Điều tra nguồn lợi hai loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva Cherbonnier, 1980), hải sâm lựu (Thelenota ananas Jaeger, 1833) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa, Bình Thuận

1. Kết luận - Vùng biển vịnh Nha Trang, huyện đảo Trường Sa, Phú Quý là vùng phân bố cũng như ngư trường khai thác hải sâm vú, hải sâm lựu của người dân ở Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận). - Ngư dân khai thác hải sâm bằng nghề lặn có bình hơi, máy nén khí. Mùa vụ khai thác cao điểm từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. - Kích cỡ hải sâm vú, hải sâm lựu khai thác là từ 0,3 đến 1,5 kg/con. Sản lượng khai thác ở cả 2 khu vực Phú Quý và Nha Trang đều giảm từ năm 2012 đến năm 2017, từ 15 tấn/chuyến xuống 5 tấn/chuyến và từ 5 tấn/chuyến xuống 2 tấn/chuyến một cách tương ứng. - Giá cả hải sâm ở Nha Trang nhìn chung cao hơn ở Phú Quý. Từ năm 2012 đến năm 2015, giá tăng từ 300.000 - 600.000 đồng/kg ở Nha Trang, 150.000 - 450.000 đồng/kg ở Phú Quý. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nhà hàng và xuất khẩu.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều tra nguồn lợi hai loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva Cherbonnier, 1980), hải sâm lựu (Thelenota ananas Jaeger, 1833) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa, Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 ĐIỀU TRA NGUỒN LỢI HAI LOÀI HẢI SÂM VÚ (Holothuria fuscogilva Cherbonnier, 1980), HẢI SÂM LỰU (Thelenota ananas Jaeger, 1833) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA, BÌNH THUẬN A SURVEY OF RESOURCES OF WHITE TEATFISH (Holothuria Fuscogilva Cherbonnier, 1980) AND PRICKLY RED FISH (Thelenota ananas Jaeger, 1833) Nguyễn Văn Hùng1, Tôn Nữ Mỹ Nga2, Đặng Ngọc Hảo2 Ngày nhận bài: 21/7/2017; Ngày phản biện thông qua: 21/9/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017 TÓM TẮT Một cuộc điều tra đã được thực hiện để đánh giá nguồn lợi hai loài hải sâm vú Holothuria fuscogilva (Cherbonnier, 1980) và hải sâm lựu Thelenota ananas (Jaeger, 1833) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa, Bình Thuận. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra xã hội học sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc. Đối tượng được điều tra phỏng vấn là người dân khai thác hải sâm, đại lý thu mua, buôn bán hải sản tươi sống tại Khánh Hòa và Bình Thuận. Số lượng phiếu điều tra ở mỗi tỉnh là 40 phiếu. Kết quả cho thấy vùng biển vịnh Nha Trang, huyện đảo Trường Sa, Phú Quý là vùng phân bố cũng như ngư trường khai thác hải sâm vú, hải sâm lựu của người dân ở Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận). Ngư dân khai thác hải sâm bằng nghề lặn có bình hơi, máy nén khí. Mùa vụ khai thác cao điểm từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Kích cỡ hải sâm vú, hải sâm lựu khai thác là từ 0,3 đến 1,5 kg/con. Sản lượng khai thác ở cả 2 khu vực Phú Quý và Nha Trang đều giảm từ năm 2012 đến năm 2017, từ 15 tấn/chuyến xuống 5 tấn/chuyến và từ 5 tấn/chuyến xuống 2 tấn/chuyến một cách tương ứng. Giá cả hải sâm ở Nha Trang nhìn chung cao hơn ở Phú Quý. Từ năm 2012 đến năm 2015, giá tăng từ 300.000 - 600.000 đồng/kg ở Nha Trang, 150.000- 450.000 đồng/kg ở Phú Quý. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nhà hàng và xuất khẩu. Từ khóa: Bình Thuận, hải sâm lựu Thelenota ananas, hải sâm vú Holothuria fuscogilva, Khánh Hòa, nguồn lợi ABSTRACT A survey has been conducted to assess resources of white teatfi sh Holothuria fuscogilva (Cherbonnier, 1980) and prickly red fi sh Thelenota ananas (Jaeger, 1833) distributing in Khanh Hoa and Binh Thuan marine areas. The research was done by RRA method and sociological investigation method using semi-structured questionnaire. The interviewees were sea cucumbers divers, buying agents and traders of fresh seafood in Khanh Hoa and Binh Thuan. The number of questionnaires in each province was 40. The result showed that the waters of Nha Trang Bay, Truong Sa District and Phu Quy District were distributing areas as well as fi shing grounds of white teatfi sh and prickly red fi sh of fi shermen from Nha Trang (Khanh Hoa) and Phu Quy (Binh Thuan). Fishermen caught them by scuba diving with air compressors. Main catching season from March to June of each year. The catching sizes of them were from 0.3 to 1.5 kg /individual. The catches in both Phu Quy and Nha Trang areas were reduced from 2012 to 2017, from 15 tons / trip to 5 tons / trip and from 5 tons / trip to 2 tons / ship, respectively. Their prices in Nha Trang were generally higher than in Phu Quy. From 2012 to 2015, the price increased from 300,000 to 600,000 VND / kg in Nha Trang, 150,000- 450,000 VND / kg in Phu Quy. The main consumption market were the restaurants and exporters. Keywords: Bình Thuận, Khánh Hòa, prickly red fi sh Thelenota ananas, resources, white teatfi sh Holothuria fuscogilva 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III 2 Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hải sâm là loài động vật da gai có giá trị kinh tế cao, là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, quý giá cho con người và có chức năng làm sạch môi trường. Kết quả điều tra về nguồn lợi của hải sâm ở các nước như Indonesia, Philippin, Ấn Độ cho thấy hiện nay, nguồn lợi của các loài hải sâm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng hải sâm làm thực phẩm tăng mạnh và việc quản lý khai thác nguồn lợi không hợp lý [2]. Ở Việt Nam hiện nay, hai loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva) và hải sâm lựu (Thelenota ananas) đang nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển [1]. Khánh Hòa và Bình Thuận là hai tỉnh có nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng và là nơi phân bố của hai loài hải sâm vú và hải sâm lựu [3] đang có nguy cơ tuyệt chủng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự phân công của Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang và được sự cho phép của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp“Điều tra nguồn lợi hai loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva) và hải sâm lựu (Thelenota ananas) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa và Bình Thuận”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 15/2/2017 - 15/5/2017 Địa điểm nghiên cứu: vùng biển Khánh Hòa (đảo Hòn Tre, Nha Trang) và Bình Thuận (huyện đảo Phú Quý). 2. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hải sâm vú (Holothuria fuscogilva Cherbonnier, 1980) và hải sâm lựu (Thelenota ananas Jaeger, 1833) (Hình 1). Hải sâm vú Holothuria fuscogilva Hải sâm lựu Thelenota ananas Hình 1. Hải sâm vú (Holothuria fuscogilva Cherbonnier, 1980) và hải sâm lựu (Thelenota ananas Jaeger, 1833) 3. Phương pháp thu thập số liệu điều tra Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ tài liệu tham khảo nghiên cứu về hải sâm vú và hải sâm lựu, các tài liệu về khóa phân loại, đặc điểm hình thái, số liệu thống kê của các cơ quan quản lý trên 2 địa bàn điều tra Khánh Hòa và Bình Thuận. Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập thông qua quá trình điều tra phỏng vấn người dân khai thác hải sâm, đại lý thu mua, buôn bán hải sản tươi sống tại Khánh Hòa và Bình Thuận. Phương pháp tiếp cận điều tra phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp, các nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước theo mẫu phiếu điều tra. Phương pháp tiếp cận xác định vùng điều tra: Dựa trên các kết quả phân tích, tổng hợp về hệ sinh thái, tình hình phân bố, thành phần loài hải sâm đã được nghiên cứu trước kia. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra xã hội học sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc. 30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 Số lượng phiếu điều tra: 40 phiếu/tỉnh × 2 tỉnh = 80 phiếu. 4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Phân bố Kết quả điều tra 80 người dân khai thác và mua bán hải sâm trên khu vực Khánh Hòa, Bình Thuận cho thấy hai loài hải sâm vú và hải sâm lựu có phân bố ở vịnh Nha Trang (Hòn Tre, Trí Nguyên, Hòn Một, Hòn Nội, Hòn Ngoại) - Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa, huyện đảo Phú Quý - Bình Thuận (Rạn Cả, Rạn Trứng, Gò Dài). Kết quả cho thấy vùng phân bố của hải sâm trong nghiên cứu của chúng tôi rộng hơn vùng phân bố trong kết quả nghiên cứu của Đào Tấn Hỗ (2006). Theo Đào Tấn Hỗ (2006), vùng phân bố hải sâm ở vùng biển Khánh Hòa là đảo Hòn Tre. 80% số người được phỏng vấn cho biết hải sâm vú và hải sâm lựu phân bố ở vùng nước sâu từ 30 đến 40 m. 20% số người được phỏng vấn cho biết hải sâm sống ở độ sâu > 40 m. Ở độ sâu lớn như vậy tương ứng với vùng biển xa bờ có độ mặn cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thùy và ctv (2016) về vùng phân bố của nguồn gen hải sâm vú, hải sâm lựu tại vùng biển Phú Quý (Bình Thuận). Vậy, vùng phân bố của 2 loài hải sâm trên là vịnh Nha Trang, Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), ở độ sâu từ 30 đến > 40 m. 2. Phương pháp và mùa vụ khai thác Ảnh hưởng của độ sâu là yếu tố hình thành phương pháp khai thác hải sâm. 100% số người được phỏng vấn đều khai thác hải sâm bằng nghề lặn có bình hơi, máy nén khí. Hầu hết các tàu khai thác hải sâm có công suất lớn ở tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận đều chọn vùng biển huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) làm ngư trường khai thác chính. Vùng biển Trường Sa có sự phân bố hệ sinh thái rạn san hô, cát sỏi là nơi cư trú thích hợp của các loài hải sâm. Kết quả điều tra tại Nha Trang, Khánh Hòa cho thấy hiện nay chỉ có 4 tàu khai thác hải sâm xa bờ ở xã Vĩnh Lương. Ngư trường khai thác chính của họ là vùng biển ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hòa). Ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), có khoảng 20 tàu hành nghề lặn hải sâm nhưng trong đó có khoảng 5 tàu có công suất lớn và khai thác xa bờ (đảo Trường Sa), còn lại chỉ khai thác ven bờ của vùng biển huyện đảo Phú Quý. Người dân cho biết nghề lặn hải sâm nguy hiểm đến tính mạng nên đòi hỏi người dân phải có kinh nghiệm, sức khỏe. Vì vậy, số lượng ngư dân còn bám trụ với nghề lặn rất ít. Bên cạnh đó, theo người dân cho biết nguồn lợi hải sâm vú, hải sâm lựu ở vùng biển Khánh Hòa đã cạn kiệt, sản lượng đánh bắt thấp, dẫn đến đa số ngư dân đều chuyển đổi ngành nghề hoặc chuyển sang hình thức khai thác khác như lưới, bẫy Nghề lặn đánh bắt hải sâm của ngư dân ở Khánh Hòa còn sử dụng các trang thiết bị khá thô sơ. Ngư dân sử dụng máy bơm hơi trên tàu để làm máy bơm khí cho người lặn làm việc dưới biển. Hệ thống ống dẫn khí còn đơn giản và thiếu an toàn khi sử dụng. Hình 2. Ngư dân Vĩnh Lương (Nha Trang) chuẩn bị ngư cụ khai thác Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31 Kết quả điều tra cho thấy 97,5% số người dân được phỏng vấn trả lời rằng mùa vụ đánh bắt hải sâm là mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm). Những tháng còn lại có bắt gặp hải sâm nhưng tần suất thấp hơn. Vào thời gian này, thời tiết trên biển khá tốt phù hợp cho nghề lặn làm việc. Thời gian khai thác nằm trong khoảng thời gian hải sâm sinh sản từ tháng 1 đến tháng 8 hằng năm [4]. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tiền đề cho việc ứng dụng sinh sản nhân tạo hải sâm vú và hải sâm lựu trong công tác bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Vậy, nghề khai thác hải sâm là nghề lặn có bình hơi, máy nén khí. Mùa vụ đánh bắt hải sâm là mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm). 3. Kích cỡ và sản lượng khai thác Kết quả điều tra cho thấy 75% số người được phỏng vấn cho biết kích cỡ khai thác hải sâm vú, hải sâm lựu là từ 0,3 đến 1,5 kg/con. Một số người dân cho biết trước đây có thời điểm khai thác được hải sâm lựu có khối lượng lên đến 5 kg/con, nhưng trong 5 năm gần đây hầu như không khai thác được hải sâm lựu có khối lượng > 2 kg/con. Tương tự, hải sâm vú khai thác được có khối lượng giảm so với 5 năm gần đây. Hình 3. Hải sâm vú được người dân Phú Quý Bình Thuận) khai thác Số liệu thống kê của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận về chi tiết sản lượng của hải sâm vú, hải sâm lựu chưa được tổng kết rõ ràng như ở các nhóm tôm, cá. Sản lượng hải sâm chỉ thống kê được khi điều tra trực tiếp các ngư dân khai thác tại 2 vùng biển ở huyện Phú Quý tỉnh Bình Thuận và Nha Trang (xã Vĩnh Lương, phường Vĩnh Nguyên) tỉnh Khánh Hòa. Tùy theo thời gian đánh bắt, sản lượng khai thác ở mỗi ngư dân có khác nhau. 90% số người được phỏng vấn cho biết thời gian khai thác hải sâm từ 10 – 20 ngày/chuyến, trung bình 15 ngày/ chuyến. Một số ngư dân khai thác ven bờ thì khai thác bằng nghề lặn hàng ngày, không chỉ lặn hải sâm mà còn lặn các loài khác như tôm, cua, cá. Do bị đánh bắt liên tục và thường xuyên nên số lượng hải sâm càng ngày càng giảm dần qua các năm. Kết quả nghiên cứu về sản lượng khai thác hải sâm vú, hải sâm lựu tại Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận) được trình bày ở Hình 4. 32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 Hình 4 cho thấy sản lượng khai thác hải sâm ở Phú Quý (Bình Thuận) lớn hơn sản lượng khai thác hải sâm ở Nha Trang (Khánh Hòa). Sản lượng khai thác trung bình năm 2012 ở huyện Phú Quý khoảng 15 tấn/chuyến. Sau đó, sản lượng giảm dần qua các năm. Đến năm 2017, sản lượng giảm còn 5 tấn/chuyến. Sau 5 năm, sản lượng đánh bắt hải sâm vú, hải sâm lựu đã giảm 10 tấn/chuyến. Qua đó, có thể thấy nguồn lợi hải sâm vú, hải sâm lựu đã bị suy giảm nghiêm trọng. Tương tự, tại vùng biển Nha Trang, sản lượng khai thác hải sâm cũng suy giảm. Cụ thể, năm 2012, sản lượng khai thác được 5 tấn/chuyến, sau đó giảm dần qua các năm. Đến năm 2017, sản lượng khai thác chỉ còn khoảng 2 tấn/chuyến. Có chuyến ngư dân không khai thác được hải sâm vú, hải sâm lựu. Đa số các ngư dân hành nghề lặn đều khai thác các loài sống ở tầng đáy như cua, tôm và hải sâm. Điều này có thể là do ngư dân ở Phú Quý có kinh nghiệm trong nghề lặn hơn, ngư trường khai thác chính (Trường Sa, Phú Quý) cũng gần với huyện đảo Phú Quý. Bên cạnh đó, khai thác hải sâm ở vùng biển xa bờ đòi hỏi tàu thuyền có công suất lớn mà ngư dân ở Nha Trang không đáp ứng được vấn đề này, chủ yếu họ chỉ khai thác bằng thuyền có công suất nhỏ (< 20 CV). Người dân địa phương cho biết nguồn lợi hải sâm ở vùng biển vịnh Nha Trang đã cạn kiệt nghiêm trọng, dẫn đến sản lượng đánh bắt thấp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 95% số người được điều tra cho rằng nguồn lợi hải sâm ở vùng biển vịnh Nha Trang và đảo Phú Quý đã suy giảm nghiêm trọng. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là sản lượng khai thác giảm rõ rệt. 100 % số người được phỏng vấn đều cho rằng nguyên nhân suy giảm nguồn lợi hải sâm vú, hải sâm lựu hiện nay chủ yếu do sự khai thác quá mức của người dân. Đối tượng hải sâm là loài có giá trị kinh tế cao, đặc tính di chuyển chậm nên bị đánh bắt khá dễ dàng. Ngoài ra, quá trình phát triển về cơ sở hạ tầng, quá trình san lấp biển đã phá hủy các hệ sinh thái, nơi cư ngụ và môi trường sống của 02 loài hải sâm. Thời gian sinh sản, tái tạo quần đàn của hải sâm diễn ra chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi bị suy giảm. Tóm lại, kích cỡ khai thác hải sâm vú, hải sâm lựu là từ 0,3 đến 1,5 kg/con. Sản lượng khai thác ở cả 2 khu vực Phú Quý và Nha Trang đều giảm từ năm 2012 đến năm 2017, từ 15 tấn/chuyến xuống 5 tấn/chuyến và từ 5 tấn/chuyến xuống 2 tấn/chuyến một cách tương ứng. Hình 4. Biến động sản lượng khai thác hải sâm vú, hải sâm lựu tại Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận) giai đoạn 2012 - 2017 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33 Kết quả nghiên cứu về giá bán hải sâm vú, hải sâm lựu khô ở Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận) được trình bày ở Hình 5. Hình 5 cho thấy giá cả hải sâm ở Nha Trang nhìn chung cao hơn ở Phú Quý do ở Nha Trang, nhu cầu của thị trường cao hơn và sản lượng đánh bắt của ngư dân trong tỉnh thấp hơn so với Phú Quý. Từ năm 2012 đến năm 2015, do sản lượng khai thác tương đối nhiều nên giá bán hải sâm vú, hải sâm lựu không cao lắm, phụ thuộc vào khối lượng thân, dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg ở Nha Trang và 150.000 - 300.000 đồng/kg ở Phú Quý. Giai đoạn từ khoảng năm 2015 - 2017, giá hải sâm đã tăng cao do nhu cầu tiêu dùng tăng, sản lượng khai thác thấp và lạm phát, giá bán dao động từ 350.000 - 600.000 đồng/kg ở Nha Trang và 300.000 - 450.000 đồng/kg ở Phú Quý. Ông Phát - Giám đốc Công ty TNHH Tấn Phát (Bình Thuận) cho biết giá 1 kg hải sâm khô công ty thu mua là 500.000 đồng/ kg (hải sâm vú) và hải sâm lựu là 300.000 đồng/kg. Giải thích cho sự khác nhau này là do nguồn hải sâm vú có giá trị dược liệu cao và sản lượng khai thác được ít nên giá bán cao hơn. Theo Phạm Xuân Hiệu (2012), giá cả hải sâm ở khu vực Nha Trang, Phú Quý không chênh lệch quá lớn với giá cả ở Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu về thị trường tiêu thụ cho thấy 100% số người dân được phỏng vấn cho biết sản lượng hải sâm vú, hải sâm lựu khai thác được các tiểu thương, thương lái thu mua để cung cấp cho các nhà hàng và chế biến khô xuất khẩu (Hình 6). Một phần nhỏ hải sâm còn lại được người dân sử dụng làm thực phẩm hàng ngày, có thể kể đến một số món ăn như cháo hải sâm, hải sản hấp, hải sâm ngâm rượu (Hình 7). Một số nhà hàng ở Nha Trang có món hải sâm như nhà hàng Vườn Nho (đường Củ Chi), Bờ Kè (đường Cù Huân) Vậy, giá cả hải sâm ở Nha Trang nhìn chung cao hơn ở Phú Quý. Từ năm 2012 đến năm 2015, giá tăng từ 300.000 - 600.000 đồng/kg ở Nha Trang, 150.000 - 450.000 đồng/kg ở Phú Quý. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nhà hàng và xuất khẩu. 4. Giá cả và thị trường tiêu thụ Hình 5. Biến động giá bán hải sâm vú, hải sâm lựu khô ở Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận) giai đoạn 2012 - 2017 34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 1. Kết luận - Vùng biển vịnh Nha Trang, huyện đảo Trường Sa, Phú Quý là vùng phân bố cũng như ngư trường khai thác hải sâm vú, hải sâm lựu của người dân ở Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận). - Ngư dân khai thác hải sâm bằng nghề lặn có bình hơi, máy nén khí. Mùa vụ khai thác cao điểm từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. - Kích cỡ hải sâm vú, hải sâm lựu khai thác là từ 0,3 đến 1,5 kg/con. Sản lượng khai thác ở cả 2 khu vực Phú Quý và Nha Trang đều giảm từ năm 2012 đến năm 2017, từ 15 tấn/chuyến xuống 5 tấn/chuyến và từ 5 tấn/chuyến xuống 2 tấn/chuyến một cách tương ứng. - Giá cả hải sâm ở Nha Trang nhìn chung cao hơn ở Phú Quý. Từ năm 2012 đến năm 2015, giá tăng từ 300.000 - 600.000 đồng/kg ở Nha Trang, 150.000 - 450.000 đồng/kg ở Phú Quý. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nhà hàng và xuất khẩu. 2. Kiến nghị Cần có những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sâm vú, hải sâm lựu. Cụ thể: - Quản lý về kích thước hải sâm khai thác. - Quản lý các khu bảo tồn biển, luân phiên khai thác giữa các vùng. - Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia Hình 6. Hải sâm vú, hải sâm lựu phơi khô tại Công ty TNHH Tấn Phát - Phan Thiết, Bình Thuận Hình 7. Hải sâm vú dùng ngâm rượu IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35 bảo vệ môi trường sinh thái nhất là các rạn san hô, nơi hải sâm có khả năng sinh sản và phát triển tốt. - Nghiên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo bao gồm đặc điểm sinh học sinh sản, qui trình nuôi vỗ, kích thích đẻ trứng, ương nuôi ấu trùng và nuôi thương phẩm nhằm phục hồi nguồn lợi và phát triển thành đối tượng nuôi phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giảm áp lực lên đánh bắt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011. Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 02 năm 2011. 2. Phạm Xuân Hiệu, 2012. Nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài Hải sâm trắng (Holothuria scabra) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết đề tài. 3. Đào Tấn Hỗ, 1992. Sơ bộ nghiên cứu động vật da gai (Echinodermata) ở vùng đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Tạp chí Sinh học - Viện Khoa học Việt Nam, 14, 12-15. 4. Nguyễn Thị Thanh Thùy, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Thoa, Dương Thị Phượng, 2016. Báo cáo tổng kết Quỹ gen 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tra_nguon_loi_hai_loai_hai_sam_vu_holothuria_fuscogilva.pdf