Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 34

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)34 ĐỀ BÀI Câu 1: (1 điểm) Nêu khái niệm về dấu hiệu nhân trắc. Trình bày các loại dấu hiệu nhân trắc. Câu 2: (2,5 điểm) Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân sau áo dài tay raglan với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Da = 110 Vc = 33 Vm = 86 Des = 33 Vng = 82 Vnách = 36 Vb = 64 Câu 3: (2 điểm) Cho áo sơ mi nam có đặc điểm cấu trúc như hình vẽ. Hãy mô tả đặc điểm kiểu mẫu, nêu trình tự may và vẽ sơ đồ khối may ráp sản phẩm.

doc2 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 34 Câu Nội dung Điểm 1 Nêu khái niệm về dấu hiệu nhân trắc. Trình bày các loại dấu hiệu nhân trắc. 1,00 Đáp án: *Khái niệm về dấu hiệu nhân trắc Dấu hiệu nhân trắc là những đặc trưng của cơ thể người thể hiện những biến đổi về cấu tạo và quy luật có liên quan đến giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc và các yếu tố tự nhiên – xã hội gồm: Các kích thước dài, rộng, vòng, kích thước góc, lực cơ...Tính chất định lượng của dấu hiệu nhân trắc được tính bằng đơn vị đo lường như centimet, milimet, kilogam, Niutơn, độ...hoặc bằng các chỉ số, hệ thông số. 0,25 * Các dấu hiệu nhân trắc 1. Dấu hiệu nhân trắc cổ điển ( Dấu hiệu nhân trắc truyền thống ) - Dấu hiệu nhân trắc cổ điển là những dấu hiệu nhân trắc có các mốc đo quy định trong các danh pháp giải phẫu học quốc tế. - Các dấu hiệu nhân trắc cổ điển được định nghĩa một cách tỷ mỉ từ những mốc đo xác định và được đặt tên bằng tiếng Latinh. 2. Dấu hiệu nhân trắc Ecgônomi: - Dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi là những dấu hiệu nhân trắc về mặt định hướng trong không gian tương ứng với kích thước của thiết bị được thiết kế. Các dấu hiệu nhân trắc Ecgônômi được đo ở các trạng thái và tư thế khác nhau phỏng theo trạng thái và tư thế hoạt động của người. Dấu hiệu nhân trắc Ecgônômi bao gồm dấu hiệu nhân trắc tĩnh, dấu hiệu nhân trắc động, các kích thước của các phần cơ thể, các kích thước biến dạng và góc mở khác. * Dấu hiệu nhân trắc tĩnh Dấu hiệu nhân trắc tĩnh là những dấu hiệu nhân trắc chỉ đo được ở một trạng thái và tư thế nhất định, trạng thái tư thế này được quy định tuỳ thuộc vào tư thế nghiên cứu. * Dấu hiệu nhân trắc động Dấu hiệu nhân trắc động là dấu hiệu nhân trắc được xác định bởi toạ độ các điểm khác nhau của cơ thể hoặc các phần cơ thể khi chuyển động toàn thân hoặc từng phần cơ thể trong không gian. 0,75 2 Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân sau áo dài tay raglan với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Da = 110 Vc = 33 Vm = 86 Des = 33 Vng = 82 Vnách = 36 Vb = 64 2,50 Đáp án: I. Hệ thống công thức thiết kế thân sau áo dài tay raglan: 1. Xác định các đường ngang - Hạ nách (AB) = Vn’/2- (0,5 ¸1) cm = 36/2- (0,5 ¸1) = 17,5 cm - Hạ eo (AC) = Số đo Des = 33 cm - Hạ mông (CD) = 15 ¸16 cm - Dài áo (AE) = Số đo = 110 cm 2. Thiết kế vòng cổ - Rộng ngang cổ (AA1) = Vc/8- 0,5 cm = 33/8- 0,5 = 3,6 cm - Cao cổ (A1A2) = 0,5 cm 3. Thiết kế vòng nách - Rộng thân ngang nách (BB1) = Vng/4 + 0,5 cm = 82/4 + 0,5 = 21cm - Vào nách B1B2 = 3 cm 4. Thiết kế sườn, tà, gấu - Rộng ngang eo (CC1) = Vb/4 + 0,5cm + chiết (2 cm) = 64/4 + 0,5+2 = 18,5 cm - Rộng ngang mông (DD1) = Vm/4 + 0,5 cm = 86/4 + 0,5 = 22 cm - Rộng ngang gấu (EE1) = Vm/4 + (2 ¸3 cm) = 86/4 + (2 ¸3) = 23,5cm - Giảm sườn E1E2 = 0,3 cm - Điểm xẻ tà S nằm trên đường tà áo trùng với điểm C1 5. Thiết kế chiết - Vị trí tâm chiết CC2 = 1/2CC1- 0,5 cm = 1/2 X 18,5- 0,5 = 8,75 cm - Giảm đầu chiết B6C3 = 5 cm. - Rộng chiết C4C5 = 2 cm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 A B C D 1 1 1 E S 2 2 3 4 5 2 3 4 6 2 1 1 2 II. Hình vẽ: 1,25 3 Cho áo sơ mi nam có đặc điểm cấu trúc như hình vẽ. Hãy mô tả đặc điểm kiểu mẫu, nêu trình tự may và vẽ sơ đồ khối may ráp sản phẩm. 2,00 Đáp án: Đặc điểm kiểu mẫu áo sơ mi nam: Áo dáng thẳng Cấu trúc của áo gồm có: + 2 thân trước, thân bên trái có 1 túi ngực dạng túi ốp ngoài không có nắp góc đáy túi may vát + Thân sau có cầu vai rời 2 lớp may xếp ly 2 bên + Tay dài, mang tay tròn 1 chi tiết, bác tay may vuông, thép tay 2 sợi viền + Cổ áo kiểu cổ nam có chân, phần chân cổ và phần bẻ lật cắt rời, đầu chân cổ nguýt tròn 0,25 Trình tự may ráp áo sơ mi nam: B1: Chuẩn bị bán thành phẩm B2: May các bộ phận - May túi áo - May nẹp áo - May chân cầu vai - May cổ áo - May viền cửa tay - May bác tay B3 :May ráp các bộ phận - May vai con - May tra cổ - May tra tay - May sườn áo, bụng tay - May tra bác tay - May gấu áo B4 : Thùa khuy, đính cúc B5 : Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm 0,75 Sơ đồ khối lắp ráp áo sơ mi nam May bác tay May cổ áo May vai con May tra cổ May tra tay May sườn áo bụng tay Tra bác tay Thùa khuy, đính cúc May viền cửa tay May chân cầu vai May túi áo Chuẩn bị bán thành phẩm Kiểm tra, hoàn thiện SP May nẹp áo 1,00 4 Một dây chuyền sản xuất một mã hàng có số lượng 58760 sản phẩm trong thời gian 4 tháng, biết rằng mỗi tháng dây chuyền làm việc 26 ngày công, mỗi ngày làm việc 1 ca, thời gian làm việc 1 ca là 7,5 giờ. a - Xác định công suất của dây chuyền? b -Tính số công nhân trên dây chuyền, biết thời gian hoàn thành sản phẩm là 1584 giây. c - Biết thời gian thực hiện trên các loại thiết bị: Máy 1 kim: 1200 giây Máy 2 kim :144 giây Máy vắt sổ : 96 giây Tính số lượng thiết bị từng loại. 1,50 Đáp án: a – Công suất của dây chuyền: Công suất = Số lượng sản phẩm của mã hàng / TGSX = 58720 / ( 26 x 4) = 564,6 ( sp) b - Số công nhân trên dây chuyền: Đổi 7,5 h = 27000 s r = Tca/ Q = 27000/ 564,6 = 47,8 » 48 (s) => S = Tsp / r = 1584 / 48 = 33 ( người) c - Áp dụng công thức Số lượng thiết bị = Tổng thời gian thực hiện trên thiết bị/ NĐSX Ta có: - Số máy 1k = 1200 / 48 = 25 ( máy) - Số máy 2k = 144 / 48 = 3 (máy) - Số máy vắt sổ = 96 / 48 = 2 (máy) Vậy số lượng thiết bị từng loại : Máy 1 kim: 25 máy Máy 2 kim : 3 máy Máy vắt sổ : 2 máy 0,25 0,50 0,75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA MVTKTT LT 34.doc
  • docMVTKTT LT 34.doc
  • docMVTKTT TH 34.doc
Tài liệu liên quan