Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 27

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)27 ĐỀ BÀI Câu 1: (1 điểm) Trình bày các loại đường nét và hình dáng được sử dụng trên trang phục và cho biết ý nghĩa sử dụng. Câu 2: (2,5 điểm) Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân sau áo veston nữ một lớp với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Da = 66 Xv = 4,5 Vb = 65 Des = 36 Vc = 33 Cđn’ = 0,5 Rv = 38 Vng = 86 Cđng = 8 (cả vòng) Câu 3: (2 điểm) Cho sản phẩm áo Jacket nam 2 lớp có hình dáng và cấu trúc như hình vẽ. Hãy nêu trình tự may ráp lần chính áo và trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khi may ráp sản phẩm! Câu 4: (1.5 điểm) Vận dụng phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế tính toán nhảy mẫu chi tiết thân trước quần âu nam một ly lật (vẽ hình minh hoạ). Biết hệ số chênh lệch kích thước giữa các cỡ số trên cơ thể như sau: (Đơn vị tính: cm) Dq = 4; Dg = 2; Vb = 4; Vm = 4; Vô = 2 Câu 5: (3 điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường

doc6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 27 Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày các loại đường nét và hình dáng được sử dụng trên trang phục và cho biết ý nghĩa sử dụng. 1,00 Đáp án: * Các loại đường nét: - Trong trang phục có hai loại đường chính: đường kết cấu và đường trang trí. + Đường kết cấu: là những đường buộc phải có trong công nghệ may như các đường may: bụng tay, sườn áo, dọc quần, giàng quần,…. + Đường trang trí: là những đường không nhất thiết phải có nhưng người thiết kế đưa thêm vào để làm tăng tính thẩm mỹ cho bộ trang phục. - Trong các yếu tố tạo hình, đường nét có giá trị biểu cảm lớn. - Có hai loại nét chính: nét thẳng và nét cong - Trong TP người ta hay dùng các đường nằm ngang, thẳng đứng và đường chéo cho đường kết cấu và trang trí. - Ý nghĩa: + Những đường nét có chiều hướng đi lên cho cảm giác hưng phấn, những nét đi xuống tạo cảm giác trầm lắng. + Những đường nét có chiều hướng sang ngang cho cảm giác rộng lớn. + Các nét thẳng: cho cảm giác cứng cáp + Các nét cong: cho cảm giác mềm. 0,25 0,25 * Hình dáng: Quần áo dù có phức tạp đến đâu thì bao giờ cũng để lại cho chúng ta ấn tượng về một dạng hình học nhất định - Trong trang phục có các dạng hình học sau: hình chữ nhật, hình thang, hình ôvan. Mỗi dạng hình học có tác động đến tâm lý con người là khác nhau - Ý nghĩa: - HCN: cho cảm giác cứng cáp Hình ôvan: cho cảm giác mềm mại Hình cân: cho cảm giác bền vững Hình lệch cho cảm giác không bền vững Hình thang tạo cảm giác thanh tao, vươn lên cao 0,25 0,25 2 Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết thân sau áo veston nữ một lớp với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Da = 66 Xv = 4,5 Vb = 65 Des = 36 Vc = 33 Cđn’ = 0,5 Rv = 38 Vng = 86 Cđng = 8 (cả vòng) 2,50 Đáp án: I. Hệ thống công thức thiết kế thân sau áo Veston nữ một lớp: 1. Xác định các đường ngang - Hạ xuôi vai (AB) = Số đo Xv - 2 - 0,5 = 2 cm - Hạ nách (AC) = Vng/4 + Cđn’ = 86/4 + 0,5 = 22 cm - Hạ eo (AD) = Số đo Des = 36 cm - Dài áo (AE) = Số đo Da = 66 cm 2. Thiết kế đường sống lưng - CC1 = 1 ; DD1 = EE1 = 2,5 cm 3. Thiết kế vòng cổ, vai con - Rộng ngang cổ sau AA1 = Vc/6 +1,5 = 33/6 + 1,5 = 7 cm - Cao cổ sau A1A2 = 2 cm - Rộng ngang vai (BB1) = Rv/2 + 0,5 = 38/2 + 0,5 = 19,5 cm 4. Thiết kế vòng nách - Rộng thân ngang nách (C1C2 ) = Vng/5 = 86/5 = 17,2 cm - Dông đầu sườn (C2C3) = 2,5 cm - Rộng ngang eo (D1D2 ) = Vb/5 + 0,5 cm = 65/5 + 0,5 = 13,5 cm 5. Thiết kế sườn ,gấu - Rộng ngang gấu (E1E2 ) = D1D2 + (3 ¸3,5) = 13,5 + 3,5 = 17 cm D C B A E 1 3 4 5 3 1 1 3 1 2 2 2 2 2 4 1 Nối D2X2. - Lấy giảm sườn E2E3 = 0,5 cm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. Hình vẽ: 1,25 3 Cho áo Jacket nam 2 lớp có hình dáng và cấu trúc như hình vẽ Hãy nêu trình tự may lần chính áo và trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khi may ráp sản phẩm 2,00 Đáp án: *Trình tự may ráp lần chính áo 1. Chuẩn bị bán thành phẩm 2. May bộ phận: - May viền trang trí chân cơi, đề cúp ngực, chân cầu vai - May túi cơi - May đề cúp ngực - May cầu vai với thân sau - May sống tay - May đai áo - May bo tay - May cổ áo, dây treo áo 3. May ráp sản phẩm: - May ráp vai con - May tra tay - May sườn áo, bụng tay - May tra đai - May tra bo tay - May tra cổ - May tra khóa 4. Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp 1,0 *Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khi may ráp sản phẩm Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa 1.Thông số kích thước sai - Bán thành phẩm không đảm bảo kích thước - Đường may không đúng quy cách - Kiểm tra kích thướcbán thành phẩm trước khi may - Đường may đúng quy cách 2. Nẹp áo không êm phẳng - Khóa bị cầm - Kích thước nẹp lót ngắn - Không bấm khoá - Kéo căng khoá khi may, - Kiểm tra đảm bảo độ cầm cho phép nẹp lót - Bấm mép vải khóa 3. Cổ áo không êm phẳng - Các lớp vải cầm bai không đều - Ghim lệch họng cổ Giữ êm các lớp vải khi may -ghim họng cổ chính xác 4. Vặn gấu Thao tác sai phương pháp Khi may gấu để êm lớp vải trên, kéo lớp vải dưới 5. Vặn tay Khi may lộn để lần lót và lần chính xoắn Sắp tay lần chính và lần lót không xoắn khi may lộn cửa tay 6. Nẹp áo không đối xứng - Sang dấu không chính xác - Khi may tra nửa khoá bên phải các điểm khớp dấu trên khoá và thân áo không trùng nhau - Sang dấu chính xác - Khi may tra nửa khoá bên phải điều chỉnh các điểm khớp dấu trùng nhau 7. Túi áo không đảm bảo kích thước, hình dáng và vị trí - Sang dấu không chính xác - May không theo dấu - Sang dấu chính xác - May theo dấu 8. Các đường may không đảm bảo quy cách và yêu cầu - Không kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may không chính xác - Kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may chính xác 1,0 4 Vận dụng phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế tính toán nhảy mẫu chi tiết thân trước quần âu nam một ly lật (vẽ hình minh hoạ). Biết hệ số chênh lệch kích thước giữa các cỡ số trên cơ thể như sau: Dq = 4; Dg = 2; Vb = 4; Vm = 4; Vô = 2 (Đơn vị tính: cm) 1,50 Đáp án: Xác định hệ trục toạ độ: Chọn trục tung (OY) trùng với trục ly chính Chọn trục hoành (OX) trùng với đường hạ cửa quần 0,25 Bảng tính toán hệ số nhảy mẫu: Điểm DX (cm) DY (cm) Công thức KQ Công thức KQ 1 Dx1 = ()/2 0,55 DY1 0 2 Dx2 = Dx1 0,55 DY2 0 3 Dx3 = Dx1 - 0,45 DY3 0 4 Dx4 = Dx3 0,45 DY4 = 1 5 Dx5 = - Dx4 0,55 DY5 = DY4 1 6 Dx6 = 0,5 DY6 = DDq - DY5 3 7 Dx7 = Dx6 0,5 DY7 = DY6 3 8 Dx8 = Dx6 0,5 DY8 = DDg - DY5 1 9 Dx9 = Dx8 0,5 DY9 = DY8 1 0,75 y 1 2 4 5 6 7 x 8 9 3 O Hình vẽ: 0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA MVTKTT LT 27.doc
  • docMVTKTT LT 27.doc
  • docMVTKTT TH 27.doc
Tài liệu liên quan