Đề tài Vai trò của năng lực tự học, tự nghiên cứu của sv trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Học tập là một quá trình lâu dài, đối với bậc đại học, học không chỉ đơn thuần là nhấn mạnh vào trí nhớ mà cần có phương pháp tự học chủ động. Mỗi SV cần tự tìm tòi, phát hiện cho đến độc lập giải quyết vấn đề lí luận và thực tiễn của từng bộ môn, từng lĩnh vực nghiên cứu. Điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành ở SV các phẩm chất và năng lực, kĩ năng và kinh nghiệm nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đối với thời đại kinh tế tri thức và xã hội học tập.

docx9 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của năng lực tự học, tự nghiên cứu của sv trong đào tạo theo học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA SV TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1. Đặt vấn đề Bản chất học chế tín chỉ là đào tạo theo nhu cầu người học. Người học tự xây dựng mục tiêu học tập rồi tự chọn môn học để thực hiện mục tiêu đề ra thông qua kế hoạch học tập tự lập. Khi đó, hoạt động đào tạo chuyển từ dạy làm chính sang học làm chính – người học chủ động chiếm lĩnh kiến thức – kỹ năng và phẩm chất cho mình. Để thực hiện được điều này đòi hỏi mỗi sinh viên (SV) cần phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho bản thân. Sinh viên học nhóm tại Thư viện. Nguồn: eN Tự học, tự nghiên cứu là một trong những xu thế của thời đại. Đây cũng là chủ trương của Đảng, của Bộ Giáo dục & Đào tạo và được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục “Cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh” (NQ TW2 – Luật Giáo dục). Sinh viên (SV) có phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu mới hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức. Chính trong quá trình này, tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo được nảy nở và phát triển. Để biến những kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của chính mình đòi hỏi mỗi SV phải tự học, đây là cơ sở để người học có thể học suốt đời, nâng cao trình độ trong cuộc sống. 2. Năng lực tự học, tự nghiên cứu trong đào tạo theo học chế tín chỉ Để đạt mục tiêu học tập, mỗi SV cần phải chủ động trong học tập, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với năng lực cá nhân và ngành nghề mình lựa chọn. Nhằm phát huy năng lực tự học của SV, giảng viên (GV) cần dạy cách học cho SV, đây cũng là mục tiêu quan trọng của hoạt động giảng dạy ở bậc đại học. Đối với việc học theo HCTC thì SV phải tự học ở nhà nhiều hơn và dành nhiều thời gian chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, kết quả học tập của SV phụ thuộc nhiều hơn vào quá trình tự thân vận động. Điều này đòi hỏi SV phải tự ý thức cao việc học của mình để có động cơ học tập tốt. Do đó, một trong những yếu tố tạo động cơ học tập cho SV là đánh giá quá trình học tập. Việc đánh giá quá trình sẽ trở thành phương tiện thúc đẩy việc học tập của SV nhiều hơn, có thái độ tích cực hơn trong học tập. Tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định kết quả học tập của SV. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi SV cần tích cực, chủ động, độc lập tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức bằng chính hành động của bản thân nhưng không tách rời sự tổ chức, điều khiển của GV. Hơn nữa, để tự học đạt kết quả cao, SV cần thể hiện rõ tính mục đích, tính kế hoạch cao, có thái độ tích cực và có những kỹ năng tự học nhất định để hoàn thành nhiệm vụ học tập đề ra. Ngoài những hoạt động tự học diễn ra dưới sự tổ chức, hướng dẫn trực tiếp hay điều khiển một cách gián tiếp của GV, SV cần tiến hành các hoạt động tự học nhằm thỏa mãn nhu cầu, hiểu biết riêng, theo sở thích, hứng thú của bản thân về những tri thức nằm ngoài chương trình đào tạo quy định của nhà trường, những tri thức mở rộng sự hiểu biết, phục vụ cuộc sống và nghề nghiệp của họ. Để hoạt động tự học của SV đạt hiệu quả, GV phải tiến hành các hoạt động dạy cách tự học cho SV, giúp SV có khả năng hình thành và hoàn thiện cả ba mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng. Cụ thể: Sơ đồ 1: Quá trình hình thành thái độ tự học Trong hoạt động tự học, SV cần thực hiện các thao tác sau: Sơ đồ 2: Các thao tác hình thành năng lực tự học 3. Một số định hướng nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV 3.1. Đối với nhà trường (1) Có kế hoạch xây dựng chương trình chi tiết môn học để xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, để thanh kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của người học, đây là công cụ để đảm bảo chất lượng đào tạo; (2) Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi nhằm đa dạng hóa hình thức đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo mà vẫn giữ được chất lượng đào tạo, để thanh kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của người học, đây là chuẩn kiến thức của môn học; (3) Có kế hoạch đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học tập, bởi đây là công đoạn quyết định chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập. Đây là tiền đề để điều chỉnh chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy và học tập cũng như ra quyết định về kết quả học tập của người học; (4) Phối hợp với Đoàn thanh niên, Phòng công tác sinh viên, Khoa thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị, buổi thảo luận bàn về phương pháp tự học cho từng môn học khác nhau; (5) Cần qui định chế độ cụ thể cho cán bộ, GV phục vụ cho hoạt động tự học của SV; (6) Các phòng thực hành, thư viện cần bố trí mở cửa, tạo điều kiện cho SV tự học ngoài giờ lên lớp; (7) Có chính sách đầu tư cơ sở vật chất nhằm đảm bảo điều kiện học tập tối thiểu cho SV như số lượng và kích thước phòng học, phương tiện nghe nhìn bố trí trong từng lớp học và điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo đáp ứng đủ tài liệu học tập cho SV; (8) Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ sư phạm đại học cho GV. 3.2. Đối với giảng viên (1) Cần căn cứ vào chương trình chi tiết môn học để xây dựng lịch giảng dạy, tổ chức giảng dạy và ra đề kiểm tra đánh giá tiếp thu môn học đảm bảo chất lượng theo mục tiêu môn học; (2) Cần căn cứ vào ngân hàng câu hỏi thi để đổi mới phương pháp giảng dạy, ra đề kiểm tra đánh giá tiếp thu môn học đảm bảo chất lượng theo mục tiêu môn học; (3) GV cần kích thích động cơ học tập của SV thông qua đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học tập như: - Kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, kỹ năng và tư duy mà môn học dự kiến người học đạt được sau khi kết thúc; - Áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau và phải thực hiện một cách thường xuyên; - Tăng tỉ lệ điểm đánh giá quá trình để ràng buộc SV sẽ phải có thái độ tích cực hơn trong học tập; - Giao nhiều bài tập ở nhà với nhiều hình thức khác nhau như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thông qua hệ thống ngân hàng câu hỏi thi; - Chấm và lưu điểm bài kiểm tra của SV phải thật công bằng và nghiêm túc để SV không có thái độ lơ là trong học tập. (4) GV cần dạy cách học cho SV cụ thể như: lập kế hoạch học tập, nghe giảng và ghi bài trên lớp, tự học, học nhóm, đọc sách, nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là GV cần xem đây là một trong những mục tiêu đào tạo chứ không chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; (5) GV cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý chí cầu tiến trong nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 3.3. Đối với sinh viên (1) Cần căn cứ vào chương trình chi tiết để chọn môn học phù hợp, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu và học tập đạt mục tiêu môn học đã đề ra; (2) Cần căn cứ vào ngân hàng câu hỏi thi để lập kế hoạch tự học và tổ chức học nhóm, nắm vững nội dung chuẩn xác và đạt mục tiêu môn học đề ra; (3) SV cần quan tâm đến kiểm tra đánh giá để biết chất lượng học tập của bản thân; (4) SV cần biết chú trọng đến phương pháp “tự học” nhưng cũng phải quan tâm đến phương pháp “cùng học” (học theo nhóm, theo đội, theo lớp,) mới rèn luyện và nâng cao khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và khả năng quản lý chính mình; (5) SV cần ý thức được tầm quan trọng của tự học để có chiến lược cụ thể cho bản thân trong từng bài học, từng môn học như: chuẩn bị bài lên lớp -> nghe giảng -> tự nghiên cứu -> thảo luận nhóm, tổ -> ôn tập để đạt được yêu cầu “học kĩ – hiểu lâu – vận dụng đúng”; (6) Mỗi SV cần xây dựng xác định rõ mục tiêu của bản thân để làm chủ kiến thức và cuộc đời thông qua con đường học tập; phải biết quản lý các áp lực căng thẳng của việc học cũng như quản lý được thời gian một cách hiệu quả. 4. Kết luận Học tập là một quá trình lâu dài, đối với bậc đại học, học không chỉ đơn thuần là nhấn mạnh vào trí nhớ mà cần có phương pháp tự học chủ động. Mỗi SV cần tự tìm tòi, phát hiện cho đến độc lập giải quyết vấn đề lí luận và thực tiễn của từng bộ môn, từng lĩnh vực nghiên cứu. Điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành ở SV các phẩm chất và năng lực, kĩ năng và kinh nghiệm nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đối với thời đại kinh tế tri thức và xã hội học tập. Tài liệu tham khảo 1. ThS. Nguyễn Xuân Bình. Vấn đề tự học của SV năm thứ nhất trường cao đẳng y tế Hà Nội hiện nay. Tạp chí Giáo dục số 270 (kì 2 – 09/2011). Trang 57 – 59. 2. Bộ GD&ĐT. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. 2007. 3. TS. Trần Minh Hằng. Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của SV sư phạm. NXB Giáo dục Việt Nam. 2011. 4. PGS.TS. Lê Đức Ngọc. Giáo dục đại học (Quan điểm và giải pháp). NXB Giáo dục ĐHQG Hà Nội. 2004. Trang 128. 5. PGS.TS. Lê Đức Ngọc. Tài liệu tập huấn chuyển đổi chương trình đào tạo hiện hành phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ. CEN. 2012. 6. ThS. Nguyễn Thị Tính. Dạy cách học cho SV – mục tiêu quan trọng của hoạt động giảng dạy ở đại học sư phạm. Tạp chí Giáo dục số 11 (08/2011). Trang 15-16. PGS.TS. Lê Hồng Vinh, Đỗ Xuân Tiến. Tiếp cận năng lực thực hiện trong tổ chức tự học cho SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí Giáo dục số 270 (kì 2 – 09/2011). Trang 34 – 36. Ths Lê Thị Linh Giang - P.Khảo thí & KĐCL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvai_tro_cua_nang_luc_tu_hoc_7359.docx