Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Nghề chụp mực là nghề khai thác xa bờ của thành phố, hiện đang hoạt động có hiệu quả, trong thời gian tới số lượng tàu làm nghề chụp mực có thể tăng thêm, vì vậy cần thiết phải xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển nghề chụp mực một cách hiệu quả và bền vững. - Để đảm bảo quyền lợi thu nhập cho ngư dân lao động trên tàu, trong thời gian tới các chủ tàu cần xây dựng quy chế và cách ăn chia sản phẩm trên tàu nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực trong công việc của các thuyền viên từ đó có thể nâng cao hiệu quả khai thác. - Nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất cho nghề chụp mực nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn cho các tàu khi hoạt động trên biển. - Mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, tập huấn, tuyên truyền cho bà con ngư dân về việc sử dụng nguồn sáng trên tàu phù hợp với công suất máy tàu, tránh hiện trạng cạnh tranh nhau về công suất phát sáng làm tăng chi phí sản xuất.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ CHỤP MỰC TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ASSESSMENT OF ECONOMIC EFFICIENCY OF SQUID CATCHING IN THUY NGUYEN DISTRICT, HAI PHONG CITY Phạm Văn Khải1, Hoàng Hoa Hồng2 Ngày nhận bài: 11/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/01/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Kế t quả phân tí ch số liệ u củ a 70 tà u làm nghề chụ p mự c khảo sát tại huyệ n Thủ y Nguyên, thà nh phố Hả i Phò ng cho thấ y, nghề chụ p mự c là nghề khai thá c xa bờ hiệ n đang hoạ t độ ng tương đố i hiệ u quả . Doanh thu trung bình đạt khoảng 835,5 triệu đồng/tàu/năm, lợi nhuận trung bình đạt khoảng 150,1 triệu đồng/tàu/năm, tương ứng khoảng 18% tổng doanh thu và có xu hướng tăng theo chiều tăng công suất máy tàu. Hiệu quả sử dụng chi phí và tỷ suất sinh lợi của nhóm tàu công suất lớn cao hơn nhóm tàu công suất nhỏ và thời gian hoàn vốn của nhóm tàu công suất lớn cũng nhanh hơn. Từ khóa: nghề chụp mực, lợi nhuận, Thủy Nguyên ABSTRACT The result of data analysis from 70 survey samples for squid catching vessels in Thuy Nguyen district, Hai Phong city shows that, offshore squid catching is currently operating relatively effi ciently. The average revenue of 835.5 million VND/vessel/year, the average profi t of 150.1 million VND/vessel/year, equivalent to 18% of gross revenue, which tends to and increased according to the vessel’s engine capacity. Catching effi ciency and the cost benefi t ratio in the group of larger capacity vessels is higher than those of small capcity vessels and a payback period of the larger capacity vessels is also faster. Keywords: squid catching, profi t, Thuy Nguyen 1 Phạm Văn Khải: Cao học Công nghệ Khai thác thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Hoàng Hoa Hồng: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thủy Nguyên là một huyện có đội tàu làm nghề chụp mực phát triển nhất của thành phố Hải Phòng. Tính đến năm 2012, toàn huyện có 236 chiếc, chiếm 83% tổng số tàu làm nghề chụp mực của toàn thành phố và tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Lập Lễ, Phả Lễ. Sự phát triển nhanh chóng của nghề chụp mực đã đóng góp một sản lượng lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của thành phố. Tuy nhiên, sự phát triển quá ồ ạt trong thời gian qua đã làm cho sản lượng khai thác của một số tàu giảm sút, một số tàu làm ăn thua lỗ, tình trạng mất trật tự trên biển thường xảy ra [1], [2], [6]. Vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế của đội tàu chụp mực tại huyện Thủy Nguyên nhằm giúp cho ngư dân, nhà quản lý nghề cá tại địa phương có được định hướng phát triển nghề trong tương lai, cơ cấu lại nghề nghiệp một cách hợp lý, khai thác đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế các tàu làm nghề chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên, Liên tập đoàn đánh cá biển Nam Triệu, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên và các tài liệu đã được công bố về lĩnh vực có liên quan. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145 - Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Tham gia trực tiếp chuyến biển, phỏng vấn các chủ tàu/thuyền trưởng tại các xã, bến cá để có các thông tin về: Thông số kỹ thuật tàu, kết cấu ngư cụ, ngư trường, sản lượng khai thác, doanh thu, chi phí của tàu làm nghề chụp mực. 2.2. Phân tích, xử lý số liệu 2.2.1. Các chỉ số kinh tế - Tổng doanh thu của tàu (DT): Được xác định bằng doanh thu trung bình chuyến biển (DTcb) nhân với số chuyến biển (t) thực hiện trong năm. DT=DTcb x t - Tổng thu nhập của tàu (TN): Được xác định bằng tổng doanh thu (DT) trừ đi chi phí biến đổi CPbđ (không bao gồm chi phí lao động). TN= DT-CPbđ Trong đó: CPbđ: là chi phí biến đổi (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực thực phẩm). - Lợi nhuận của tàu (LN): Được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí cố định và chi phí lương lao động. LN = TN- CPcđ - CPlđ Trong đó: CPcđ là chi phí cố định (gồm khấu hao tàu thuyền, lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn); CPlđ là chi phí lương lao động. 2.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế - Tỷ suất chi phí trên doanh thu (CP/DT): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra chủ tàu sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư (LN/V): Thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngư dân khai thác [3], [4]. Trong đó: LN: Lợi nhuận thu được; DT: Tổng doanh thu; CP: Chi phí sản xuất (khấu hao, cố định, biến đổi); V: Tổng vốn đầu tư. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tổng vốn đầu tư Bảng 1. Vốn đầu tư trung bình của đội tàu chụp mực Chỉ tiêu Nhóm công suất tàu (CV) Trung bình< 90 90 - 149 ≥ 150 Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng Vỏ tàu 272.381 61% 333.043,5 56% 453.461,5 58% 359.571,4 Máy tàu 64.381 14,4% 107.391,3 18% 152.307,7 19% 111.171,4 Ngư cụ 38.071,4 8,5% 52.173,9 9% 64.538,5 8% 52.535,7 Trang thiết bị điện tử, cơ khí 72.195,2 16,1% 101.034,8 17% 120.392,3 15% 99.572,9 Tổng cộng 447.028,6 100% 593,643,5 100% 790.700,0 100% 622.851,4 Qua bảng số liệu trên cho thấy, vốn đầu tư cho tàu lưới chụp mực là khá cao, đặc biệt là tàu có công suất lớn. Tổng mức đầu tư trung bình cho một tàu làm nghề lưới chụp mực khoảng 622,851 triệu đồng. Trong đó, đầu tư cho vỏ tàu chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình khoảng 272,4 triệu đồng đối với tàu dưới 90 CV, khoảng 333,1 triệu đồng đối với tàu từ 90 - 149 CV, khoảng 453,5 triệu đồng đối với nhóm tàu trên 150 CV. Tuy nhiên, hiện tại nếu đầu tư đóng mới một con tàu thì mức đầu tư sẽ cao hơn rất nhiều do giá nguyên vật liệu, nhân công... tăng cao so với trước. Tổng mức đầu tư cho máy tàu bao gồm máy chính và máy phụ. Theo kết quả điều tra, đa phần các tàu đều trang bị máy cũ, chỉ có những tàu đóng sau năm 2009 được ngư dân trang bị máy mới. Máy công suất nhỏ có giá trị thấp hơn máy có công suất lớn. Đầu tư cho máy tàu trung bình khoảng 111 triệu đồng/tàu, chiếm từ 14 - 19% tổng giá trị đầu tư. Chi phí ngư cụ bao gồm lưới và hệ thống ánh sáng để dụ mực. Giá cả của lưới thay đổi tùy thuộc vào nơi sản xuất, kích thước và chất liệu của lưới. Nếu các vòng khuyên được làm bằng đồng thì chi phí đầu tư cho một vàng lưới sẽ lớn hơn so với một vàng lưới được làm bằng khuyên chì hoặc thép. Chi phí ngư cụ trung bình khoảng 53 triệu đồng/tàu, chiếm từ 8 - 9% tổng giá trị đầu tư. Trang thiết bị điện tử, cơ khí bao gồm máy thông tin liên lạc, định vị, la bàn, máy đo sâu dò cá, máy tời. Số liệu điều tra cho thấy 100% tàu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG đều trang bị la bàn, máy thông tin liên lạc, định vị, máy tời. Chỉ một số ít tàu công suất trên 150 CV được trang bị máy đo sâu dò cá. Chi phí đầu tư cho thiết bị điện tử, cơ khí trung bình khoảng 99,5 triệu đồng/tàu, chiếm từ 15 - 17% tổng giá trị đầu tư. 2. Chi phí cố định Chi phí cố định của đội tàu khảo sát bao gồm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hiểm. Chi tiết được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Chi phí cố định bình quân một năm của đội tàu khảo sát Nhóm công suất (CV) Khấu hao Lãi vay Sửa chữa lớn Bảo hiểm Tổng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng < 90 CV 39.840 55% 4.480 6% 25.138 34% 3.776 5% 73.234 90 - 149 CV 46.767 53% 5.348 6% 31.770 36% 4.677 5% 88.562 ≥ 150 50.090 49% 7.013 7% 39.254 39% 5.313 5% 101.670 Qua bảng số liệu trên ta thấy, chi phí cố định của đội tàu gia tăng theo từng nhóm công suất. Trong tổng chi phí cố định thì chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng cao nhất dao động từ 49% - 55% tùy theo nhóm công suất tàu. Chi phí khấu hao được tính toán dựa trên phương pháp khấu hao bình quân, thời gian tính khấu hao được dựa trên quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Sau khi tính khấu hao cho máy, vỏ tàu và ngư lưới cụ cộng lại có được tổng chi phí khấu hao. Hạn chế của phương pháp tính khấu hao này là chỉ tính theo giá đầu tư ban đầu của chủ tàu chứ chưa tính được theo giá thực tế hiện nay, do chủ tàu không xác định được giá thực tế của tàu mình, hệ số lạm phát chung thì chưa phản ánh đúng giá thực tế, chỉ số tăng giá tác giả không có được, khoảng thời gian 1 năm được coi là ngắn nên các thay đổi về giá có thể bỏ qua. Chi phí lãi vay bao gồm lãi vay ngân hàng và lãi vay tư nhân. Tiền lãi vay được tính trên số tiền vay, lãi suất vốn vay, số tháng vay trong năm. Kết quả điều tra cho thấy 100% hộ ngư dân có vay vốn ngân hàng, tuy nhiên số tiền vay được từ ngân hàng rất thấp, nguyên nhân là do hiện nay các ngân hàng không cho ngư dân thế chấp tàu thuyền để vay vốn hoặc nếu có thì mức định giá tàu để vay cũng rất thấp và các thủ tục vay ngân hàng còn nhiều phức tạp. Vốn vay chủ yếu vay từ chủ tàu buôn (chủ nậu), số tiền vay từ chủ nậu không phải trả lãi hoặc nếu có thì lãi xuất phải trả hàng tháng cũng rất thấp nhưng sản phẩm khai thác được phải bán cho chủ nậu. Chi phí lãi vay chiếm từ 6 - 7% tổng chi phí cố định. Chi phí sửa chữa lớn thường là chi phí làm nước và làm máy, do đặc thù của tàu cá là hàng năm phải làm nước và sửa chữa lại hầm bảo quản nên chi phí này rất cao. Chi phí sửa chữa lớn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí cố định của tàu, trung bình chiếm từ 34 - 39% tổng chi phí cố định tùy theo từng nhóm công suất tàu. Chi phí bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tai nạn tàu cá và bảo hiểm tai nạn thuyền viên, tại địa phương các chủ tàu đã ý thức được lợi ích của việc mua bảo hiểm nên 100% tàu cá tham gia mua bảo hiểm. Tuy nhiên, giá trị mua bảo hiểm chỉ ở mức thấp nhất, chiếm 5% tổng chi phí cố định. 3. Chi phí biến đổi trung bình Chi phí biến đổi trung bình 1 năm của đội tàu khảo sát được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Chi phí biến đổi trung bình của đội tàu khảo sát Nhóm công suất Nhiên liệu Bảo quản Thực phẩm Lương Sửa chữa nhỏ Chi phí khác TổngGiá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) < 90 283,1 59,5 47,6 10 14,3 3 108,1 22,7 11,8 2,5 10,4 2,2 475,3 90 - 149 394,4 64,8 54,7 9 21,0 3,4 113,5 18,6 13,2 2,2 11,7 2 608,5 ≥ 150 467,4 66 63,4 9 24,2 3,4 118,2 16,7 16,3 2,3 19,5 2,7 709,0 Trung bình 381,6 63,4 55,2 9,3 19,8 3,3 113,3 19,3 13,7 2,3 13,8 2,3 597,6 Trong chi phí biến đổi của đội tàu khảo sát thì chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần theo chiều tăng công suất máy tàu. Nhóm tàu công suất dưới 90 có chi phí nhiên liệu khoảng 283,1 triệu đồng/tàu/năm chiếm 59,5% tổng chi phí biến đổi, nhóm tàu công suất từ 90 - 149 CV chi phí nhiên liệu khoảng 394,4 triệu đồng/tàu/năm chiếm 64,8% tổng chi phí biến đổi, nhóm tàu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 147 công suất trên 150 CV có chi phí nhiên liệu khoảng 467,4 triệu đồng/tàu/năm chiếm 66% tổng chi phí biến đổi. Nguyên nhân là do nhóm tàu có công suất lớn đi đôi với việc trang bị hệ thống ánh sáng nhiều hơn, việc chong đèn để tập trung mực với hệ thống ánh sáng lớn và di chuyển khai thác ở ngư trường xa làm tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Chi phí lương là nhóm chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng chi phí biến đổi, trung bình khoảng 113,3 triệu đồng/tàu/năm, chiếm 19,3% tổng chi phí biến đổi. Phương thức trả lương cho lao động trên tàu làm nghề chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng không theo hình thức ăn chia giữa chủ tàu và thuyền viên mà là trả theo hiệu quả của chuyến biển và sự thỏa thuận giữa chủ tàu và thuyền viên Chi phí bảo quản (chủ yếu là tiền để mua nước đá xay) chiếm tỷ trọng thứ 3 trong tổng chi phí biến đổi, trung bình mỗi tàu chiếm khoảng 9,3% trong tổng chi phí biến đổi. Chi phí lương thực, chi phí sửa chữa nhỏ và các khoản chi khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí biến đổi, chi phí này phụ thuộc chủ yếu vào sự mua sắm đầu tư của chủ tàu. 4. Doanh thu và lợi nhuận trung bình của đội tàu Lợi nhuận và doanh thu của đội tàu chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng được thể hiện dưới bảng 4. Bảng 4. Doanh thu và lợi nhuận trung bình một năm của đội tàu khảo sát Công suất (CV) Tổng doanh thu (triệu đồng/tàu/năm) Chi phí (triệu đồng/tàu/năm) Tổng thu nhập (triệu đồng/tàu/năm) Tổng lợi nhuận (triệu đồng/tàu/năm) Cố định Biến đổi Tổng < 90 636,5 73,2 475,3 548,5 161,2 88 90 - 149 816,4 88,6 608,5 697,1 207,9 119,3 ≥ 150 1.053,6 101,7 709,0 810,7 344,6 242,9 Trung bình 835,5 87,8 597,6 685,4 237,9 150,1 Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận cao tập trung ở những tàu có công suất lớn. Doanh thu trung bình đạt khoảng 835,5 triệu đồng/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo chiều tăng công suất máy tàu. Nguyên nhân là do tàu công suất lớn thường hoạt động dài ngày trên biển, khai thác được sản lượng cao và sản phẩm bán được giá. Mặc dù đội tàu chụp mực tại huyện Thủy Nguyên có doanh thu cao nhưng chi phí cũng rất cao, trung bình khoảng 685,4 triệu đồng/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo chiều tăng công suất máy tàu. Nguyên nhân là do ngư trường khai thác của đội tàu lưới chụp mực thường khá xa so với đất liền, thời gian di chuyển ngư trường nhiều, ngoài ra chi phí thắp sáng đèn để dụ mực cũng tốn nhiều nhiên liệu. Thu nhập trung bình của đội tàu là 237,9 triệu đồng/tàu/năm. Lợi nhuận trung bình trong năm khoảng 150,1 triệu đồng/tàu/năm, tương ứng khoảng 18% tổng doanh thu. Lợi nhuận cao nhất trong năm thuộc về nhóm tàu có công suất trên 150 CV với khoảng 242,9 triệu đồng/tàu/năm, gấp 2,1 lần nhóm tàu công suất từ 90 - 149 CV và gấp 2,8 lần nhóm tàu công suất dưới 90 CV. 5. Các chỉ số kinh tế Trong hoạt động khai thác của đội tàu chụp mực tại Thủy Nguyên, hiệu quả sử dụng chi phí và tỷ suất sinh lợi tăng dần theo chiều tăng công suất máy tàu, được thể hiện dưới bảng 5. Bảng 5. Một số chỉ tiêu kinh tế của đội tàu chụp mực theo nhóm công suất Nhóm công suất (CV) Chỉ số < 90 90 - 149 ≥ 150 1. Hiệu quả sử dụng chi phí 1,161 1,172 1,299 2. Tỷ suất sinh lợi trên đồng vốn - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,138 0,146 0,231 - Tỷ suất lợi nhuận/chi phí 0,161 0,171 0,299 - Tỷ suất sinh lợi/vốn đầu tư 0,197 0,202 0,307 - Thời gian hoàn vốn đầu tư 5,08 4,97 3,25 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 148 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Qua bảng 5 cho thấy, hiệu quả sử dụng chi phí của nhóm tàu trên 150 CV là cao nhất, bình quân một đồng chi phí bỏ ra thì doanh thu đạt được là 1,299 đồng, gấp 1,11 lần hiệu quả sử dụng chi phí của nhóm tàu 90 - 149 CV và gấp 1,12 lần đối với nhóm tàu nhỏ hơn 90 CV. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của nhóm tàu công suất từ 150 CV trở lên cao gấp 1,56 lần so với nhóm tàu < 90 CV và gấp 1,52 lần so với nhóm tàu từ 90 - 149 CV. Điều đó cho thấy đội tàu làm nghề lưới chụp mực hiện vẫn đang hoạt động có hiệu quả về mặt kinh tế, đây là động cơ chính để ngư dân tiếp tục đầu tư đóng mới, sửa chữa và bổ sung trang thiết bị để ra khơi khai thác. Thời gian hoàn vốn đầu tư của nghề lưới chụp mực là từ 3 đến 5 năm, nhóm tàu có công suất càng lớn thì thời gian hoàn vốn càng nhanh. Các chỉ số kinh tế tăng đồng biến với công suất tàu, điều đó cho thấy đối với nghề lưới chụp mực, nếu tàu có công suất lớn (đồng nghĩa với ngư cụ và khả năng hoạt động lớn) thì hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm tàu có công suất nhỏ. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Tổng doanh thu trung bình của tàu là 835,5 triệu đồng/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. - Tổng thu nhập trung bình của tàu là 237,9 triệu đồng/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo chiều tăng công suất máy tàu. - Tổng chi phí trung bình của đội tàu là 798,5 triệu đồng/tàu/năm và cũng có xu hướng tăng dần theo chiều tăng công suất máy tàu. - Lợi nhuận trung bình đạt khoảng 150,1 triệu đồng/tàu/năm, tương ứng khoảng 18% tổng doanh thu. - Nhóm tàu công suất lớn có các chỉ số kinh tế cao hơn nhóm tàu công suất nhỏ và thời gian hoàn vốn của nhóm tàu công suất lớn cũng nhanh hơn. 2. Kiến nghị - Nghề chụp mực là nghề khai thác xa bờ của thành phố, hiện đang hoạt động có hiệu quả, trong thời gian tới số lượng tàu làm nghề chụp mực có thể tăng thêm, vì vậy cần thiết phải xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển nghề chụp mực một cách hiệu quả và bền vững. - Để đảm bảo quyền lợi thu nhập cho ngư dân lao động trên tàu, trong thời gian tới các chủ tàu cần xây dựng quy chế và cách ăn chia sản phẩm trên tàu nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực trong công việc của các thuyền viên từ đó có thể nâng cao hiệu quả khai thác. - Nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất cho nghề chụp mực nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn cho các tàu khi hoạt động trên biển. - Mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, tập huấn, tuyên truyền cho bà con ngư dân về việc sử dụng nguồn sáng trên tàu phù hợp với công suất máy tàu, tránh hiện trạng cạnh tranh nhau về công suất phát sáng làm tăng chi phí sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng, 2009. Báo cáo số lượng tàu thuyền toàn thành phố Hải Phòng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng. 2. Cục Thống kê Hải Phòng, 2009. Báo cáo chính thức về tình hình khai thác thủy sản. Hải Phòng. 3. Nguyễn Văn Điền, 2009. Đánh giá kết quả kinh tế của đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật. Trường Đại học Nha Trang. 4. Mai Văn Điện, 2007. Đánh giá hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới rê trôi xa bờ các tỉnh miền Trung. Viện Nghiên cứu hải sản. Hải Phòng. 5. Nguyễn Long, 2001. Báo cáo tổng kết khai thác mực đại dương và mực ống ở vùng biển xa bờ. Viện Nghiên cứu hải sản. Hải Phòng. 6. Sở Thủy sản Hải Phòng, 2007. Rà soát điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch phát triển thủy sản Hải Phòng đến năm 2020. Hải Phòng. 7. UBND huyện Thủy Nguyên, 2010. Báo cáo số lượng tàu thuyền. Hải Phòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_nghe_chup_muc_tai_huyen_thuy_n.pdf
Tài liệu liên quan