Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương sang thị trường châu Âu - Trường hợp của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hải Vương - Tỉnh Khánh Hòa

Nhà nước cần xem xét miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đại dương, ban hành các chính sách thuế thoả đáng để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về giá cả xuất khẩu. Chế độ miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, có các chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt thủy hải sản xa bờ, cần có chiến lược phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương phù hợp với các qui định về bảo tồn của các tổ chức thế giới, trong đó có qui định IUU của EU. Có như vậy nguồn nguyên liệu các ngừ cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mới lâu dài và đạt được chất lượng mong muốn.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương sang thị trường châu Âu - Trường hợp của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hải Vương - Tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU - TRƯỜNG HỢP CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI VƯƠNG - TỈNH KHÁNH HÒA PROMOTE EXPORTING YELLOWFIN TUNA PRODUCTS TO EU MARKET - CASE OF HAI VUONG COMPANY LIMITED IN KHANH HOA PROVINCE Huỳnh Thanh Lĩn1, Đỗ Thị Thanh Vinh2 Ngày nhận bài: 11/9/2013; Ngày phản biện th ông qua: 03/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là hướng đến các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ đại dương của Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hải Vương sang thị trường châu Âu. Từ kết quả phân tích mô hình chuỗi cung ứng của Công ty sang thị trường này từ năm 2006 - 2012, tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm trên từng mắt xích chuỗi, trên cơ sở đó đề xuất 6 nhóm giải pháp chính để tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương trong thời gian tới, bao gồm: Giải pháp về nguồn nguyên liệu, Giải pháp về nhà cung cấp, Giải pháp về sản xuất, Giải pháp về khách hàng, Giải pháp về người tiêu dùng, Giải pháp về nhà cung ứng dịch vụ. Từ khóa: xuất khẩu, cá ngừ đại dương, thị trường EU, Công ty TNHH Hải Vương ABSTRAIT The purpose of this research is directed to the solutions to promete exporting Yellowfi n Tuna products of Hai Vuong Co., Ltd to EU Market. From the result of analyse Hai Vuong’s supply chain model into this market from 2006 to 2012, the Author have shown out the advantages, disadvantages on each link of the supply chain. Base on that the Author have proposed six main solution to improve the Yellowfi n Tuna supply chain of Hai Vuong Co., ltd in the future, include: The solution of raw material, The solution of supplier, The solution of procesing, The solution of customers, The solution of consumers, The solution of service supplier. Keywords: exporting, Yellowfi n Tuna, EU market, Hai Vuong Co., ltd 1 Huỳnh Thanh Lĩn: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Đỗ Thị Thanh Vinh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nghề khai thác cá ngừ đại dương của nước ta đang ngày càng phát triển và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương năm 2012 đã đạt gần 20 nghìn tấn [6], tạo thêm nguồn cung nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp chế biến trong lĩnh vực này. Trước bối cảnh các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra đang đối mặt với nhiều rào cản thách thức như: kiện chống bán phá giá, kiểm tra gắt gao dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thì xuất khẩu cá ngừ đại dương được xem là một “điểm sáng” khi liên tục khẳng định vai trò đóng góp của mình trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành với giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2012 đạt 569 triệu đô, tăng 50,1% so với năm 2011[3]. Trong tất cả các thị trường nhập khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam hiện nay thì thị trường châu Âu đóng vai trò rất quan trọng với kim ngạch xuất khẩu đạt 114 triệu đô trong năm 2012, chiếm 20% tổng sản lượng xuất khẩu cá ngừ trong năm và tăng trưởng 43,1% so với năm 2011 [7], điều này càng khẳng định EU là thị trường nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam phải quan tâm khai thác. Với hơn 15 năm hoạt động, Công ty TNHH Hải Vương (HAVUCO) là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương với doanh thu trên 40 triệu đô/năm, trong đó thị trường EU chiếm 61% về sản lượng và 62% Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117 về doanh thu xuất khẩu cá ngừ của toàn Công ty [1]. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Công ty sang thị trường này luôn tăng trưởng ở mức hai con số từ năm 2006 đến 2012 [1], cho thấy thị trường EU đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty. Trước những tiềm năng mà thị trường EU mang lại, để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế của công ty và góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành thì việc “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương sang thị trường châu Âu” có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng 1.1. Khái niệm Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và trở nên phổ biến trong những năm 1990. Trước đó, các công ty thường hay sử dụng các thuật ngữ như “hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operation managerment) như cách tiếp cận của Nguyễn Kim Anh (2012) [4]. “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Trong mỗi tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm (nhưng không giới hạn) việc phát triển sản phẩm mới, marketing, điều hành sản xuất, phân phối, tài chính và dịch cụ khách hàng” (Sunil Chopra và Peter Meindl, 2001) [8]. 1.2. Mục tiêu Mục tiêu của mỗi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra của toàn hệ thống. Để tối đa hóa giá trị tạo ra trên toàn hệ thống này đòi hỏi các nhà quản trị phải tối thiểu hóa tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng 1.3. Cấu trúc Trong thực tế, có hai kiểu mô hình chuỗi cung ứng: mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất và mô hình chuỗi cung ứng mở rộng. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm một doanh nghiệp và các nhà cung cấp, khách hàng. Đây là ba nhóm mắt xích cơ bản tạo nên một chuỗi cung ứng. Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (phức tạp) ngoài ba mắt xích đã xuất hiện ở chuỗi cung ứng đơn giản còn có thêm ba mắt xích thành viên nữa, đó là: nhà cung ứng của nhà cung ứng, khách hàng của khách hàng, và cuối cùng là các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng. Trên cơ sở nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh (2012) [4], Huỳnh Thanh Lĩn [2] và thực trạng kinh doanh cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương, tác giả đã xây dựng mô hình chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty sang thị trường EU gồm 6 yếu tố cấu thành: nguồn nguyên liệu, nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, khách hàng, người tiêu dùng và các nhà cung cấp dịch vụ. Hình 1. Mô hình chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của HAVUCO Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương sang thị trường châu Âu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp như: thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu, phân tích đã được vận dụng trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp tiếp cận theo mô hình chuỗi để phân tích từng công đoạn của chuỗi cung ứng mà công ty đang thực hiện, đồng thời kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia để nhận định về những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh cũng như về các giải pháp kiến nghị đề xuất. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thực trạng hoạt động sản xuất xuất khẩu cá ngừ đại dương của HAVUCO sang thị trường EU 1.1. Phân tích chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty HAVUCO 1.1.1. Nguyên liệu Công ty có nguồn nguyên liệu nhập khẩu khá ổn định từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG khác nhau [1]. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu được các tàu nước ngoài đánh bắt có chất lượng tốt, các tàu này đa phần đạt được tiêu chuẩn ATVSTP của EU. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức thu mua nguyên liệu trọng nước từ các tỉnh miền Trung. Bảng 1. Thống kê nguyên liệu cá ngừ của công ty Hải Vương từ năm 2006 - 2012 ĐVT: Tấn Nguồn nguyên liệu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nhập khẩu 10.230 10.450 10.920 11.620 11.580 12.037 14.320 Trong nước 1.820 2.090 1.180 2.320 2.556 3.560 4.310 Tổng 12.050 12.540 12.100 13.940 14.136 15.597 18.620 Nguồn: [1] Tuy nhiên, việc thu mua nguyên liệu của Công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế do Công ty phải thông qua các các chủ nậu hoặc các nhà môi giới, làm tăng thêm chi phí cho nguyên liệu đầu vào. Việc phải duy trì sức mua thường xuyên, tạo nên áp lực lớn về tài chính cho Công ty và Công ty vẫn chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ty khác trong nước. Đồng thời việc bảo quản nguyên liệu của các tàu cá Việt Nam còn nhiều hạn chế, các phương pháp đánh bắt mới không phù hợp như câu đèn, dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào giảm trầm trọng. 1.1.2. Nhà cung cấp Công ty có nhiều nhà cung cấp truyền thống, có mối quan hệ kinh doanh lâu dài nên có mức độ ưu tiên cao về nguyên liệu nên đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Tính chuyên nghiệp trong mua bán quốc tế của các nhà cung cấp nước ngoài cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong việc tiếp nhận chia sẽ các thông tin về thị trường. Tuy vậy, quan hệ với các nhà cung cấp vẫn còn một số khó khăn: Nhà cung cấp là các đầu mối cung cấp nguyên liệu lớn trong khu vực và trên thế giới, họ nắm thông tin về tình hình đánh bắt của các tàu trong từng thời điểm, do đó họ có khả năng điều khiển mức giá nguyên liệu phụ thuộc vào tình hình đánh bắt của các tàu trên biển. Đồng thời các nhà cung cấp trong nước đa phần đi lên từ ngư dân, khả năng hiểu biết các qui định của EU trong việc bảo quản, vận chuyển nguyên liệu còn nhiều hạn chế. 1.1.3. Sản xuất Công ty đang sở hữu hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, công suất lớn, có khả năng sản xuất hàng loạt các sản phẩm cá ngừ khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng với 3 nhà máy chế biến, trong đó 2 nhà máy đạt chuẩn Châu Âu với công suất có thể đạt đến 100 tấn nguyên liệu cá ngừ/ngày, hệ thống kho lạnh âm sâu -35 và -600C đủ điều kiện bảo quản nguyên liệu và sản phẩm sau chế biến để phục vụ cho công tác xuất khẩu. Ngoài ra, Công ty có đội ngũ công nhân dồi dào với gần 1700 công nhân có tay nghề cao và được đào tạo kỹ lưỡng [1]. Tuy nhiên khâu chế biến của Công ty vẫn có những hạn chế như: Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm còn thiếu sót, hàng vẫn bị từ chối do hàm lượng histamin cao. Trong qui trình sản xuất còn nhiều khâu chưa được cơ khí hóa để hỗ trợ để giảm thiểu sức lao động, năng suất sản xuất của Công ty còn thấp so với các nước trong khu vực và việc quản lý định mức chế biến còn chưa tốt, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về giá với các đối thủ. 1.1.4. Khách hàng Công ty đang có trên 75 khách hàng trên toàn thế giới, trong đó có 26 khách hàng EU chiếm 35% tổng số khách hàng của Công ty, điển hình là các tập đoàn lớn có tiềm lực về tài chính và sức mua cao như: TRM Corp, CBV Corp, SEB Corp, PES Corp, do đó việc đảm bảo đầu ra cho sản phẩm luôn được giữ ở mức ổn định [1]. Hàng năm, Công ty vẫn tìm kiếm được một khối lượng khách hàng mới. Năm 2012 số lượng khách hàng mới tìm được đạt 19% trên tổng số khách hàng trong năm 2011 [1]. Tuy nhiên, số lượng khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn chỉ tập trung vào một số khách hàng. Công ty còn phụ thuộc vào nhóm khách hàng lớn này. Điều này cũng tìm ẩn nhiều rủi ro một khi nhóm khách hàng này có biến cố xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Công ty. 1.1.5. Người tiêu dùng Xu hướng tiêu dùng thủy sản của người dân trên khắp thế giới ngày càng đa dạng, ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc đánh bắt tự nhiên và có xuất xứ rõ ràng [5]. Sản phẩm của công ty hiện nay chưa trực tiếp đi đến tay người tiêu dùng mà phải thông qua các nhà phân phối trung gian, do đó người tiêu dùng chưa thực sự biết đến thương hiệu của Công ty. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119 1.1.6. Nhà cung cấp dịch vụ Đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistic như các hãng tàu, các cảng biển thì Công ty luôn giữ vị trí là khách hàng lớn và được hưởng ưu đãi lớn với mức chiếc khấu khá cao góp phần làm giảm chi phí kinh doanh. Công ty là khách hàng lớn của Công ty Bao bì Đông Á, Hiệp Hưng - hai công ty cung cấp bao bì lớn nhất tại Khánh Hòa và có đủ khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu về bao bì, vật tư trong hoạt động sản xuất của Công ty. 1.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu cá ngừ của công ty vào thị trường EU 1.2.1. Kim ngạch - sản lương xuất khẩu Sản lượng cá ngừ đại dương của Công ty xuất khẩu vào EU trong nhiều năm qua luôn ổn định. Từ 4,82 nghìn tấn vào năm 2006, đến năm 2012 sản lượng cá ngừ xuất khẩu vào EU của Công ty đạt 8,15 nghìn tấn/năm tương đương 680 tấn/tháng, tăng bình quân 9.8%/năm [1]. Đặc biệt năm 2012, sản lượng ngừ xuất khẩu vào EU đã tăng 27% so với năm 2011. Về doanh thu xuất khẩu cá ngừ, từ năm 2006 - 2012 đạt 179,65 triệu USD, trung bình 25,66 triệu USD/năm và khoảng 2,10 triệu USD/ tháng [1]. Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Công ty TNHH Hải Vương vào thị trường EU từ năm 2006 - 2012 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sản lượng (Nghìn tấn) 4,82 5,12 5,40 5,70 5,80 6,40 8,15 Doanh thu (Triệu USD) 21,10 22,30 24,50 25,30 25,80 26,15 34,50 Nguồn: [1] 1.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Công ty từ năm 2006 - 2012 tại thị trường EU thì Italia và Tây Ban Nha là hai thị trường lớn, chiếm trên 70% tổng sản lượng cá ngừ xuất khẩu vào EU của Công ty [1]. Với chính sách tăng cường khả năng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, phát triển thu mua nguồn nguyên liệu trong nước kết hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại được quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế thì sản phẩm cá ngừ đại dương của HAVUCO hoàn toàn có đầy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng tại thị trường EU trong thời gian tới. Bảng 3. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm cá ngừ của Công ty TNHH Hải Vương vào thị trường EU từ năm 2006 - 2012 STT Nước nhập khẩu Sản lượng Trị giá Nghìn tấn % Triệu USD % 1 Đức 8,50 20,54 35,93 20,00 2 Italia 19,30 46,63 82,64 46,00 3 Tây Ban Nha 10,50 25,37 46,71 26,00 4 Anh 0,60 1,45 2,52 1,40 5 Bỉ 0,35 0,85 1,80 1,00 6 Hà Lan 1,95 4,71 8,62 4,80 7 Khác 0,19 0,46 1,44 0,80 Tổng 41,39 100,00 179,66 100,00 Nguồn: [1] 2. Giải pháp Trên cơ sở phân tích mô hình chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương ở phần trên, tác giả đã chỉ ra được những thành tựu cũng như những hạn chế về mặc chủ quan và khách quan trong từng mắt xích của chuỗi cung ứng. Do đó, để đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty trong thời gian tới, tác giả đã đưa ra các giải pháp để tác động vào từng khâu của chuỗi cung ứng này nhằm khắc phục những hạn chế hiện có. 2.1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu Do Công ty áp dụng mô hình kinh doanh theo quy trình “mua gom - chế biến - tiêu thụ” nên công tác thu mua tạo nguồn hàng đối với Công ty có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo được Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG tính liên tục trong các khâu của quá trình kinh doanh. Để nâng cao công tác tạo nguồn hàng trong thời gian tới thì Công ty nên chú trọng đến việc tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thu mua, thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để trực tiếp tìm hiểu và thu mua nguồn nguyên liệu ở các nước, hạn chế việc mua bán qua các nhà cung cấp trung gian để giảm thiểu chi phí và làm chủ được nguồn hàng. Đối với nguồn nguyên liệu trong nước cần thành lập các trạm thu gom nguyên liệu ở các tỉnh như: Phú Yên, Bình Định, Đà Nẵng để trực tiếp thu mua nguyên liệu, đồng thời cần nghiên cứu thực hiện dự án tàu thu gom -350C để thu gom nguồn nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty thu mua trong nước. 2.2. Giải pháp về nhà cung cấp - Đối với nhà cung cấp nước ngoài Cần duy trì mối quan hệ chiến lược đối với các nhà cung cấp chủ lực, đồng thời không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp mới để giảm thiểu sự lệ thuộc vào một số nhà cung cấp hiện tại. Coi trọng việc thu thập thông tin về đánh bắt của các tàu trên biển thông qua nhiều nhà cung cấp khác nhau là hết sức cần thiết làm cơ sở đàm phán giá với các nhà cung cấp một cách hợp lý nhất. - Đối với nhà cung cấp trong nước Chăm lo và tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong nước. Tổ chức hướng dẫn cho các chủ nậu tại các địa phương các qui định của EU trong việc thu mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu và thực hiện các ghi chép liên quan đến hồ sơ truy xuất nguồn hàng vì đây là hoạt động bắt buộc theo qui định của EU. 2.3. Giải pháp về sản xuất Công ty cần tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng năng suất lao động thông qua việc tăng cường thu mua nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, kiểm soát được hàm lượng histamin trong nguyên liệu, nâng cấp điều kiện sản xuất: nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ, công cụ dụng cụ đảm bảo nguyên liệu về nhà máy được bảo quản hoặc đưa vào sản xuất ngay, hàng hóa sản xuất ra không bị ứ động lâu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn cho mỗi cán bộ công nhân viên trong xưởng để nâng cao năng suất sản xuất, giảm thiểu định mức chế biến sản phẩm đồng thời cần chú trọng duy trì và phát triển toàn diện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. 2.4. Giải pháp về khách hàng Sự thiếu cân đối trong sản lượng xuất khẩu cho từng khách hàng luôn tìm ẩn những rủi ro cho Công ty một khi nhóm khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn gặp biến cố. Do đó, Công ty cần đẩy mạnh chiến lược marketing để giới thiệu sản phẩm thông qua các kỳ hội chợ, các website bán hàng chuyên nghiệp để tìm kiếm thêm khách hàng mới, tạo thêm đối trọng với nhóm khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số khách hàng nhất định như hiện nay. 2.5. Giải pháp về người tiêu dùng Cần đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tiện dụng hơn cho người tiêu dùng, hướng đến các sản phẩm luôn sẵn sàng để nấu, sẵn sàng để ăn (ready to cook and ready to eat), thành lập chi nhánh Công ty tại một số nước thuộc EU có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm của Công ty cao như: Ý, Đức, Tây Ban Nha [1] để trực tiếp giới thiệu sản phẩm, dần dần đi đến việc đưa sản phẩm mang thương hiệu của Công ty xâm nhập thị trường bán lẻ tại EU, thực hiện chiến lược đưa sản phẩm của Công ty đến gần tay người tiêu dùng hơn. 2.6. Giải pháp về nhà cung cấp dịch vụ Công ty cần tăng cường tìm kiếm thêm các nhà cung cấp dịch vụ logistic mới, tạo thế chủ động trong hoạt động xuất khẩu, hạn chế sự phụ thuộc vào các hãng vận chuyển lớn. Mở rộng phạm vi tìm kiếm các nhà cung cấp bao bì, vật tư trong sản xuất ra ngoài tỉnh kể các các nhà cung cấp ở nước ngoài để hạn chế sự độc quyền của các nhà cung cấp ở địa phương. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu này phản ảnh một bức tranh tổng quan về tình hình xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương sang thị trường EU. Với phương pháp tiếp cận theo mô hình chuỗi để nghiên cứu toàn bộ hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty trong thời gian qua, tác giả đã cho thấy, bên cạnh những thành tựu mà chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định, từ đó đề xuất các giải pháp tác động trực tiếp vào từng mắt xích của chuỗi để cải thiện chuỗi cung ứng của Công ty, góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty sang thị trường châu Âu trong thời gian tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định do chưa thể đi sâu vào nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ nguồn sản phẩm, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121 các đối thủ cạnh tranh khác để có đủ cơ sở hơn cho việc xây dựng các giải pháp tăng cường xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương vào thị trường EU, những hạn chế này là đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong thời gian tới. 2. Kiến nghị Nhà nước cần xem xét miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đại dương, ban hành các chính sách thuế thoả đáng để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về giá cả xuất khẩu. Chế độ miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, có các chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt thủy hải sản xa bờ, cần có chiến lược phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương phù hợp với các qui định về bảo tồn của các tổ chức thế giới, trong đó có qui định IUU của EU. Có như vậy nguồn nguyên liệu các ngừ cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mới lâu dài và đạt được chất lượng mong muốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Kim Anh, 2012. Quản lý chuỗi cung ứng. Trường Đại học Mở bán công TP. HCM. 2. Phạm Thị Thanh Bình, 2012. Đặc điểm thị trường nhập khẩu thủy sản EU. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. 3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Vương, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo hoạt động kinh doanh. 4. Nguyễn Hà, 2012. Dấu ấn cá ngừ trong xuất khẩu thủy sản 2012. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 5. Huỳnh Thanh Lĩn, 2013. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Vương sang thị trường châu Âu. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Nha Trang. 6. 7. Tiếng Anh 8. Sunil Chopra và Peter Meindl, 2001. Supply chain management: Strategy, planning and operation. Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall C1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfday_manh_xuat_khau_san_pham_ca_ngu_dai_duong_sang_thi_truong.pdf
Tài liệu liên quan