và hình 3. Ở hình 2, trong 7 chủng vi khuẩn này, chúng tôi nhận thấy chủng BNS4 là chủng vi khuẩn sinh trưởng nhanh nhất. Sau 24 giờ nuôi cấy, lượng sinh khối của chủng này bám trên thành bình khá lớn và thời gian sinh trưởng mạnh nhất là trong vòng 120 giờ. Mặt khác, sự hình thành SO42− trong môi trường nuôi của chủng BNS4 là 452,38 mg/l cao hơn so với các chủng còn lại (hình 3). Vì vậy, chúng tôi sử dụng chủng vi khuẩn này để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Lần 1 Mẫu bùn Lần 3 Mẫu bùn Lần 5 Mẫu bùn Lần 1 Mẫu nước Lần 3 Mẫu nước Lần 5 Mẫu nước Hình 1. Làm giàu vi sinh vật có khả năng oxy hoá các hợp chất khử của lưu huỳnh qua các lần làm giàu trên môi trường khoáng dịch thiosulfate Thời gian (ngày) OD 600 nm Hình 2. Khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn trên môi trường khoáng dịch thiosulfate Hình 3. Hoạt tính (Hàm lượng SO42- tạo thành (mg/l)) của các chủng vi khuẩn trên môi trường khoáng dịch thiosulfate. Hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào của chủng vi khuẩn BNS4 Để xác định vị trí phân loại của vi khuẩn, ngoài việc xác định một số đặc tính sinh lý, sinh hóa cơ bản, thì đặc điểm hình thái cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Chủng BNS4 được nuôi cấy trên môi trường khoáng thạch thiosulfate, sau 2 ngày nuôi cấy có thể đạt sinh trưởng ở pha log. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành quan sát và chụp ảnh kính hiển vi điện tử hình thái của chủng vi khuẩn BNS3. Trên môi trường khoáng thạch thiosulfate, chủng vi khuẩn BNS4 có khuẩn lạc màu trắng đục, có mép nhăn, độ nhớt cao, D: 1,5-2mm (hình 4a). Thành tế bào chủng BNS4 bắt màu hồng nên chủng BNS4 là vi khuẩn gram âm. Dưới kính hiển vi điện tử quét với độ phóng đại 10.000 lần, tế bào có hình que dài, kích thước khoảng (0,4-0,6) × (1,7-2) µm, sinh sản theo cách phân đôi (hình 4b). a b Hình 4. a. Hình thái khuẩn lạc; b. hình thái tế bào chủng vi khuẩn BNS4 Phân loại chủng vi khuẩn BNS4 dựa trên trình tự đoạn gene mã hóa 16S rRNA DNA tổng số của chủng vi khuẩn BNS4 được tách chiết, nhân đoạn gene mã hóa 16S rRNA bằng cặp mồi đặc hiệu 27f và 1527r. Sản phẩm PCR thu được 1 băng rõ nét, đặc hiệu, có kích thước khoảng 1500 bp (hoàn toàn phù hợp với tính toán lý thuyết). Sản phẩm PCR được tinh sạch, gắn vào vector tách dòng pBT và biến nạp vào tế bào khả biến E. coli DH5α. Một dòng khuẩn lạc trắng được tách chiết DNA plasmid và kiểm tra bằng enzyme cắt giới hạn BamHI, kết quả cho thấy có 1 dòng khuẩn lạc trắng chứa gen. DNA plasmid của dòng khuẩn lạc đó được tách chiết, tinh sạch và xác định trình tự gene. Sau khi phân tích và xử lý số liệu, trình tự đoạn gene mã hóa 16S-rRNA thu nhận được là đoạn gen chứa 1.000 nucleotide, được phân tích và so sánh với các trình tự gen trên Ngân hàng Gen quốc tế bằng phần mềm MegaBlast. Từ bảng 1, có thể nhận thấy, chủng vi khuẩn BNS4 có quan hệ gần gũi với một số chủng thuộc chi Alcaligenes. Trình tự đoạn gene mã hóa 16S rRNA của chủng vi khuẩn BNS4 có độ tương đồng cao tới 99% với loài Alcaligenes faecalis CL-10.3a (HQ113218.1). Vì vậy, chúng tôi tạm đặt tên chủng vi khuẩn này là Alcaligenes sp. BNS4. Alcaligenes là một chi vi khuẩn không màu, hình que, gram âm, hiếu khí (đôi khi chúng có thể hô hấp kỵ khí nếu có mặt nitrat), di động nhờ roi. Chúng thường xuất hiện ở trong đất, nước và một số có loài có thể sống trong đường ruột của động vật có xương. Alcaligenes có thể phát triển nhờ sử dụng các hợp chất của lưu huỳnh như là một nguồn năng lượng [6]. Hiện nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu về khả năng phân hủy sulfide của một số vi khuẩn thuộc chi Alcaligenes đã được công bố. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Potivichayanon et al. (2006) [9], đã chỉ ra rằng, 91% hydrogen sulfide đã được loại bỏ trong một số điều kiện nhất định nhờ chủng vi khuẩn Alcaligenes faecalis MU2_03. Tác giả Kantachote (2008) [5] đã phân lập được chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. T307 có khả năng loại bỏ 86,7% sulfide trong nước thải sau 24 giờ. Còn trong nghiên cứu của Rattanapan et al. (2010) [10], đã phân lập được chủng vi khuẩn Alcaligenes faecalis T307 từ nước thải cao su tập trung. Chủng vi khuẩn này được cố định trên hạt than hoạt tính (GAC) đã khử được hơn 95% H2S ở nồng độ đầu vào là 200- 4.000 ppm trong thời gian là 60 ngày. Như vậy, cùng với các chủng vi sinh vật khác, chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 của chúng tôi phân lập được đã góp phần làm phong phú thêm số lượng các chủng vi khuẩn thuộc chi Alcaligenes nói riêng và hệ sinh vật có khả năng oxy hoá các hợp chất khử của lưu huỳnh nói chung, phục vụ cho công nghệ phân hủy sinh học nước thải ô nhiễm sulfide sau này. Nhằm tăng hiệu quả xủ lý sulfide của chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4, chúng tôi tiến hành xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng tạo thành sulfate của chúng. Bảng 1. So sánh trình tự đoạn gene mã hóa 16S rRNA của chủng vi khuẩn BNS4 với các trình tự gene của các chủng so sánh trên ngân hàng Gen Quốc tế Description Max score Total score Query cover E value Ident Accession Alcaligenes faecalis strain HCB2 16S ribosomal RNA gene 1770 1770 98% 0,0 99% KF534470.1 Alcaligenes faecalis strain B_IV_ 2L49 16S ribosomal RNA gene 1770 1770 98% 0,0 99% JF710960.1 Alcaligenes faecalis strain B_IV_ 2L12 16S ribosomal RNA gene 1770 1770 98% 0,0 99% JF710957.1 Alcaligenes faecalis subsp. faecalis strain WAA 16S ribosomal RNA gene 1770 1770 98% 0,0 99% EU727186.1 Alcaligenes faecalis strain zjs02 16S ribosomal RNA gene 1770 1770 98% 0,0 99% DQ857898.1 Alcaligenes faecalis 16S ribosomal RNA gene 1770 1770 98% 0,0 99% AF155147.1 Alcaligenes faecalis strain B_IV_ 2L10 16S ribosomal RNA gene 1766 1766 98% 0,0 99% JF710956.1 Alcaligenes faecalis strain PR52-2 16S ribosomal RNA gene 1766 1766 98% 0,0 99% EU440982.1 Alcaligenes faecalis strain IHB B 6507 16S ribosomal RNA gene 1764 1764 98% 0,0 99% KF475853.1 Alcaligenes sp. CC-E-7 16S ribosomal RNA gene 1764 1764 98% 0,0 99% JN650299.1 Alcaligenes faecalis strain B_IV_ 2L44 16S ribosomal RNA gene 1764 1764 98% 0,0 99% JF710959.1 Alcaligenes faecalis strain CL-10.3a 16S ribosomal RNA gene 1764 1764 98% 0,0 99% HQ113218.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng tạo thành sulfate của chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 pH của môi trường có ý nghĩa quyết định đối với sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật. Các ion H+ và OH- là hai ion hoạt động lớn nhất trong tất cả các ion. Những biến đổi về nồng độ của chúng dù nhỏ cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh trưởng của vi sinh vật từ đó ảnh hưởng tới sự tạo thành sulfate của vi sinh vật đó. Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 đều có khả năng phát triển và có hoạt tính oxy hóa các hợp chất khử lưu huỳnh. Tuy nhiên, ở pH 7, chủng Alcaligenes sp. BNS4 có mức sinh trưởng và lượng sulfate tạo thành sau 5 ngày nuôi cấy là cao nhất (hình 5a). Trong quá trình nuôi cấy, pH của dịch nuôi cấy giảm dần, do ion H+ sinh ra trong quá trình vi sinh vật oxy hóa thiosulfate: S2O32- + 2O2+ H2O ® 2SO42- + 2H+. Về ảnh hưởng của nồng độ thiosulfate (S2O32-) ban đầu, từ hình 5b cho thấy, chủng Alcaligenes sp. BNS4 sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ thiosulfate ban đầu là 12 mM, lượng sulfate tạo thành cũng khá cao đạt 582,9 (mg/l). Ở những nồng độ thiosulfate ban đầu thấp (<8 mM) thì lượng sulfate tạo thành trong dung dịch là bằng 0, do vi sinh vật sử dụng sulfate (cùng với H2S) tạo nên vật chất của tế bào. Vi sinh vật ngoài một số rất ít có thể đồng hóa trực tiếp S, phần lớn phải dùng sulfate làm nguồn S. sau khi khi chúng hấp thu sulfate sẽ khử thành sulfur, kết hợp với các chất của tế bào như protein, quá trình đó được gọi là tác dụng khử sulfate chất đồng hóa. Tác dụng khử sulfate cần dùng tới năng lượng, trước khi khử sulfate cần tiêu hao ATP để chuyển hóa thành adenosine 5’ phosphosufate (APS); tiếp theo phải tiêu hao ATP thứ 2 để chuyển hóa thành 3’ phosphoadenosin 5’- phosphosulfate (PAPS). Sau đó khử PAPS thành sulfit, rồi khử tiếp thành sulfide. Sulfide sinh ra được serine hấp thu, rồi tạo thành cystein [3]. a b Hình 5. Ảnh hưởng của pH (a) và nồng độ thiosulfate (S2O32-) (b) đến khả năng sinh trưởng và khả năng tạo thành sulfate của chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 KẾT LUẬN Dựa vào đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào và so sánh trình tự gene mã hóa 16S rRNA, chủng vi khuẩn BNS4 có độ tương đồng cao tới 99% với các chủng thuộc chi Alcaligenes nên đặt tên chủng vi khuẩn này là Alcaligenes sp. BNS4. Chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 có khả năng sinh trưởng và oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh tốt nhất ở pH 7 và nồng độ thiosulfate (S2O32-) ban đầu là 12 mM. Hoạt tính oxy hóa thiosulfate (S2O32-) của chủng vi khuẩn Alcaligenes sp. BNS4 được xác định thông qua định lượng SO42- tạo ra trong môi trường ở điệu kiện tối ưu là 582,9 mg/l. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bitton G., 1999. Wastewater microbiology, Wiley- Liss, New York, USA pp. 37-75. Dobermann A., Fairhurst T. H., 2000. Rice: Nutrient Discorders and Nutrient Management, Makati city, Philippines, 126-128. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, 2012. Vi sinh vật học. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 155-235. Hurse T. J., Kappler U., 2008. Using anoxygenic phototrophic bacteria for the removal of sulfide from wastewater. In: Hell R., Dahl C., Knaff DB., Leustek TH (ed) Sulfur metabolism in phototrophic organisms pp. 437-460. Kantachote D., 2008. Selection of sulfur oxidizing bacterium for sulfide removal in sulfate rich wastewater to enhance biogas production. Electron. J. Biotechnol., 11(2): 1-12. Kersters K., Ley J. D., 1984. Genus Alcaligens. In: Krieg, N.R. ed. Bergey’s Manual of Systematic Bacteriology. Baltimore, Wiliams and Wikins, 1: 361-373. Lane D. J., 1991. 16S-23S rRNA sequencing. In: Wiley J and Sons (ed) Nucleic acid techniques in bacterial systematics, Chichester, New York pp.125-175 Mandavia S., 2005. Toxicity, Hydrogen sulfide. Available at: “”. Accessed April 10, 2006. Potivichayanon S., Pokethitiyook P., Kruatrachue M., 2006. Hydrogen sulfide removal by a novel fixed-film bioscrubber system. Process. Biochem., 41(3): 708-715. Rattanapan C., Kantachote D., Yan R., Boonsawang P., 2010. Hydrogen sulfide removal using granular activated carbon biofiltration inoculated with Alcaligenes faecalis T307 isolated from concentrated latex wastewater, Int. Biodeter. Biodegr., 64(5): 383-387. Sorokin D. Y., Robertson L. A., Kuenen J. G., 2000. Isolation and characterization of alkaliphilic, chemolithoautotrophic, sulfur- oxidizing bacteria. A. Van. Leeuw., 77(3): 251- 262 Standard method for examination of water and waste water. 1960. 11th Ed. p241-243. Am. Public Health Assoc. Inc. New York. Zhou J., Bruns M. A., Tiedje J. M., 1996. DNA Recovery from soils of diverse composition. Appl Environ Microbiol., 62(2): 316-322. Widdel F., Bak F., 1999. Gram-negative mesophilic sulfate-reducing bacteria. In: Dworkin M (ed) The Prokaryotes: an evolving electronic resource for the microbiological community, Springer-Verlag, New York pp. 3352-3378. THIOSULFATE OXIDATION OF A AERO-BACTERIAL STRAIN ISOLATED FROM WASTE FIELD IN NAM SON, SOC SON DISTRICT, HANOI Do Thi To Uyen, Hoang Phuong Ha, Vu Thi Thanh, Le Thi Nhi Cong Institute of Biotechnology, VAST SUMMARY Sulfide is an inorganic of sulfur, which is the least oxidation. It can be oxidized by oxygen in the air or by microorganisms. The presense of sulfide in waste results in rotten egg odor, which greatly impact the environment and living organisms. The BNS4 strain has the ability to oxidize sulfur was isolated from mud from waste lakes such as Nam Son, Soc Son district, Hanoi. Based on colony appearance as well as the DNA sequence of 16S rRNA, the BNS4 strain is 99% similar to the Alcaligenes then it was called as Alcaligenes sp. BNS4. The optimal conditions for growing and oxidizing of the strain were at pH 7 with thiosulfate (S2O32-) concentration at 12 mM. The oxidation of thiosulfate (S2O32-) was calculated based on the measurement of SO42- in the environment at 582,9 mg/l. These results indicated that the Alcaligenes sp. BNS4 helps to increase the diversity of the sulfide and organic processing species in the air and water waste. Keywords: Alcaligenes sp. BNS4, acrobacteria, oxidation, sulfide, thiosulfate. Ngày nhận bài: 22-10-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6113_22195_1_pb_7734_5426_2018005.doc