Giáo án Hóa học 9 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Việt Nga

Học sinh thảo luận và trả lời miệng: a) Metan , etilen , axetilen, benzen đều do hai nguyên tố tạo nên đều cháy và toả nhiều nhiệt b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein được tạo nên từ các nguyên tố C,H,O c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, protein, P.E đều được tạo nên từ nhiều mắt xích liên kết với nhau và có phân tử khối rất lớn d) Etyl axetat, chất béo đều thuộc nhóm este. Học sinh trao đổi và lên bảng viết các phương trình hoá học 1) (- C H O - ) +nH O >nC H O 2) C H O > 2C H OH + 2CO 3) CH3CH2OH+O2 CH3COOH+ H2O 4) CH3COOH +CH3CH2OH CH3COO-CH2CH3 + H2O 5) CH3COO-CH2CH3 + NaOH CH3COONa +CH3CH2OH Bài tập 5: a) Dùng nước vôi trong nhận biết CO2, dùng đ brom nhận biết axetilen, còn lại là metan. b) Dùng quỳ tím nhận biết axit axetic , dùng Natri nhận biết rượu etylic chất còn lại là etyl axetat. Dùng quỳ tím nhận biết axit axetic, dùng phản ứng tráng gương để nhận biết glucozơ, còn lại là saccarozơ.

doc171 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Việt Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động 1: - Giáo viên cho h/s quan sát dd axit a xetic. - G/v hướng dẫn h/s làm thí nghiệm hoà tan a xit axetic vào nước . ? cho biết khả năng hoà tan trong nước của a xit axetic ? - Gv giới thiệu giấm ăn chính là a xit axetic, vậy dự đoán vị của a xít axetic ? Nêu kết luận về tính chất vật lí của axit axetic ? Hoạt động 2: - Gv yêu cầu h/s quan sát mô hình phân tử a xit axetic sgk . ? Lắp ráp mô hình phân tử của a xit axetic . ? Từ mô hình phân tử , viết CTCT của a xit axetic . Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của axit axetic? - Giáo viên cho h/s thấy sự giống nhau và khác nhau của a xit axêtic và rượu etylic ; nhấn mạnh nhóm – COOH là nhóm nguyên tử gây nên tính a xit (gọi là nhóm cacboxyl) là nhóm chức của a xit hữu cơ . Hoạt động 3: - G/v cho h/s nhắc lại những t/c hoá học chung của a xit . ? Gv yêu cầu h/s làm thí nghiệm theo yêu cầu sgk đã nêu . ? Quan sát hiện tượng trong mỗi thí nghiệm và nêu nhận xét . - G/v lưu ý h/s : khi cho a xit axetic tác dụng với NaOH và Na2CO3 nên cho từ từ từng giọt a xit vào ống nghiệm . ? Viết PTHH xẩy ra nếu có ? - Gv làm thí nghiệm cho a xit axetic tác dụng với rượu etylic, yêu cầu h/s quan sát hiện tượng, nêu nhận xét . - Gv hướng dẫn h/s viết PTHH - G/v giới thiệu đây là p/ứ este hoá . sản phẩm của p/ứ gọi là este . GV nêu khái niệm phản ứng etse. Hoạt động 4: - g/v giới thiệu tranh vẽ ứng dụng của a xit axetic cho h/s quan sát . ? nêu ứng dụng của a xit axetic ? Hoạt động 5 : Gv yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin sgk , liên hệ thực tế , nêu các nguyên liệu điều chế a xit axetic . Trong thực tế người ta làm dấm ăn như thế nào? Viết các PTHH xẩy ra? Hoạt động của học sinh : I – Tính chất vật lí : - H/s quan sát mẫu vật - H /s làm thí nghiệm hoà tan a xit a xetic vào nước . - H/s nghe giảng , kết hợp kiến thức thực tế rút ra nhận xét về t/c vật lí của a xit axetic . - Kết luận : Axit axetic là chất lỏng , không màu , vị chua , tan vô hạn trong nước . sôi ở 1180c. II- Cấu tạo phân tử : - H/s lắp ráp mô hình phân tử của a xit axetic . HS viết CTCT của a xit a xetic : H O | || H - C - C - O- H | H Viết gọn : CH3- COOH - Có nhóm –OH liên kết với nhóm C=O tạo thành nhóm – COOH III – Tính chất hoá học : 1: A xit axetic có tính chất của a xit không ? - H/s các nhóm làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên . - H/s quan sát hiện tượng, nêu nhận xét. -Kết luận : a xit a xetic là một a xit hữu cơ có đầy đủ tính chất hoá học của a xit ( yếu hơn HCl, H2SO4, HNO3) mạnh hơn H2CO3 . - h/s viết các PTHH xẩy ra . 2: Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không ? - H/s quan sát thí nghiệm g/v làm , nêu nhận xét : A xit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat:là chất lỏng có mùi thơm , ít tan trong nước . PTHH: CH3COOH + HO –CH2 –CH3 H2SO4đặc, t0 CH3COO – C2H5 + H2O IV – ứng dụng : - Hs nêu những ứng dụng của a xit axetic : làm dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ cỏ, sợi nhân tạo, chất dẻo dung dịch axit axetic 2-5% dùng làm giấm ăn . V - Điều chế : - H/s phát biểu phương pháp điều chế Axit axetic : + lên men giấm : CH3CH2OH + O2 men giấm CH3COOH - + H2O + phương pháp điều chế từ butan : 2C4H10 +5O2 xúc tác , nhiệt độ 4 CH3COOH - +2H2O Hoạt động 6: củng cố GV hệ thống lại kiến thức cần nhớ. Cho HS làm bài tập 1,3, 4 sgk 4. Hướng dẫn học bài : về nhà học bài và làm các bài tập còn lại sgk. Nghiên cứu trước bài môí liên hệ D. Kinh nghiệm rút ra: . Ngày 28/3/2009 Tiết 56: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN- RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC A.Mục tiêu bài học -Học sinh nắm được mối liên hệ giữa HĐCB , rượu , axit, etse với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic và etyl axetat. - Biết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá giữa các chất. - Củng cố kĩ năng giải bài tập , suy luận. B. Chuẩn bị: bảng phụ, ghi đề bài, phiếu học tập cho các nhóm. C.Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ: Nêu tính chất vật lí của axit axetic? Viết CTCT của axit axetic? Nêu tính chất hoá học của axit axetic và viết phương trình hoá học minh hoạ? 3. Bài mới: giáo viên giới thiệu bài. Giữa HĐCB , rượu axit và este có mối liên hệ qua lại chặt chẽ, từ loại hợp chất này có thể chuyển hoá thành loại hợp chất khác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS và kiến thức chính Hoạt động1: Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Giáo viên viết tên các chất trên, yêu cầu học sinh viết CTPT,CTCT của các chất: etilen, rượu etylic, axit axetic, etylaxetat. Từ etilen có thể điều chế được chất nào trong số các chất trên? Từ rượu etylíc điều chế axit axetic bằng cách nào? Yêu cầu học sinh ghi sơ đồ. Gọi học sinh viết các phương trình hoá học , chú ý điều kiện của phản ứng hoá học Gọi học sinh nhận xét sau đó giáo viên kiểm tra lại. Học sinh viết CTPT và CTCT tương ứng của các chất (ở dạng thu gọn). 2 học sinh viết ở bảng: Etilen: C2H4 CH2 = CH2 Rượu etylic: C2H6O CH3- CH2- OH Axit axetic: C2H4O2 CH3 – C- O- OH || O Etylaxetat C4H8O2; CH3 – C- O- CH2- CH3 || O Học sinh trả lời và hình thành sơ đồ như sgk: Etilen à rượu etylic à axit axetic à etyaxetat Học sinh viết phương trình hoá học minh hoạ: CH2= CH2 + H2O CH3- CH2OH CH3CH2OH+O2CH3COOH+H2O CH3COOH +CH3CH2OH CH3COO-CH2CH3 + H2O Hoạt động 2: Bài tập Bài 1: giáo viên treo bảng phụ Gọi 2 học sinh lên bảng điền chất thích hợp vào chữ cái để tạo thành sơ đồ và viết phương trình hoá học Giáo viên kiểm tra và bổ sung. Bài 2: giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề. ? Muốn nhận ra rượu và axit axetic ta làm thế nào- dựa trên cơ sở nào? Bài 3: giáo viên treo bảng phụ ghi đề. Muốn biết A có những nguyên tố nào ta phải làm gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định các nguyên tố có trong A: tính khối lượng C, H, O dựa vào giả thiết. Hãy tính tỉ lệ số mol các nguyên tử: x : y : z ? Dựa vào tỉ khối của A với H2 tìm MA? A có công thức là? Học sinh làm bài tập: A là etilen C2H4; B là axit CH3COOH D là đi bometan: CH2Br – CH2Br E là P.E Học sinh viết phương trình hoá học vào vở Hai học sinh viết ở bảng. Học sinh : dựa vào tính chất hoá học khác nhau giữa rượu etylic và axit axetic Cách 1: dùng quỳ tím. Cách 2: dùng muối cacbonat( Mg) Học sinh hoàn thành bài tập vào vở. Học sinh nghiên cứu bài . Học sinh tính : à A có 3 nguyên tố C,H, O và A có công thức tổng quát là: CxHyOz x : y : z = Công thức của A có dạng ( C2H6O)n MA = 23. 2 = 46 (g) à 46n = 46 => n = 1. Vậy A là C2H6O 4.Hướng dẫn học bài: Về nhà ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết. Xem lại các bài tập đã giải. D. Kinh nghiệm rút ra : . Tiết 57 : KIỂM TRA VIẾT A: Mục tiêu : - Xác định lại việc nắm kiến thức của h/s từ chương IV đến nay - Rèn luyện kĩ năng viết CTHH , PTHH của hợp chất hữu cơ , kĩ năng tính toán - Rèn luyện tính trung thực trong học tập của h/s - Đạt 80% điểm trung bình trở lên . B: Chuẩn bị : gv ra đề kiểm tra nạp về chuyên môn để in đề cho h/s ; giáo viên làm thang điểm, đáp án . - H/s tự ôn tập để kiểm tra Đề bài: I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 650 ml rượu 400 là: A. 255 ml B. 259 ml C. 260 ml D. 360 ml Câu2: Trong các chất sau: axit axetic tác dụng được với: A. Mg, KOH, C2H5OH, Na2O B. MgO, KOH, Cu, Na2CO3 C. Mg, Cu, MgO , KOH D. Mg, KOH,SO2, Na2CO3 Câu3: Để trung hoà 16,6 gam hỗn hợp : axit axetic và rượu etylic cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M . Thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là: A. 72% và 28% ; B.72,9% và 27,1% ;C.73,5% và 26,5% ; D. 60,5% và 39,5% Câu4: Cho 46 gam rượu etylic tác dụng với 100 gam axit axetic, tạo ra 66 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là: A. 66% B.70% C. 75% D. 80% II.Phần tự luận: Câu1: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 3 lọ đựng chất lỏng không màu: Ben zen; axit axetic và rượu etylic. Câu2: Cho 25 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với kim loại magie. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 0,71 gam muối khan. a, Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit và thể tích khí sinh ra (đktc)? b, Tính thể tích dung dịch NaOH 0,75M đủ để trung hoà hết lượng axit trên? D. Đáp án và biểu chấm. Phần trắc nghiệm: mỗi câu 0,75 điểm- 1C; 2A; 3A; 4C Phần tự luận: Câu 1: 3 điểm- Dùng quỳ tím để nhận ra axit axetic, sau đó dùng Na để nhận ra rượu etylic , còn lại là benzen 2C2H5OH + 2Na à 2C2H5ONa + H2 Học sinh làm cách khác đúng vẫn được điểm tối đa. Câu 2: 4 điểm Viết đúng 2 phương trình hoá học : 1 điểm Mg + 2CH3COOH à (CH3COO)2Mg + H2 (1) CH3COOH + NaOH à CH3COONa + H2O (2) a, Tính được nồng độ axit và thể tích khí H2 : 2 điểm Theo phương trình hoá học 1.Số mol axit = 2 số mol muối = 2x 0,005 = 0,01mol Nồng độ axit là 0.01 : 0,025 = 0,4(M) Số mol H2 = số mol muối = 0,005mol. Thể tích khí H2 = 0,005 . 22,4 =0,112(l) b. Theo phương trình hoá học (2) số mol NaOH = số mol axit = 0,01mol. Thể tích dd NaOH = 0,01 : 0,75 = 0,0133 (lít) ( 1 điểm) C. Hoạt động dạy học GV ổn định tổ chức. Ngày dạy Tiết Lớp Tên học sinhvắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy 31/3/2008 4 9C 31/3/2008 5 9E 1/4/2008 4 9B 4/4/2008 5 9G 4/4/2008 3 9D 4/4/2008 2 9A GV phát đề và theo dõi học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ làm bài. Giáo viên thu bài và chấm. Tiết 58 : CHẤT BÉO A: Mục tiêu : 1: Kiến thức : học sinh - Nắm được định nghĩa chất béo . - Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo . - Viết được CTHH của gli xe rol , công thức tổng quát của chất béo. 2: Kĩ năng : - H/s viết được PTHH của p/ứ thuỷ phân của chất béo ( dạng tổng quát ) B: Chuẩn bị : - Tranh vẽ một số loại thức ăn chứa nhiều chất béo : đậu, lạc, vừng , thịt bơ - Dầu ăn , ben zen , nước. - ống nghiệm . C. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức Ngày dạy Tiết Lớp Tên học sinhvắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy /4/2008 3 9C /4/2008 1 9G / 4/2008 4 9D /4/2008 5 9A 5/ 4/2008 2 9E 5 /4/2008 3 9B 2. Bài mới: - Gv giới thiệu bài như lời dẫn sgk . Hoạt động của giáo viên : Hoạt động 1 : - Gv cho h/s quan sát tranh vẽ một số loại thức ăn ; quan sát một số mẫu vật. Nêu câu hỏi : ? Những loại thực phẩm nào có chứa nhiều chất béo ? ? Vậy chất béo có ở đâu . - Gv nhận xét , bổ sung . Hoạt động 2 : - G/v cho h/s dự đoán tính tan trong nước của chất béo ? - G/v hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm : + Thí nghiệm 1 : cho vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước . + Thí nghiệm 2 : cho vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng xăng hoặc benzen . ? Yêu cầu h/s quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận . - Gv giới thiệu trạng thái khác nhau của chất béo ( rắn , lỏng ) Hoạt động 3 : - Gv : ở đk thường chất béo có thể ở trạng thái rắn ( mỡ ) hoặc lỏng ( dầu ăn ) . ? Vậy thành phần của mỡ và dầu ăn có gì khác nhau . - Gv giới thiệu : chất béo lấy từ mỡ động vật chứa chủ yếu các gốc a xit cac bo xylicno ; chất béo lấy từ thực vật chứa chủ yếu các gốc a xit không no . ? nêu thành phần , cấu tạo của chất béo Gv giới thiệu : các a xit béo có PTK rất lớn , ví dụ : C17H35COOH ; C17H33COOH ; C15H31COOH Hoạt động 4 : Gv nêu câu hỏi : ? Cơ thể chúng ta hấp thụ chất béo như thế nào ? - Từ sự hiểu biết củahọc sinh nêu các p/ứ thuỷ phân của chất béo . - Từ CTTQ g/v yêu cầu h/s viết PTPƯ thuỷ phân của ( C17H35COO)3C3H5 ? Viết PTPƯ của ( C15H31COO)3C3H5 với NaOH . - Gv giới thiệu : hỗn hợp muối natri của các a xit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy p/ứ này còn gọi là p/ứ xà phòng hoá . Hoạt động 5: Chất béo có vai trò gì đối với cơ thể người và động vật . ? Nêu kết luận về ứng dụng của chất béo . ? Khi để chất béo ( thường là mỡ đv ) lâu trong không khí , em thấy có hiện tượng gì xảy ra ? Gv giới thiệu : Khi để lâu trong không khí , chất béo bị ôi ... đó là do tác dụng của hơi nước và oxi ( có en zim ) tạo ra chất có mùi hôi thối ? Vậy để hạn chế quá trình ôi thiu của chất béo người ta làm như thế nào ? Hoạt động của HS và kiến thức I – Chất béo có ở đâu ? - H/s quan sát mẫu vật , tranh ảnh , nêu kết luận : chất béo có ở mỡ động vật ( tập trung nhiều ở mô mỡ ) và dầu thực vật ( thường trong các hạt ) . II- Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào ? - H/s tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét: - Kết luận : chất béo nhẹ hơn nước , không tan trong nước , tan được trong benzen , xăng , dầu hoả III – Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào ? - H/s nghe giảng , kết hợp tìm hiểu thông tin sgk nêu được : - Chất béo là hỗn hợp nhiều este của gli xe rol và a xit béo . - Chất béo có công thức chung : ( R- COO)3C3H5 ; R có thể là C17H35 , C17H33 ví dụ : ( C17H33COO)3C3H5 IV – Chất béo có tính chất hoá học quan trọng nào ? - H/s thảo luận , trả lời . - P/ứ hoá học quan trọng nhất của chất béo là p/ứ thuỷ phân . * Đun nóng chất béo với nước , có a xit xúc tác , chất béo tác dụng với nước tạo ra gli xerol và các a xit béo : ( RCOO)3C3H5 + 3H2O t0,a xit C3H5(OH) + 3RCOOH * Đun chất béo với dung dịch kiềm , chất béo bị thuỷ phân tạo ra gli xe rol và muối của các a xit béo : ( RCOO)3C3H5 + 3NaOH t0 C3H5(OH)3 + 3RCOONa . V – Chất béo có ứng dụng gì ? - H/s dựa vào thực tế và thông tin sgk phát biểu : +Dùng làm thực phẩm cho người + Sản xuất gli xe rol và xà phòng + Một số dầu thực vật làm dung môi pha sơn . Học sinh nêu hiện tượng Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. 3: Củng cố : Cho h/s nêu kết luận bài học - H/s làm bài tập 1,2 tr147 sgk tại lớp E: Hướng dẫn về nhà : học bài , làm bài tập 3,4 tr147 sgk ; 47.2,3.4 sbt - Ôn tập phần : rượu etylic, a xit axetic, chất béo để tiết sau luyện tập . Ngày 6/4/2009 Tiết 59 : LUYỆN TẬP : RƯỢU ETYLIC , A XITA XETIC VÀ CHẤT BÉO A.Mục tiêu bài học : 1: Kiến thức : củng cố các kiến thức cơ bản về rượu etylic, a xit axetic và chất béo . 2: Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập . B:Chuẩn bị : - bảng phụ ( viết nội dung bảng câm theo sgk và nội dung đầy đủ về lí thuyết của 3 chất trên ) C .Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên : - Hoạt động 1: - Gv treo nội dung bảng câm sgk : CTCT T/cvậtlí T/choáhọc Rượu etylic A xit axetic Chất béo ? Yêu cầu h/s thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung bảng trên vào phiếu học tập . - Gv cử đại diện 1 nhóm lên trình bày . - Gv cho các nhóm nhận xét , bổ sung . - Gv nhận xét , sửa sai và đưa ra đáp án - Sau khi hoàn thành nội dung bảng trên, giáo viên yêu cầu h/s viết PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của mỗi chất . Hoạt động 2: - Gv yêu cầu h/s làm bài tập sau : cho các chất sau : rượu etylic , a xit axetic, chất béo. Hỏi phân tử nào có nhóm –OH , - COOH ? - Bài tập 2: giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm với nội dung sau : Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các dấu chấm hỏi ( ?) rồi viết các PTHH của các sơ đồ sau : a) C2H5OH + ? --> CO2 + ? b) CH3COOH + ? ---> CH3OOK + ? c) chất béo + ? ---> ? + muối của các a xit béo . - Bài tập 6 tr149 sgk : khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta thu được giấm ăn a) Từ 10 lít rượu 80 có thể tạo ra được bao nhiêu gam axit axetic ? biết hiệu suất của quá trình lên men là 92% và Drượu = 0,8g/cm3 . b) Nếu pha khối lượng a xit a xetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dd giấm thu được là bao nhiêu ? Gv gợi ý h/s vận dụng các công thức có liên quan để tính . Hoạt động của học sinh : - I : Kiến thức cần nhớ : - H/s trao đổi , điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập . - Kết luận : CTCT t/cvật lí t/chh Rượu etylic CH3CH2OH Chất lỏng , không màu vị cay nồng , t0sôi = 78,30c nhẹ hơn nước tan vô hạn trong nước , hoà tan nhiều chất vô cơ , hữu cơ -có p/ứ cháy - p/ứ thế với kim loại - p/ứ với a xita xetic ( p/ứ este hoá ) A xita xetic CH3COOH Chất lỏng , không màu , vị chua , t0sôi 1180c , tan vô hạn trong nước - tính a xit yếu ( đỏi màu quỳ tím thành đỏ .) - tác dụng với rượu etylic . Chất béo (RCOO)3C3H5 - chất lỏng , rắn , nhẹ hơn nước , không tan trong nước , tan nhiều trong xăng , ben zen , dầu hoả - p/ứ thuỷ phân trong dung dịch a xit . - p/ứ thuỷ phân trong dung dịch kiềm . - H/s viết PTHH minh hoạ cho t/c hoá học của mỗi chất . II – Bài tập : - H/s độc lập suy nghĩ , trả lời : + Rượu etylic có nhóm – OH + A xit axetic có nhóm – COOH Bài tập 2 : - H/s thảo luận và làm bài tập vào phiếu học tập : a) C2H5OH + 3O2 à 2CO2 + 3H2O b) 2CH3COOH + K2Oà 2CH3COOK + H2O c) chất béo + NaOH gli xe rol + muối nat ri của các a xit béo . - H/s trao đổi làm bài tập 6 sgk tr149 : - Đại diện 1 h/s lên bảng làm : Bài giải : a) trong 10lít rượu 80 có 0,8 lit rượu etylic nguyên chất . suy ra : mrượu etylic là: m = D.V = 0,8x 0,8 x 1000 = 640 g Ta có p/ứ lên men như sau : CH3CH2OH + O2 men rượu CH3COOH + + H2O Theo PT : 60g rượu lên menà 60g a xit . 640g rượu lên men àx g a xit . Vậy x = (640 .60 ) / 46 Vì hiệu suất quá trình là 92% nên lượng a xít thực tế thu được là : ( 640.60)/ 46 x 92/100 = 768g . b) nếu pha thành dung dịch giấm 4% thì mgiấm là : 768.100/4 = 19200g . D: Củng cố : Gv cho h/s nhắc lại những kiến thức cơ bản của tiết luyện tập . E. Hướng dẫn về nhà : làm bài tập còn lại tr149sgk - Tìm hiểu trước bài thực hành : Tính chất của rượu và a xit . Ngày 8/4/2009 Tiết 60 : THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ A XIT A: Mục tiêu : 1: Kiến thức : củng cố những hiểu biết về tính chất hoá học của rượu etylic và Axit axetic . 2: Kĩ năng : rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học ; giáo dục ý thức cẩn thận , tiết kiệm trong khi học tập và thực hành hoá học . B: Chuẩn bị : - Dụng cụ : ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút, nút cao su có ống dẫn khí , cốc thuỷ tinh, đèn cồn . - Hoá chất : dd a xit axetic, cồn 960, H2SO4đặc, Quỳ tím, CaCO3, kẽm, muối ăn . C.Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1 : -giáo viên chia nhóm thực hànhTN, phân công dụng cụ , hoá chất . - Gv hướng dẫn h/s tiến hành : cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm 1 trong các hoá chất : giấy quỳ tím, mảnh kẽm, mẩu đá vôi nhỏ, 1 thìa nhỏ CuO . Để các ống nghiệm trên giá ống nghiệm , dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chừng 1-2 mldd axit axetic . ? Quan sát hiện tượng xẩy ra trong từng ống nghiệm . ? Nhận xét về t/c hoá học của a xit axettic ? viết các PTHH - Gv nhận xét, sửa sai cho h/s . - Gv hướng dẫn h/s làm thí nghiệm 2 : cho vào ống nghiệm 1 khoảng 2ml cồn 960, 2ml a xit a xetic, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thêm vài giọt H2SO4đặc . Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí, nối đầu ống dẫn với ống nghiệm 2 ngâm trong cốc nước lạnh ( lắp dụng cụ như hình 5.5 tr144sgk ) - Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm 1, hơi bay ra từ ống nghiệm 1 được ngưng tụ trong ống nghiệm 2 . khi Vdung dịch trong ống nghiệm 1 còn khoảng 1/3 V ban đầu thì ngừng đun . Lấy ống nghiệm 2 ra khỏi cốc nước,cho vào ống nghiệm khoảng 2-3ml dd muối ăn bão hoà. Lắc đều ống nghiệm , sau đó để yên . ? Quan sát và nhận xét mùi chất lỏng nổi trên mặt nước trong ống nghiệm 2 . - Gv lưu ý h/s : H2SO4 đặc dễ bỏng , rượu etylic khan dễ cháy nên cần cẩn thận . - ? Viết PTHH Hoạt động 2 : - Gv yêu cầu h/s thu hồi hoá chất , rửa ống nghiệm , thu dọn dụng cụ thí nghiệm , vệ sinh lớp học . ? Viết bản tường trình . Hoạt động của học sinh - kiến thức: I – Tiến hành thí nghiệm : 1: Thí nghiệm 1 : Tính a xit của a xit a xetic : - H/s các nhóm nhận dụng cụ, hoá chất - Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thấy được hiện tượng : + ống nghiệm 1 : quỳ tím hoá đỏ + ống nghiệm 2 : viên kẽm tan ra, có khí không màu bay ra + ống nghiệm 3 : mẩu đá vôi tan ra, có khí không màu bay ra +ống nghiệm 4 : bột CuO tan ra , d2 có màu xanh nhạt . - H/s viết các PTHH 2: Thí nghiệm 2 : Phản ứng của rượu etylic với a xit a xetic : - H/ s các nhóm làm thí nghiệm - H/s nêu được hiện tượng : chất lỏng không tan, nổi trên mặt nước, có mùi thơm . - H/s viết PTHH xẩy ra : II -Viết bản tường trình : - H/s thu hồi hoá chất, vệ sinh dụng cụ, lớp học . - H/s viết bản tường trình . D: Hướng dẫn về nhà : Tìm hiểu trước bài glucozơ Ngày 10/4/2009 Tiết 61 : GLUCOZƠ A: Mục tiêu : 1: Kiến thức : - Hs nắm được CTPT , tính chất vật lí , tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ . 2: Kỹ năng : Viết được sơ đồ p/ứ tráng bạc , p/ứ lên men của glucozơ . B: Chuẩn bị : Tranh ảnh một số loại trái cây có chứa glucozơ - Glucozơ, dd AgNO3 , dd NH3 - Ông nghiệm , đèn cồn C:Hoạt động dạy học . 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài mới: - Gv giới thiệu bài như lời dẫn sgk . Hoạt động của giáo viên : Hoạt động 1 : - Gv treo tranh ảnh 1 số loại trái cây lên bảng giới thiệu với h/s . ? Glucozơ có ở đâu ? - Gv nhấn mạnh:trong cơ thể người và động vật cũng có glucozơ (vídụ trong máu ) Hoạt động 2 : - Gv cho h/s quan sát ống nghiệm đựng glucozơ ? Nêu trạng thái , màu sắc của glucozơ - Gv cho vào ống nghiệm đựng glucozơ 1 ít nước , lắc nhẹ . ? Nhận xét khả năng hoà tan trong nước của glucozơ ? ? Dự đoán vị của glucozơ . Hoạt động 3 - Gv tiến hành thí nghiệm : nhỏ vài giọt d d AgNO3 vào ống nghiệm đựng dd NH3, lắc nhẹ. Thêm tiếp dd glucozơ vào,đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng . ? Quan sát hiện tượng , nêu nhận xét ? - Gv viết PTHH của p/ứ tráng gương , giải thích : việc viết p/ứ với Ag2O để cho đơn giản còn thực chất đó là 1 hợp chất phức tạp của bạc . - Gv giới thiệu p/ứ này còn gọi là p/ứ tráng gương. - việc đun nóng nhẹ ống nghiệm để p/ứ không xảy ra nhanh quá, sẽ không tạo được lớp bạc như ý muốn . Giáo viên thông báo. Khi quả chín để lâu ăn có mùi gì? Hoạt động 4 : - Gv treo tranh vẽ những ứng dụng của glucozơ cho h/s quan sát . ? Nêu những ứng dụng của glucozơ . Hoạt động của học sinh : I – Trạng thái tự nhiên : - H/s nghe giảng, trao đổi và nêu được: + Glucozơ có trong nhiều bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín, đặc biệt trong quả nho chín, có trong cơ thể người và động vật(máu) . II – Tính chất vật lí : - H/s quan sát mẫu vật, quan sát thí nghiệm, liên hệ vào thực tế , nêu được : Kết luận : glucozơ là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước . III Tính chất hoá học : 1: Phản ứng oxi hoá glucozơ : ( p/ứ tráng gương ) - Hs quan sát thí nghiệm gv làm , ghi nhớ kiến thức, nêu được : Hiện tượng : có chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm . - nhận xét : có p/ứ hoá học xảy ra . - PTHH : C6H12O6 + Ag2O NH3 C6H12O7 + 2Ag 2: Phản ứng lên men rượu : - Khi cho men rượu vào d d glucozơ ở t0 thích hợp ( 30-320 c) , glucozơ sẽ chuyển dần thành rượu etylic . PTHH : C6H12O6 men rượu , 30-32 2C2H5OH +2CO2 IV – Glucozơ có những ứng dụng gì ? - H/s quan tranh vẽ, liên hệ vào thực tế, trả lời : + Là chất dinh dưỡng có giá trị, dùng pha huyết thanh, làm nước tăng lực ; + Sản xuất rượu etylic + Dùng trong kĩ nghệ tráng gương, tráng ruột phích . 3: Củng cố : Qua bài học này em cần rút ra những kết luận gì ? - học sinh đọc nội dung ghi nhớ sgk. - học sinh làm bài tập 1, 2 tại lớp 4: Hướng dẫn về nhà : học bài , làm bài tập 3,4 sgktr152 Tìm hiểu trước bài : “ sacca rozơ ”. Ngày 14/4/2009 Tiết 62: SAC CA RÔ ZƠ ( C12H22O11) A.Mục tiêu : Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí,tính chất hóa học của Saccarôzơ. Biết trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của Saccarôzơ. Viết được PTHHcác phản ứng của Saccarôzơ. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đường Saccarôzơ,dung dịch AgNO,dung dịch NH,dung dịch H2SO4 ống nghiệm ,đèn cồn, diêm. C.Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2.Bài cũ: Hãy nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học của Glucôzơ? 3.Bài mới:giáo viên giới thiệu bài và công thức phân tử Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1 Người ta sản xuất đường ăn từ nguyên liệu nào? Sacarozo có ởđâu? Hoạt động 2 GV cho HS quan sát tinh thể đường ăn GV yêu cầu HS làm thí nghiệm hòa tan đường trong nước. Hoạt động 3 GV làm thí nghiệm 1 SGK ? Em hãy nhận xét hiện tượng GV làm thí nghiệm 2. ? Em hãy nêu hiện tượng xẩy ra và nêu nhận xét? GV giúp HS hoàn thiện kiến thức ? Em hãy viết PTHH xẩy ra? GV: Fructozơ có cấu tạo khác Glucôzơ Fructozơ ngọt hơn Glucôzơ Phản ứng thuỷ phân sacarozơ xẩy ra ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của enzim( trong cơ thể người). Hoạt động 4 GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK ? Hãy nêu ứng dụng của Saccarôzơ Hoạt động của học sinh I.Trạng thái thiên nhiên: Hs trả lời các câu hỏi dựa vào thực tế Saccarozơ có trong nhiều loài thực vật như: Mía, củ cải đường, Thốt nốt. II. Tính chất vật lí: HS làm thí nghiệm Saccarôzơ là chất kết tinh không màu,vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng. III. Tính chất hóa học HS theo dõi thí nghiệm - Nhận xét: Saccarôzơ không có phản ứng tráng gương Hs theo dõi thí nghiệm HS quan sát và nêu nhận xét CHO+HO>CHO+CHO Sac ca rô Zơ Glucôzơ Fructozơ IV . ứng dụng HS nghiên cứu SGK và trả lời: Saccarôzơ làm thức ăn cho người, làm nguyên liệu pha chế thuốc, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. 4. Củng cố: Qua bài học này em cần nắm những điều gì? Học sinh đọc nội dung ghi nhớ sgk. Học sinh làm bài tập 1, 2 SGK Đáp án bài tập 2: CHO+HO> CHO + CHO CHO> 2CHOH + 2CO D.Hướng dẫn học ở nhà: học bài và làm bài tập 3,4,5, 6 SGK Ngày 17/4/2009 TIẾT 63: TINH BỘT VÀ XEN LU LO ZƠ A/Mục tiêu : Nắm đựơc công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xen lu lozơ Nắm được tính chất lí học, tính chất hóa học và ứng dụng của tinh bột, xen lulozơ Viết được PTHH phản ứng thủy phân của tinh bột; xenlulozơ và phản ứng tạo thành các chất này trong cây xanh. B/Chuẩn bị đồ dùng : Tranh ảnh và một số mẫu vật có trong thiên nhiên chứa tinh bột và xen lulozơ Tinh bột, bông nõn ,dung dịch I ốt, ống nghiệm , ống nhỏ giọt. C/ Hoạt động dạy học Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ :+Hãy nêu tính chất vật lí của Sac ca rô Zơ? +Hãy nêu tính chất hóa học của Sac ca rô Zơ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 . Trạng thái tự nhiên GV đưa ra một số loại cây hạt, quả Sau đó cho HS xác định loại nào chứa nhiều tinh bột, xenlulôzơ Treo tranh. HS quan sát tranh kết hợp với thực tế trả lời câu hỏi. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như:lúa, ngô, khoai sắn. Xenlulôzơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông ,tre,gỗ,nứa. Hoạt động 2. Tính chất vật lí GV yêu cầu HS làm thí nghiệm hoà tan tinh bột, xenlulozơ trong nước lạnh và nước nóng. Quan sát và nhận xét về tính chất vật lí của xenlulozơ và tinh bột. GV bổ sung và nêu kết luận . HS làm thí nghiệm và nêu nhận xét: Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột. Xenlulôzơ là chất rắn màu trắng ,không tan trong nước nóng hoặc nước lạnh . Hoạt động 3: Đặc điểm cấu tạo Gv viết công thức phân tử của hai chất lên bảng giải thích ý nghĩa chỉ số n là số mắt xích Giáo viên thông báo: Số mắt xích trong phân tử tinh bột n=1200-6000 trong phân tử xenlulôzơ số mắt xích lớn hơn nhiều. HS nhận xét về thành phần phân tử, khối lượng của tinh bột và xen lulôzơ . Các phân tử tinh bột và xen lu lô Zơ có khối lượng rất lớn và được tạo ra từ các mắt xích (- CHO-) Học sinh lắng nghe và nhớ. Hoạt động 4: Tính chất hoá học Em hãy nêu quá trình hấp thụ tinh bột trong cơ thể người và động vật? GV : nếu đun tinh bột hoặc xenlulôzơ với dung dịch a xít cũng xẩy ra quá trình thủy phân để tạo ra Glucôzơ ? Em hãy viết PTHH xẩy ra? ? Em hãy quan sát và nêu nhận xét? GV: dựa vào hiện tượng này để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại. 1 Phản ứng thủy phân : Học sinh dựa vào kiến thức sinh học đã học trả lời câu hỏi (- CHO- )+nHO>nCHO 2. Tác dụng của tinh bột với I ốt HS tiến hành làm thí nghiệm. Tinh bột + dung dịch Iôt -> màu xanh xuất hiện. Hoạt động 5: ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ Tinh bột và xen lulôzơ đượctạothành trong cây xanh nhờ quá trình nào? ? Tinh bột và xen lulôzơ có ứng dụng nào? HS trả lời : quá trình quang hợp và viết phương trình 6n CO+5nHO> (- CHO-)+6nO - Tinh bột là lương thực quan trọng của con người và nguyên liệu để sản xuất đường Glucôzơ và rượu êtylíc. - Xen lulôzơ sản xuất giấy,vải, rượu êtylíc vật liệu xây dựng đồ gỗ . 4/ Củng cố: Gv cho HS làm bài tập 1,2 SGK 5/hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 3,4SGK. Đáp án bài 3: a/TN1: Hòa tan vào nước, chất tan là Saccarôzơ TN2:cho hai chất còn lại tác dụng với Iốt chất nào chuyển sang màu xanh là tinh bột.chất còn lại là xenlulôzơ. b/TN1: Hòa tan vào nước chất không tan là tinh bột. TN2: cho hai chất còn lại tác dụng với AgNOtrong dd NHdư chất nào có phản ứng tráng bạclà Glucôzơ chất còn lại là Saccarôzơ. Ngày soạn : 20/4/09 Tiết 64 : PROTEIN A: Mục tiêu : - Nắm được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống . - Nắm được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên . - Nắm được 2 tính chất quan trọng của protein đó là phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ . - Vận dụng những kiến thức đã học về protein để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế . B: Đồ dùng dạy học : - Tranh vẽ 1 số loại thực phẩm thông dụng . - Lòng trắng trứng , cồn 960 , nước, tóc hoặc lông gà - Cốc , ống nghiệm . C: Hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2: Bài cũ : Hãy nêu tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ ? 3 Bài mới : Hoạt động của giáo viên : Hoạt động 1 : - Gv yêu cầu h/s quan sát hình 5.14 sgk ? Protein có ở đâu ? loại nào chứa nhiều ? loại nào chứa ít protein ? Hoạt động 2 : - Gv yêu cầu h/s nghiên cứu sgk . ? Hãy cho biết thành phần nguyên tố của protein . ? Có gì khác so với gllu xit, tinh bột . -Gv yêu cầu h/s nghiên cứu sgk . ? Em hãy cho biết phân tử khối của protein . ? Em hãy cho biết cấu tạo phân tử của protein . Hoạt động 3: ? Phản ứng thuỷ phân protein tạo ra sản phẩm gì ? - Gv : sự thuỷ phân protein cũng xảy ra nhờ tác dụng của men ở nhiệt độ thường . - Gv yêu cầu h/s làm thí nghiệm như hướng dẫn sgk . ? Yêu cầu h/s nêu nhận xét , và kết luận - Giáo viên giới thiệu : Với nhiều loại protein khác cũng xẩy ra hiện tượng trên . - Gv yêu cầu h/s làm thí nghiệm theo hướng dẫn sgk . ? H/s nhận xét và kết luận . Hoạt động 4 - Gv yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung sgk . ? Protein được ứng dụng làm gì . Hoạt động của học sinh : I – Trạng thái tự nhiên : - H/s trả lời : protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật . II – Thành phần và cấu tạo phân tử : 1: Thành phần nguyên tố : - H/s trả lời : protein chứa các nguyên tố : các bon, hiđro, o xi, nitơ, và 1 lượng nhỏ lưu huỳnh, phốt pho, kim loại . 2 : Cấu tạo phân tử : - H/s nghiên cứu sgk, trả lời : protein có phân tử khối rất lớn, từ vài vạn đến vài triệu đơn vị các bon . Protein được tạo ra từ các aminoa xit Mỗi phân tử amino a xit tạo thành một “ mắt xích’’ trong phân tử protein . III – Tính chất : 1:Phản ứng thuỷ phân : Protein + nước t0, a xit hoặc bazơ Hỗn hợp amino axit . 2: Sự phân huỷ bởi nhiệt : - H/s làm thí nghiệm theo sgk và sự hướng dẫn của giáo viên . - Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét . 3: Sự đông tụ : - Hs làm thí nghiệm . - Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic, lòng trắng trứng bị kết tủa ?( sự đông tụ) IV – Ưng dụng : - H/s trả lời câu hỏi : Làm thức ăn, ứng dụng trong công nghiệp dệt ( len , tơ tằm ) , da , mĩ nghệ ( sừng , ngà ) 4: Củng cố : ? Qua bài học này các em nắm được điều gì ? - Học sinh đọc nội dung ghi nhớ sgk - Gv cho h/s làm bài tập 1 sgk D: Hướng dẫn về nhà :- làm bài tập 2,3,4 sgk ; - học bài cũ, xem trước bài mới : polime . Tiết 65 : POLIME A: Mục tiêu : 1: Kiến thức : - Nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime . - Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế . 2: Kĩ năng : Viết được CTTQ của polime, từ đó suy ra công thức của ponome và ngược lại B: Chuẩn bị đồ dùng : - 1 số mẫu vật chế tạo từ polime , hoặc ảnh , tranh các sản phẩm chế tạo từ polime . - bảng phụ . C. hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2: Bài cũ :- Cho biết thành phần và cấu tạo của protein? H/s làm bài tập 2,3 tr160 sgk . 3. Bài mới: giáo viên giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên: Hoạt động 1 : - Gv yêu cầu h/s nhớ lại kiến thức bài cũ, trao đổi, viết công thức của polietilen , tinh bột, xenlulozơ . ? Nêu nhận xét về đặc điểm chung , PTK của các chất trên . - Gv : những chất trên được gọi là polime ; vậy em hãy nêu khái niệm về polime ? - Gv đưa ra 1 số ví dụ : Tơ tằm , bông , cao su , nhựa PE , PVC . ? Các em hãy phân loại các polime trên . ? Dựa vào đâu mà ta phân loại được như vậy . - Gv nhận xét , bổ sung . - Gv yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin mục I.2 sgk . - Gv treo bảng phụ viết 1 số ví dụ của 1 số polime, cho học sinh quan sát . ? Nêu cấu tạo của polime? ? Từ các ví dụ trên , hãycho biết trạng thái, tính tan trong nước, trong rượu của 1 số polime cụ thể . ? Vậy polime có tính chất chung gì ? - mỗi tính chất cho h/s nêu ví dụ . - Gv nhận xét , bổ sung . Hoạt động của học sinh : I.Khái niệm về polime : - H/s trao đổi, viết công thức của các chất trên . - H/s nêu nhận xét . - Kết luận : Polime là những chất có PTK rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên . ví dụ : (-CH2- CH2- )n ; (- C6H10O5-)n - Hs trao đổi , trả lời : Dựa vào nguồn gốc Polime được phân làm 2 loại : + Polime thiên nhiên : có sẵn trong thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên + Polime tổng hợp : do con người điều chế được từ những chất đơn giản như : PE, PVC , tơ nilon 2 .Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào ? - Hs tìm hiểu ví dụ sgk, ví dụ mà giáo viên đưa ra . - Kết luận : Polime cấu tạo gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau . ví dụ : PVC : ( - CH2- CH- )n ½ Cl Học sinh đọc thông tin và trả lời. * Tính chất : - Polime thường là chất rắn , không bay hơi . - Hầu hết không tan trong nước ( hoặc trong các dung môi thông thường ) ; 1 số tan trong axeton ( xenluloit, nhựa bóng bàn ) , trong xăng ( cao su thô ) - Dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao . 4: Củng cố : - Gv cho h/s làm bài tập 1,2 sgk – - Gv ra bài tập trên bảng phụ cho h/s làm . Bài 1 : Chọn câu đúng nhất trong các câu sau : 1: polime là những chất dễ bay hơi 2: polime là những chất dễ tan trong nước 3: polietilen nóng chảy ở 1250c 4: polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên . 5: polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước . Bài 2 : Poli(vinylclorua ), viết tắt là PVC , được điều chế từ vinyl clorua CH2= CH ½ Cl a) viết PTHH của p/ứ . b) tính khối lượng PVC thu được từ 1 tấn vinyl clorua, biết hiệu suất p/ứ là 90% c ) để thu được 1 tấn PVC cần bao nhiêu tấn vinyl clorua , giả thiết hiệu suất p/ứ là 90% đáp/án : a) nCH2= CH t0, xúc tác , áp suất [ - CH 2- CH ]n ½ Cl Cl b) theo p/ứ cứ 62,5n tấn CH2= CH thì thu được 62,5 tấn PVC . | Cl Vậy từ 1 tấn vinyl clorua sẽ thu được 1 tấn PVC Vì hiệu suất p/ứ là 90% nên khối lượng PVC thực tế thu được là : 1x90% = 0,9 tấn . c) khối lượng PVC cần dùng là : 1/90 x100 = 1,11 tấn . E: Hướng dẫn về nhà : Học bài , làm bài tập 3 sgk – Tìm hiểu trước mục II – ứng dụng của polime . Tiết 66 : POLIME ( tiếp theo) – dạy học phần II – ứng dụng của polime . A: Mục tiêu : ( như tiết 55 ) B: Chuẩn bị : 1 số vật phẩm được chế tạo từ polime ; bảng phụ C:Hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E 2. Bài cũ : - Polime là gì ? polime được phân làm mấy loại, đó là những loại nào ? - Nêu cấu tạo và tính chất của polime ? 3: Bài mới : giáo viên giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên : Gv giới thiệu như lời dẫn mục II sgk . - Gv cho h/s quan sát 1 số vật dụng chế tạo từ chất dẻo : vỏ bút, chai nhựa, vỏ dây điện ? Em hãy mô tả cách chế tạo các vật dụng đó . ? Những vật dụng này có đặc điểm gì giống nhau ? ? Vậy chất dẻo là gì . - Gv : Các vật dụng trên đều là chất dẻo , vậy tại sao chúng lại có màu sắc khác nhau ? - Gv yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin sgk mục II.1 . ? Nêu thành phần của chất dẻo ? Chất hoá dẻo, chất độn, chất phụ gia có tác dụng gì ? - Gv lưu ý h/s : chất phụ gia có thể gây độc hại hoặc gây mùi . Vì vậy khi dùng các dụng cụ bằng chất dẻo phải chọn lọc cẩn thận ( đặc biệt khi sử dụng dụng cụ bằng chất dẻo để đựng thực phẩm hoặc đựng nước uống . ) - Gv cho h/s trao đổi để nêu lên được ưu điểm của chất dẻo . - Gv giới thiệu : do có nhiều ưu điểm như thế nên ngày nay chất dẻo thường được dùng để thay thế kim loại, sành, sứ, thuỷ tinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất . Giáo viên yêu cầu h/s nêu ví dụ . - Gv cho h/s quan sát 1 số loại tơ : sợi bông, sợi đay, tơ tằm, tơ nilon . ? Các loại tơ trên có đặ điểm gì giống nhau ? ? Vậy em hãy nêu khái niệm tơ là gì . ? Từ những ví dụ trên, em có thể phân loại tơ như thế nào . ? Nêu ưu điểm của mỗi loại ? Gv giới thiệu : tơ tự nhiên : thoáng, mát. Tơ nhân tạo thường bền , mau khô dễ giặt... - Gv cho h/s quan sát 1 số mẫu cao su . ? Kể tên những vật dụng được chế tạo từ cao su . - H/s làm thí nghiệm về sự đàn hồi của cao su . ? Vậy cao su là gì ? - Gv yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin sgk mục II.3 . ? Cao su được phân làm mấy loại . - Gv bổ sung và giới thiệu thêm : cao su tự nhiên được trồng nhiều ở Đông Nam á, Nam Mĩ .; Cao su tổng hợp phổ biến là cao su buna được tổng hợp từ rượu etylic hoặc từ các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ . ? Cao su có ưu điểm gì nổi bật . - Gv giới thiệu: Để tăng tính đàn hồi và nhiều tính năng quý khác của cao su, người ta chế hoá với lưu huỳnh để được cao su lưu hoá ; ngoài ra khi dùng cao su đã lưu hoá để chế tạo các sản phẩm như săm, lốp ngưòi ta còn pha thêm chất độn( bồ hóng, cao lanh, bột đá ) chất tạo màu, chất nở bọt và 1 số chất phụ gia khác . - Hiện nay ước tính có khoảng trên 5 vạn loại sản phẩm chế tạo từ cao su . Hoạt động của học sinh : II ứng dụng của polime : 1: Chất dẻo là gì ? * Khái niệm : - H/s quan sát mẫu vật , trao đổi, trả lời câu hỏi . - Kết luận : Chất dẻo là loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo ( có khả năng biến dạng khi chịu tác động bên ngoài ) * Thành phần của chất dẻo : - H/s trả lời câu hỏi ; tìm hiểu thông tin và nêu được : + Thành phần cơ bản của chất dẻo là polime . + Ngoài ra còn có chất hoá dẻo ( để làm tăng tính dẻo ) + Chất độn ( làm tăng độ bền cơ học ) + Chất phụ gia ( chất tạo màu , chất chống oxi hoá , chất thơm ) * ưu điểm : Nhẹ , bền , cách điện , cách nhiệt, dễ gia công 2: Tơ là gì ? - Ví dụ : sợi bông, sợi gai, tơ nilon .. - H/s nêu được đặc điểm giống nhau . - Kết lụân : Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi . - Phân loại : Gồm 2 loại : + Tơ tự nhiên : có sẵn trong tự nhiên : tơ tằm, sợi bông, sợi đay + Tơ hoá học : ( có sử dụng phương pháp hóa học trong quá trình chế tạo ) , gồm 2 loại : . Tơ nhân tạo : Được làm từ polime thiên nhiên bằng cách chế biến hoá học ví dụ : tơ visco, tơ axetat ( xenlulozơ) . Tơ tổng hợp : Chế tạo từ các chất đơn giản ; ví dụ : len tổng hợp . 3: Cao su là gì ? - H/s quan sát mẫu vật , nêu ví dụ . - Hs nhóm làm thí nghiệm . - Kết luận : Cao su là polime ( thiên nhiên hay tổng hợp ), có tính đàn hồi , không thấm nước và khí . - Cao su phân làm 2 loại : + Cao su tự nhiên là polime có công thức (-C4H8-)n được lấy từ mủ cây cao su . + Cao su tổng hợp : được chế tạo từ các chất đơn giản . *ưu điểm : Có tính đàn hồi , không thấm nước, không thấm khí, cách điện, chịu mài mòn . - H/s nghe giảng . D: Củng cố : Qua tiết học này em cần ghi nhớ những vấn đề gì ? Học sinh đọc nội dung ghi nhớ sgk - H/s đọc thêm phần > ; Làm bài tập 4 sgk tr165 ; E: Hướng dẫn về nhà : Học bài, làm bài tập, chuẩn bị tiết sau thực hành . Ngày soạn: 3/ 5/ 2008 Tiết 67 : THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT . A: Mục tiêu : 1: Kiến thức : củng cố các kiến thức về p/ứ đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột. 2: Kĩ năng : tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học . B: Chuẩn bị : - ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, thìa lấy hoá chất, ống hút. - dd glucozơ, saccarozơ, tinh bột, NaOH, AgNO3, NH3, iot C . Hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A 9B 9C 9D 9E Ngày dạy Tiết Lớp Tên học sinhvắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy /5/2008 3 9D / 5/2008 4 9A / 5/2008 5 9C /5/2008 5 9G /5/2008 1 9B /5/2008 4 9E 2. Bài mới - Gv giới thiệu nội dung thực hành , chia nhóm h/s . Hoạt động 1 : - Gv yêu cầu đại diện nhóm h/s nhận dụng cụ, hoá chất . - Gv hướng dẫn h/s các nhóm tiến hành thí nghiệm 1: cho khoảng 3ml dd NH3 vào ống nghiệm, thêm vào đó từng giọt AgNO3 ( 5-6giọt ) . Lắc kĩ, sau đó rót nhẹ vào ống nghiệm trên khoảng 2ml dd glucozơ có nồng độ khoảng 10% , đun nóng nhẹ ống nghiệm rồi để vào giá ống nghiệm . ? Quan sát hiện tượng sau khoảng 2-3 phút . ? Giải thích hiện tượng ? - gv lưu ý h/s làm cẩn thận, tiết kiệm hoá chất, khi đun không đun nóng quá khó quan sát ; trước khi làm thí nghiệm cần rửa sạch ống nghiệm và tráng bằng dd NaOH . ? h/s viết PTHH . - Gv hướng dẫn h/s nhóm làm thí nghiệm 2 : có 3 lọ đựng 3 hoá chất riêng biệt là : glucozơ , ,saccarozơ , tinh bột ( đánh số thứ tự là 1,2,3 không theo trật tự các chất trên ) - Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 2ml dd trong mỗi lọ trên , sau đó cho vào từng ống nghiệm 2-3 giọt dd iot . quan sát hiện tượng . Đánh dấu lọ đựng hoá chất tương ứng với ống nghiệm có chuyển màu khi cho dd iot vào . - Lấy 2 ống nghiệm sạch , cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dd NH3 , sau đó nhỏ tiếp 4-5 giọt dd AgNO3 vào , lắc mạnh ống nghiệm. - Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 2 ml d d của 2 lọ không có hiện tượng chuyển màu trong p/ứ trên . đun nóng nhẹ từng ống nghiệm , để lên giá ống nghiệm , sau khoảng 2-3 phút , quan sát hiện tợng . ? Nêu hiện tượng xảy ra ? giải thích . ? viết PTHH . Hoạt động 2 : - Gv nhận xét tiết thực hành về tinh thần , thái độ học tập . - Gv cho học sinh thu hồi hoá chất , vệ sinh dụng cụ thực hành , lớp học . - Gv hướng dẫn h/s viết bản tường trình vào giấy gv đã chuẩn bị . - Gv thu bài, chấm bài, chữa bài, trả bài . I – Tiến hành thí nghiệm : 1: Thí nghiệm 1 : Tác dụng của glucozơ với bạc nitơrat trong dd amoniac: - H/s nhóm nhận dụng cụ , hoá chất . - Hs nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của gv . - Thấy được hiện tượng : trên thành ống nghiệm có chất sáng bạc bám vào . - PTHH: glucozơ + hợp chất của bạc NH3 Axitgluconic + bạc . C6H12O6 + Ag2O NH3 C6H12O7 + 2Ag . 2: Thí nghiệm 2 : Phân biệt glucozơ, saccarozơ , tinh bột : - H/s nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên . - Nêu hiện tượng : khi cho dd iot vào 3 ống nghiệm đựng các hoá chất trên thấy có 1 ống nghiệm chuyển màu xanh, 2 ống kia không đổi màu . - Cho dd AgNO3 , NH3 vào 2 ống nghiệm không chuyển màu , thấy có 1 ống nghiệm có Ag kết tủa . - H/s viết tóm tắt sơ đồ nhận biết các chất trên . dd glucozơ , ,saccarozơ, tinh bột : + dd iot | Không đổi màu chuyển màu xanh glucozơ, , saccarozơ tinh bột + dd AgNO3 trong NH3 Có Ag kếttủa không có Ag glucozơ saccarozơ II, Viết bản tường trình : - H/s thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh dụng cụ, phòng học . - Hs viết bản tường trình vào giấy đã chuẩn bị : D: Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị bài ôn tập cuối năm . Ngày soạn 4/ 5/ 2008 Tiết 68 : ÔN TẬP CUỐI NĂM – PHẦN HOÁ VÔ CƠ . A: Mục tiêu : - H/s thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ : kim loại , phi kim , oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn bởi sơ đồ trong bài học . - Biết chọn các chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập ; biết vận dụng tính chất hoá học của các chất vô cơ đã học để viết được PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất . B: Chuẩn bị : bảng phụ , phiếu học tập . C: Tiến trình dạy học : 1. 1. Ổn định tổ chức Ngày dạy Tiết Lớp Tên học sinhvắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy /5/2008 3 9D / 5/2008 4 9A / 5/2008 5 9C /5/2008 5 9G /5/2008 1 9B /5/2008 4 9E 2. Bài mới Giáo viên giới thiệu bài Hoạt động 1 : - Gv yêu cầu h/s nhớ lại các loại chất vô cơ đã học và liệt kê chúng ? ? Từ những chất đó các em hãy sắp xếp theo 2 cột bắt đầu từ kim loại và phi kim . ? Dùng dấu mũi tên để biểu diễn mối quan hệ giữa từng cặp chất có thể có . - Gv phân công mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ sau : viết PTHH cụ thể biểu diễn sự biến đổi qua lại giữa các loại chất sau : a: kim loại đ muối b: phi kim đ muối c: kim loại đ oxitbazơ d: phi kim đ axit e: oxitbazơ đ muối g: oxitaxit đ muối - Gv nhận xét , bổ sung . Hoạt động 2 : - Gv yêu cầu h/s trao đổi nhóm hoàn thành bài tập 2 . - Gv nhận xét, bổ sung . - Gv yêu cầu h/s làm bài tập 5 sgk - Gv hướng dẫn h/s viết các PTHH xảy ra . - Gv hướng dẫn h/s dựa vào các công thức tính cơ bản để hoàn thành được bài tập . I – Kiến thức cần nhớ : 1: Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ : - Hs liệt kê được các loại chất vô cơ đã học : kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối từ đó thiết lập được mối quan hệ : Kim loại phi kim Oxit bazơ muối oxit axit Ba zơ axit 2: Phản ứng hoá học thể hiện mối quan hệ : H/s thảo luận và viết PTHH Đại diện học sinh các nhóm lên bảng trình bày bài giải của mình Bài tập : - h/s trao đổi và làm bài tập 1 sgk tr 167 : a: dùng kim loại , hoặc quỳ tím . b: dùng kim loại Fe , ----------- c: dùng H2SO4 loãng , nếu có chất khí bay ra , chất rắn tan hết là Na2CO3 , nếu có chất khí bay ra đồng thời có chất kết tủa tạo thành thì đó là CaCO3 ( vì CaSO4 là chất ít tan ) Bài tập 2 : - H/s trao đổi , thiết lập được : FeCl3 đ Fe(OH)3 đ Fe2O3 đ Fe đ FeCl2 hoặc : Fe đ FeCl3 đ Fe(OH)3 đ Fe2O3 ¯ FeCl2 . -* bài tập 5 : - h/s trao đổi , và dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoàn thành bài giải: - PTHH: Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu (1) Fe2O3 + 6 HCl đ 2FeCl3 + 3 H2O (2) - chất rắn màu đỏ thu được sau p/ứ là Cu . Ta có : nCu = 3,2/ 64 = 0,05 ( mol) Theo (1) nFe = nCu = o,o5 mol Suy ra : % Fe = ( 0,05 x 56) / 4,8 = 58,33% % Fe2O3 = 100% - 58,33% = 41,67% D: Củng cố : H/ s nhắc lại những kiến thức cơ bản của tiết ôn tập . E: Hướng dẫn về nhà : Học bài , làm bài tập 3,4 tr 167 sgk ; tự tìm hiểu trước phần ôn tập hoá hữu cơ . Tiết: 69 ÔN TẬP CUỐI NĂM – PHẦN HOÁ HỮU CƠ . A. Mục tiêu : - Học sinh viết được công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ quan trọng đã học ở dạng đầy đủ và thu gọn. - Nắm được tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất và viết được các phương trình hoá học minh hoạ - H/s thiết lập được mối quan hệ giữa các chất hữu cơ : hiđrocacbon, rượu , axit , este. Biết chọn các chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập ; biết vận dụng tính chất hoá học của các chất hữu cơ đã học để viết được PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất . - Giải được các bài tập. B . Chuẩn bị : bảng phụ , phiếu học tập . C. Hoạt động dạy học : 1. 1. Ổn định tổ chức Ngày dạy Tiết Lớp Tên học sinhvắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy /5/2008 9D / 5/2008 9A / 5/2008 9C /5/2008 9G /5/2008 9B /5/2008 9E 2. Bài mới Giáo viên giới thiệu bài Hoạt động của học sinh Kiến thức cần nhớ Hoạt động 1 Giáo viên yêu cầu các học sinh nhóm 1 viết CTCT của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic. Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm, sau đó giáo viên kết luận bổ sung . Hoạt động 2 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số bài tập Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 Yêu cầu học sinh làm bài tập 3 G hướng dẫn học sinh làm bài tập 5 I Kiến thức cần nhớ 1. Công thức cấu tạo Học sinh hoạt động nhóm và cử đại diện lên viết ở bảng 2. Các phản ứng quan trọng Học sinh các nhóm lên bảng trình bày kết quả Phản ứng cháy của các hiđrocacbon, rượu etylic. Phản ứng thế của metan, benzen với clo, brom. Phản ứng cộng của etilen và axetilen, phản ứng trùng hợp của etilen. Phản ứng của rượu etylic với axit axetic, với natri. Phản ứng của axit axetic với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối. f) Phản ứng thuỷ phân của chất béo, gluxit, protein II Bài tập Học sinh thảo luận và trả lời miệng: Metan , etilen , axetilen, benzen đều do hai nguyên tố tạo nên đều cháy và toả nhiều nhiệt Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein được tạo nên từ các nguyên tố C,H,O Protein, tinh bột, xenlulozơ, protein, P.E đều được tạo nên từ nhiều mắt xích liên kết với nhau và có phân tử khối rất lớn Etyl axetat, chất béo đều thuộc nhóm este. Học sinh trao đổi và lên bảng viết các phương trình hoá học 1) (- CHO- )+nHO>nCHO 2) CHO> 2CHOH + 2CO 3) CH3CH2OH+O2CH3COOH+ H2O 4) CH3COOH +CH3CH2OH CH3COO-CH2CH3 + H2O 5) CH3COO-CH2CH3 + NaOH CH3COONa +CH3CH2OH Bài tập 5: Dùng nước vôi trong nhận biết CO2, dùng đ brom nhận biết axetilen, còn lại là metan. Dùng quỳ tím nhận biết axit axetic , dùng Natri nhận biết rượu etylic chất còn lại là etyl axetat. Dùng quỳ tím nhận biết axit axetic, dùng phản ứng tráng gương để nhận biết glucozơ, còn lại là saccarozơ. D. Hướng dẫn học bài : - Về nhà xem lại các nội dung đã ôn tập và làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_hoa_9_296.doc
Tài liệu liên quan