Đánh giá các giải pháp bình ổn thị trường vàng của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Tháng 4/2012, Chính phủ ban hành nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nội dung của Nghị định này bao gồm cả việc hạn chế và ủy quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính phủ cũng yêu cầu các ngân hàng tất toán các khoản tiền gửi bằng vàng của mình. NHNN bắt đầu tổ chức đấu thầu vàng miếng từ ngày 28/3 để giảm bớt mất cân đối cung cầu.

doc24 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá các giải pháp bình ổn thị trường vàng của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀNG CỦA NHNN VIỆT NAM LÝ THUYẾT. Khái niệm: Vàng là một loại hàng hóa được giao dịch trong thị trường. Vàng còn là loại tài sản có tính thanh khoản cao, được chấp nhận như một loại tiền đặc biệt tại tất cả các nước trên thế giới. Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ trong đó đồng tiền của 1 nước được đảm bảo bằng 1 hàm lượng vàng nhất định theo pháp luật. Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước: Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng Troy, trong đó 1 troy ounce(ozt) tương đương 31.1034768gram. Ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây hoặc chỉ. Một cây vàng nặng 37.5 gram. Mỗi chỉ bằng 1/10 cây vàng. Tuổi vàng được tính theo thang độ K(karat). Một karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99.99% tương đương với 24 K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. * Thị trường vàng thế giới: o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce. o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng. o 1 lượng = 1.20556 ounce. * Thị trường vàng trong nước: o Đơn vị yết giá: VND/lượng. o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND. Vai trò và chức năng của vàng: Vai trò của vàng trong nền kinh tế là: -Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình – một tài sản có giá trị thực ít biến động hơn các loại tài sản tài chính khác sẽ đảm bảo an toàn về giá trị trong trường hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính. -Vàng là công cụ phòng chống lạm phát: Khi hàng hóa và dịch vụ tăng nhà đầu tư có khuynh hướng mua vàng do sức mua và giá trị của vàng có khuynh hướng ổn định. -Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD: Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đồng USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Nếu đồng USD tăng giá thì vàng sẽ giảm giá và ngược lại. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. -Vàng giúp kiểm soát rủi ro: Nhìn chung, vàng ít biến động hơn hầu hết các loại hàng hóa khác cũng như thị trường chứng khoán. Với việc sở hữu tài sản ít biến động trong danh mục đầu tư, rủi ro của nhà đầu tư sẽ giảm. -Dự trữ ngoại hối. Xét trên góc độ vàng là một loại tiền tệ trên thị trường thì vàng bao gồm đầy đủ chức năng của tiền tệ: -Phương tiện thanh toán. -Thước đo giá trị. -Phương tiện tích lũy giá trị. Thị trường vàng: Khái niệm: Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, mua bán vàng. Đặc điểm chung của thị trường vàng: Thị trường vàng không nhất thiết phải tập trung ở 1 vị trí địa lý xác định mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua ván vàng, do đó nó còn được gọi là ” thị trường không gian”. Thị trường vàng là thị trường toàn cầu, không ngủ. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực nên thị trường vàng diễn ra suốt ngày đêm. Các nhóm thành viên thị trường duy trì quan hệ liên tục với nhau thông qua các phương tiện điện tử: điện thoại, mạng vi tính, telex và fax. Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả nên tuy các thành viên tham gia thị trường ở rất xa nhau, nhưng vẫn như đang hoạt động dưới một mái nhà chung. Thị trường nhạy cảm với chính sách tiền tệ của các quốc gia, các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý. Phân loại thị trường vàng: -Thị trường vàng giao ngay: Thị trường vào giao ngay là thị trường mà ở đó việc mua và bán vàng được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau 2 ngày kể từ thời điểm thỏa thuận. Các nghiệp vụ này được thực hiện trên cơ sở giá vàng giao ngay, giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. -Thị trường vàng kỳ hạn: Thị trường vàng kỳ hạn là thị trường mà ở đó việc mua bán vàng sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thỏa thuận. Thị trường vàng kỳ hạn là nơi cung cấp phương tiện phòng chổng rủi ro khi giá vàng biển đổi bất thường. Hợp đồng mua bán vàng kỳ hạn được sử dụng để cố định giá mua hoặc bán vàng theo một mức giá cố định đã biết trước mà không cần tính đến sự biến động của giá vàng trên thị trường. Các nhân tố tác động đến giá vàng và thị trường vàng: - Trên thế giới: biến động USD, biến động giá dầu, tình hình lạm phát. - Ở Việt Nam: giá vàng thế giới, cung cầu vàng, chính sách về vàng của nhà nước. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế tăng cao, những người đầu cơ thường mua USD để mang lậu vàng vào, áp lực giảm giá đối với tiền đồng ngày một lớn hơn. Giá vàng tăng cao khiến hoạt động gửi tiền không còn hấp dẫn, người gửi tiền chuyển từ nắm giữ tiền đồng Việt Nam sang vàng. Điều này có thể khiến áp lực lạm phát tăng cao. Ngoài ra, người Việt Nam thường tính giá bất động sản theo vàng. Giá vàng tăng cao đẩy giá bất động sản tăng, giá các loại hàng hóa khác cũng lên theo. Tại thị trường còn non trẻ của Việt Nam, giá vàng tăng thường khiến người ta kỳ vọng vào khả năng giá sẽ tăng cao hơn. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG: Giai đoạn 2008-2009: Bức tranh thị trường vàng trong nước trở nên sôi động kể từ năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đưa vàng lên ngôi, trở thành vật bảo chứng tài sản thuộc loại an toàn bậc nhất, và cũng là lúc sự liên thông với thị trường thế giới ngày càng rõ rệt đòi hỏi sự linh hoạt trong điều hành chính sách. Trong thời gian này, mỗi năm ta cho phép nhập khẩu chính thức khoảng 40-60 tấn vàng và nhập lậu vàng cũng khoảng 50-60 tấn. Năm 2008, Việt Nam trở thành một trong những nước nhập khẩu vàng hàng đầu của thế giới. Chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2008, Việt Nam nhập khẩu khoảng 62 tấn vàng. Cho tới trước thời điểm dừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD (45 tấn), so với tổng giá trị nhập khẩu vàng của cả năm 2007 là 1,6 tỷ USD (70 tấn). Để chống nhập siêu, đầu năm 2009, NHNN chỉ cấp quota xuất vàng mà không cho phép nhập khẩu vàng. Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu khi giá vàng trong nước thấp hơn quốc tế. Tuy nhiên, nghịch lý chỉ xuất mà không nhập (từ giữa năm 2008) tiềm tàng nhiều rủi ro. Nhất là trong thời gian đầu năm 2009 giá vàng trong nước bị đẩy lên cao hơn giá thế giới. Thị trường vàng trong nước hầu như đóng băng do có tình trạng ghìm hàng chờ giá, mặc dù lượng vàng tích lũy trong dân rất lớn nhưng người dân không bán ra cũng khiến lượng vàng trên thị trường trở nên khan hiếm. Nét đặc trưng của giai đoạn này là chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới rất thấp, thế nhưng thị trường vàng trong nước bất ổn, thường xuyên có các cơn sốt vàng, người dân đổ xô đi mua, bán vàng, hoạt động đầu cơ trên thị trường diễn ra mạnh mẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường ngoại hối và tỷ giá, chỉ số giá cả và ổn định kinh tế vĩ mô, thậm chí chí gây bất ổn an ninh, trật tự xã hội. Các sàn vàng thu hút hàng triệu người ở cả nông thôn và thành thị tham gia... Chính vì vậy mà năm 2009, Chính phủ đã chính thức cấm và chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Giai đoạn 2010-2011: Mở cửa năm 2010 ở 26,7 triệu đồng, giá vàng trong nước đều đặn đi lên, dần tăng tốc vào tháng 8 và đạt mốc 36 triệu đồng ngày cuối năm. Trong quá trình này, thị trường trải qua hai cú sốc lớn vào tháng 2 và tháng 11. Ngày 5/2/2010, dân chúng nháo nhào khi chỉ sau một đêm, mỗi lượng vàng mất 1,5 triệu đồng, xuống quanh 25 triệu đồng. Bên cạnh yếu tố giá thế giới, nguyên nhân của đợt giảm giá này còn do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các doang nghiệp lớn tung hàng ra để tăng nguồn cung. Tuy nhiên, đà giảm chỉ kéo dài được vài ba ngày. Nhân thời điểm giá thấp, người dân cùng nhà đầu tư tranh thủ đi mua, có lúc vơ vét đến mức cửa hàng không còn vàng để bán, đẩy giá quay lại mức trước đó là 26,4 triệu đồng vào ngày 11/2. Tuy nhiên, cơn sốt tháng 2 không thấm vào đâu so với cú sốc giá cuối năm. Ngay từ đầu tháng 11, thị trường vàng không ngừng thiết lập các mốc kỷ lục mới 33, 34 rồi 35 triệu đồng chỉ trong vòng một tuần lễ. Nhưng những bất thường chỉ thực sự bắt đầu vào ngày 8/11. Trong khi giá mỗi lúc một đắt, người dân lại ùn ùn đi mua vàng; trong khi thế giới điều chỉnh giảm, giá trong nước vẫn đều đều thẳng tiến. Những bất thường này khiến thị trường còn rơi vào vòng xoáy điên loạn hơn vào hôm sau, 9/11, khi giá tăng từng giờ, nhảy lên kỷ lục chưa từng thấy 38,2 triệu đồng mỗi lượng. Thế giới cũng lập đỉnh mới ở 1.410 USD. Giá quốc tế tăng một thì trong nước tăng mười. Để giải quyết cơn sốt giá "ảo" do yếu tố đầu cơ, trưa ngày 9/11, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cho phép nhập khẩu vàng. Ngay sau đó, vàng lập tức bốc hơi cả triệu đồng vào buổi chiều. Sau cơn sốt tháng 11, thị trường dần ổn định trở lại. Dù có lúc thế giới lập đỉnh tới 1.432 USD hôm 7/12 nhưng giá trong nước vẫn không tăng quá mức, chỉ quanh quẩn ở 36,5 triệu đồng. Thị trường vàng Việt Nam năm 2011 đã trải qua rất nhiều biến động, để lại những dấu ấn khó phai mờ, cả những dấu ấn âu lo, những niềm vui bất chợt và sự hồ nghi e ngại đến tận những ngày cuối năm. -Trồi sụt giữa những kỷ lục giá cao ngất: Giá vàng trong nước khởi động ở mức 35,8 triệu đồng/lượng khi giá thế giới dao động nhẹ quanh 1.370 USD/ounce vào đầu năm 2011 sau khi đã xác lập kỷ lục cao nhất là 1.432 USD/ounce vào ngày 7-12-2010. Ngay sau khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng kỷ lục tới 9,3% vào ngày 11-2-2011 thì cỗ xe giá vàng bắt đầu bứt phá lên mức 36 triệu đồng lượng mặc dù giá vàng thế giới không ghi nhận biến động nào đáng kể. Chỉ 1 tuần sau đó, giá vàng phá ngưỡng 37 triệu đồng/lượng do đôla “chợ đen” tăng vọt lên tới 22.000 đồng/USD và “cơn sốt vàng” xuất hiện sớm ngay trung tuần tháng 2-2011, chỉ 3 tháng sau cơn sốt ngày 11-11-2010, với giá vàng biến động liên tục, tăng mạnh vào buổi sáng, giảm nhẹ vào buổi trưa rồi lại tăng vào buổi chiều và ổn định đến cuối ngày. Ngưỡng giá 37,5 triệu đồng/lượng bị phá cùng lúc với tỷ giá trên thị trường phi chính thức lên tới 22.250 đồng/USD và giá vàng thế giới ở mức 1.384 USD/ounce. Không dừng lại ở đó, ngày 19-2-2011, giá vàng lại vượt 38 triệu đồng/lượng rồi 38,5 triệu đồng/lượng do giá USD tự do lên 22.400 - 22.500 đồng/USD và giá vàng thế giới xấp xỉ 1.390 USD/ounce trước khi lên đến 1.400 USD/ounce vào ngày 21-2-2011. Sau khi Chính phủ “đánh động” về khả năng cấm kinh doanh vàng miếng đồng thời siết chặt quản lý thị trường ngoại tệ tự do nhằm thực thi Nghị quyết 11/2011/NQ-CP thì thị trường vàng lập tức hạ sốt với giá vàng lùi về dưới 38 triệu đồng/lượng và giá USD tự do xoay quanh 22.000 đồng trong khi giá vàng thế giới vẫn bám trụ ở mốc 1.410 USD/ounce vào đầu tháng 3-2011. Đến giữa tháng 3-2011, vàng thế giới đột ngột mất giá mạnh xuống dưới ngưỡng 1.400 USD/ounce do nhiều nhà đầu tư bán tháo kim loại quý để bù đắp tổn thất trên những thị trường khác như dầu thô, chứng khoán,... kéo theo giá vàng trong nước tụt xuống dưới 37 triệu đồng/lượng. Đầu tháng 4-2011, do sự suy yếu của USD, khủng hoảng tài chính châu Âu, bất ổn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, lạm phát có xu hướng tăng nên giá vàng thế giới lại lập kỷ lục mới trên 1.460 USD/ounce, tạo cơ sở cho dự báo mốc 1.500 USD/ounce đã sắp đến, theo đó, giá vàng trong nước lại vượt qua mốc 37 triệu đồng/lượng. Chỉ trong vòng vài ngày giữa tháng 4-2011, giá vàng thế giới liên tục xô đổ các ngưỡng cản 1.470 rồi 1.480 USD/ounce. Cơn sốt vàng trên thế giới không dừng lại khi ngưỡng cản dự báo 1.500 USD/ounce bị xô đổ ngày 20-4-2011 rồi mốc 1.550 USD/ounce cũng bị vượt qua 1 tháng sau đó. Theo đó, giá vàng tại Việt Nam lại vượt mốc 38 triệu đồng/lượng. Giữa tháng 7-2011, giá vàng lại vọt lên 38,6 triệu đồng/lượng khi giá thế giới xấp xỉ 1.570 USD/ounce. Ngày 14-7-2011, ngưỡng kỷ lục 39 triệu đồng/lượng chính thức bị phá khi giá vàng thế giới áp sát 1.600 USD/ounce rồi ngưỡng 39,5 triệu đồng/lượng cũng không trụ nổi vào ngày 19-7-2011. Khi giá thế giới lập kỷ lục 1.624 USD/ounce thì giá trong nước cũng nhanh chóng tiệm cận rồi vượt qua mốc 40 triệu đồng/lượng ngày 25-7-2011. Sang đầu tháng 8-2011, giá vàng lên sát 41 triệu đồng/lượng khi vàng thế giới vượt qua 1.660 USD/ounce. Sau cú sốc hạ mức tín nhiệm của Hoa Kỳ, giá vàng thế giới bùng nổ lên sát 1.700 USD/ounce và giá vàng Việt Nam tăng 3,5 triệu đồng mỗi lượng trong ngày 8/8/2011 lên tới 44,2 triệu đồng/lượng - cao hơn giá thế giới tới 2 triệu đồng/lượng - rồi lại rơi về 43,2 triệu đồng/lượng ngay trong ngày. Sang ngày 9-8-2011, giá vàng lại lên sát 45 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước sáng ngày 9-8 đã chạm ngưỡng 46 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới vượt mức 1.760 USD/oz. Giá vàng đầu giờ chiều 9/8 đã sụt mạnh về ngưỡng 45 triệu đồng/lượng sau khi NHNN công bố quyết định cho nhập 5 tấn vàng. Chỉ trong 2 ngày 8 và 9-8-2011, giá vàng đã tăng “điên loạn” thêm gần 5 triệu đồng mỗi lượng, lặp lại kịch bản sốt giá vàng tháng 11/2009 và tháng 10-2010. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước không chỉ về số cơn sốt vàng trong năm nhiều hơn hẳn mà những cơn sốt giá vàng năm 2011 còn kéo dài hơn và trầm trọng hơn rất nhiều. Giá vàng trong nước sáng 19-8-2011 đã lập kỷ lục mới ở mức xấp xỉ 46,9 triệu đồng/lượng khi giá vàng quốc tế đạt đỉnh cao lịch sử gần 1.840 USD/oz. Nỗi lo khủng hoảng nợ công của châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Mỹ đang “tiếp lửa” cho thị trường vàng quốc tế. Không dừng lại ở đó, ngày 23-8-2011, giá vàng thế giới vượt 1900 USD/ounce và giá vàng trong nước cũng vọt lên 48,6 triệu đồng/lượng rồi vượt 49 triệu đồng/lượng. Sang ngày 24-8, giá vàng tuột dốc xuống 47,6 triệu đồng với mức giảm gần 1,5 triệu đồng một lượng do đà tuột dốc trên thị trường thế giới khi các nhà đầu tư ào ạt chốt lời với giá thế giới xuống sát 1.820 USD một ounce, mất gần 90 USD so với đỉnh cao. Cuối tháng 9-2011, thị trường vàng Việt nam lại chứng kiến cảnh hỗn loạn đội mưa để bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng. Đến cuối tháng 10-2011 giá vàng lại đột ngột đảo chiều lên 1.700 USD/ounce sau hơn một tháng dao động trong vùng 1.600 USD/ounce khiến cho vàng trong nước lại leo lên 45 triệu đồng/lượng. Khép lại một năm biến động đầy kịch tính, giá vàng cuối năm 2011 dao động nhẹ quanh mốc 1.600 USD/ounce trên thị trường quốc tế và 43 triệu đồng/lượng trên thị trường Việt Nam. Tính chung cả năm, giá vàng cuối năm 2011 tăng 24,09% so với cuối năm trước nhưng tính bình quân lại tăng tới 39%. Giai đoạn 2012-2013: Trong năm 2012 thị trường ghi nhận 2 cơn sốt vào thời điểm tháng 8 (giá vàng trong nước tăng do giá vàng thế giới tăng) và tháng 11 (do các ngân hàng đóng trạng thái vàng). Dù có những cơn “sốt” giá trên nhưng so với năm 2011, giá vàng năm 2012 vẫn không chạm đỉnh kỷ lục của năm trước (49 triệu đồng/lượng). Giá vàng xác lập đỉnh trong năm 2012 đạt mức xấp xỉ 48,5 triệu đồng/lượng (vào trung tuần tháng 10, đầu tháng 11). Tuy nhiên, thực tế năm 2012 cho thấy, tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới kéo dài từ nhiều năm nay vẫn chưa được xử lý triệt để, trái lại còn trầm trọng hơn. Vào thời điểm cuối tháng 12, giá vàng trong nước đã cao hơn giá thế giới tới 4,5 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2013 có những đặc điểm lớn sau: Thứ nhất, thị trường vàng Việt Nam có khả năng giữ bình ổn khi có sự điều tiết hợp lý của Nhà nước, kể cả khi thị trường vàng thế giới biến động tăng hoặc giảm giá. Thứ hai, tính chất công khai, minh bạch của các giao dịch liên quan đến vàng đóng vai trò quan trọng trong bình ổn thị trường, góp phần làm cho thị trường vận hành đúng thực chất. Thứ ba, việc phát huy quyền lực tuyệt đối của Nhà nước so với các tác nhân có thể tham gia thị trường khác, như: Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài…giúp giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Thứ tư, việc chỉ có một số ngân hàng và doanh nghiệp tham gia vào đấu giá, mức chênh lệch giữa giá tham chiếu với mức giá cuối cùng không lớn, cho thấy, tính đặc thù của việc đấu giá vàng tại Việt Nam. Thứ năm, những người tham gia mua vàng thường là đối tượng có thu nhập trung bình và cao, nên phần bán đấu giá vàng trong điều kiện giá vàng trong nước ở mức cao góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Trong đó, một phần thu nhập của đối tượng có thu nhập trung bình và cao chuyển sang đối tượng khác. Thứ sáu, giá vàng trong nước đứng ở mức cao trong khi giá USD duy trì khá ổn định làm tăng lợi nhuận do chênh lệch giá trong nước và giá quốc tế. Việc đặt giá vàng đấu giá và tỷ giá USD đều do Ngân hàng Nhà nước tiến hành càng làm cho tính chủ động trong điều tiết cả hai tham số quan trọng này tăng lên. Cho nên sự thận trọng điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD là cần thiết. Như vậy, tính từ ngày 28/3 đến 17/9, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 59 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.557.000 lượng (gần hơn 58,38 tấn vàng) trên tổng số 1.662.000 lượng chào thầu. Dưới đây là biểu đồ toàn cảnh thị trường vàng từ năm 2008-2013. Từ biều đồ, ta có thể nhìn thấy toàn cảnh thì trường vàng từ năm 2008 đến nay. Với những biến động chóng mặt và tăng liên tục. Điều này đòi hỏi Chính phủ và NNHN Việt Nam phải có những biện pháp hợp lý, kịp thời để ổn định nền kinh tế và pháp triển nền kinh tế. GIẢI PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀNG: Giai đoạn 2008-2009: Ngay từ thời điểm năm 2008, khi thị trường vàng thế giới bắt đầu xuất hiện các cơn sốt, tác động tới thị trường vàng Việt Nam, nguy hại hơn là xuất hiện “xới bạc” sàn giao dịch vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản khiến nhiều người đã phải ôm hận bởi rủi ro khó lường. Trước thực trạng này, cuối năm 2009 Chính phủ đã có chỉ đạo chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản, đồng thời NHNN cũng bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN. Việc chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản không phải “thuận buồm xuôi gió” bởi dư luận vẫn cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế cần sự liên thông giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế. Nhìn lại chuyện cũ để thấy rằng, nếu không vững tin, không quyết tâm thì cơ quan hoạch định chính sách rất khó đạt được kết quả. Giai đoạn 2010-2011: -Ngày 6/1/2010, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Thời hạn này sau đó đã được lùi đến ngày 30/3 và 31/7: hoạt động này không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế - xã hội, NHNN đã yêu cầu bãi bỏ kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức. Đồng thời, NHNN cũng huỷ bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các NHTM vì mức rủi ro của hoạt động này rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. -Tháng 10/2010 NHNN ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN với mục tiêu hạn chế các hoạt động huy động và cho vay vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD): Chỉ cho phép các TCTD huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, cho vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức (không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng); TCTD không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác. Với mục tiêu làm giảm sức hấp dẫn của kênh đầu tư vàng, loại bỏ dần việc vàng hóa, NHNN hy vọng Thông tư 22 sẽ khiến các NHTM bán lượng vàng đang nắm giữ, làm giảm sức nóng của thị trường. Mặt khác, cơ chế mới sẽ khắc phục rủi ro về kỳ hạn, thanh khoản và lãi suất đối với TCTD huy động và cho vay bằng vàng. Qua đó tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ. Hiệu quả của Thông tư cần phải có thời gian để đánh giá, tuy nhiên sau những biện pháp can thiệp nói trên, giá vàng trong nước không còn có những biến động bất thường như thời gian trước nữa. -Cấp phép nhập khẩu vàng: Quý 4/2010 là thời điểm thị trường vàng trong nước liên tục tăng nóng. Có những ngày giá vàng tăng đến 2,5 triệu đồng/lượng. Để bình ổn thị trường vàng và đưa giá vàng trong nước gần với giá thế giới, ngân hàng Nhà nước đã 2 lần cấp quota nhập vàng trong quý cuối của năm 2010. Lần cấp phép đầu tiên là chiều ngày 7/10. NHNN cấp hạn ngạch khoảng 3 tấn, tương đương 10% so với kiến nghị của các doanh nghiệp và yêu cầu nhập trong thời gian ngắn.Thông tin này đã giúp giá vàng hạ nhiệt nhanh chóng, từ mức trên 33 triệu đồng/lượng, xuống 32,8 triệu đồng/lượng. Lần thứ 2 NHNN cấp phép nhập khẩu khi giá vàng trong nước bị đẩy lên trên 38 triệu đồng/lượng hôm 9/11. Sau đó, ngày 24/11, các doanh nghiệp lên tiếng xác nhận được NHNN gia hạn nhập khẩu đến hết tháng 12 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu có thể chọn được thời điểm giao dịch thích hợp. Kể từ đó giá vàng trong nước không biến động quá mạnh. Những ngày cuối tháng 12, giá vàng dao động quanh mốc 36 triệu đồng/lượng. Trước đó, hồi tháng 2, NHNN cũng đã cấp quota nhập khẩu vàng không hạn chế cho SJC khi giá vàng trong nước giao động quanh mức 25 triệu đồng/lượng. -NHNN bơm ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá: 10 ngày đầu tháng 11/2010, NHNN bán can thiệp ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu nhằm bình ổn tỷ giá USD trên thị trường tự do. Khi tỷ giá USD tự do vọt mạnh lên 21.500 đồng/USD cùng với cơn sốt vàng hôm 9/11, Thống đốc tuyên bố sẽ bán ngoại tệ cho những ngân hàng có đơn xin mua ngay trong chiều hôm đó. Tuy nhiên, ông cũng cho biết kể từ khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố can thiệp thị trường, chưa có ngân hàng nào gửi đơn lên xin mua USD từ ngân hàng Nhà nước. -Bỏ thuế nhập khẩu, áp thuế xuất khẩu vàng: Ngày 12/11, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 182/2010/TT-BTC quy định về thuế nhập khẩu vàng giảm từ 1% xuống còn 0%. Danh mục các loại vàng được giảm thuế suất xuống 0% bao gồm: dạng bột, chưa gia công khác, dạng khối, thỏi hoặc thanh đúc, loại khác, dạng bán thành phẩm khác, dạng tiền tệ. Sau đó, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 184/2010/TT-BTC tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 10%, kể từ ngày 1/1/2011. Theo đó, các loại vàng nguyên liệu thuộc nhóm 8718, vàng trang sức khác có hàm lượng cao, vàng miếng vàng thỏi, vàng bột có hàm lượng dưới 99,99% sẽ chịu thuế suất 10%. Sang đến năm 2011 NHNN tiêp tục thực hiện những biện pháp điều hành thị trường vàng: -Ngày 6/10/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 32/2011/TT-NHNN : Thông tư quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-QLNH ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Theo thông tư mới được ban hành, một số ngân hàng thương mại đủ điều kiện sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép chuyển đổi một phần số vàng huy động và giữ hộ tồn quỹ (vàng tồn quỹ) thành tiền để bổ sung nguồn cung vàng trên thị trường trong nước nhằm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng thương mại này sẽ được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Đây là giải pháp được kỳ vọng là sẽ góp phần hạn chế những bất ổn về giá trên thị trường vàng như đã thể hiện thời gian qua (giá vàng trong nước cao vượt trội so với giá thế giới và trạng thái này kéo dài). Thông tư số 32/2011/TT-NHNN cũng quy định các điều khoản chặt chẽ để bảo đảm việc mở và sử dụng tài khoản vàng ở nước ngoài chỉ nhằm mục đích bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng cho các ngân hàng thương mại. Bắt đầu từ 6/10/2011, 5 ngân hàng thương mại, gồm: ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, DongA Bank và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được phép thực hiện bán vàng từ số vàng tồn quỹ theo giá hợp lý để kéo giá vàng trong nước xuống, giảm chênh lệch với giá vàng thế giới theo Thông tư 32/TT-Ngân hàng Nhà nước, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/TT-NHN v/v chấm dứt huy động vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. -Trong năm 2011, Chính phủ đã ban hành hành Nghị định 95 ngày 20/10/2011: Nghị định 95 sửa đổi  bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là bước đi đầu tiên lập lại khuôn khổ pháp lý thị trường ngoại hối. Với mức xử phạt cao đối với những vi phạm kinh doanh vàng, ngoại tệ cùng việc tăng cường công tác thanh tra, đặc biệt là tịch thu tang vật vàng nhập lậu đã từng bước thiết lập lại trật tự trên thị trường. Việc hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế được thực hiện qua 3 bước: (i) lập lại khuôn khổ pháp lý cho thị trường vàng;  (ii) chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD; (iii) chuyển đổi toàn bộ quan hệ huy động-cho vay bằng vàng sang quan hệ mua- bán vàng. Sau khi chấm dứt hoàn toàn hoạt động huy động, cho vay chuyển sang mua bán, NHNN không bình ổn giá vàng mà tham gia với tư cách là người mua bán cuối cùng trên thị trường. Qua quá trình cạnh tranh tự nhiên trên thị trường vàng, từ lâu SJC đã trở thành thương hiệu được đông đảo người dân lựa chọn, tin tưởng. Vàng SJC chiếm trên 90% lượng vàng trong nền kinh tế. Do vậy, để giảm chi phí xã hội cũng như tránh gây xáo trộn trên thị trường khi chuyển đổi, NHNN đã quyết định chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia. Với việc Chính phủ ban hành 02 Nghị định 24 và 95, Việt Nam đã có một khuôn khổ pháp lý quản lý thị trường vàng cùng với chế tài xử lý mạnh mẽ tạo nền tảng để chúng ta triển khai các bước tiếp theo. Giai đoạn 2012-2013: Chính phủ đã đặt ra mục tiêu cho giai đoạn sắp tới là không để vàng ảnh hưởng tới tỷ giá từ đó không tác động tới kinh tế vĩ mô; tác động để vàng trở nên kém hấp dẫn, chuyển đổi vàng thành vốn đầu tư đưa vào sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời chặn đứng việc dùng vàng như phương tiện thanh toán. -Ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thay thế cho Nghị định 174/1999/NĐ-CP: Lần đầu tiên chúng ta có một nghị định quy định đầy đủ, cụ thể cho mọi hình thức kinh doanh vàng trên thị trường. Theo đó tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kể cả SJC đều không được dập vàng miếng mà Nhà nước thông qua NHNN độc quyền trong sản xuất vàng miếng. NHNN tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc lựa chọn Công ty SJC gia công vàng miếng cho NHNN. Để tiết kiệm chi phí của xã hội, NHNN không thành lập bộ máy, nhập dây chuyền sản xuất thương hiệu vàng miếng mới mà sử dụng dây chuyền sản xuất và thương hiệu vàng miếng của Công ty SJC. Tuy nhiên, Công ty SJC không được tiếp tục sản xuất vàng miếng mà chỉ được gia công vàng miếng SJC 99,99% theo chỉ đạo của NHNN về hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng. Đồng thời, NHNN kiểm soát tuyệt đối hoạt động gia công vàng miếng thương hiệu quốc gia của Công ty SJC (như niêm phong khuôn, máy dập, có tổ giám sát tại SJC trong suốt quá trình sản xuất, kiểm định đầu vào và đầu ra chặt chẽ).  -Quyết định chấm dứt hoạt động huy động vàng của các TCTD: Nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô lớn đã được giải quyết đồng thời rủi ro đối với người dân và TCTD cho vay vàng sẽ được loại bỏ. Nếu cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục huy động vàng càng khuyến khích tâm lý giữ vàng của người dân, thúc đẩy tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế. Nếu huy động vào nhưng không thu xếp được đầu ra, sẽ rủi ro rất lớn. Thời gian vừa qua giá vàng lên cao, các ngân hàng phải chịu chi phí rất lớn khi mua lại số vàng đã chuyển đổi để chuyển lại vàng cho khách hàng là một ví dụ rõ ràng. Chấm dứt hoạt động huy động và cho vay bằng vàng tại các TCTD đang được triển khai một cách quyết liệt. Các NHTM phải  tích cực mua vàng để bù đắp trạng thái, trả vàng cho khách hàng. Từ tháng 4/2012 trở lại đây số vàng các TCTD mua lại từ thị trường khoảng 60 tấn. Theo số liệu của các TCTD thì các TCTD còn phải mua thêm 20 tấn vàng từ thị trường. Sau khi chấm dứt hoàn toàn hoạt động huy động, cho vay chuyển sang mua bán, NHNN thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách và từng bước chủ động vai trò là người kiến tạo và mua bán cuối cùng trên thị trường; bảo đảm quyền lợi hợp pháp và hài hòa của các chủ thể tham gia thị trường vàng miếng theo quy định; có những giải pháp thích hợp để huy động được nguồn vàng trong dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua quá trình cạnh tranh tự nhiên trên thị trường vàng, từ lâu SJC đã trở thành thương hiệu được đông đảo người dân lựa chọn, tin tưởng. Vàng SJC chiếm trên 90% lượng vàng trong nền kinh tế. Do vậy, để giảm chi phí xã hội cũng như tránh gây xáo trộn trên thị trường khi chuyển đổi, NHNN đã quyết định chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia. Với việc Chính phủ ban hành 02 Nghị định 24 và 95, Việt Nam đã có một khuôn khổ pháp lý quản lý thị trường vàng cùng với chế tài xử lý mạnh mẽ tạo nền tảng để chúng ta triển khai các bước tiếp theo.  -NHNN tổ chức đấu thầu (2013)Theo Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 cùa NHNN về hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước: NHNN có thể tùy từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu theo giả́ hoặc theo khối lượng) và mua bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu (gồm 11 bước từ khi thông báo đến ký văn bản xác nhận, mua bán) và mua bán trực tiếp (gồm 7 bước từ thông báo mua bán, tổ chức chuyển tiền đặt cọc).  Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng miếng đặt thầu bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu vượt quá khối lượng NHNN thông báo thì mức trúng thầu xếp thứ tự từ cao nhất xuống thấp nhất, Trường hợp ở mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có nhiều dơn vị đặt mua hoặc bán thì khối lượng còn lại chia đều cho tất cả.  Khi đấu thầu theo giá, xét theo thứ tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới thấp nhất mà tại đó NHNN bán dược khối lượng tối đa; hoặc xét theo thứ tự từ thấp đến cao nếu NHNN mua được khối lượng tối đa, Giá trúng thầu của từng đơn vị là giá đặt thầu của chính đơn vị đó. Tính cho đến hết ngày 26/7/2013, sau 4 tháng triển khai, đã có 47 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, tổng khối lượng trúng thầu là 1.271.400 lượng (giảm 49 tấn) trên tổng số 1.374 000 lượng chào thầu. Kết quả 47 phiên đấu giá vàng miếng cho thấy, quy trình đấu thầu cùa NHNNđược thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 của NHNN. Mục tiêu cao nhất của việc NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng trước thời điểm 30/6/2013 với tư cách là người kiến tạo và bảo đảm nguồn cung vàng miếng cho thị trường đã được thực hiện tốt. Các hoạt động đấu thầu vàng miếng sẽ được tiếp tục với sự tuân thủ các nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ hơn và sự tham gia rộng rãi, tự do hơn của các đối tượng và chủ thể thị trường. Các yêu cầu về phương thức thanh toán và cung ứng vàng trúng thầu cũng cần được nâng cao hơn để bảo đảm an ninh ngoại hối và quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này.  Đặc biệt, cần khẳng định mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng miếng là góp phần ổn định và dễ dự đoán các động thái thị trường vàng trong nước theo sát các động thái giá và xu hướng thị trường vàng thế giới. -Những giải pháp bình ổn thị trường vàng thời gian tới: Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường vàng trong nước, đặc biệt là quản lý thị trường vàng miếng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định của Luật NHNN, theo đúng tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Quyết định 16/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng miếng của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Nghị định nêu trên, cần có sự thống nhất nhận thức và đồng bộ, nhất quán trong định hướng mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý thị trường này. Theo đó, NHNN thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách và từng bước chủ động vai trò là người kiến tạo và mua bán cuối cùng trên thị trường; bảo đảm quyền lợi hợp pháp và hài hòa của các chủ thể tham gia thị trường vàng miếng theo quy định; có những giải pháp thích hợp để huy động được nguồn vàng trong dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.  Các hoạt động đấu thầu vàng miếng sẽ được tiếp tục với sự tuân thủ các nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ hơn và sự tham gia rộng rãi, tự do hơn của các đối tượng và chủ thể thị trường. Các yêu cầu về phương thức thanh toán và cung ứng vàng trúng thầu cũng cần được nâng cao hơn để bảo đảm an ninh ngoại hối và quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này.  Đặc biệt, cần khẳng định mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng miếng là góp phần ổn định và dễ dự đoán các động thái thị trường vàng trong nước theo sát các động thái giá và xu hướng thị trường vàng thế giới; theo yêu cầu của Quốc hội, cần gia tăng sự liên thông thị trường của vàng trong nước với vàng quốc tế, từng bước thu hẹp sự cách biệt giá trong nước và quốc tế; giải tỏa sức ép các yếu tố tâm lý về sự khan hiếm vàng giả tạo, cũng như các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá một chiều trong tương lai; giảm dần giao dịch vàng miếng để chuyển sang giao dịch tập trung, có tổ chức các sản phẩm khác của vàng với hệ thống các công cụ bảo hiểm rủi ro; ngày càng hội nhập và tiếp cận được những sản phẩm tài chính quốc tế; ưu tiên lợi ích ổn định vĩ mô và cân đối, bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối; ngăn chặn các hiện tượng liên kết làm giá, giữ giá, đẩy giá trong và sau đấu thầu vàng miếng; giám sát việc sử dụng vàng và giá bán lẻ đối với lượng vàng trúng thầu; giảm thiểu việc các tổ chức tín dụng cho vay để kinh doanh vàng; nâng cao hơn các yêu cầu minh bạch hóa và phòng chống rửa tiền trong kinh doanh vàng...Hơn nữa, cần tránh ngộ nhận và đồng nhất việc độc quyền nhập khẩu và dập vàng thương hiệu quốc gia giống như độc quyền sản xuất tiền của Chính phủ, càng không thể quản lý vàng theo thương hiệu quốc gia như một dạng tiền tệ chính thức quốc gia. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜN VÀNG: Giai đoạn 2008-2009: Năm 2008, với việc sử dụng biện pháp nhập khẩu vàng. Việt Nam trở thành một trong những nước nhập khẩu vàng hàng đầu của thế giới. Chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2008, Việt Nam nhập khẩu khoảng 62 tấn vàng. Cho tới trước thời điểm dừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD (45 tấn), so với tổng giá trị nhập khẩu vàng của cả năm 2007 là 1,6 tỷ USD (70 tấn). Để chống nhập siêu, đầu năm 2009, NHNN chỉ cấp quota xuất vàng mà không cho phép nhập khẩu vàng. Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu khi giá vàng trong nước thấp hơn quốc tế. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm tàng nhiều rủi ro. Nhất là trong thời gian đầu năm 2009 giá vàng trong nước bị đẩy lên cao hơn giá thế giới. Thị trường vàng trong nước hầu như đóng băng do có tình trạng ghìm hàng chờ giá, mặc dù lượng vàng tích lũy trong dân rất lớn nhưng người dân không bán ra cũng khiến lượng vàng trên thị trường trở nên khan hiếm. Thị trường vàng trong nước bất ổn, thường xuyên có các cơn sốt vàng, người dân đổ xô đi mua, bán vàng, hoạt động đầu cơ trên thị trường diễn ra mạnh mẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường ngoại hối và tỷ giá, chỉ số giá cả và ổn định kinh tế vĩ mô, thậm chí chí gây bất ổn an ninh, trật tự xã hội. Các sàn vàng thu hút hàng triệu người ở cả nông thôn và thành thị tham gia... Chính vì vậy mà năm 2009, Chính phủ đã chính thức cấm và chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Giai đoạn 2010-2011: Theo thông tư 32, bắt đầu từ 6/10/2011, 5 ngân hàng thương mại, gồm: ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, DongA Bank và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được phép thực hiện bán vàng từ số vàng tồn quỹ theo giá hợp lý Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện, 5 đơn vị nói trên và SJC đã bán ra trên 5 tấn vàng. Lập tức, giá vàng hạ nhiệt mạnh, từ mức giá bán ra 44,63 triệu đồng/lượng ngày hôm trước, cuối giờ ngày 6/10 chỉ còn 44 triệu đồng/lượng.Giá vàng trong nước giảm, giá vàng thế giới tăng làm cho chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn 1,5 triệu đồng/lượng. Từ kinh nghiệm và những thành công của Ngân hàng Nhà nước trong việc bán vàng can thiệp giữ ổn định thị trường những năm trước đây, đã cho thấy: -Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước có đủ quyền lực và sức mạnh để can thiệp thị trường, không một tổ chức, cá nhân nào có thể lũng đoạn hoặc làm giá để thu lợi cho riêng mình. -Thứ hai, vàng miếng, vàng thỏi, vàng nguyên liệu thực chất là tiền tệ, do đó rất cần quản lý chặt chẽ như quản lý ngoại tệ, không thể cho các doanh nghiệp, không phải là tổ chức tín dụng sản xuất, mua bán vàng miếng tự do và gây rối loạn thị trường như hiện nay. -Thứ ba, vàng có mối quan hệ rất chặt chẽ với ngoại tệ, để ổn định tỷ giá và giá vàng, việc quản lý kinh doanh vàng miếng cần thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011, đó là: “kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh vàng, trong quý II/2011 Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”. Để Ngân hàng Nhà nước quản lý được thị trường vàng một cách chủ động, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp; trong đó có biện pháp nhập khẩu vàng bán can thiệp theo đề án ổn định tỷ giá và giá vàng nói trên. Nếu thực hiện biện pháp này, Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu thành lập lại công ty kinh doanh vàng bạc với các nhiệm vụ vốn có của nó. Giai đoạn 2012-2013: Hai Nghị định 95 và 24 ra đời đã tạo “chốt chặn” quan trọng, chặn đứng hoạt động nhập lậu vàng. Vì dù có vận chuyển trót lọt qua biên giới thì khi vào thị trường không thể tiêu thụ được vì NHNN là cơ quan duy nhất sản xuất vàng miếng. Việc giảm mạnh hoạt động nhập lậu vàng đã hạn chế đáng kể tác động của nhu cầu mua vàng lên tỷ giá, tránh “chảy máu” ngoại tệ của đất nước. Mặc dù  hiện vẫn đang có sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nhưng tỷ giá VND/USD thời gian qua ổn định. Như đã nói ở trên, từ tháng 4/2012 trở lại đây, hệ thống TCTD đã mua vào khoảng 60 tấn vàng do người dân bán ra. Con số này chứng tỏ vàng giảm sự hấp dẫn, tâm lý dân chúng dần ổn định, niềm tin vào VNĐ được củng cố. Một trong những nội dung bình ổn thị trường vàng mà Nghị định 24 đã làm được là ổn định được giá vàng trong nước một cách tương đối, làm cho động cơ để đầu cơ vào vàng khi giá thế giới biến động không còn hấp dẫn như trước đây nữa và tránh được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài mà từ đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.  Về tổng thể, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ/ mua bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản, hoạt động ổn định và vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước dây. Hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường, tỷ giá ổn định/ lạm phát dược kiểm chế, ngoài ra, đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.  Có thể nói, tuyệt đại đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường vàng đã được thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ thực tế giai đoạn 2012 - 2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Ngoài ra, thực hiện cơ chế quản lý vàng mới theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã giúp tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiêu nhập khẩu vàng. NHNN cho biết đã cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50 - 60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Đồng thời, khối lượng ngoại tệ NHNN sử dụng để nhập khẩu vàng lá nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bở ra để nhập khẩu vàng trong những năm trước đây, Và lượng ngoại tệ này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ NHNN đã mua vào tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua. Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch cao, kéo dài giữa vàng trong nước và quốc tế là do nguồn cung cho thị trường chủ yếu là nguồn vàng nhập khẩu và được định giá sàn độc quyền cao có mục tiêu, trong bối cảnh các NHTM có nhu cầu cao về vàng miếng để đáp ứng nhiệm vụ tất toán trạng thái vàng trước 30/6/2013 theo yêu cầu của NHNN.  Đồng thời, đó còn do hiện tượng các NHTM và công ty kinh doanh vàng trúng thầu trì hoãn hoặc cố tình giảm giá vàng chậm hơn cho lượng vàng mình tung ra thị trường so với tốc độ sự sụt giảm mạnh bất ngờ, liên tục và khó đoán định của vàng thế giới, cũng như e ngại rủi ro từ nguyên tắc "không liên thông" giữa thị trường trong nước với thế giới mà NHNN đang cố gắng theo đuổi. Tuy vậy, giá vàng miếng trong nước cũng có tính ổn định hơn, đồng điệu xu hướng, dù với mức giảm nhẹ hơn giá thế giới và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2011. Chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định 24/2012/ NĐ-CP để chống "vàng hóa'' (nhất là chống việc coi vàng như công cụ thanh toán) là đúng và cần thiết, bảo đảm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia có mục tiêu; đồng thời, cần thực hiện quản lý vàng thương hiệu quốc gia trên cơ sở pháp lý đầy đủ, minh bạch, với giá được tính theo hàm lượng vàng, được chuẩn hóa và bảo đảm bởi yêu cầu mang tính pháp định cao.Hiện tượng cùng một miếng vàng có trọng lượng và hàm lượng giống hệt nhau, nhưng nếu chúng được dập thành thương hiệu quốc gia thì giá sẽ cao hơn hẳn loại dập dưới thương hiệu khác, chính là điển hình của việc ngộ nhận vàng thương hiệu quốc gia là tiền quốc gia, khiến làm tăng giá trị ảo của vàng miếng mang thương hiệu quốc gia. Cần hiểu rõ hơn về giá trị của vàng để tránh tự gây thiệt hại cho mình khi tham gia mua bán hoặc muốn sở hữu vàng. Triển vọng giá vàng trong nước sẽ bám sát giá vàng thế giới từ sau tháng 6/2013 khi đã tất toán trạng thái vàng của các NHTM sẽ còn là một ẩn số có thể chưa thực hiện được trong thời gian gần. Tuy nhiên, sự bám sát giá vàng trong nước và thế giới là nguyên tắc của giá cả thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa; cũng như là điều kiện để giảm thiểu tình trạng đầu cơ, sốt giá và rủi ro kinh doanh vàng. Về tổng thể và trung hạn, giá vàng sẽ tiếp tục có những động thái bất thường, không loại trừ sự gia tăng và sụt giảm nhanh với những biên độ lớn và giật cục.Những nguyên nhân cội rễ lớn nhất và trực tiếp của sự biến động này chính là những toan tính, chính sách và hành động có chủ đích nhằm thao túng thị trưởng và tạo sức ép có lợi trong thương mại và thương lượng chính trị quốc tế của một số nước lớn, các quỹ đầu cơ vàng là hệ quả của cuộc chiến tiền tệ trên thế giới, cũng như sự thiếu lành mạnh tài chính - ngân hàng tiềm tàng trong nhiều nước trên thế giới.  Đặc biệt, yếu tố tâm lý và sự nhạy cảm giá vàng tùy thuộc tỷ lệ thuận với độ "đóng cửa", thiếu liên thông trực tiếp, nhanh nhậy và thiếu minh bạch thông tin trên thị trường vàng trong nước. Vì vậy, việc bảo đảm dòng chảy tự nhiên của vàng giữa thị trường trong nước và quốc tế theo các nguyên tắc thị trường và sự phát triển đầy đủ, vận hành có hiệu năng thực tế của các thể chế thị trường là hết sức cần thiết; đồng thời, việc tăng cường quản lý các hiện tượng buôn lậu, đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt và những hiện tượng lạm dụng để trục lợi cũng quan trọng không kém trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường vàng. Ý KIẾN CỦA NHÓM: Nhận xét: Từ Quí 4/2008, "việc đổ xô đi tìm nơi trú ẩn an toàn” trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đã góp phần làm giá vàng thế giới tăng mạnh. Đồng thời, mức độ biến động giá vàng thế giới cũng tăng. Giá thế giới tăng và mức biến động cao hơn của thị trường thế giới đã được truyền tải vào thị trường vàng Việt Nam. Tiếp đó, biến động cao hơn của thị trường vàng trong nước lại được truyền tải vào thị trường ngoại hối do mối quan hệ giữa hai thị trường tài sản này vì vai trò của vàng là tài sản tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam. Sự biến động của ngoại hối và vàng đã đặt bảng cân đối của các ngân hàng Việt Nam vào tình trạng rủi ro thông qua một vài kênh, bao gồm cả rủi ro tín dụng và thanh khoản. Bên cạnh đó, bảng cân đối tài sản của ngân hàng cũng bị mất cân đối về kỳ hạn và đồng tiền. Đồng thời, việc nhập khẩu lượng vàng lớn đã làm giảm dự trữ quốc tế năm 2009. Trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu ổn định hơn, giá vàng thế giới cuối cùng đã bắt đầu giảm dần vào Quí 3/2012. Trong suốt giai đoạn 2011-2013, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp liên quan đến thị trường vàng. Các biện pháp này bắt đầu từ tháng 4/2011 bằng việc chấm dứt cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Tháng 4/2012, Chính phủ ban hành nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nội dung của Nghị định này bao gồm cả việc hạn chế và ủy quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính phủ cũng yêu cầu các ngân hàng tất toán các khoản tiền gửi bằng vàng của mình. NHNN bắt đầu tổ chức đấu thầu vàng miếng từ ngày 28/3 để giảm bớt mất cân đối cung cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_giai_phap_binh_on_thi_truong_vang_cua_nhnn_viet_nam_4158.doc
Tài liệu liên quan