Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 31

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)31 ĐỀ BÀI Câu 1: (1 điểm) Hãy vẽ hình khung cơ bản của áo và giải thích các ký hiệu trên khung cơ bản đó! Câu 2: (2,5 điểm) Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân trước quần âu nam một ly lật với số đo sau: (đơn vị đo là: cm) Dq = 95 Vm = 86 Cđhcq = 1 Dg = 54 Vô = 44 Vb = 72 Cđq = 3 Câu 3: (2 điểm) Hãy điền chữ ký hiệu tên gọi các chi tiết, đánh số thứ tự các đường may vào hình biểu diễn thể hiện phương pháp may túi ốp ngoài có nắp (Hình 01)! Giải thích chữ ký hiệu, gọi tên các đường may, nêu trình tự may và trình bày các dạng sai hỏng thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi may túi ốp ngoài có nắp. Câu 4: (1.5 điểm) Nêu nội dung của tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm. Trình bày yêu cầu chung của văn bản và cách thức lập văn bản. Câu 5: (3 điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường.

doc2 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 31 Câu Nội dung Điểm 1 Hãy vẽ hình khung cơ bản của áo và giải thích các ký hiệu trên khung cơ bản đó! 1,00 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 I II III IV I IV II III 0,50 * Các đường nằm ngang: - Đường 1-1: là đường ngang cổ (giới hạn trên của kích thước dài áo) - Đường 2-2: là đường ngang nách - Đường 3-3: là đường ngang eo - Đường 4- 4: là đường ngang mông - Đường 5-5: là đường ngang gấu (giới hạn dưới của kích thước dài áo) * Các đường thẳng đứng: - Đường I - I: là đường giữa thân sau áo (đường sống lưng trên cơ thể) - Đường II – II: là đường dựng nách thân sau của áo - Đường III – III: là đường dựng nách thân trước của áo - Đường IV- IV: là đường giữa thân trước (áo chui đầu) và là đường giao khuy (áo mở cúc). 0,25 0,25 2 a. Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân trước quần âu nam một ly lật với số đo sau: (đơn vị đo là: cm) Dq = 95 Vm = 86 Cđhcq = 1 Dg = 54 Vô = 44 Vb = 72 Cđq = 3 2,50 Đáp án: I. Hệ thống công thức thiết kế thân trước quần âu nam một ly lật : 1. Xác định các đường ngang - Hạ cửa quần (AB) = Vm/4 + Cđhcq = 86/4 + 1 = 22,5 cm - Hạ gối (AC) = Số đo = 54 cm - Dài quần (AD) = Số đo = 95 cm 2. Cửa quần - Rộng thân ngang đũng (BB1) = Vm/4 + Cđq = 86/4 + 3 = 24,5 cm - Ra cửa quần (B1B2) = 1/10 BB1+ 1 = 24,5/10 + 1 = 3,4 cm - Chếch cửa quần (A1A2) = 1,5 cm - Điểm tựa cửa quần nằm trên đường dựng cửa quần khoảng 1/3 AB - Giảm đầu cạp (A2A2’) = 0,5 cm - Giảm cửa quần (B2B3) = 1,5 cm 3. Đáp cửa quần (thiết kế liền) - Dài đáp (A2’M) = Hạ cửa quần - 4 cm = 18,5 cm - Rộng đáp (A2’M1) = 4 cm  4. Cạp, ly * Cạp - Rộng ngang cạp (A2’A4) = Vb/4 + rộng ly = 72/4 + 3,5 = 21,5 cm * Ly - Rộng ly (A3A5) = 3,5 cm 5. Ống, dàng, dọc quần * Ống - Rộng ngang ống (D1D2) = D1D3 = Vô/4 - 1 = 44/4 - 1 = 10 cm * Dàng - Nối giảm cửa quần với rộng ống cắt gối tại một điểm điểm đó xác định kích thước rộng gối = C1C2 * Dọc - Rộng ngang gối = C1C3 6. Túi chéo - Chếch miệng túi (A3T) = 3,5 cm; đường miệng túi (TT1) = 19 cm - Rộng miệng túi (T1T2) = 16 cm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 C 10 D1 1 20 3 3 2 B A 3 2 8 T 4 T1 5 6 1 21 5 7 2’ 3 1 T2 M M1 M2 II. Hình vẽ: 1,25 3 Hãy điền chữ ký hiệu tên gọi các chi tiết, đánh số thứ tự các đường may vào hình biểu diễn thể hiện phương pháp may túi ốp ngoài có nắp (Hình 01)! Giải thích chữ ký hiệu, gọi tên các đường may, nêu trình tự may và trình bày các dạng sai hỏng thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi may túi ốp ngoài có nắp. Đáp án: *Hình biểu diễn: 4 c d 1 1 2 5 6 3 a b *Giải thích chữ ký hiệu, tên gọi các chi tiết: a. Thân áo b. Thân túi c. Nắp túi chính d. Nắp túi lót 1. May lộn nắp túi 2. May mí nắp túi 3. May viền miệng túi 4. May túi vào thân 5. May nắp túi vào thân 6. May diễu gáy nắp túi 2,00 0.5 *Trình tự may: B1: Chuẩn bị bán thành phẩm B2 : May lộn nắp túi B3 : Sửa, lộn nắp túi B4 : May mí nắp túi B5 : May diễu miệng túi B6 : May túi vào thân B7 : May nắp túi vào thân B8 : May diễu gáy nắp túi B9 : Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp 0,50 *Các dạng sai hỏng thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi may túi ốp ngoài có nắp Stt Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa 1 Túi không đúng hình dáng, kích thước và vị trí - Sang dấu không chính xác - May không đúng đường sang dấu - Sang dấu chính xác - May đúng đường sang dấu 2 Túi không êm phẳng - Các lớp vải cầm bai không đều - May túi vào thân không đúng đường sang dấu - Vuốt êm phẳng các lớp vải khi may - May túi vào thân đúng theo đường sang dấu 3 Nắp túi không mo lé - Lót nắp túi bị bùng - Hơi bai lót nắp túi khi may lộn - Uốn cong nắp túi khi may túi vào thân 4 Nắp túi không che kín cạnh miệng túi - May không đúng vị trí - May và điều chỉnh nắp túi theo túi 5 Các đường may không đảm bảo đúng qui cách và yêu cầu kỹ thuật - Thao tác không chuẩn xác - Không kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác chuẩn xác - Kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may 1.0 4 Nêu nội dung của tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm. Trình bày yêu cầu chung của văn bản và cách thức lập văn bản. 1,50 * Nội dung của tiêu chuẩn cắt bán thành phẩm Đây là văn bản kỹ thuật dùng để quy định các công nghệ cần làm trong phân xưởng cắt cho một mã hàng. Mỗi mã hàng đều có thể có các yêu cầu cắt khác nhau. Cần soạn thảo thật đầy đủ, chính xác thì quá trình sản xuất mới đảm bảo được chất lượng. 0,25 * Yêu cầu chung của văn bản Bảng quy định cần có đủ các thông tin về: Phương pháp xổ nguyên phụ liệu, xử lý nguyên phụ liệu trước khi cắt Phương pháp trải nguyên phụ liệu: Hướng dẫn xem vải được trải theo phương pháp nào, hao phí đầu bàn quy định là bao nhiêu, những quy định về trải vải. Phương pháp cắt nguyên phụ liệu: + Nguyên liệu: Phương pháp cắt như thế nào, những chi tiết nào cần cắt phá, cắt gọt, những chi tiết nào cần đúng canh sợi 100% + Phụ liệu: Số lớp, chiều dài là bao nhiêu, cắt theo chiều nào, cắt bằng máy cắt dập hay máy cắt vòng Phương pháp đánh số Phương pháp ủi ép Phương pháp bóc tập, phối kiện Phương pháp kiểm tra bán thành phẩm sau cắt. 0,75 * Cách thức lập văn bản Giai đoạn chuẩn bị: - Tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan của quá trình cắt một mã hàng Nghiên cứu kỹ và cụ thể các loại nguyên phụ liệu mà mã hàng sắp sửa cắt để tìm ra cách trải, cắt, ủi, ép, đánh số,…sao cho hợp lý nhất. Với một số trường hợp, cần trải qua quá trình thực nghiệm để tìm ra các thông số kỹ thuật tốt nhất của các quá trình gia công. Trao đổi lại với các bộ phận liên quan để thống nhất các thông tin cần có trong văn bản. Giai đoạn tiến hành: Lần lượt điền vào bảng các nội dung cần có trong quá trình cắt theo các công nghệ và các thông tin đã thu nhận được Nếu mã hàng có đánh số hoặc ép mex, cần soạn thêm bảng quy cách đánh số và ép mex để hướng dẫn công việc một cách trực quan hơn, tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc trong sản xuất Kiểm tra và ký nhận vào cuối bảng Chuyển cho trưởng phòng xem xét, ký và cho phép lưu hành văn bản. 0,50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA MVTKTT LT 31.doc
  • docMVTKTT LT 31.doc
  • docMVTKTT TH 31.doc
Tài liệu liên quan