Giáo dục công dân 9 - Năm học 2014-2015

Câu 1(3 điểm): * Được kết hôn: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên (0,5 điểm) - Kết hôn do nam nữ tự nguyện và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (0,5 điểm) * Không được kết hôn: - Với những người đang có vợ hoặc chồng; Những người mất năng lực hành vi dân sự (0,5 điểm) - Những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. (0,5 điểm) - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chống; giữa những người cùng giới tính. (1 điểm) Câu 2 (2 điểm): * Ai cũng phải có nghĩa vụ lao động vì ai cũng phải cần những điều kiện để sống như ăn, mặc, ở và các điều kiện phục vụ sinh hoạt khác (0,5 điểm) * Những cái đó không tự có mà phải có lao động để tạo ra. Vì vậy, mỗi người cần phải lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.(0,5 điểm) * HS đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ lao động trong học tập của bản thân (1 điểm) Câu 3 (3 điểm): a, Không đồng ý với bố mẹ chị Hoa (0,5 điểm) Vì cưỡng ép con kết hôn là vi phạm pháp luật và hôn nhân phải dựa trên cơ sở của tình yêu, sự tự nguyện mới có hạnh phúc chứ không phải latieenf bạc là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc gia đình. b, Em sẽ khuyên chị Hoa dứt khoát từ chối việc kết hôn với người đàn ông đó và lựa lời phân tích cho bố mẹ hiểu: chỉ có dựa trên cơ sở tình yêu chân chính và sự tự nguyện mới tạo nên hôn nhân hạnh phúc (hoặc nhờ người có uy tín can thiệp để bố mẹ hiểu và từ bỏ ý định ép con kết hôn). 3. Củng cố: - Thu bài, nhận xét quá trình làm bài của HS 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Đọc và chuẩn bị trước bài 15.

doc136 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 7725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục công dân 9 - Năm học 2014-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..../........../2013 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2013 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2013 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 27 Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (T2 ) I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - HS hiểu thế nào là vi phạm pháp luật, phân biệt được các loại vi phạm pháp luật. - Hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí 2. Kĩ năng - Biết sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật - Biết phân biệt hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách xử sự phù hợp . ** Kĩ năng tư duy phê phán. Thu thập và xử lí thông tin. Kĩ năng giao tiếp. 3. Thái độ - Hình thành trong HS ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Tài liệt tham khảo, phiếu học tập, đề kiểm tra, đáp án SGk, vở ghi, giấy KT III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (Thời gian ......3... phút) H.Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu các loại vi phạm pháp luật? 2. Bài mới GV giới thiệu bài –HS nghe và ghi đầu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Khái niệm trách nhiệm pháp lý(Thời gian ......13.. phút) Gv cùng học sinh tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học **H: Nêu hành vi vi phạm và biện pháp xử lí mà em biết trong thực tế cuộc sống ? Bổ sung: - Vứt rác bừa bãi, cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng, lấn chiếm vỉa hè là vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt hành chính - Trộm xe máy, cướp giật tài sản là vi phạm hình sự - Hình phạt của Bộ luật hình sự - Viết, vẽ bậy lên tường của lớp học là vi phạm kỉ luật - Phê bình trước lớp - Mượn xe máy để đặt lấy tiền là vi phạm dân sự - Bồi thường dân sự **H:Trách nhiệm pháp lý là gì ? **H: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí ? H: Trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như thế nào ? Bổ sung **H:Trách nhiệm của HS là gì ? Nhận xét, bổ sung Giải thích: Về nội dung và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý +) Nhà nước ban hành luật nếu ai làm trái sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình đó là trách nhiệm pháp lý +) Chỉ có toà án, cơ quan quản lý nhà nước . Mới có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật +) Về nội dung trách nhiệm pháp lý là cơ sở áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước +) Về hình thức : Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc thực hiện quy định của pháp luật. - Lấy ví dụ - Nghe, tiếp thu hoặc ghi vở - Trả lời - Có 4 loại - Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật - Nghe, ghi vở - Chấp hành nghêm chỉnh hiến pháp, Luật - Nghe, ghi vở Nghe, tiếp thu 3. Trách nhiệm pháp lí là gì ? Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. 4. Các loại trách nhiệm pháp lí: Có 4 loại: + Trách nhiệm Hình sự + Trách nhiệm Dân sự + Trách nhiệm Hành chính + Trách nhiệm kỉ luật 5. ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. - Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật - Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật - Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật - Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhâ dân - Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. 6.Trách nhiệm Đối với công dân: Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp, pháp luật * Đối với HS: - Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt hiến pháp và pháp luật - Có lối sống lành mạnh, học tập và lao động tốt - Tránh xa tệ nạn xã hội - Đấu tranh các hiện tượng xấu, vi phạm pháp luật. Hoạt động 2 : Luyện tập làm các bài tập trong SGK (Thời gian ....12..... phút) - Gọi 2 HS đọc nội dung bài tập 5, (SGK- 56) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, yêu cầu dưới lớp làm bài vào vở - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung - Nhận xét, cho điểm H: Trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức giống và khác nhau như thế nào ? Nhận xét, bổ sung, kết luận - Đọc bài - HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Nghe, tiếp thu, ghi bài vào vở - Suy nghĩ trả lời - Nghe, ghi vở III. Bài tập Bài 5(SGK-56) - ý kiến đúng: c, Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự e, Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính đó do mình gây ra - ý kiến sai: a, Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự. b, Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đau cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự d, Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đ, Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính. Bài tập 6 (SGK-56) * Giống nhau: Là những quan hệ XH và các quan hệ XH này, được PL điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đệp, công bằng, trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và PL đưa ra * Khác nhau - Trách nhiệm đạo đức: Bằng tác động của dân sự XH, lương tâm cắn rứt - Bắt buộc thực hiện, phương pháp cưỡng chế của nhà nước 3. Củng cố: (Thời gian ......... phút) GV cho HS làm bài kiểm tra 15 phút. Đề bài Câu 1: Thế nào là vi phạm pháp luật ( 4 điểm ) Câu 2: Làm bài tập 6 trang 56 sách giáo khoa. (6 điểm ) Đáp án: Câu 1: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. ( 4 điểm ) Câu 2: Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật. (2 điểm) * Giống nhau: Là những quan hệ XH và các quan hệ XH này, được PL điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đệp, công bằng, trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và PL đưa ra ( 2 điểm ) * Khác nhau - Trách nhiệm đạo đức: Bằng tác động của dân sự XH, lương tâm cắn rứt. - Bắt buộc thực hiện, phương pháp cưỡng chế của nhà nước. ( 2 điểm ) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(Thời gian ....2..... phút) - Học bài theo NDB - Làm các bài tập còn lại -Xem và chuẩn bị trước bài ''Quyền tham gia quản lí nhà nước, .'' ****************************************** Tuần:..29..... Ngày soạn:......../........../2013 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2013 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2013 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 28 Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân; cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân. 2. Kĩ năng - Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân; Tự giác , tích cực tham gia vào các công việc chung của trường, lớp , của địa phương. ** Kĩ năng tư duy, phê phán. Thu thập và xử lí thông tin về việc thực hiện quyền thamgia quản lí nhà nước và xã hội. 3. Thái độ: - Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên:- SGK, SGV Hiến pháp 1992, Luật khiếu nại ,Tố cáo, Luật bầu cử 2. Học sinh: sgk, phiếu học tập, bảng phụ... III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ(Thời gian ......4... phút) - Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý? 2. Bài mới Giới thiệu bài mới: Vì sao công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Để hiểu lí do vì sao công dân có được những quyền này ta tìm hiểu sang bài hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân(Thời gian ......16... phút) - Gọi HS đọc nội dung đặt vấn đề H: Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân ? H: Nhà nước quy định những quyền đó là gì ? H: Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì ? Nhận xét, bổ sung, kết luận H: Em hãy nêu những quyền cơ bản của công dân mà em đã học ? Bổ sung: Quyền trẻ em, Quyền hôn nhân H:Vì sao công dân có được những quyền đó ? Nhận xét, kết luận: Vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân H: Ngoài những quyền được nêu trên công dân còn có quyền nào khác ? Kết luận - Đọc bài - Suy nghĩ trả lời - Trả lời - Trả lời - Nghe, ghi vở - HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 6,7,8 và trả lời các câu hỏi - Nghe, tiếp thu - Suy nghĩ giải thích Nghe, tiếp thu hoặc ghi vở - Trả lời - Nghe, ghi vở I. Đặt vấn đề * Những quy định trên thể hiện quyền: Tham gia góp ý kiến, sửa đổi bổ sung một số điều của Hiếp pháp 1992, tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội * Những quy định đó là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân * Nhà nước ban hành những quy định đó để xác định quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực. -Công dân có quyền được tham gia quản lý nhà nước vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân xây dựng nên để phục vụ lợi ích của mình -Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan tổ chức nhà nước đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách pháp luật của nhà nước, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi nhiệm vụ Hoạt động 2 : Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân(Thời gian ......20... phút) Gv yêu cầu HS: Đọc và tìm hiểu mục 1 NDBH và thảo luận câu hỏi sau: H: Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nhà nước và quản lí xã hội ? Nhận xét, bổ sung H: Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội như thế nào ? H: Tham gia bàn bạc các công việc bằng cách nào ? H: Thực hiện giám sát, đánh giá công việc chung như thế nào ? GV kết luận và yêu cầu HS làm bài tập 1 Nhận xét, kết luận HS đọc và tự tìm hiểu mục 1 NDBH sau đó thảo luận nêu được: - Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội - Nghe, ghi vở -Bầu cử, ứng cử, đề cử. - Đóng góp ý kiến. -Phát hiện và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật - HS ghi nhớ kiến thức và làm bài tập 1 - Nghe, ghi vở II. Nội dung bài học 1. Nội dung quản lí nhà nước và quản lí xã hội - Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội - Tham gia bàn bạc công việc chung - Tham gia thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. Bài tập 1 (SGk- 59) Đáp án : Tất cả các quyền sau đều thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân: a, Quyền bầu cử đậi biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân c, Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân đ, Quyền khiếu nại, tố cáo h, Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước 3. Củng cố (Thời gian ......4... phút) - Nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong bài 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(Thời gian ......1... phút) - Học thuộc nội dung bài học - Đọc và tìm hiểu trước các nội dung còn lại ở phần nội dung bài học ***************************************** Tuần 29 Ngày soạn:......../03/2014 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 29 - Bài 16 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN ( Tiếp theo ) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân; cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân. 2. Kĩ năng - Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân; Tự giác, tích cực tham gia vào các công việc chung của trường, lớp, của địa phương. 3. Thái độ - Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, SGV GDCD lớp 9 2. Học sinh - Hiến pháp 1992, Luật khiếu nại,Tố cáo, Luật bầu cử III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong tiết dạy) 2. Bài mới * Giới thiệu bài mới: Vì sao công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Để hiểu lí do vì sao công dân có được những quyền này ta tìm hiểu sang bài hôm nay Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Nhận biết cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.(Thời gian 24 phút) - GV yêu cầu HS đọc mục 2 NDBH (SGK) Làm bài tập 3 SGK **H: Có mấy phương thức thực hiện các quyền nói trên ? lấy ví dụ ? Ví dụ: Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, ứng cử vào hội đồng nhân dân Ví dụ: -Góp ý kiến, phát triển kinh tế điạ phương - Góp ý việc làm của cơ quan nhà nước trên báo **H: Quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân có ý nghĩa gì ? Nhận xét, kết luận GV yêu cầu HS lấy ví dụ khác về các cách thực hiện quyền ** Để công dân thực hiện tốt quyền cơ bản trên nhà nước cần tạo điều kiện như thế nào ? GV: Bổ sung Nhấn mạnh: Đối với bản thân: học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện ý thức kỉ luật, tham gia góp ý xây dựng lớp, chi đoàn, tham gia các hoạt động ở địa phương (xây dựng nhà tình nghĩa, tuiyên truyền kế hoạch hoá gia đình, bài trừ tệ nạn xã hội). - HS đọc mục 2 NDBH ghi nhớ kiến thức HS làm bài tập 3 - Có 2 phương thức - Nghe, tiếp thu - Nghe, tiếp thu - Trả lời - Nghe, ghi vở - Suy nghĩ trả lời - Nghe, ghi vở - Nghe, tiếp thu II. Nội dung bài học 2. Phương thức thực hiện * Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội * Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 3. ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân - Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công việc xây dựng và quản lí đất nước - Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội. 4. Điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân * Nhà nước: Quy định bằng pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện * Công dân: Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện; nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt. Hoạt động 2: Làm bài tập(Thời gian ....16..... phút) Gv cho HS làm bài tập Hỏi: Em đồng ý với quan điểm nào trong bài tập 2 (SGK-59) ? Nhận xét, kết luận - Đưa bài tập 6 sách bài tập GDCD trang 54 lên bảng phụ (làm thêm) Hỏi: Công dân ở địa phương, xã, thôn có quyền gì sau đây để tham gia quản lí nhà nước, xã hội ? 1. Mức đóng góp phúc lợi công cộng 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. 3. Xây dựng trường học, bệnh xá 4. Xây dựng nhà tình nghĩa 5. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội 6. Phòng chống tệ nạn xã hội 7. Xây dựng hương ước của làng 8. Xây dựng làng văn hoá GV: Nhận xét, kết luận, cho điểm - Trả lời cá nhân - Nghe, tiếp thu, ghi nội dung bài tập vào vở - Quán sát bảng phụ - Suy nghĩ trả lời cá nhân - Nghe, tiếp thu III. Bài tập Bài tập 2(SGK-59) - ý kiến đúng là c - Vì: ý này nêu đầy đủ và phù hợp với khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. Bài tập 6(SBT GDCD – 54) Công dân ở địa phương, xã, thôn có các quyền sau đây để tham gia quản lí nhà nước, xã hội - Tất cả các quyền nêu trên. 3. Củng cố (Thời gian ......4.. phút) Kết luận: Quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân là quyền chính trị quan trọng nhất, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm của công dân. Công dân phải hiểu rõ nội dung của quyền đó và không ngừng học tập nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng hiệu quả quyền này, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đệp hơn. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (Thời gian ......1... phút) - Làm bài tập 3, 4, 5 SGK- 59,60 - Đọc trước bài 17 - Tìm hiểu trước luật “Nghĩa vụ quân sự” **************************************** Tuần 31 Ngày soạn:......../........../2014 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 30 - Bài 17 NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức -Vì sao cân phải bảo vệ Tổ quốc. -Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. 2. Kĩ năng -Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự; tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh nơi cư trú và trong trường học. -Tuyên truyền, vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Thái độ -Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc -Sẳn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến độ tuổi quy định II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Hiến pháp 1992; Luật nghĩa vụ quân sự; Bộ luật hình sự 1999 - Tranh ảnh băng hình tư liệu về các hoạt động thực hiện nghĩa vụ quân sự 2. Học sinh: sgk, vở ghi.... III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (Thời gian .....3... phút) - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới GV: Như Bác Hồ đã dạy:”Các vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Quan sát ảnh và thảo luận.(Thời gian ...15...... phút) - Yêu cầu HS quan sát ảnh và thảo luận theo các câu hỏi: H: Nêu nội dung các bức ảnh ? H: Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh đó ? Nhận xét, kết luận Nhấn mạnh: Bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Kết luận: Quá trình lịch sử của đất nước ta đã chứng minh một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, xây dựng XHCN, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ XHCN được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước ta. - Các nhóm quan sát ảnh và thảo luận => thống nhất câu trả lời, ghi ra bảng nhóm. - Dựa vào ảnh trả lời Suy nghĩ đưa ra ý kiến cá nhân - Nghe, ghi vở Nghe HS ghi nhớ kiến thức I. Đặt vấn đề Qua cá bức ảnh đó giúp chúng ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của mọ công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình của thanh niên, phụ nữ và những người mẹ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học(Thời gian .....15... phút) GV gọi hs đọc nội dung bài học H. Thế nào là bảo vệ tổ quốc ? H: Vì sao chúng ta phải bảo vệ tổ quốc ? Nhận xét, bổ sung Nhấn mạnh: Ông cha chúng ta phải chiến đấu và chiến thắng biết bao kẻ thù trong suốt 4000 năm lịch sử, đất nước một dải từ Hà Giang đến Cà Mau là do ông cha ta xây dựng nên H: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì? Nhận xét, bổ sung Ví dụ: Ngày hội quốc phòng toàn dan 22/12; tham gia thực tiễn luật nghĩa vụ quân sự (Thanh niên từ 18 đến 27 tuổi) Gv gọi liên hệ và TL H. HS chúng ta cần phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? Kết luận: Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Nghĩa vụ và quyền đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam. HS đọc - Là bảo vệ độc lập, chủ quyền - Suy nghĩ trả lời cá nhân - Nghe, ghi vở - Nghe, tiếp thu - Dựa vào SGK trả lời - Nghe, ghi vở - Liên hệ bản thân trả lời TL Nghe II. Nội dung bài học 1. Bảo vệ tổ quốc là gì ? Là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam. 2. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc - Non sông đất nước Việt Nam là do cha ông chúng ta đã bao đời đổ mồ, sương máu khai phá, bồi đắp hàng nghìn năm mới có được. - Ngày nay Tổ quốc chúng ta vẫn luôn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hại. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa . 3. Bảo vệ tổ quốc gồm những nội dung nào? - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân - Thực hiện nghĩa vụ quân sự - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội 4. Trách nhiệm của HS + Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường HS chúng ta cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự . - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức, vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hoạt động 3 :Luyện tập- hướng dẫn HS làm bài tập(Thời gian ......8... phút) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK-65) - yêu cầu HS làm bài ra vở - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài - Nhận xét, bổ sung, cho điểm - Gọi HS lên làm bài tập 7(Sách tình huống GDCD – 56) Nhận xét, cho điểm Nhấn mạnh: Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài học như: Tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” - “Anh hùng nào, giang sơn ấy” Ca dao: “Bể Đông có lúc vơi đầy Mối thù đế quốc có ngày nào quên” Danh ngôn: “ Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu, Hoa độc lập phải tưới bằng máu” (Nguyễn Thái Học) - Đọc bài - HS làm bài ra vở - 1 HS lên bảng làm bài - Nghe, tiếp thu, ghi vở - Lên bảng làm bài - Nghe, ghi vở - Nghe, tiếp thu III. Bài tâp Bài tập 1 (SGK-65) Đáp án đúng: a, Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định c, Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự d, Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư đ, Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, truờng học e, Xây dựng nhà máy quốc phòng h, Gặp gỡ các chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22/12 i, Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia. Bài tập 7( Sách tình huống GDCD-56) - Đáp án đúng là 1,2,3,4 3. Củng cố (Thời gian ....3..... phút) Kết luận: Kinh nghiệm lịch sử ngàn đời của dân tộc ta là dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, trên đất nước ta đã hoàn toàn sạch bóng quân thù, nhưng ta không thể lơi lỏng công cuộc giữ nước. Chúng ta phải luôn cảnh giác chống lại mọi âm mưu của kẻ thù. HS chúng ta rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ tổ quốc, tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (Thời gian ......1... phút) - Về nhà học bài cũ làm các bài tập còn lại - Xem và chuẩn bị trước bài tiếp theo. ************************************** Tuần 32 Ngày soạn:......../........../2014 Lớp 9A Tiết(TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số...../....vắng............................. Lớp 9B Tiết(TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số..../.....vắng.............................. Tiết 31 - Bài 18 SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật. - Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, cần phải rèn luyện, học tập nhiều mặt. ***** Thực hiệnđúng quy định pháp luật là tuân theo pháp luật. Người tuân theo pháp luật là người sống có đạo đức. * HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuan theo pháp luật. HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng - Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Biết phân tích, đánh giá những hành vi đúng, sai về đạo đức, về pháp luật của bản thân và của mọi người xung quanh. - Biết tuyên truyền giúp đỡ mọi người xung quanh sống có đạo đức, có văn hoá và thực hiện tốt pháp luật. ***** Biết thực hiện đúng theo pháp luật. 3.Thái độ - Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với những người xung quanh, trước hết với những người trong gia đình, thầy cô và bạn bè. ***** Tự giác tuân theo pháp luật. - Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video về các hành vi việc làm sống có đạo đức , thiếu đạo đức; các hành vi việc làm tuân theo pháp luật và vi phạm pháp luật. - SGK, sách GV GDCD lớp 9. 2. Học sinh - Tấm gương về danh nhân của đất nước, của địa phương. Những tấm gương người tốt, việc tốt của trường, của địa phương. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút) 2. Bài mới Thanh niên sống phải có đạo đức và tuân theo pháp luật. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 :Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (Thời gian ..20. phút) - Yêu cầu HS đọc câu truyện trong SGK “Nguyển Hải Thoại - Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật”. H. Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức ? Bổ sung: - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hoá, văn nghệ). - Trách nhiệm, năng động , sáng tạo. - Năng cao uy tín của đơn vị, công ty. H. Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật ? Nhận xét, bổ sung: - Mở rộng sản xuất theo quy định pháp luật. - Thực hiện quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội H. Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh? Nhấn mạnh: Động cơ đó thể hiện đức tính của anh là: “Sống có đạo đức và làm việc theo Hiấn pháp và Pháp luật” H.Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội? - GV: Cử từng HS trả lời từng câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung, liệt kê ý kiến đúng của HS lên bảng. Kết luận: Rút ra bài học sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho mọi người là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích cá nhân gia đình và xã hội GV cho HS liên hệ thực tế hành vi sống và làm việc theo đạo đức và pháp luật H. Lấy ví dụ minh hoạ những người có hành vi sống có đạo đức và pháp luật ? Bổ sung: Người nông dân Nguyễn Cẩm luỹ Bổ sung - Tội buôn bán ma tuý (Vũ Xuân Trường) - Giết người, cướp của, cờ bạc (Trương Văn Cam) - Tham ô tài sản của nhà nước (Nguyễn Đức Chi) 165 tỉ đồng - Lã Thị Kim Oanh tham ô tài sản nhà nước - HS đi thi hộ, quay cóp - Đua xe, gây rối trật tự Gv kết luận HS đọc - Cả lớp theo dõi - Những biểu hiện về sống có đạo đức: - Biết tự trọng, tự tin, tự lập, có tâm, trung thực. Nghe - Những biểu hiện sống, làm việc theo pháp luật: - Làm theo pháp luật. - Giáo dục cho mọi người ý thức kỉ luật và pháo luật. - Nghe, tiếp thu - HS trả lời. - Lớp nhận xét bổ sung - HS Dùng bút chì gạch chân các chi tiết biểu hiện anh Nguyễn Hải Thoại (Có thể ghi ra giấy nháp các ý chính của câu hỏi). - HS: Cả lớp tham gia góp ý kiến. - Nghe, tiếp thu, ghi vở - Nghe, tiếp thu - Học sinh liên hệ bác sĩ Lê Thế Trung, Lê Thái Hoàng - Trả lời cá nhân - Nghe, tiếp thu I. Đặt vấn đề - Anh Nguyễn Hải Thoại là tấm gương về sống có đạo dức và tuân theo pháp luật. - Động cơ thúc đẩy anh là: “Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước”. - Việc làm của anh đã đem lại lợi ích rất lớn cho bản thân, cho công ty và cho đất nước Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung bài học(Thời gian ......15... phút) H. Thế nào là sống có đạo đức ? * Nhận xét, bổ sung Nhấn mạnh: Người sống có đạo đức là người thể hiện được những giá trị đạo đức đối với mọi người, công việc, môi trường sống - Là suy nghĩ, hành động theo chuẩn mục đạo đức - Nghe, ghi vở - Nghe, tiếp thu II. Nội dung bài học 1. Khái niệm a,Thế nào là sống có đạo đức? - Là suy nghĩ,hành động theo chuẩn mực đạo đức - Chăm lo việc chung, lo cho mọi người - Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ - Lấy lợi ích xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống - Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích sống. 3. Củng cố (Thời gian .....4... phút) - Mỗi HS tự vạch ra kế hoạch đánh giá ưu nhược điểm của bản thân, đề ra biện pháp rèn luyện thói quen kỷ luật, tự giác thực hiện pháp luật . 4. Hướng dẫn HS học ở nhà (Thời gian ......2.. phút) - Về nhà học bài theo nội dung đã học. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức và pháp luật - Đọc trước phần tiếp theo *************************************** Tuần:..33...... Ngày soạn:......../........../2014 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 32-Bài 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật. - Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, cần phải rèn luyện, học tập nhiều mặt. *Thực hiện đúng quy định pháp luật là tuân theo pháp luật. Người tuân theo pháp luật là người sống có đạo đức. * HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuan theo pháp luật. HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng - Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Biết phân tích, đánh giá những hành vi đúng, sai về đạo đức, về pháp luật của bản thân và của mọi người xung quanh. - Biết tuyên truyền giúp đỡ mọi người xung quanh sống có đạo đức, có văn hoá và thực hiện tốt pháp luật. * Biết thực hiện đúng theo pháp luật. 3.Thái độ - Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với những người xung quanh, trước hết với những người trong gia đình, thầy cô và bạn bè. * Tự giác tuân theo pháp luật - Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH 1. Giáo viên:- SGK, sách GV GDCD lớp 9. 2. Học sinh:- Tấm gương về danh nhân của đất nước, của địa phương. Những tấm gương người tốt, việc tốt của trường, của địa phương. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (Thời gian ......4... phút) H. Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? 2. Bài mới : GV giới thiệu bài- Học sinh nghe và ghi đầu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 :Tìm hiểu nội dung bài học tiếp(Thời gian ......20... phút) GV tiếp tục cùng học sinh tìm hiểu phần II H. Thế nào là sống tuân theo pháp luật ? H. Giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có quan hệ với nhau như thế nào ? *H. Mỗi con người cần có trách nhiệm như thế nào ? Gv:Bổ sung - Dựa SGK trả lời -Suy nghĩ trả lời - Học tập tốt, lao động tốt - Nghe, tiếp thu II. Nội dung bài học 1. Khái niệm a,Thế nào là sống có đạo đức? b, Thế nào là sống theo pháp luật ? - Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật. 2. Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật. 3. Trách nhiệm của bản thân - Học tập, lao động tốt - Rèn luyện đạo đức tư cách - Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội -Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó có luật giao thông đường bộ Hoạt động 2 : Luyện tập và giải bài tập SGK(Thời gian ......16... phút) - yêu cầu HS làm bài tập 2(SGK-68,69) - Gọi 1 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, cho điểm H.Kẻ vô đạo đức sẽ có tác dụng như thế nào ? Kết luận: + Vô đạo đức là hành vi hại nước hại dân, hại bản thân và gia đình. H. Vi phạm PL – kỷ luật gây hậu quả như thế nào? Nhận xét, kết luận: Vi phạm PL – Kỷ luật gây mất trật tự xã hội - HS làm các bài tập theo yêu cầu của GV - Lên bảng làm bài - Nghe, tiếp thu - Suy nghĩ trả lời - Nghe, tiếp thu - Suy nghĩ trả lời - Nghe, tiếp thu III. Bài tập Bài tập 2(SGK-68,69) - Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức là: a, Chăm sóc ông, bà khi ốm đau b,Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ c, Giúp em học tập ở nhà d, Tham gia tích cực các công việc của lớp đ, Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11 e, Tham gia hiến máu nhân đạo - Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật g, Không đua xe máy h, Không tàng trữ, vận chuyển, sử dung ma tuý i, Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá k, Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều l, Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp 3. Củng cố(Thời gian ......4... phút) - Gv hệ thống nội dung bài học. - Mỗi HS tự vạch ra kế hoạch đánh giá ưu nhược điểm của bản thân, đề ra biện pháp rèn luyện thói quen kỷ luật, tự giác thực hiện pháp luật 4. Hướng dẫn HS học ở nhà (Thời gian ......1... phút) Về nhà học bài. Xem lại nội dung đã học để tiết sau ôn tập - Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức và pháp luật ****************************************** Tuần:34. Ngày soạn:......../........../2014 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KỲ II I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trong học kì hai về phần pháp luật của Việt Nam. - Hiểu thêm một số quyền và nghĩa vụ của công dân mà ở các lớp dưới chưa được học 2. Kĩ năng - Biết vận dụng những nội dung đã học vào thực tế cuộc sống, tránh mắc phải những lỗi lầm về pháp luật,và không làm trái pháp luật 3. Thái độ - Thấy được trách nhiệm,nghĩa vụ của công dân trong đó có bản thân các em trong việc thực hiện quyền đó. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên:- Bảng phụ, một số tranh ảnh sưu tầm liên quan tớ nội dung bài học 2. Học sinh: Sgk, vở ghi... III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (Thời gian ......3... phút) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Gv giới thiệu nội dung ôn tập cho hs nghe sau đó đặt câu hỏi cho hs TL Hoạt động 1: Gv Đặt câu hỏi trả lời(Thời gian ......29... phút) 1.Thanh niên có trách nhiệm như thế nào trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? 2.Vì sao lại là thanh niên chứ không phải là ai khác ? 3. Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong hôn nhân? 4. Pháp luật có quy định như thế nào về chế độ hôn nhân ở Việt Nam? 5. Thế nào là kinh doanh? 6. Thuế là gì? Cho ví dụ 7. Tác dụng của kinh doanh và thuế. 8. Pháp luật quy định như thế nào về quyền thực do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? 9. Nhà nước ta có quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? 10. Trách nhiệm pháp lí là gì? Những người như thế nào không chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? 11. Bản thân em đã làm gì để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? 12. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai? Vì sao lại phải bảo vệ Tổ quốc? 13. Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? Trách nhiệm của mỗi công dân ? Hoạt động 2: Gv cho hs làm một số bài tập theo sách thiết kế và sgk (Thời gian .....10.... phút) 3. Củng cố(Thời gian .....2.... phút) - Nhấn mạnh những kiến thức cơ bản, yêu cầu HS ôn tập 4. Hướng dẫn HS học ở nhà (Thời gian .....1.... phút) - HS làm một số bài tập có trong SGK - Ôn tập tốt để tiết sau làm bài kiểm tra học kì ************************************** Tuần 34 Ngày soạn:......../........../2014 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KỲ II I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học của GV và HS trong học kỳ II 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết, kĩ năng trình bày cho HS 3. Thái độ - Giúp HS có thái độ làm bài nghiêm túc trong khi thi II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Đề bài + Đáp án, hướng dẫn chấm - Ôn bài III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ Không 2. Bài mới ( Nội dung kiểm tra) * GV phát đề in sẵn cho HS A. MA TRẬN Nội dung Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Nhận biết được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân; Kể được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình. Không tán thành việc kết hôn sớm Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 0,5 5% 1 3 30% 1 3 30% 3 6,5 65% 2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 0,5 10% 1 0,5 5% 3. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Vì sao ai cũng phải có nghĩa vụ lao động? Liên hệ bản thân Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 2 20% 1 2 30% 4. Kết hợp 3 chủ đề : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, trong lao động, trong kinh doanh Nhận biết được đâu là quyền, đâu là nghĩa vụ cơ bản của công dân sau khi đã tìm hiểu các quyền đó. Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 1 10% 1 1 10% TS câu TS điểm Tỷ lệ 3 3,5 35% 2 3,5 35% 1 3 30% 6 10 100% B. ĐỀ BÀI I .TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1 (0,5 điểm ) Trong những việc làm nào sau đây việc làm nào là tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội ? (0,5 điểm ) A. Tham gia tuyên truyền chính sách của nhà nước. B. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội C. Tham gia lao động công ích. D. Gửi đơn kiến nghị lên hội đồng nhân dân xã về việc sửa chữa đoạn đường bị hỏng trong thôn (xóm ). Câu 2 (0,5 điểm ) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân ? A. Chỉ người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động . B. Học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi chưa phải lao động. C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động. D. Những người khuyết tật không phải lao động. Câu 3(0,5 điểm )Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là công dân có quyền ? A. Đăng kí kinh doanh bán xi măng nhưng lại bán bánh kẹo . B. Làm mọi cách để có được lợi nhuận cao. C. Kinh doanh không cần phải xin phép . D. Tự do lựa chọn mặt hàng, quy mô kinh doanh nhưng phải theo quy định của pháp luật. Câu 4(0,5 điểm) Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam ? A. Uỷ ban dân số, Gia đình và trẻ em. B. Quốc hội. C. Bộ Giáo dục và đào tạo. D. Bộ Y tế. II .TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (2 điểm) Lao động là gì? Lấy ví dụ? Câu6. (3 điểm)Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước và quản tí xã hội? Câu7. (3 điểm) Là học sinh lớp 9 em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc ? B. ĐÁP ÁN + HƯỚNG DẪN CHẤM I .TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi ý đúng đợc 0,5 điểm Câu1 : ý D Câu2 : ý C Câu3 : ý D Câu 4: ý B II . TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5: (2 điểm) -Lao động là hoạt động có mục đích của con nhười nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu,quan trọng nhất của con người,là nhân tố quyết định sự tồn tại ,phát triển của đất nước và nhân loại.(1,5 điểm ) - Ví dụ: - Nhận hàng của cơ sở sản xuất về nhà làm gia công.(0,5 điểm ) - Tuổi nhỏ làm việc nhỏ ,tuỳ theo sức của mình. Câu 6 ( 3 điểm ) - Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội .Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện,giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội.(1,5 điểm ) - Quyền tham gia quản lí nhà nước ,quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước và xã hội.(1,5 điểm ) Câu 7 (3 điểm ):Là học sinh lớp 9 chúng ta có thể làm những công việc sau để góp phần bảo vệ Tổ quốc: - Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, tu dưỡng đạo đức để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.(1 điểm) - Tham gia giữ gìn trật tự an ninh ở trường học và địa phương, vận động người thân lên đường nhập ngũ.(1 điểm) - Tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội ( như thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.....)(1 điểm) 3. Củng cố - Nhắc nhở h/s còn 5 phút làm bài 4. Hướng dẫn về nhà học bài - Đọc và chuẩn bị cho bài mới . - Tìm hiểu các tác hại của tệ nạn xã hội. Tuần 35 Ngày soạn:......../........../2014 Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số....../....vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2014 sĩ số......./...vắng.......... Tiết 35 THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp HS biét tác hại của ma tuý và cách phòng chống 2. Kĩ năng - HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này. 3. Thái độ - HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các hoạt động vhung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Tranh ảnh, tài liệu về ma tuý. 2. Học sinh Những câu chuyện về ma tuý ở địa phương III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (Không) 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Ma tuý là một trong những TNXH nguy hiểm, là vấn đề mà các nước trên thế giới dang rất quan tâm. LHQ đã lấy ngày 26-6 hàng năm là ngày thế giới phòng,chống ma tuý. Vậy ma tuý có tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội và cách phòng chống ma tuý ra sao ta tìm hiểu sang tiết học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm ma tuý, nghiện ma tuý. (Thời gian .....26... phút) H:Theo em ma tuý là gì ? Nhận xét H: Nghiện ma tuý là gì ? Nhận xét, bổ sung: H: Bằng sự hiểu biết của mình em hỹ nêu một số loại ma tuý mà em biết ? Bổ sung: H: Làm thế nào để nhận biết người nghiện ? Bổ sung. Nhấn mạnh: Trong các biểu hiện trên thì biểu hiện ngáp, chảy nước mắt, toát mồ hôi ở người nào cũng có (chiếm 100%). Ngoài ra còn một cách để nhận biết người nào đó có nghiện hay không đó là: thử bằng que thử “Que chỉ thị màu” nhúng vào nước tiểu người đó. H: Khi lỡ nghiện cần phải làm gì ? Bổ sung: Nếu lỡ nghiện thì chúng ta phải đi cai nghiện Nhấn mạnh: Hiện nay có rất nhiều trung tâm cai nghiện trên cả nước nhưng chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, và một số tỉnh phía nam H: Theo em HS cần phải làm gì để góp phần về việc phòng chống ma tuý ? Nhận xét, kết luận - Suy nghĩ trả lời - Nghe, ghi vở - Trả lời - Nghe, ghi vở -Trả lời cá nhân. - Nghe - Trả lời. - Nghe, tiếp thu - Liên hệ trả lời cá nhân TL nghe I. Những khái niệm cơ bản 1. Ma tuý là gì ? - Là những hợp chất khi được đưa vào cơ thể bằng nhiều hình thức nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh lí người đó. 2. Nghiện ma tuý là gì ? - Là tình trạng lệ thuộc vê mặt tinh thần hoặc thể chất hoặc cả 2, khi 1 người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục 1 thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách ứng xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy bức bối phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý để thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. 2. Một số loại ma tuý thường gặp: Thuốc phiện (anh túc), Moocphin (Morphin), Hêrôin, cần sa, Ma tuý tổng hợp II.Cách phòng chống: 1. Dấu nhận biết người nghiện: Ngáp, chảy nước mắt, toát mồ hôi, hay bực tức, ớn lạnh, nổi da gà, đau các cơ, sút cân 2. Trách nhiệm của HS: - Thực hiện nói không với ma tuý. - Tuyên truyền, khuên bảo mọi người tránh xa ma tuý. - Lỡ nghiện phải cai nhiện ngay. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nghiện ma tuý ? (Thời gian ....15.... phút) GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo câu hỏi có sẵn trong phiếu. H: Khi lạm dụng ma tuý nó sẽ dẫn đến những tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội ? - Mời đại diện các nhóm trả lời bổ sung cho nhau. - Nhận xét, bổ sung , kết luận bằng bảng phụ. H: Vì sao lại bị nghiện ma tuý ? (yêu cầu HS thảo luận nhóm) - Mời các nhóm trả lời, bổ sung - Nhận xét (bảng phụ) - Thảo luận nhóm, cử nhóm trưởng, ghi ý kiến ra phiếu Quan sát và nghe - Đại diện nhóm trả lời. - Nghe, tiếp thu III. Nguyên nhân và tác hại của nghiện ma tuý: 1. Tác hại: a, Bản thân: - Gây rối loạn tâm sinh lí, thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp. - gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn -> Sức khoẻ bị suy yếu, không còn khả năng lao động, nhân cách suy thoái b, Gia đình: Kinh tế cạn kiệt, hạnh phúc tan vỡ. c, Xã hội: Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa số con nghiện trở thành những tộ phạm. 2. Nguyên nhân của nghiện ma tuý. - Thiếu hểu biết, lười biếng, thích ăn chơi. - Cuộc sống gia đình gặp nhiều bế tắc, thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo. - Do tập quán, thói quen của địa phương. - Do công tác phòng, chống chưa tốt. - Do sự mở cửa, giao lưu quốc. 3. Củng cố (3 phút) - Nhấn mạnh lại những nội dung cơ bản trong bài. - Nhận xét quá trình thực hiện. 4. Hướng dẫn về nhà học bài ( 1 phút) - Ôn tập nội dung cơ bản và xem, làm lại một số bài tập trong SGK. Ôn tập lại nội dung đã học trong hè để vận dụng vào thực tế cuộc sống. Tuần:....26...... Ngày soạn:........................ Lớp 9 a tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2012 sĩ số............vắng.......... Lớp 9 b tiết(theo TKB)..........Ngày dạy........../..........2012 sĩ số............vắng.......... Tiết 25: KIỂM TRA 1 TIẾT I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1. Kiến thức Giúp HS hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản của chương trình một cách có hệ thống, lô gíc, trình tự dể áp dụng vào làm bài kiểm tra chính xác. 2. Kĩ năng -Rèn luyện kĩ năng trình bày bài kiểm tra khoa học. 3. Thái độ - Giáo dục tự giác, ý thức học tập cho HS trong khi làm bài. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Giáo viên: - Đề bài, đáp án và hướng dẫn chấm 2. Học sinh: - Ôn bài III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra ) 2. Kiểm tra: A. MA TRẬN Nội dung Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Nhận biết được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân; Kể được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình. Không tán thành việc kết hôn sớm Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 0,5 5% 1 3 30% 1 3 30% 3 6,5 65% 2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 0,5 10% 1 0,5 5% 3. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Vì sao ai cũng phải có nghĩa vụ lao động? Liên hệ bản thân Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 2 20% 1 2 30% 4. Kết hợp 3 chủ đề : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, trong lao động, trong kinh doanh Nhận biết được đâu là quyền, đâu là nghĩa vụ cơ bản của công dân sau khi đã tìm hiểu các quyền đó. Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 1 10% 1 1 10% TS câu TS điểm Tỷ lệ 3 3,5 35% 2 3,5 35% 1 3 30% 6 10 100% B. ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1 (0,5 điểm): Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là công dân có quyền: A. Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. Làm mọi cách để có được lợi nhuận cao. C. Kinh doanh không cần phải xin phép. D. Tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật.. Câu 2 (0,5 điểm): Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình là: A. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên. C. Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên. Câu 3 (1 điểm): Hãy nối một ô ở cột trái (I) với một ô ở cột phải sao cho đúng. I II A. Tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng 1. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động. B. Mọi người đều có nghĩa vụ lao động 2. Nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. C. Không được ngược đãi người lao động 3. Nghĩa vụ của người kinh doanh. D. Không kinh doanh thuốc nổ, vũ khí. 4. Nghĩa vụ lao động của công dân. A - B - C - D - II. Tự luận (8 điểm) Câu 1(3 điểm): Em hãy cho biết những quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong kết hôn ( được kết hôn và cấm kết hôn)? Câu 2(2 điểm): Vì sao ai cũng phải có nghĩa vụ lao động (trừ người mất khả năng lao động) ? Em đã thực hiện nghĩa vụ này trong lĩnh vực học tập như thế nào? Câu 3 (3 điểm): Chị Hoa năm nay 20 tuổi, bị cha mẹ ép gả cho một người mà chị không yêu, với lí do người đó giàu nên có thể đảm bảo cuộc sống cho chị. a, Em có đồng ý với việc làm của bố mẹ chị Hoa không ? Vì sao ? b, Nếu là người thân của chị Hoa, em sẽ làm gì ? B. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM. I. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1(0,5 điểm): 1 - D Câu 2(0,5 điểm): 2 - D Câu 3 (1 điểm): Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm A - 2 B - 4 C - 1 D - 3 II. Tự luận (8 điểm) Câu 1(3 điểm): * Được kết hôn: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên (0,5 điểm) - Kết hôn do nam nữ tự nguyện và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (0,5 điểm) * Không được kết hôn: - Với những người đang có vợ hoặc chồng; Những người mất năng lực hành vi dân sự (0,5 điểm) - Những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. (0,5 điểm) - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chống; giữa những người cùng giới tính. (1 điểm) Câu 2 (2 điểm): * Ai cũng phải có nghĩa vụ lao động vì ai cũng phải cần những điều kiện để sống như ăn, mặc, ở và các điều kiện phục vụ sinh hoạt khác (0,5 điểm) * Những cái đó không tự có mà phải có lao động để tạo ra. Vì vậy, mỗi người cần phải lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.(0,5 điểm) * HS đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ lao động trong học tập của bản thân (1 điểm) Câu 3 (3 điểm): a, Không đồng ý với bố mẹ chị Hoa (0,5 điểm) Vì cưỡng ép con kết hôn là vi phạm pháp luật và hôn nhân phải dựa trên cơ sở của tình yêu, sự tự nguyện mới có hạnh phúc chứ không phải latieenf bạc là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc gia đình. b, Em sẽ khuyên chị Hoa dứt khoát từ chối việc kết hôn với người đàn ông đó và lựa lời phân tích cho bố mẹ hiểu: chỉ có dựa trên cơ sở tình yêu chân chính và sự tự nguyện mới tạo nên hôn nhân hạnh phúc (hoặc nhờ người có uy tín can thiệp để bố mẹ hiểu và từ bỏ ý định ép con kết hôn). 3. Củng cố: - Thu bài, nhận xét quá trình làm bài của HS 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Đọc và chuẩn bị trước bài 15. *************************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgdcd_9_moi_in_2014_2015_7865.doc