Ngư nghiệp - Kiểm tra, lắp đặt bảo trì và vận hành hệ thống

Hàng ngày ghi chép đơn giản tình hình chung: hiện trạng lƣới lồng, phao, neo,dây. từ các lồng trong trang trại. Các thông tin cần ghi chép: Các công việc thực hiện hàng ngày; Các sự cố đã xảy ra đối với cá và hệ thống lồng nuôi; Tình trạng lồng bè: đánh số, thời gian sử dụng, thời gian bảo dƣỡng 1.2 Hồ sơ ghi chép công việc theo lịch trình Ghi chép các công việc thông thƣờng, bắt buộc phải làm một cách tuần tự theo thời gian (bản nhắc nhở công việc) để công nhân làm và tự đánh giá kết quả đạt đƣợc một cách có hệ thống; đánh giá, nhận xét những tồn tại hoặc vấn đề khó khăn nảy sinh. Công nhân kỹ thuật, ngƣời thực hiện công việc đƣợc phân công chỉ thực hiện theo các bƣớc công việc đã thống nhất và có những ghi nhận, báo cáo công việc mình đã làm.

pdf22 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngư nghiệp - Kiểm tra, lắp đặt bảo trì và vận hành hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59 BÀI V: KIỂM TRA, LẮP ĐẶT BẢO TRÌ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG. 1. Kiểm tra lưới lồng nuôi và lưới bảo vệ 1.1 Nguyên nhân rách lƣới Lƣới lồng nuôi cá và lƣới bảo vệ do các nguyên nhân sau: - Rách cơ học do lƣới cũ, lƣới bị chuột, dán cắn từ trên kho không đƣợc kiểm tra kỹ. -Sinh vật bám (hàu, hà, sun, rong rêu) bám là tăng trọng lƣợng lƣới quá sức chịu tải. -Do cá dữ: cá kiếm đuổi bắt mồi đâm thủng, cá nóc ăn thức ăn thừa đang bám vào lƣới. 1.2 Giải pháp - Có hồ sơ theo dõi từng túi lƣới, kho bảo quản lƣới cần khô ráo, không có chuột, dán hay côn trùng cắn rách lƣới. - Kiểm tra kỹ túi lƣới trƣớc khi gắn vào khung lồng. - Hàng ngày lặn kiểm tra 2 túi lƣới nếu miếng rách nhỏ có thể vá tại chỗ, túi lƣới có những miếng rách lớn, phải thay túi lƣới mới. Hình 5. 1: Cá kiếm và cá nóc là địch hại làm rách lưới lồng nuôi. 60 Hình 5. 2: Lưới lồng bị rách. Hình 5. 3: Lặn kiểm tra lồng nuôi, lồng bảo vệ. 2. Loại bỏ cá chết Cá nuôi chết do nhiều lý do khác nhau, có thể nguyên nhân là bệnh (ký sinh trùng, vi khuẩn, virut), cũng có thể do nhiệt độ thấp ở mùa Đông hoặc sốc nƣớc ngọt do mƣa lũ từ lục địa đổ ra. Hình 5. 4: Thu cá chết trong lồng nuôi. 61 Cá chết đƣợc thu gom và đƣa vào bờ để tiêu huỷ tránh làm ô nhiễm môi trƣờng vùng nuôi hoặc lây lan mầm bệnh, ảnh hƣởng sang các lồng nuôi, vùng nuôi khác. 3. Kiểm tra định vị lồng nuôi Việc kiểm tra định vị lồng nuôi cũng đƣợc tiến hành hàng ngày hoặc 3-5 ngày/lần, nhằm bảo đảm lồng nuôi không bị lệch so với vị trí đã cố định, ảnh hƣởng đến cả hệ thống lồng nuôi. Cần tiến hành kiểm tra vị trí các điểm nối dây vào phao, neo và lồng. 4. Kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh lồng Kiểm tra, loại bỏ chất bẩn, vật bám: Định kỳ tuần/lần kiểm tra toàn bộ lồng gồm cấu trúc khung lồng, túi lƣới, hệ thống dây phao, dây neo, neo để phát hiện kịp thời các sự cố có thể xẩy ra và có biện pháp khắc phục kịp thời. Vệ sinh lồng sẽ tăng cƣờng lƣu thông nƣớc giữa môi trƣờng trong lồng và ngoài vùng nuôi, bổ sung hàm lƣợng oxy, tạo môi trƣờng tốt cho cá sinh trƣởng,. Ngoài ra, việc vệ sinh, gia cố các thiết bị, phụ kiện lồng làm cho lồng nhẹ, giảm bớt áp lực lên hệ thống dây, phao và neo lồng, bảo đảm an toàn cho lồng. Kiểm tra khung lồng: Hình 5. 5: Vệ sinh khung lồng, loại bỏ sinh vật bám 62 Kiểm tra phao, dây và neo lồng. Hình 5. 6: Kiểm tra phao, dây, neo và lưới lồng nuôi. 5. Thay túi lưới lồng nuôi Ngoài việc lƣới lồng bị rách do các sự cố kể trên, các vật bám (rong, tảo, các loài động vật thân mềm) bám trên bề mặt lƣới làm cản trở sự lƣu thông nƣớc giữa môi trƣờng trong và ngoài lồng. Các vật bám còn làm cho lƣới nặng hơn, dễ bị rách hoặc gây chìm lồng. Cần định kỳ 3-4 tuần/lần (tùy diều kiện cụ thể) thay túi lƣới mới vừa đảm bảo anh toàn cho túi lƣới và tạo sự lƣu thông nƣớc giữa môi trƣờng trong và ngoài lồng nuôi. Trƣớc khi thay túi lƣới cần chuyển cá sang túi mới. Hình 5. 7: Lưới lồng bị sinh vật bám trên bề mặt. 63 Hình 5. 8: Thay lưới và giặt túi lưới 6. Chuyển cá sang lồng nuôi mới Hình 5. 9: Thay lưới và chuyển cá sang lưới lồng mới. Cá đƣợc chuyển sang lồng nuôi khác hoặc đƣợc chuyển qua túi lƣới mới sau khi đƣợc phân cỡ, hoặc trong trƣờng hợp lồng nuôi đƣợc cần đƣợc vệ sinh, khắc phục sự cố. Có 3 phƣơng pháp chủ yếu để chuyển cá sang túi lƣới hoặc lồng nuôi mới nhƣ mô tả bằng các hình dƣới đây: (1) thay túi lƣới trực tiếp tại lồng (Hình 5.9): khoảng ½ túi lƣới đƣợc gắn vào khung lồng, 2/ túi còn lại đƣợc nối với túi lƣới cũ, sau đó cho cá sang túi lƣới mới; (2) cá đƣợc bắt bằng vợt rồi bỏ vào dụng cụ vận chuyển (thùng/lồng nhỏ-platform) chuyển tới lồng mới (Hình 5.9A); và (3) cá đƣợc đƣa vào túi lƣới lớn rồi chuyển túi lƣới này sang lồng nuôi mới (Hình 5.9B). 64 Hình 5. 10: Vận chuyển cá bằng Platform (A) và bằng túi lưới (B) 7. Giám sát môi trường vùng nuôi Hàng ngày cần ghi chép tất cả các yếu tố môi trƣờng chủ yếu và những diễn biến bất thƣờng trong quá trình nuôi. Hoạt động này sẽ giúp cho ngƣời nuôi có thêm kinh nghiệm, thông tin để xử lý hoặc cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra đối với trang trại nuôi. 8. Bảo vệ hệ thống lồng nuôi Hình 5. 11: Hệ thống phao cảnh báo vùng nuôi. Việc trông coi, bảo vệ vùng nuôi, trang trại nuôi là việc làm thƣờng xuyên, đòi hỏi phải đƣợc tổ chức tốt về con ngƣời và trang thiết bị. Vùng nuôi phải đƣợc xác định bằng hệ thống phao cảnh báo (Hình 5.11), hạn chế sự xâm nhập của tàu lạ, thuyến đánh cá của ngƣ dân vào khu vực nuôi. Cần có ngƣời thƣờng trực ở khu vực nuôi để kịp thời xử lý các tình huống bất thƣờng đối với lồng nuôi, cá nuôi và các thiết bị, phƣơng tiện chuyên dùng khác. B A 65 BÀI VI: THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH 1. Thời gian thu hoạch. 1.1 Tiếp thị và thông tin thị trƣờng Đối với các trang trại nuôi cá biển công nghiệp, công tác tiếp thị cần phải dƣợc ƣu tiên hàng đầu và đƣợc triển khi ngay trước khi vào vụ nuôi. Tốt nhất cần lập kế hoạch về đối tƣợng nuôi, sản lƣợng, trên cơ sở các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đƣợc ký kết hoặc các cam kết ban đầu. Hiện nay, cá biển nuôi đạt cỡ thƣơng phẩm chủ yếu mới đƣợc xuất khẩu theo con đƣờng tiểu ngạch sang Trung Quốc; một số ít (của các doanh nghiệp Na uy, Đài Loan, Nga) xuất theo con đƣờng chính ngạch; sản lƣợng khá lớn đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng trong nƣớc (các nhà hàng, khu du lịch, siêu thị và ở chợ). Một hƣớng thị trƣờng khác chƣa đƣợc tìm hiểu, khai thác nhƣng nhất định phải khai thác đó là xuất khẩu các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng hay đông lạnh nguyên con. Cần có sự hợp tác giữa các trại nuôi công nghiệp với các các Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong nƣớc thì mới khai thác và ổn định đƣợc thị trƣờng này, các trại nuôi công nghiệp mới có thể phát triển qui mô và sản lƣợng bền vững. Hoạt động tìm hiểu thông tin thị trƣờng, tiếp thị sản phẩm cá biển còn hạn chế, đƣợc đảm nhận bởi các doanh nghiệp lớn. Các hộ nuôi quy mô nhỏ, việc tiêu thụ sản phẩm đang còn phụ thuộc vào thƣơng lái. Đặc điểm chung của thị trƣờng nhỏ lẻ Việt Nam hienejnay là thƣơng lái, trung gian ăn lãi nhiều hơn ngƣời nuôi. Đôi khi ế hang cháy hàng là do thƣơng lái đạo diễn, ngƣời nuôi có khi lỗ mà thƣơng lái vẫn thu lãi lớn. Đây là nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của nuôi cá biển và các ngành nông nghiệp của Việt Nam hiện nay. Nếu không có giải pháp từng bƣớc hạn chế, khắc phục vấn đề này thì khó có thể phát triển nuôi cá biển qui mô công nghiệp. Trên cơ sở nhu cầu của thị trƣờng (đối tƣợng, cỡ thu hoạch, thời gian, sản lƣợng..) qua Hợp đồng đã ký, ngƣời quản lý trang trại lập kế hoạch nuôi (giống, thức ăn, thời gian, nhân lực.) và kế hoạch thu hoạch sản phẩm. Nuôi cá biển đầu tƣ lớn, giá trị lớn và đòi hỏi ngặt nghèo về thời gian nuôi, thời gian thu hoạch, cần cố gắng hạn chế tối đa sự bị động thị trƣờng. 1.2 Cỡ cá thu hoạch 66 Tuỳ theo loài cá nuôi và thị trường tiêu thụ để quyết định cỡ thƣơng phẩm thu hoạch phù hợp. Cỡ cá thƣơng phẩm khác nhau tùy đối tƣợng nuôi và tùy sản phẩm tiêu thụ là cá sống, cá đông nguyên con hay chế biến phi-lê..v. Bảng 7 giới thiệu cỡ cá thƣơng phẩm cho sản phẩm tiêu thụ là cá sống. Bảng 6. 1: Cỡ thương phẩm của một số loài cá nuôi. Loài cá Cỡ thƣơng phẩm (kg/con) Cá giò/bớp ≥5,0 Cá song/mú 0,8 - 1,5 Cá chẽm/vƣợc 2,0 - 3,0 Cá chim vây vàng ≥ 0,8 1.3 Thời điểm thu hoạch - Với sản phẩm cá sống: Nhu cầu tiêu thụ cá biển thƣờng lớn vào dịp cuối năm, Giáng sinh và năm mới. Đây là thời điểm tốt để thu hoạch phục vụ nhu cầu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Hồng kong. Với thị trƣờng trong nƣớc, vào mùa Hè (mùa du lịch) và cuối năm nhu cầu tiêu thụ cao hơn so với các thời điểm khác, nên cần tính toán để thu hoạch sản phẩm. Việc xác định thời điểm thu hoạch cá ở miền Bắc thƣờng khó hơn do phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu: mùa Đông lạnh và mùa hè mƣa lũ. - Sản phẩm theo các Hợp đồng chế biến, xuất khẩu: Đây mới là sản phẩm mà các trại nuôi cá công nghiệp cần quan tâm đầu tƣ. Cỡ thƣơng phẩm cho những sản phẩm đáp ứng nhu cầu này tùy thuộc vào thị trƣờng, đối tƣợng và sản phẩm xuất khẩu (chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, đông nguyên con hay phi- lê) 2. Thu hoạch Trƣớc khi thu hoạch, ngừng cho cá ăn 2 - 3 ngày tuỳ theo hình thức thu hoạch là thu tỉa hay thu toàn bộ. Ngừng cho cá ăn trƣớc khi thu hoạch vừa giúp giảm chi phí thức ăn, vừa giúp cho việc vận chuyển cá tƣơi sống an toàn hơn. Có hai hình thức hoạch cá trong lồng nuôi là thu tỉa hoặc thu toàn bộ: 67 2.1 Thu tỉa Là hình thức thu hoạch cá có lựa chọn theo yêu cầu của ngƣời mua hoặc cỡ cá phù hợp theo yêu cầu thị trƣờng. Cá có thể đƣợc giữ sống hoặc bảo quản đông lạnh trƣớc khi chuyển đến nơi tiêu thụ. Hình thức thu hoạch này chủ yếu đối với sản phẩm tiêu thụ là cá tƣơi sống. 2.2 Thu toàn bộ Là hình thức thu toàn bộ cá trong lồng: cá đồng đều về kích cỡ, khối lƣợng cá đƣợc tiêu thụ lớn. Cá sau khi thu hoạch sẽ vận chuyển cá sống, hoặc chuyển dƣới dạng đƣợc bảo quản đông lạnh đến nơi chế biến, tiêu thụ. 3. Xử lý sau thu hoạch(sơ chế, bảo quản sau thu hoạch) 3.1 Sơ chế cá sau thu hoạch Sau khi thu hoạch, tuỳ vào nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ, cá đƣợc xử lý, bảo quản phù hợp với 3 hình thức: - Giữ cá sống bằng cách sử dụng tàu thông thuỷ hoặc giữ ở lồng riêng chờ vận chuyển đến nơi tiêu thụ. - Xử lý, bảo quản lạnh đông sâu ở nhiệt độ âm 500C sau đó chuyển bằng xe lạnh chuyên dụng. - Đối với nơi tiêu thụ gần với vùng nuôi và ngƣời mua cần sử dụng sản phẩm tức thì, cần giết cá, cắt cho chảy máu tại chỗ, có thể tách lấy nội tạng, bỏ mang ƣớp đá chuyển tới nơi tiêu thụ,. Hình thức thu hoạch này nhằm mục đích giữ đƣợc chất lƣợng thịt cá tƣơi, hấp dẫn hơn cho ngƣời tiêu dùng. 3.2 Vận chuyển đến nhà máy chế biến, sân bay hoặc nhà phân phối Cá sau khi thu hoạch sẽ chuyển tới nơi chế biến, tiêu thụ dƣới các hình thức: tƣơi sống, nguyên con hay cắt bỏ đầu, nội tạng. Với hình thức giữ cá sống thì vận chuyển bằng ô tô chuyên dụng, tàu thông thủy; với hình thức còn lại thì chuyển bằng xe lạnh chuyên dụng đến địa điểm theo yêu cầu của ngƣời mua. 3.3 Chất lƣợng 68 Ƣu việt của cá nuôi là chất lƣợng sản phẩm: giá trị cao, đồng đều và tƣơi, sống. Quá trình nuôi đã có đƣợc sản phẩm cá thƣơng phẩm đạt chất lƣợng nhƣng các yếu tố sau cũng sẽ có vai trò quan trọng quyết định chất lƣợng, dẫn đến giá bán sản phẩm: - Phƣơng pháp thu hoạch đảm bảo nhanh, gọn, không gây xây xát. -Trang thiết bị, nhân lực, phƣơng tiện vận chuyển và các vấn đề liên quan (thời tiết khi thu hoạch, bến bãi, cầu cảng, phƣơng án giao nhận) đã chuẩn bị tốt trƣớc khi thu hoạch cá. 69 BÀI VII: CÁC HOẠT ĐỘNG HẬU CẦN TRÊN BỜ. 1. Quản lý lưới lồng 1.1 Vệ sinh, làm sạch túi lƣới Túi lƣới sau khi đƣợc chuyển về từ lồng nuôi, đƣợc vệ sinh loại bỏ các sinh vật bám và giặt bằng máy bơm nƣớc áp lực vòi phun lớn, làm khô trƣớc khi kiểm tra để sửa chữa, gia cố, phục vụ cho việc thay thế lần sau. 1.2 Sửa chữa túi lƣới Sau khi đƣợc loại bỏ sinh vật bám, giặt sạch, làm khô, túi lƣới đƣợc kiểm tra kỹ, tìm kiếm những chỗ rách, hỏng để sửa chữa. Việc kiểm tra đƣợc tiến hành trên từng mắt lƣới, đƣờng chỉ khâu lƣới Với những vết hỏng nhỏ, sẽ vá bằng chỉ thông thƣờng; với những lỗ thủng lớn, kết hợp xem xét hồ sơ túi lƣới để thay thế bằng những tấm lƣới mới cùng chất liệu hoặc thay toàn bộ thân lƣới mới. 1.3 Kiểm tra độ chắc, an toàn của lƣới Trƣớc khi sử dụng, túi lƣới cần đƣợc kiểm tra lại độ an toàn, chắc chắn thông qua quan sát và các thông tin lƣu trữ tại hồ sơ, sau đó mới lắp vào khung lồng. Hình 7. 1: Kiểm tra an toàn lưới và vá lưới. 1.4 Bảo quản lƣới Lƣới sau khi kiểm tra, khắc phục sự cố, đƣợc làm khô và cất giữ ở kho. Kho giữ lƣới phải kín, tránh đƣợc chuột và các động vật gặm nhấm khác, nhƣng phải thoáng không ẩm mốc. Không giữ lƣới trực tiếp trên sàn nhà dễ gây ẩm mốc. 1.5 Ghi chép, đánh số lƣới, ngày sử dụng hoặc lƣu giữ: 70 Túi lƣới đƣợc phân theo cỡ, kích thƣớc và lập hồ sơ đánh số để thuận tiện trong việc ghi chép, theo dõi thời gian, tình trạng sử dụng và sửa chữa. Thông tin ghi chép thể hiện thời gian sử dụng lƣới (ngoài thực địa, lƣu kho) và số lần khắc phục sự cố, vị trí phát sinh sự cố để theo dõi bảo đảm tính an toàn của lồng cá nuôi. Các dữ kiện cần ghi chép nhƣ sau: - Túi lƣới số; - Cỡ mắt lƣới; - Đƣờng kính túi; -Chiều cao túi. - Ngày lắp ráp; - Ngày sử dụng; -Đã lắp ráp sử dụng cho khung lồng số - Số lần đƣa lên sửa chữa. - Hiện trạng khi bảo quản. 2. Bảo quản lưu giữ thức ăn, trang thiết bị 2.1 Thức ăn Thức ăn cho cá có thể vận chuyển về từng đợt. Số lƣợng mỗi đợt không nên quá lƣợng sử dụng 30 ngày(trừ mùa mƣa bão và những biến cố có thể làm giám đoạn sản xuất của nhà máy). Khi nhận thức ăn từ nhà máy cần xem xét kỹ số lô sản xuất, ngày sản xuất, thành phần, cỡ viên Thức ăn cho cá đƣợc bảo quản ở kho khô ráo, không có chuột, gián và côn trùng khác, nhiệt độ bảo quản tốt nhất -80C để thức ăn không bị ẩm mốc, biến tính. Chỉ xuất kho lƣợng thức ăn cho cá vừa đủ mỗi ngày, lƣợng thức ăn thừa trong ngày đƣợc bảo quản nơi râm mát (nếu lƣợng dƣ ít và không trả trở lại kho đƣợc). Thức ăn cũng không đƣợc để chung với xăng dầu, hóa chất và các chất độc hại, vật tƣ khác. 2.2 Bảo quản, lƣu giữ trang thiết bị Các dụng cụ, vật tƣ, thiết bị phục vụ trang trại nuôi phải đƣợc bảo quản, lƣu giữ trong môi trƣờng an toàn, vệ sinh và có sắp xếp ngăn nắp trong kho. Tàu thuyền vận chuyển phải có nơi neo đỗ an toàn, có sổ hành trình và sổ ghi chép tình trạng kỹ thuật, sửa chữaKiểm tra dụng cụ, vật tƣ thiết bị trƣớc và sau khi lƣu giữ để bảo đảm an toàn khi chúng đƣợc sử dụng. 71 3. Hội thảo Hội thảo, hội nghị, hội ý giao ban trong trang trại cần đƣợc tiến hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng tùy tính chất công việc để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong quá trình làm việc giữa cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, bảo đảm tất cả công việc/ngày/tháng/vụ nuôi không bị bỏ sót, không bị thụ động. Ngƣời cán bộ quản lý cần phải sâu sát tất cả các mắt xích hoạt động của trang trại, kế hoạch hoạt động, con giống, thức ăn, vật tƣ cần thiết cho mỗi giai đoạn, mỗi thời gian trong ngày, trong tháng. Cán bộ quản lý phải nhanh nhạy về thị trƣờng, có năng lực quản lý điều hành công việc và nhân lực trên bờ, dƣới biển; nắm đƣợc năng lực của từng nhân viên để bố trí công việc hợp lý; sở thích, hoàn cảnh, tính tình để quản lý tốt và phát huy tính tự chủ, tự giác, độc lập công việc của mỗi ngƣời. 72 BÀI VIII. LƢU GIỮ HỒ SƠ 1. Báo cáo kiểm tra lưới, phao, khung lồng, neo, dây 1.1 Hồ sơ ghi chép công việc hàng ngày Hàng ngày ghi chép đơn giản tình hình chung: hiện trạng lƣới lồng, phao, neo,dây.. từ các lồng trong trang trại. Các thông tin cần ghi chép: Các công việc thực hiện hàng ngày; Các sự cố đã xảy ra đối với cá và hệ thống lồng nuôi; Tình trạng lồng bè: đánh số, thời gian sử dụng, thời gian bảo dƣỡng 1.2 Hồ sơ ghi chép công việc theo lịch trình Ghi chép các công việc thông thƣờng, bắt buộc phải làm một cách tuần tự theo thời gian (bản nhắc nhở công việc) để công nhân làm và tự đánh giá kết quả đạt đƣợc một cách có hệ thống; đánh giá, nhận xét những tồn tại hoặc vấn đề khó khăn nảy sinh. Công nhân kỹ thuật, ngƣời thực hiện công việc đƣợc phân công chỉ thực hiện theo các bƣớc công việc đã thống nhất và có những ghi nhận, báo cáo công việc mình đã làm. Ghi chép các hoạt động, nhằm mục đích: Đúc rút kinh nghiệm; Hoạch toán kinh tế sản xuất, làm cơ sở tính hiệu quả đầu tƣ. Các thông tin cần ghi chép: Tình hình sử dụng thức ăn của cá: lƣợng thức ăn, chất lƣợng thức ăn; Hoạt động của cá: bơi, bắt mồi, tụ đàn; Tăng trƣởng, tình trạng sức khỏe của cá; Số lƣợng cá chết; Các thông tin về môi trƣờng vùng nuôi; thời tiết, hƣớng và tốc độ dòng chảy trong ngày; Chi phi xăng dầu; vật tƣ phục vụ vận chuyển; 73 Các hoạt động và chi phí khác. Bảng 8. 1: Công việc cần thực hiện trong ngày. Ví dụ: Mã lồng 2A TT Công việc Thời gian Ngƣời thực hiện Kết quả Ghi chú Kiểm tra lƣới 7:30 – 8:30 Nguyễn Văn A - túi lƣới chính - dây giềng - đáy túi lƣới - dây/điểm nối túi lƣới-khung lồng - lƣới bảo vệ xung quanh, lƣới nắp. 2 Kiểm tra khung lồng Nguyễn Văn B -Vị trí khung, lồng - cùm lồng - điểm nối giữa túi lƣới với khung lồng 74 2. Ghi chép thức ăn và quản lý thức ăn Lượng thức ăn, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch: Ghi chép các thông tin về số lƣợng cá, sản lƣợng cá dự kiến trong lồng để tính toán khẩu phần thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Lƣợng/loại thức ăn hiện còn trong kho?Lƣợng /loại thức ăn dự báo cho đợt mua kế tiếp? Ghi chép tình hình sử dụng thức ăn của cá/ngày (thừa hay thiếu) để có biện pháp điều chỉnh thức ăn phù hợp. Các thông tin, hiện tƣợng bất thƣờng đều đƣợc thông báo cho ngƣời quản lý biết để có kế hoạch điều chỉnh, xử lý cho phù hợp. Bảng 8. 2: Nhật ký cho cá ăn theo các lồng nuôi Ngày Khối lƣợng (kg) thức ăn cho cá ăn/ngày Ngƣời thực hiện/ Tình hình tiêu thụ thức ăn trong ngày. Lồng A Lồng 2A Lý thuyết Thực tế Lý thuyết Thực tế 50 45 60 60 2 50 40 60 55 3 50 50 60 57 30 60 55 3. Ghi chép tình trạng sức khỏe cá. 3.1 Hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá Ghi chép lại tình trạng, biểu hiện của cá hàng ngày trƣớc, trong và sau khi cho ăn. Nếu có các dấu hiệu bất thƣờng nhƣ bắt mồi kém, bỏ ăn, mất thăng bằng, không theo đàn báo ngày cho ngƣời quản lý biết. 3.2 Kiểm tra ký sinh trùng và tắm cho cá 75 Thấy cá có dấu hiệu bơi bất thƣờng trong lồng, cần tiến hành lấy mẫu dịch nhầy trên da hoặc mang cá soi trên kính hiển vi có độ phóng đại từ 00 lần để kiểm tra ký sinh trùng. Nếu phát hiện có ký sinh trùng ký sinh trên da, mang, cần tắm cho cá bằng nƣớc ngọt hoặc formol nồng độ 00-200ppm với thời gian từ 7-5 phút tuỳ theo tình trạng sức khoẻ cá. Tắm liên tiếp 2-3 ngày ( lần/ngày) để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng trên cá. 3.3 Lấy mẫu bệnh phẩm nếu thấy cá có những dấu hiệu bất thƣờng Nếu thấy cá có biểu hiện bệnh, nhƣng không phát hiện ký sinh trùng ký sinh thì tiến hành liên lạc với các phòng bệnh cá để tiến hành thu mẫu, tìm tác nhân gây bệnh để lựa chọn thuốc và phác đồ điều trị phù hợp. Cách tốt nhất là cán bộ phòng bệnh đến lấy mẫu và cố định mẫu tại hiện trƣờng. Tuy nhiên, công nhân trang trại nuôi cũng có thể chuyển cá sống về phòng bệnh cá để thu mẫu bệnh phẩm. 3.4 Cá chết Ghi chép số lƣợng cá chết, tình trạng cá chết, dấu hiệu bên ngoài và có những nhận định sơ bộ về nguyên nhân cá chết: do ký sinh trùng, sốc nƣớc ngọt, nhiệt độ thấp, ô nhiễm môi trƣờng và có những biện pháp thu mẫu cá, mẫu môi trƣờng vùng nuôi để phân tích, đánh giá. Việc điều chỉnh lƣợng thức ăn cũng sẽ dựa vào thông tin về cá chết đƣợc ghi lại hàng ngày. 3.5 Kiểm tra khối lƣợng cá trong lồng Ghi chép các thông tin liên quan đến việc lấy mẫu cá (tần suất lấy mẫu, số lƣợng mẫu), số lƣợng cá trong lồng, khối lƣợng trung bình của cá trong lồng để tính toán sản lƣợng (theo lý thuyết) để điều chỉnh lƣợng thức ăn và các giải pháp kỹ thuật khác (thay lƣới, san thƣa). Bảng 8. 3: Theo dõi khối lượng cá. Lồng số Đầu tháng (ngày) Cuối tháng (ngày) Ghi chú Số lượng (con) W tb (kg) Tổng KL (kg) Lượng thức ăn dự tính/ngày Số lượng (con) W tb (kg) Tổng KL (kg) Lượng thức ăn dự tính/ngày 76 A A2 A3 . 4. Ghi chép các yếu tố môi trường, thời tiết • Thời tiết / gió / mƣa: ghi lại thời gian, lƣợng mƣa, cấp gió • Độ mặn • Nhiệt độ • Độ pH. • Ôxy • Dòng chảy. . Sóng (độ cao) • Độ trong Bảng 8. 4: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường vùng nuôi. Ngày Các yếu tố môi trƣờng Ghi chú Ngƣời thực hiện Nhiệt độ Độ mặn Ôxy hoà tan pH Độ trong Trời mƣa, thgian nƣớc lên, nƣớc đứng, tốc độ và hƣớng dòng chảy ... 2 77 30 THI KẾT THÚC MÔ ĐUN - Các câu hỏi có thể lựa chọn trong các nội dung: + Phƣơng pháp thuần hoá cá thích nghi với nhiệt độ và độ mặn? + Phƣơng pháp tính lƣợng thức ăn cho ăn hàng ngày? + Phƣơng pháp cho cá ăn đúng cách? + Phƣơng pháp tắm phòng và trị bệnh cho cá? + Phƣơng pháp Vệ sinh và thay lƣới lồng? 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thủy Sản (2005), Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2004, Hà Nội. 2. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tổng kết chƣơng trình NTTS giai đoạn 2000- 2005, Hà Nội. 3. Bộ Thuỷ Sản (2006), Các xu hƣớng chính phát triển nuôi cá biển, Hà Nội. 4. Đào Mạnh Sơn (1995), Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ vận chuyển cá sống, vớt cá sống, sản xuất giống nhân tạo và nuôi một số loài cá biển, Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. 5. Đỗ văn Khƣơng, 2001. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nƣớc. Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Thủy sản. 76 trang. 6. Lê Trọng Phấn, Trần Đôn, Hồ Sĩ Bình, 999. “Cơ sở sinh học cá biển nhiệt đới Việt Nam”. Phần , Vịnh Bắc bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 232 trang. 7. Lê Xân và ctv, 2007. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi thƣơng phẩm 5 loài cá biển có giá trị kinh tế cao: Báo cáo tổng kết đề tài: “ Nghiên cứu Đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi thƣơng phẩm và tạo đàn cá bố mẹ hậu bị 5 loài cá biển có giá trị kinh tế cao: Cá song vằn (Epinephelus fuscoguttatus); cá song vang(E. lanceolatus); cá song chuột(Cromileptis altivelis), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) cá chim vây vàng (Trachinotus blochii). Lƣu trữ tại Viện nghiên cứu NTTSI và TTTTTL quốc gia. 8. Lê Xân, 2007.Thử nghiệm nuôi 2 loài cá biển: cá hồng bạc L.argentimaculatus và cá chim vây vàng Trachinotus blochii tại Cát Bà, Hải Phòng. Tạp chí Thủy sản số 2/2007 tr.8-20. 9. Lê Xân và ctv, 200. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KC06. Lƣu trữ tại Viện nghiên cứu NTTS I và Trung tâm TTTL quốc gia. 79 10. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Một số bệnh cá biển thường gặp ở Việt Nam, Bắc Ninh. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 11. Chaitanawitusi, N., Piyatiratitivorakul, S. (994) Studies on cage culture of red snapper (Lutajanus argentimaculatus), with special emphasis on growth and economics. Journal of Aquaculture in the Tropics 9, 269-278. 12. Chigbu, P., Ogle, T., Jeffreu, J.T., Lotz, M.M. and Coleman, E.L. (2002) Some aspects of the culture of red snapper. Proceedings of the Fifty-Third Annual Gulf and Caribbean Fisheries Institute. 227-233. 13. Davis, T.L.O. (988) Temporal changes in the fish fauna entering a tidal swamp system in tropical Australia. Environmental Biology of Fishes 2, 6-72. 14. FAO (2004), Fishery statistics aquaculture production, Fisheries Department. 15. Francesco Cardia & Alessandro Lovatelli, A review of cage culture: The Mediterranean Sea, Global Review of cage aquaculture, 2nd International Symposium on cage aquaculture in Asia, 3 – 8 July 2006 Hangzhou, China. 16. Mike Rimmer (2000). Review of grouper hatchery technology. Grouper Aquaculture Electronic Newsletter, 27 January 2000. 17. Su Yong-quan, Wang Jun & Ding Shao-xiong, 2006. Marine fish cage culture in China, Mariculture in future Whorkshop 3 – 8 July 2006 Hangzhou, China, Presentation of China, 80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giangquytrinhvanhanh_trai_nuoicabiencbqlttphan2_2231.pdf