Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 38

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)38 ĐỀ BÀI Câu 1: (1 điểm) Thế nào là tư thế đứng chuẩn? Tư thế ngồi chuẩn? Tư thế đứng tự nhiên? Tư thế ngồi tự nhiên? Nêu các dạng kích thước được sử dụng khi khảo sát các dấu hiệu nhân trắc. Câu 2: (2,5 điểm) Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân trước lần chính áo Jacket hai lớp với số đo sau: (đơn vị đo là: cm) Da = 74 Rv = 44 Vng = 86 Des = 41 Xv = 5,5 Cđnách = 5 Dt = 60 Vc = 36 Cđng = 7 Câu 3: (2 điểm) Cho sản phẩm áo Jacket nam 2 lớp có hình dáng và cấu trúc như hình vẽ. Hãy nêu trình tự may ráp lần chính áo và trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khi may ráp sản phẩm!

doc2 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 38 Câu Nội dung Điểm 1 Thế nào là tư thế đứng chuẩn? Tư thế ngồi chuẩn? Tư thế đứng tự nhiên? Tư thế ngồi tự nhiên? Nêu các dạng kích thước được sử dụng khi khảo sát các dấu hiệu nhân trắc. 1,00 Đáp án: 1. Tư thế đứng chuẩn Được dùng phổ biến theo đề xuất của nhà nhân trắc học cổ điển Martin: Đối tượng được đo ở tư thế đứng nghiêm, 4 điểm nhô ra nhất về phía sau của cơ thể: Điểm nhô ra phía sau nhất của xương chẩm, bả vai, mông và gót chân chạm vào dụng cụ đo, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt (ectoconchion) và điểm giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể. 2. Tư thế ngồi chuẩn Đối tượng được đo ngồi ngay ngắn trên ghế ( đặt ở góc phòng đo) 2 điểm nhô ra nhất về phía sau của lưng và mông chạm vào dụng cụ đo. Đầu để thẳng giữa đùi và cẳng chân, cẳng chân và bàn chân tạo thành những góc vuông hai tay đặt lên đùi, hai đầu gối và mắt cá trong đặt sát vàp nhau, bàn chân đặt sát trên mặt đất. 3. Tư thế đứng tự nhiên: Tư thế đứng bình thường trong lao động, đầu thẳng, mắt hướng về phía trước, cơ thể thẳng, tay buông thõng, chân choãi tự nhiên, vừa phải, thoải mái. 4. Tư thế ngồi tự nhiên: Đối tượng được đo ngồi thoải mái, đầu thẳng, mắt nhìn trước, thân buông, chân mở tự nhiên, bàn chân đặt sát trên mặt đất, riêng các góc giữa thân và đùi, giữa đùi và cẳng chân cũng như giữa cẳng và bàn chân vẫn tạo thành góc vuông. 5. Các dạng kích thước: - Đoạn thẳng cơ thể là khoảng cách giữa 2 mốc đo, nếu chúng không nằm trên mặt song song với trục dọc hoặc trục ngang của cơ thể. - Các kích thước dọc được biểu thị bằng chiều cao hoặc chiều dài khi 2 mốc đo nằm trên các trục dọc. - Các kích thước ngang và kích thước trước sau được biểu thị bằng bề rộng và bề dày, khi hai mốc đo nằm trên mặt ngang vuông góc với trục cơ thể. - Các kích thước chu vi được biểu thị bằng vòng khi thước dây tạo thành vòng khép kín qua mốc đo và nằm trên mặt vuông góc với trục của các phần cơ thể tương ứng. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân trước lần chính áo Jacket hai lớp cơ bản theo số đo sau: (đơn vị đo là: cm) Da = 74 Rv = 44 Vng = 86 Des = 41 Xv = 5,5 Cđnách = 5 Dt = 60 Vc = 36 Cđng = 7 2,50 Đáp án: I. Hệ thống công thức thiết kế thân trước lần chính áo Jacket hai lớp: 1. Xác định các đường ngang - Hạ xuôi vai ( AB) = Số đo Xv - 1) = 5,5 - 1 = 4,5 cm - Hạ nách sau (AC) = Vng/4 + Cđn = 86/4 + 5 = 26,5 cm - Hạ eo (AD) = Số đo Des + 1 = 41 + 1 = 42 cm - Dài áo (AE) = Số đo Da = 74 cm 2. Vòng cổ, vai con * Vòng cổ - Rộng ngang cổ (AA1) = Vc/6 + 3 = 36/6 + 3 = 9 cm - Hạ sâu cổ (AA2) = Vc/6 + 2 = 36/6 + 2 = 8 cm - Vẽ vòng cổ từ A1 qua các điểm A5, A2 * Vai con - Rộng vai con (A1B1) = Rộng vai con thân sau – 0,5 cm - Nối A1B1 kéo dài lấy B1B2 = 3 cm (lượng trễ vai) 3. Vòng nách - Rộng ngang thân ( CC1) = Vng/4 + Cđng = 86/4 + 7 = 28,5 cm - B1B3 = 1cm - Vẽ vòng nách từ B2 qua các điểm C3 ,C5 ,C1 4. Sườn và gấu áo - Rộng ngang eo (DD1) = CC1 = 28,5 cm - Rộng ngang gấu (EE1) = CC1 = 28,5 cm - Vẽ sườn áo từ C1 qua các điểm D1, X1 - Xa vạt EE2 = 1,5 cm - Vẽ gấu áo từ E1 qua E2 5. Vị trí, kích thước túi - Điểm đầu túi T nằm cách đường ngang eo 4cm, cách đường giữa thân trước một khoảng = 1/3 CC1 + 4,5 = 1/3 X 28,5 + 4,5 = 14 cm - Từ T kẻ song song với AE xuống phía gấu - Dài miệng túi (TT1) = 16 cm - Chếch miệng túi (T1T2) = 4 cm - Rộng cơi (T2T3) = 2 cm = T1T4 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 II. Hình vẽ: 1 4 2 3 C B A 3 1 4 5 1 D E 2 1 T 4 1 2 3 1 2 3 2 5 1,0 3 Cho áo Jacket nam 2 lớp có hình dáng và cấu trúc như hình vẽ Hãy nêu trình tự may lần chính áo và trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khi may ráp sản phẩm 2,00 Đáp án: *Trình tự may ráp lần chính áo 1. Chuẩn bị bán thành phẩm 2. May bộ phận: - May viền trang trí chân cơi, đề cúp ngực, chân cầu vai - May túi cơi - May đề cúp ngực - May cầu vai với thân sau - May sống tay - May đai áo - May bo tay - May cổ áo, dây treo áo 3. May ráp sản phẩm: - May ráp vai con - May tra tay - May sườn áo, bụng tay - May tra đai - May tra bo tay - May tra cổ - May tra khóa 4. Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp 1,0 *Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khi may ráp sản phẩm Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa 1.Thông số kích thước sai - Bán thành phẩm không đảm bảo kích thước - Đường may không đúng quy cách - Kiểm tra kích thướcbán thành phẩm trước khi may - Đường may đúng quy cách 2. Nẹp áo không êm phẳng - Khóa bị cầm - Kích thước nẹp lót ngắn - Không bấm khoá - Kéo căng khoá khi may, - Kiểm tra đảm bảo độ cầm cho phép nẹp lót - Bấm mép vải khóa 3. Cổ áo không êm phẳng - Các lớp vải cầm bai không đều - Ghim lệch họng cổ Giữ êm các lớp vải khi may -ghim họng cổ chính xác 4. Vặn gấu Thao tác sai phương pháp Khi may gấu để êm lớp vải trên, kéo lớp vải dưới 5. Vặn tay Khi may lộn để lần lót và lần chính xoắn Sắp tay lần chính và lần lót không xoắn khi may lộn cửa tay 6. Nẹp áo không đối xứng - Sang dấu không chính xác - Khi may tra nửa khoá bên phải các điểm khớp dấu trên khoá và thân áo không trùng nhau - Sang dấu chính xác - Khi may tra nửa khoá bên phải điều chỉnh các điểm khớp dấu trùng nhau 7. Túi áo không đảm bảo kích thước, hình dáng và vị trí - Sang dấu không chính xác - May không theo dấu - Sang dấu chính xác - May theo dấu 8. Các đường may không đảm bảo quy cách và yêu cầu - Không kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may không chính xác - Kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may chính xác 1,0 4 Vận dụng phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế tính toán nhảy mẫu thân trước áo sơmi nam (vẽ hình minh hoạ). Biết hệ số chênh lệch kích thước giữa các cỡ số trên cơ thể như sau: (Đơn vị tính: cm) DDa = 4; DDes = 2; DVc = 1; DVn = 4; DRv = 1; DXv = 0 1,50 Đáp án: Xác định hệ trục toạ độ Chọn trục tung (OY) trùng với đường giao khuy Chọn trục hoành (OX) trùng với đường hạ nách Bảng tính toán hệ số nhảy mẫu Điểm DX (cm) DY (cm) Công thức KQ Công thức KQ 1 Dx1 0 DY1 = DVn/4 - DVc/6 0,83 2 Dx2 = DVc/6 0,17 DY2 = DVn/4 1 3 Dx3 = DRv/2 0,5 DY3 = DY2 - DXv 1 4 Dx4 = DVn/4 1 DY4 0 5 Dx5 = Dx4 1 DY5 = DDa - DVn/4 3 6 Dx6 0 DY6 = DY5 3 0,25 0,75 Hình vẽ: y x 2 1 3 4 6 7 5 O 0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA MVTKTT LT 38.doc
  • docMVTKTT LT 38.doc
  • docMVTKTT TH 38.doc
Tài liệu liên quan