Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Nha Trang

Cải thiện công tác quản lý đăng ký sử dụng đất và cấp giấy CNQSDĐ tại thành phố Nha Trang sẽ giúp thành phố kiểm soát tốt công tác quản lý. Để khai thác những kết quả đạt được, hạn chế những tồn tại, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý đăng ký sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang, tạo niềm tin, sự yên tâm đầu tư; góp phần vào sự phát triển bền vững chung của địa phương. Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ thì việc phân cấp cho UBND thành phố Nha Trang cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn thành phố là cần thiết, nhằm kịp thời chỉ đạo và giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp GCNQSDĐ, triển khai công tác cấp GCNQSDĐ theo qui trình một cửa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, tạo sự thống nhất giữa các cơ quan tham mưu cấp GCNQSDĐ. Tăng cường công tác tuyền truyền sự cần thiết của việc đăng ký đất đai. Qui định thời hạn cho cá nhân hộ gia đình phải có trách nhiệm đăng ký cấp GCNQSDĐ, có thể áp dụng biện pháp chế tài khi cần thiết. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và có trách nhiệm thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ; Trang bị cơ sở vật chất đủ để đáp ứng nhiệm vụ; Tiến tới tất cả cá nhân hộ gia đình đều được cấp GCNQSDĐ, nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai của địa phương được chặt chẽ và hiệu quả.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG IMPROVE THE LAND REGISTRATION AND ISSUANCE OF CERTIFICATE OF LAND USE RIGHTS IN NHA TRANG CITY Lê Thành Vinh1, Phan Thị Dung2 Ngày nhận bài: 17/4/2013; Ngày p hản biện thông qua: 03/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Bài viết nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dựa trên đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Nha Trang: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện việc triển khai các dự án trên địa bàn; Hoàn thiện qui trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính. Từ khóa: đăng ký đất đai, chứng nhận quyền sử dụng đất, Nha Trang ABSTRACT The paper was to assess the current status of the management of land registration and issuance of certifi cation of land use rights in the city of Nha Trang, Khanh Hoa province. Based on the assessment of reach, drawbacks, researchers proposed some solutions to improve the management of land registration and certifi cation of land use rights in the city of Nha Trang: Improve the quality of planning and land use planning; Complete the implementation of projects in the area; Complete the process of land-use right certifi cates; Complete the administrative procedure reform. Keywords: land registration, land use right certifi cates, Nha Trang 1 Lê Thành Vinh: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán tài chính - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp” [3]. Tại Việt Nam, công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), lập hồ sơ địa chính được thực hiện theo luật đất đai 2003. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng, công tác quản lý đất đai ngày càng cấp thiết. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có kinh tế phát triển nhanh, đời sống vật chất được nâng lên rất đáng kể, theo đó nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng lớn làm cho đất đai trở nên khan hiếm và có giá trị lớn. Vai trò của đất đai hết sức to lớn vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý càng quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý quỹ đất, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ. Tại thành phố Nha Trang, thời gian gần đây, số lượng đơn thư về đất đai tăng lên đột biến, số lượt người tham gia tiếp dân có xu hướng ngày càng tăng, số người dân trực tiếp đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nha Trang (PTN&MTTPNT), Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất (VPDKQSDĐ) ngày càng nhiều. Điều này nói lên công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở thành phố Nha Trang còn nhiều vướng mắc và hạn chế. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: (i) Đánh giá thực trạng công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang, (ii) Đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 174 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang từ năm 2008 – 2011. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan được thu thập thông qua báo cáo tổng kết của PTN&MTTPNT và Cục thống kê Khánh Hòa. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của PTN&MTTPNT, các thông tin qua mạng Internet. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp bởi tác giả thông qua phỏng vấn chuyên gia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu thu thập được lấy từ các báo cáo thường niên của PTN&MTTPNT để phân tích thực trạng công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại PTN&MTTPNT. Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia được thực hiện nhằm đánh giá những mặt đạt được, chỉ nguyên nhân của kết quả này, cũng như phần tồn tại trong quản lý đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại PNT&MTTPNT. Các chuyên gia được mời phỏng vấn bao gồm chuyên gia nội bộ: Trưởng, Phó phòng thuộc PTN&MTTPNT, chuyên gia ngoài: nguyên lãnh đạo Phòng, một số lãnh đạo PNT&MT tỉnh Khánh Hòa. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thực trạng công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang 1.1. Thực trạng Trong giai đoạn 2008 - 2011, công tác cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang đã triển khai một cách mạnh mẽ với tổng số giấy cấp là 26.878 giấy, trong đó: đất ở là 25.489 giấy, đất nông nghiệp là 1.389 giấy. Bảng 1. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ năm 2008 - 2011 Năm Tổng số giấy (giấy) Số thửa Tổng Đất ở Đất NN 2008 7.249 6.827 422 7.327 2009 6.342 5.801 541 6.472 2010 5.341 5.119 222 5.403 2011 7.946 7.742 204 8.044 Tổng 26.878 25.489 1.389 27.246 (Nguồn: [5]) Tại Thành phố Nha Trang, trong tổng số hộ là 72.423 hộ, có 50.950 hộ đã được cấp GCNQSDĐ (70,4%), 21.473 hộ chưa cấp GCNQSDĐ (29,6%); trong tổng số thửa là 116.492, có 75.356 thửa được cấp GCNQSDĐ (64,7%). - Quy trình cấp GCNQSDĐ Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký QSDĐ hoặc tại bộ phận “một cửa” thuộc UBND xã, nơi có đất gồm có: Đơn xin cấp GCNQSDĐ; Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và điều 50 của luật đất đai (nếu có) hoặc giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất; Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có); Bản sao chứng minh nhân dân của vợ, chồng và sổ hộ khẩu. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được qui định như sau: + UBND xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thẩm tra xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ về các nội dung: tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sự phù hợp với qui hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt (đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền SDĐ tại khoản 1,5 ,2 điều 50 luật đất đai); Công bố công khai danh sách các danh sách trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại trụ sở UBND xã trong vòng 15 ngày; Xem xét ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ; Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc PNT&MTTPNT. + Văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm: Kiểm tra hồ sơ (tính đầy đủ, rõ ràng, chính xác của hồ sơ); Xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Làm trích lục địa chính hoặc trích sao hồ sơ địa chính; Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo qui định; Gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến PTN&MTNT. + Phòng TN&MT có trách nhiệm: Kiểm tra hồ sơ, trình UBND trên thành phố quyết định cấp GCNQSDĐ; Ký hợp đồng cho thuê đất đối với trường hợp nhà nước cho thuê đất; Ghi vào sổ cấp GCN; Gửi GCN đã đăng ký và hồ sơ không đủ điều kiện cho UBND xã (qua Văn phòng đăng ký QSDĐ); Gửi bản lưu GCN cùng hồ sơ đủ điều kiện cho UBND xã (qua Văn phòng đăng ký QSDĐ); Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 175 Gửi thông báo về việc cấp giấy chứng nhận cho Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc STN&MT để lập hoặc chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc. + Thời gian thực hiện các công việc qui định không quá 55 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày UBND xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người SDĐ nhận được GCNQSDĐ. + Nếu hộ gia đình, cá nhân không đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục theo qui định của luật đất đai sẽ không được xem xét cấp GCNQSDĐ. 1.2. Những kết quả đạt được Công tác đăng ký đất đai Công tác lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính và các loại bản đồ về đất đai: Từ khi luật đất đai được ban hành công tác đăng ký, thống kê đã dần dần đi vào nề nếp, hồ sơ quản lý đất đai đã hoàn thành và hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên công tác quản lý biến động thực hiện thiếu thường xuyên và chưa kịp thời, thiếu thống nhất trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai. Công lập bộ hồ sơ quản lý đất đai ở một số cơ sở vẫn chưa đầy đủ và việc khai thác chưa hợp lý đã dẫn đến các sai phạm về kĩ thuật trong quản lý. Về đo đạc bản đồ: Toàn thành phố hiện nay đã đo đạc, và chuyển từ hệ tọa độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000 lập bản đồ được 7975.8 ha trên tổng số diện tích tự nhiên, diện tích đất đã được cấp giấy 3136.2ha, trong đó cấp tỷ lệ 1/500 được 1581.9ha, tỷ lệ 1/1000 được 1650.8 ha, tỷ lệ 1/2000 được 4743.1 ha. Các tài liệu bản đồ này được đo vẽ độc lập giải thửa theo hệ tọa độ HN-72 có độ chính xác thấp một số địa bàn đang được số hóa nên đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình quản lý đất đai, khó khăn trong quá trình bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất, thiếu cơ sở để giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Vì vậy viêc đo đạc lại bản đồ địa chính chính qui là cần thiết. Công tác qui hoạch kế hoạch sử dụng đất: Từ năm 2003 trở về trước thành phố Nha Trang đã được lập, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000- 2010, năm 2007 đã được điều chỉnh qui hoạch chi tiết kế hoạch sử dụng đất trên toàn thành phố. Song song với việc điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết trong đô thị cũng được quan tâm thực hiện, đến nay đã có nhiều điểm quy hoạch chi tiết được phê duyệt như: Quy hoạch khu dân cư tây đường Lê Hồng Phong Nha Trang, Quy hoạch khu dân cư Vĩnh Hòa, Quy hoạch khu dân cư đường Vòng Núi Chụt Vĩnh Trường, Quy hoạch khu dân cư đất lành Vĩnh Thái, khu dân cư Vĩnh Điềm Trung, khu dân cư Hòn Rớ Phước Đồng, Nhìn chung, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua đã giúp định hướng việc sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời đưa việc sử dụng đất ngày càng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Nha Trang đã được phê duyệt từ năm 1999, qua thời gian thực hiện đã biểu hiện rất nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế chung của Tỉnh cũng như của thành phố Nha Trang. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 đã được điều chỉnh, bổ sung và đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực cũng nhiều thay đổi với quy hoạch đã được duyệt, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất của thành phố Nha Trang được duyệt. Năm 2007, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại địa phương [7], từ đó, công tác quản lý quy hoạch được thực hiện tốt hơn; thể hiện qua công tác giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ... Đối với 07 phường nội thành có đất nông nghiệp: Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Hải, Phước Long, Ngọc Hiệp. Công tác cấp GCNQSDĐ Tại thành phố Nha Trang, trong thời gian 2008 - 2011, có 50.950 hộ đã được cấp GCNQSDĐ (70,4%), có 75.356 thửa được cấp GCNQSDĐ (64,7%). 1.3. Những hạn chế Công tác đăng ký đất đai Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố chưa thực hiện được, hiện tại chỉ có Quy hoạch phát triển đô thị và một số điểm quy hoạch chi tiết trong đô thị; quy hoạch ngành đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản không phù hợp chậm được điều chỉnh. Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt còn yếu kém tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép không được xử lý kịp thời, nên khi triển khai thu hồi đất thì chi phí bồi thường vượt nhiều so với dự kiến. Giá đất một số khu vực trên địa bàn và giá cây cối hoa màu chưa còn hợp lý dẫn đến người dân không đồng tình khi giải toả. Việc xác định nguồn gốc khi sử dung đất, xây dựng nhà ở sau khi quy hoạch làm cơ sở xem xét, tính toán bồi thường hộ trợ, còn nhiều bất cập. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai còn yếu kém, hiệu quả chưa cao. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 176 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Công tác cấp GCNQSĐ nhìn chung còn chậm, không đạt mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Việc cấp giấy, phường còn gắn các khoản thu đóng góp địa phương với công tác này, nguồn nhân lực con người và các phương tiện kinh phí dành cho công tác cấp GCNQSDĐ chưa được quan tâm đúng mức. Tài liệu bản đồ phục vụ cho công tác kê khai đăng ký phần lớn được đo đạc giải thửa trước năm 2003, có độ chính xác thấp, bị biến động nhiều quá trình đô thị hoá, việc mua bán chuyển nhượng trái phép dẫn đến thay đổi chủ sử dụng không được cập nhật sổ sách, khi kê khai đăng ký mất nhiều thời gian chỉnh lý biến động quá lớn không thể chỉnh lý được nữa. Chưa có sự thống nhất về việc thu tiền sử dụng đất của các cơ quan phối hợp, như UBND tỉnh Khánh Hòa qui định đất Lực lượng Vũ trang, đất cơ quan xí nghiệp cấp thu tiền sử dụng đất 40% không kể thời điểm cấp. Tuy nhiên, cơ quan thuế không thu với những trường hợp được cấp trước ngày 15/10/1993, dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ [5]. Nguyên nhân của những hạn chế này là việc thực hiện quản quản lý Nhà nước đất đai của các phuờng xã, thành phố còn nhiều thiếu sót, bất cập, công tác thanh tra, kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên, việc xử lý vi phạm còn thiếu cương quyết. Nhận thức về pháp luật đất đai của một bộ phận cán bộ, công chức viên chức nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, chưa phù hợp và hiệu quả chưa cao, phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về đất đai còn thiếu và chưa đồng bộ. Kinh phí đầu tư cho công tác đo đạc bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐ chưa được quan tâm đúng mức. Cấp uỷ địa phương chưa chú trọng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác đăng ký cấp GCNQSĐ, chính quyền xã phường thực hiện công tác này chưa quyết liệt quyết liệt, quy trình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai ở Phòng Tài nguyên và Môi trường còn giải quyết hồ sơ cấp lẻ, theo yêu cầu của các hộ dân dẫn đến không tập trung, khó quản lý, phát sinh khiếu kiện, mất nhiều thời gian và công sức. Sự phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai chưa được thống nhất, đồng bộ. Nhận thức của người sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, việc chấp hành pháp luật đất đai chưa nghiêm... Hoạt động dịch vụ công về đất đai: Thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Công tác cấp GCNQSDĐ Hệ thống thể chế pháp luật vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán thể hiện ở chỗ một số văn bản qui phạm pháp luật chậm được ban hành so với nhu cầu thực tế của xã hội. Nhiều cơ quan Nhà nước vẫn có xu hướng giữ thuận lợi cho hoạt động quản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho tổ chức và người dân. Thủ tục hành chính vẫn chưa được cải cách đơn giản hóa triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp, vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho tổ chức và người dân. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Việc phân cấp về ngành và lĩnh vực giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn chậm, vẫn chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn. Đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp về kỹ năng quản lý mới, thiếu tính nhạy bén, trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao. Tuy nhiên, xét một cách nghiêm túc, người dân và cả lãnh đạo chính quyền Thành phố vẫn chưa thực sự hài lòng với kết quả cải cách hành chính hiện tại. Người dân, doanh nghiệp vẫn còn gặp rắc rối, phiền hà trong nhiều lĩnh vực như: xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, đất ở, cấp phép xây dựng. Chính vì vậy, đổi mới cung ứng dịch vụ công, việc cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ ở ngay chính khu vực nhà nước là hết sức quan trọng. Bên cạnh chức năng quản lý nhà nước, chức năng phục vụ của nhà nước nhằm cung cấp những dịch vụ cần thiết cho người dân để họ thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nguyên nhân của những hạn chế này là công tác tuyên truyền tổ chức chưa tới một bộ phận người sử dụng đất vùng ven, ngoại thành thành phố. Một số chủ yếu sử dụng đất do thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai nên giao việc đăng ký quyền sử dụng đất cho đối tượng trung gian, các đối tượng này lợi dụng hiểu biết về chính sách pháp luật đã vòi vĩnh tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cán bộ, cơ quan và công tác cấp GCNQSDĐ. Việc lưu trữ còn yếu nên khó khăn cho việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất và khắc phục sai sót. 2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang 2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất Rà soát, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, phân bổ và sử dụng quỹ đất ngày càng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 177 hợp lý và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng thành phố. Khai thác tối đa quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và phi nông nghiệp. Tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch, làm rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đất đai, quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng, quản lý nhà và chung cư mới theo quy hoạch để bán hoặc cho thuê. Công khai quy hoạch chi tiết đuợc duyệt ở các phường, xã nhất là các đô thị mới, các hệ thống giao thông mới nhằm thực hiện quyền quản lý Nhà nước và quyền được biết của nhân dân. Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất có kết quả tốt sẽ dễ dàng cho việc đăng ký đất, qua đó hỗ trợ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 2.2. Hoàn thiện việc triển khai các dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang Tham gia Tổ công tác và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án; Tham mưu UBND thành phố Nha Trang ban hành thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án; Thẩm định và trình UBND thành phố Nha Trang ban hành quyết định phê duyệt các phương án tổng thể và phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trên cơ sở được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua); Tham mưu UBND thành phố Nha Trang ban hành quyết định giao đất tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện được cấp đất tái định cư (trên cơ sở được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua); Bàn giao, cắm mốc tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân được giao đất. Để có cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách thuê đất, tiếp tục phối hợp tốt với các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND thành phố đã tiến hành thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được UBND tỉnh cho thuê đất tại. Thành phần đoàn gồm các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra, Công nghiệp – Thương mại – Du lịch, Chi cục thuế thành phố. Từ đó có cơ sở để xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước. Đối với các khu tập thể của các doanh nghiệp đã bán cho cán bộ công nhân viên, nếu phù hợp quy hoạch sẽ tiếp tục chỉ đạo các chủ sử dụng đất phối hợp với phường, xã UBND thành phố và các cấp, các ngành tiến hành lập quy hoạch trình duyệt giao đất theo quy định để đưa vào quản lý lâu dài. Ưu tiên quỹ đất phục vụ cho tái định cư giải phóng mặt bằng, kể cả các khu quy hoạch xen ở các phường, xã. Về giao đất ở đô thị cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện đúng quy trình quy định về quy hoạch và giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tại. Tiếp tục có các biện pháp ngăn ngừa tình trạng một số cá nhân xin được xét giao đất theo chế độ ưu tiên nhưng không có nhu cầu để ở, chuyển nhượng để kiếm lời bất chính. Công khai các đối tượng giao đất, các khu quy hoạch dân cư tạm dừng giải quyết thủ tục chuyển nhượng cho bất cứ hộ được giao đất cho đối tượng không phải qua đấu giá. Các trục đường giao thông, các khu trung tâm, các lô đất có giá trị sinh lợi cao đều yêu cầu đấu giá rộng rãi, công khai theo quy định, còn giao đất thì thành lập hội đồng xét duyệt đối tượng giao đất theo đúng quy định. 2.3. Hoàn thiện qui trình cấp GCNQSDĐ Cho tổ chức rà soát lại quy định và các giấy tờ hợp lệ để cấp GCNQSDĐ ở đô thị theo hướng đơn giản hóa các thủ tục phù hợp với Luật đất đai năm 2003 [4]. Hiện đã kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi bổ sung cho phù hợp với Nghị đinh 181/CP [2], nghị định 84/2007/NĐ-CP [1] làm cơ sở giải quyết các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ số hộ tồn đọng chưa cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch hội đồng nhân dân, UBND thành phố và thực trạng hồ sơ ở các phường, xã ngay từ đầu năm thành phố đã giao kế hoạch chỉ tiêu cụ thể cho các phường, xã. Đối với UBND thành phố: tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo chuyên môn phường, xã nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc. Chỉ đạo tập trung thực hiện việc cấp GCNQSDĐ theo hình thức cuốn chiếu đồng loạt theo địa bàn phường, xã hạn chế thực hiện theo hình thức đơn lẻ. Chỉ đạo PTN&MTTPNT, giao cụ thể Văn phòng đăng ký QSDĐ phân công trách nhiệm cho các chuyên viên theo địa bàn, xuống tận phường, xã mình phụ trách kiểm tra việc kê khai, xét duyệt, nắm rõ tình trạng hồ sơ để xây dựng kế hoạch chi tiết. Phân công nhiệm vụ gắn trách nhiệm hội đồng, cá nhân có liên quan nhằm tăng cường ý thức của từng thành viên, làm rõ trách nhiệm cá nhân theo lĩnh vực được giao. Ban hành văn bản gửi các phường, xã về trách nhiệm hội đồng xét duyệt đất đai, trách nhiệm của chủ tịch phường, xã là chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến xác nhân nguồn gốc và xét duyệt theo phường, xã mình quản lý. Hàng tháng Văn phòng đăng ký QSDĐ thành phố cùng Văn phòng UBND thành phố giao ban hành chính. Thành phần gồm các chủ tịch, bí thư các phường, xã thông báo tình hình cấp GCNQSDĐ từng phường, xã tình hình khai thác quỹ đất và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 178 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG thực hiện. Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra rà soát lại các trường hợp cấp GCNQSDĐ nhưng có khiếu nại và tập trung tất cả các phường, xã có quỹ đất lớn, có đất nông nghiệp xen kẽ nhằm phát hiện, sửa chữa hoặc thu hồi, hủy bỏ các GCNQSDĐ đã cấp nếu phát hiện có sai sót. Đối với UBND phường, xã: công khai quy trình, thủ tục, thời hạn xử lý hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ của công dân. Tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy của công dân phải vào sổ theo dõi, có giấy biện nhận, giao trả hồ sơ đúng thời hạn quy định. Xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý theo kế hoạch hàng năm mà UBND thành phố đã giao. Nâng cao chất xét duyệt hội đồng, chấn chỉnh bộ phận giúp việc của hội đồng xét cấp giấy chứng nhận. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ địa chính trong việc xác nhận các hộ gia đình có giáp ranh với đất công, đất nông nghiệp, diện tích tăng do đã đo bao vào đất ở, đảm bảo xét duyệt chặt chẽ đúng quy định. 2.4. Hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai. Triển khai thực hiện Quyết định số 1482/QĐ-UBND [6], tại thành phố Nha Trang đối với các loại hồ sơ, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, hạn chế thấp nhất tình trạng hồ sơ trễ hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp. Xây dựng quy trình tác nghiệp, khoa học minh bạch, sắp xếp bố trí cán bộ, công chức, nâng cao ý thức trách nhiệm để tham mưu giải quyết hồ sơ đúng hạn, chính xác, kịp thời theo cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 - 2000 trong việc giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Kiện toàn tổ chức, thường xuyên tập huấn, kiểm tra đôn đốc. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai đặc biệt là công tác xây dựng hồ sơ địa chính theo công nghệ số hiện đại. Đầu tư kinh phí để trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đất đai. IV. KẾT LUẬN Cải thiện công tác quản lý đăng ký sử dụng đất và cấp giấy CNQSDĐ tại thành phố Nha Trang sẽ giúp thành phố kiểm soát tốt công tác quản lý. Để khai thác những kết quả đạt được, hạn chế những tồn tại, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý đăng ký sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang, tạo niềm tin, sự yên tâm đầu tư; góp phần vào sự phát triển bền vững chung của địa phương. Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ thì việc phân cấp cho UBND thành phố Nha Trang cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn thành phố là cần thiết, nhằm kịp thời chỉ đạo và giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp GCNQSDĐ, triển khai công tác cấp GCNQSDĐ theo qui trình một cửa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, tạo sự thống nhất giữa các cơ quan tham mưu cấp GCNQSDĐ. Tăng cường công tác tuyền truyền sự cần thiết của việc đăng ký đất đai. Qui định thời hạn cho cá nhân hộ gia đình phải có trách nhiệm đăng ký cấp GCNQSDĐ, có thể áp dụng biện pháp chế tài khi cần thiết. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và có trách nhiệm thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ; Trang bị cơ sở vật chất đủ để đáp ứng nhiệm vụ; Tiến tới tất cả cá nhân hộ gia đình đều được cấp GCNQSDĐ, nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai của địa phương được chặt chẽ và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. Quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hộ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội. 2. Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 2004. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Thi hành luật đất đai, Hà Nội. 3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, 1995. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội: 19, 36 – 37. 4. Quốc hội CHXHCN Việt Nam, 2003. Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, Hà Nội. 5. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nha Trang. Báo cáo công tác năm 2011. 6. UBND tỉnh Khánh Hòa, 2009. Quyết định số 1482/QĐ-UBND ngày 25/6/2009, Phê duyệt Đề án thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông hiện đại theo hướng hiện đại. Khánh Hòa. 7. UBND tỉnh Khánh Hòa, 2009. Quyết định phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, xét đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 2007 - 2010 đối với 07 phường thuộc thành phố Nha Trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_dang_ky_dat_dai_va_cap_giay_chung_nhan_q.pdf