Đa dạng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn

Động lực là sự biến đổi cảnh quan theo thời gian không phụ thuộc vào sự biến đổi cấu trúc cảnh quan. Động lực cảnh quan chịu tác động của các nhân tố tự nhiên (năng lượng bức xạ Mặt trời, hoạt động của gió mùa…) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Lãnh thổ Bắc Kạn mang đặc điểm động lực chung của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm, đó là có tổng lượng bức xạ, tổng nhiệt lớn, có lượng mưa phong phú và hoạt động luân phiên của gió mùa để tạo nên tính chất mùa của khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. Điều đó đã quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của các yếu tố thành tạo cảnh quan lãnh thổ, tăng cường hoặc kìm hãm các quá trình địa mạo, hình thành nên các kiểu địa hình ở Bắc Kạn như: địa hình bóc mòn, rửa trôi, xâm thực, xói lở ở các khu vực đồi núi, sườn dốc và thung lũng thượng nguồn các khe suối, nhất là trong mùa mưa lũ; địa hình bồi tụ ở những khu vực trũng thấp như đồi gò thấp, thung lũng ven sông suối, đồng bằng giữa núi; địa hình caxtơ độc đáo ở những khu vực có nhiều đá vôi với nguồn nước ngầm phong phú. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu còn thúc đẩy các quá trình phong hóa, hình thành 2 hệ đất chính trên lãnh thổ là đất feralit ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng giữa núi với 4 nhóm đất và hàng chục loại đất khác nhau. Tính chất nhiệt đới của khí hậu còn là động lực hình thành và phát triển thảm thực vật nhiệt đới đa dạng ở tỉnh Bắc Kạn đó là kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh mưa mùa ở vùng núi, các loại cây cây nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở vùng đồi, các loại cây hàng năm và lúa ở vùng đồng bằng thung lũng khá bằng phẳng. Tính chất mùa của khí hậu kéo theo tính chất mùa của chế độ nước sông suối, là động lực phát triển theo mùa của cây trồng, vật nuôi và hoạt động sản xuất của con người, cũng là động lực tạo nên tính chất mùa của cảnh quan lãnh thổ.[4] Động lực tự nhiên thúc đẩy cảnh quan phát triển theo quy luật tự nhiên. Tốc độ biến đổi của chúng không quá nhanh nếu không có tác động của con người. Các nghiên cứu về cảnh quan đều khẳng định hoạt động khai thác lãnh thổ của con người là động lực lớn nhất, quyết định nhất đến sự biến đổi của cảnh quan. Ở Bắc Kạn, các tác động của con người đến sự hình thành, phát triển và biến đổi của cảnh quan diễn ra theo cả hai xu hướng. Xu hướng tích cực là con người đã biết phục hồi rừng, trồng rừng, làm ruộng bậc thang… để giữ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi, tạo cân bằng sinh thái (cảnh quan số 25, 39, 43, 60, 66, 71, 76, 80, 85, 89). Xu hướng tiêu cực là khai thác khoáng sản bừa bãi, chặt phá rừng quá mức, canh tác không hợp lý, xây dựng nhà cửa, đường giao thông… đã làm cho diện tích đất trống, đồi núi trọc tăng lên, quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ hơn, đất đai bị thoái hóa, nguồn nước bị cạn kiệt, không khí bị ô nhiễm (cảnh quan số 5, 8, 11, 14, 15, 18, 26, 31, 40, 44, 49, 53, 56, 61, 67, 72, 77, 81). Qua những phân tích ở trên cho thấy cảnh quan Bắc Kạn đang bị biến đổi mạnh mẽ bởi hai tác nhân là tự nhiên và hoạt động của con người. Song cảnh quan là một hệ thống thống nhất, có mối quan hệ tác động mật thiết với nhau nên khi một cảnh quan bị tác động và biến đổi sẽ dẫn các cảnh quan liền kề cũng bị ảnh hưởng và biến đổi theo. Điều đó đặt ra vấn đề con người nên điều chỉnh các tác động của mình sao cho các cảnh quan phát triển theo chiều hướng tốt lên và mọi hoạt động khai thác, sử dụng lãnh thổ cần phải đặt mục tiêu kinh tế bên cạnh mục tiêu phục hồi, tái tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. [5]

pdf8 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 65 ĐA DẠNG CẢNH QUAN TỈNH BẮC KẠN Phạm Hương Giang* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cảnh quan Bắc Kạn đa dạng và phức tạp. Trên nền chung của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa của cả nước, lãnh thổ còn được phân chia thành 3 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan, 92 loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan mang một hoặc một vài chức năng tự nhiên như: phòng hộ và bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất lâm nghiệp, phát triển nông lâm kết hợp, sản xuất nông nghiệp và định cư, phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp... Động lực biến đổi của cảnh quan Bắc Kạn diễn ra theo các hướng khác nhau, tùy thuộc vào sự tương tác của các yếu tố tự nhiên và các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Từ các phân tích trên, chúng ta có thể đề xuất các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho tỉnh này. Từ khóa: Cảnh quan, đa dạng, cấu trúc, chức năng, động lực. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CẢNH QUAN BẮC KẠN* 1. Khái niệm đa dạng cảnh quan và các hướng tiếp cận nghiên cứu hiện nay Khái niệm đa dạng cảnh quan ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cảnh quan. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Theo A.I. Bacca và V.O. Mokiev (1997) định nghĩa: “đa dạng cảnh quan là sự biểu hiện vô số những thông tin của một cá thể hay một nhóm trên những khoanh vi địa hình, mà sự biểu hiện bên ngoài của nó là sự tác động giữa tự nhiên với con người và sự tác động của chính các thành phần tự nhiên đó”. Hiện nay, trong cảnh quan học tồn tại hai hướng tiếp cận nghiên cứu đa dạng cảnh quan. Một là hướng phân tích định tính và định lượng cấu trúc cảnh quan của khu vực dựa trên bản đồ cảnh quan và toán thống kê xác định các hệ số. Hướng này xác định được tần số xuất hiện các cảnh quan trong một không gian nhất định trong những những tổng thể tự nhiên phức tạp, có cấu trúc địa chất không đồng nhất. Hướng thứ hai là nghiên cứu đa dạng cảnh quan dựa trên dữ liệu viễn thám. Theo đó, sự đa dạng cảnh quan được hiểu là sự kết hợp về hình dạng và kích thước của những hệ sinh thái khác nhau trên một diện tích lớn.[1] * ĐT: 0943977009; Email: phamhuonggiangsptn@gmail.com Nghiên cứu khái niệm đa dạng cảnh quan được dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống, tức là coi một lãnh thổ có diện tích bất kỳ là một hệ thống có cấu trúc rõ ràng, phụ thuộc vào các thể tổng hợp địa lý tự nhiên. Do vậy, tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đa dạng cảnh quan cho phép chúng ta xem xét sự đa dạng cảnh quan như một chỉ báo của tổ chức có thứ bậc cảnh quan khu vực và cấu trúc cảnh quan của vùng lãnh thổ bất kỳ. Sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo phải luôn được cân nhắc với việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội. 2. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn Kế thừa các hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước, kết quả phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan và tỉ lệ bản đồ thành lập cho lãnh thổ nghiên cứu (1:100.000), chúng tôi đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho Bắc Kạn gồm 6 cấp được thể hiện trên bảng 1. SỰ ĐA DẠNG CẢNH QUAN BẮC KẠN Tính chất đa dạng cảnh quan của Bắc Kạn được thể hiện trong cấu trúc, chức năng và động lực biến đổi cảnh quan.[2],[3] 1. Đa dạng về cấu trúc cảnh quan Với đặc thù là một tỉnh miền núi Đông Bắc Bắc Bộ, thiên nhiên Bắc Kạn vừa chịu tác động của các quá trình tự nhiên (xâm thực, bóc mòn, rửa trôi, bồi tụ), vừa chịu tác Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 66 động của các hoạt động khai thác tài nguyên của dân cư bản địa, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Các nhân tố này đã quyết định sự phân hóa cảnh quan tỉnh Bắc Kạn, chi phối cấu trúc cảnh quan và được thể hiện qua cấu trúc đứng và cấu trúc ngang. Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho tỉnh Bắc Kạn Cấp phân loại Chỉ tiêu Hệ CQ Nền bức xạ Mặt trời quyết định chế độ nhiệt - ẩm theo đới, kết hợp với hệ thống hoàn lưu khí quyển cỡ châu lục. Phụ hệ CQ Tương tác giữa đại địa hình và hoàn lưu gió mùa quyết định sự phân bố lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh thổ. Kiểu CQ Kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh. Lớp CQ Đặc điểm phát sinh hình thái đại địa hình thể hiện quy luật phân hóa phi địa đới của tự nhiên. Phụ lớp CQ Phân chia trong phạm vi cấp lớp, dựa vào đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, thể hiện qua sự phân hóa đai cao. Loại CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa nhóm quần xã thực vật và loại đất. a. Cấu trúc đứng Cấu trúc đứng của cảnh quan Bắc Kạn thể hiện thứ tự sắp xếp các hợp phần trên lãnh thổ. Ở Bắc Kạn, cấu trúc đứng có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ miền núi xuống đồng bằng. Vùng núi (độ cao từ 600m trở lên, độ dốc từ 150) là vùng có độ cao và độ dốc lớn, quá trình sườn thống trị, lớp phủ thổ nhưỡng mỏng, các loại đất chính là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất dốc tụ Tương quan nhiệt ẩm dồi dào nên lớp phủ rừng chiếm ưu thế: rừng kín lá rộng thường xanh ít bị tác động, rừng kín thứ sinh, rừng tre nứa Vùng đồi (độ cao từ 200 đến 600m, độ dốc 8 - 150) có độ cao và độ dốc vừa phải, quá trình sườn vẫn còn thống trị nhưng yếu hơn vùng núi, với các loại đất chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt, tầng đất dày hơn, chất lượng khá tốt là tiềm năng lớn cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả hoặc trồng rừng, vì vậy vùng đồi là vùng được ưu tiên cho mô hình nông lâm kết hợp hiện nay. Với ưu thế có độ cao và độ dốc thấp (độ cao dưới 200m, độ dốc dưới 80), vùng đồng bằng là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của con người, cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc. Quá trình tích tụ là quá trình thống trị ở đây, hình thành nên đất phù sa, tầng đất dày, thành phần cơ giới tốt, giàu dinh dưỡng nên vùng này là nơi canh tác nông nghiệp chủ yếu của tỉnh, với các loại cây chủ đạo như lúa, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm. b. Cấu trúc ngang Cấu trúc ngang cho biết sự phân hóa không gian của các đơn vị cảnh quan và mối liên hệ giữa các cấp cảnh quan. Bắc Kạn thuộc hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, phụ hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có 1 kiểu cảnh quan, 3 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp và 92 loại cảnh quan (không kể cảnh quan sông, suối, hồ, ao - cảnh quan đánh số 93). Cấu trúc ngang của cảnh quan Bắc Kạn được phân hóa như hình 1. * Lớp cảnh quan: Ở Bắc Kạn được phân chia làm 3 lớp: - Lớp cảnh núi: phân bố ở độ cao từ 600m trở lên, phổ biến ở khoảng độ cao 600 - 1000m, độ cao từ 1000m trở lên chiếm diện tích không nhiều nhưng lại là nơi tập tập trung các đỉnh núi cao nhất tỉnh: thuộc cánh cung Sông Gâm có các đỉnh Pú Bình (1.404m), Khuổi Tàng (1.359m), Tam Tao (1.328m); thuộc cánh cung Ngân Sơn có đỉnh Khau Xiểm (1.147m), Phan Ngam (1.263m), Long Siêng (1.146m) Đây là nơi bắt nguồn của các con sông lớn trong tỉnh. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc từ 150 trở lên, việc canh tác và định cư của nhân dân gặp nhiều khó khăn nên dân cư thưa thớt, kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên lớp cảnh quan này có khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp nên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bên cạnh tiềm năng vốn có là lâm nghiệp và thủy điện. Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 67 Hình 1. Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Bắc Kạn - Lớp cảnh quan đồi: có độ cao từ 200 đến 600m, độ dốc 8 - 150, là lớp cảnh quan chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng. Đặc điểm nền rắn khá phức tạp, khí hậu nóng ẩm, rừng trồng, trảng cỏ - cây bụi chiếm đa số. Trong điều kiện lượng mưa phân mùa, quá trình thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ nên nhiều nơi đất bị trơ sỏi đá. Tuy vậy, vùng đồi lại là nơi có nhiều thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp. - Lớp cảnh quan đồng bằng: đặc trưng bởi quá trình bồi tụ vật liệu từ hai lớp cảnh quan núi và đồi, mang lại cho đồng bằng lượng phù sa màu mỡ. Với ưu thế có độ cao thấp (dưới 200m), độ dốc vừa phải (dưới 80), đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên lớp cảnh quan đồng bằng là nơi trồng trọt lương thực thực phẩm chủ yếu của người dân. Cũng vì thế, từ lâu lớp cảnh quan này bị khai thác với tốc độ khá mạnh, nhiều nơi cảnh quan tự nhiên bị biến đổi nhanh chóng, hình thành nên các cảnh quan nhân sinh. * Phụ lớp cảnh quan: được phân chia trong phạm vi lớp cảnh quan theo chỉ tiêu đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, thể hiện qua sự phân hóa đai cao của tự nhiên. Theo PGS.TS. Phạm Hoàng Hải (Viện Địa lý), lãnh thổ Bắc Kạn được chia làm 5 phụ lớp. Đặc điểm phân hóa như trên bảng 2. * Loại cảnh quan: là tổ hợp của các loại đất có trên các lớp và phụ lớp cảnh quan với các nhóm thực vật khác nhau, là những đơn vị cụ thể phản ánh đầy đủ nhất, đặc trưng nhất về hiện trạng và đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn. Toàn tỉnh được tạo nên bởi 92 loại cảnh quan khác nhau (bảng 3). Trong đó, nhóm cảnh quan rừng và trảng cỏ - cây bụi chiếm diện tích lớn nhất, đồng thời cũng là hai nhóm loại có số lần lặp lại nhiều nhất, chúng phân bố trên tất cả các lớp và phụ lớp. Trong số 92 loại cảnh quan, loại cảnh quan số 44 có diện tích lớn nhất (104.848,6 ha), loại cảnh quan số 42 có số lần lặp lại nhiều nhất (151 khoanh vi), những loại cảnh quan trên đất Fa (đất vàng đỏ trên đá macma axit) và đất Fs (đất đỏ vàng trên đá sét) phân hóa đa dạng và phức tạp nhất. Cảnh quan Bắc Kạn tuy phân hóa đa dạng và phức tạp nhưng vẫn thể hiện được quy luật chung đó là: cảnh quan núi phân bố chủ yếu ở phía tây và phía bắc của tỉnh, cảnh quan đồi và đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam của tỉnh; cảnh quan đồng bằng thường nằm xen kẽ vào giữa các cảnh quan núi đồi tạo nên kiểu đồng bằng thung lũng giữa núi; phân hóa theo đai cao là tính chất bao trùm của thiên nhiên lãnh thổ Bắc Kạn. 18 loại 38 loại 17 loại 10 loại 9 loại Phụ lớp núi TB Phụ lớp núi thấp Phụ lớp đồi cao Phụ lớp đồi thấp Phụ lớp ĐB thung lũng Lớp CQ đồng bằng Lớp CQ đồi Lớp CQ núi Kiểu CQ rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa Phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh Hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 68 Bảng 2. Phân hóa độ cao và diện tích giữa các phụ lớp cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Lớp CQ Phụ lớp CQ Độ cao tuyệt đối Diện tích (ha) Tỉ lệ % diện tích Lớp núi Núi trung bình > 1.000 m 49.381,2 10,11 Núi thấp 600 - 1.000m 355.343,4 72,78 Lớp đồi Đồi cao 400 - < 600m 53.842,2 11,03 Đồi thấp 200 - < 400m 4.313,1 0,88 Lớp đồng bằng Đồng bằng giữa núi < 200m 25.374,3 5,20 Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là: 488.254,2 ha Bảng 3. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa Loại thực vật Loại đất Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh Rừng trồng Cây bụi Cây hàng năm Cây lâu năm Thủy sinh Núi Núi trung bình Đất trơ sỏi đá 1 2 Đất vàng đỏ trên đá macma axit 3 4 5 Đất vàng nhạt trên đá cát 6 7 8 Đất đỏ vàng trên đá sét 9 10 11 Đất mùn vàng trên đá macma axit 12 13 14 Đất mùn vàng rên đá cát 15 Đất mùn đỏ trên đá sét 16 17 18 Núi thấp Đất dốc tụ 19 Đất trơ sỏi đá 20 21 22 Đất vàng đỏ trên đá macma axit 23 24 25 26 27 28 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ 29 30 31 32 Đất biến đổi do trồng lúa 33 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 34 35 36 Đất vàng nhạt trên đá cát 37 38 39 40 Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 69 Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa Loại thực vật Loại đất Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh Rừng trồng Cây bụi Cây hàng năm Cây lâu năm Thủy sinh Núi Núi thấp Đất đỏ vàng trên đá sét 41 42 43 44 45 46 Đất đỏ nâu trên đá vôi 47 48 49 50 Đất mùn đỏ trên đá sét 51 52 53 Đất mùn đỏ trên đá vôi 54 55 56 Đồi Đồi cao Đất dốc tụ 57 Đất vàng đỏ trên đá macma axit 58 59 60 61 62 63 Đất vàng nhạt trên đá cát 64 65 66 67 68 Đất đỏ vàng trên đá sét 69 70 71 72 73 Đồi thấp Đất vàng đỏ rên đá macma axit 74 75 76 77 78 Đất đỏ vàng trên đá sét 79 80 81 82 83 Đồng bằng Đất phù sa chua 84 85 86 87 Đất phù sa ngọt 88 89 90 91 92 Sông, hồ, mặt nước 93 2. Đa dạng về chức năng cảnh quan Mỗi đơn vị cảnh quan luôn mang một chức năng tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của con người. Qua phân tích đặc điểm cấu trúc, chúng tôi xác định cảnh quan lãnh thổ Bắc Kạn có những chức năng tự nhiên sau:[3],[4] * Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường: đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong chức năng này là những cảnh quan thuộc lớp cảnh quan núi, chúng có vai trò hạn chế xâm thực, trượt lở đất, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu Những cảnh quan này có lớp phủ thực vật là rừng kín lá rộng thường xanh ít bị tác động hay còn gọi là rừng nguyên sinh (cảnh quan số 1, 3, 6, 9, 12, 16, 20, 23, 29, 37, 41, 47, 51, 54), rừng kín thứ sinh (cảnh quan số 4, 7, 10, 13, 17, 21, 24, 30, 34, 38, 42, 48, 52, 55) trên các loại đất khác nhau, thậm chí có cả rừng trồng khép tán (25, 39, 43). Ở vùng đồi, tuy độ cao và độ dốc nhỏ hơn nhưng quá trình ngoại sinh vẫn diễn ra khá mạnh, lớp phủ thực vật trong các cảnh quan thuộc lớp cảnh quan này đảm nhận chức năng bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ sản xuất nông nghiệp (cảnh quan số 58, 59, 60, 64, 65, 66, 69, 70, 71, 74, 75, 76, 79, 80). * Chức năng kinh tế - xã hội: - Chức năng phát triển lâm nghiệp và sản xuất nông lâm kết hợp: là những cảnh quan vùng đồi núi, có độ cao và độ dốc khá lớn. Nhóm cảnh quan có chức năng phát triển lâm nghiệp là những cảnh quan phân bố chủ yếu trên vùng núi thấp, có độ dốc 15 - 250, có lớp phủ là rừng tự nhiên, rừng thứ sinh hoặc rừng trồng (cảnh quan số 20, 21, 23, 24, 25, 29, 30, Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 70 34, 37, 38, 39, 41, 42, 43, 47, 48, 51, 52, 54, 55). Những cảnh quan có độ dốc 8 - 150, có thể phát triển nông lâm kết hợp hay các mô hình canh tác trên đất dốc, nhằm bảo vệ tài nguyên đất, cung cấp nông sản cho nhân dân (cảnh quan số 60, 66, 71, 76, 80). Nhóm cảnh quan có chức năng phát triển nông nghiệp đồi núi gồm những cảnh quan có hiện trạng lớp phủ là cây trồng lâu năm (cảnh quan số 28, 36, 46, 63, 83) và cây trồng hàng năm (cảnh quan số 19, 27, 32, 33, 35, 45, 50) trên nhiều loại đất khác nhau. - Chức năng sản xuất nông nghiệp và định cư: là những cảnh quan nằm ở vùng đồi, vùng đồng bằng, nơi có đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, địa hình khá bằng phẳng hoặc bề mặt đồi lượn sóng, thuận lợi cho việc canh tác lúa, cây hàng năm và định cư của con người (cảnh quan số 57, 62, 63, 73, 83, 86, 87, 91, 92). - Chức năng sản xuất và phát triển công nghiệp, dịch vụ: đó là những cảnh quan gần hoặc có đường giao thông chạy qua, gần nơi tiêu thụ, gần nguồn nước, nguồn nguyên nhiên liệu hoặc có chứa các mỏ khoáng sản, các vùng chuyên canh nông nghiệp Địa hình khá bằng phẳng thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, lưu thông hàng hóa (cảnh quan số 57, 62, 63, 68, 73, 78, 82, 83, 86, 87, 91, 92). - Chức năng phát triển du lịch: các cảnh quan có chức năng này phân bố rải rác trên lãnh thổ Bắc Kạn. Chúng chứa đựng các danh lam thắng cảnh đẹp, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, các hang động caxtơ, các hồ nước tự nhiên, các suối nước nóng hoặc những yếu tố nhân văn như các khu di tích cách mạng, di tích khảo cổ, đền chùa, miếu mạo phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng (cảnh quan số 20, 21, 23, 24, 29, 30, 41, 42, 47, 48, 69, 70, 86, 87, 91, 92 ). 3. Đa dạng về động lực cảnh quan Động lực là sự biến đổi cảnh quan theo thời gian không phụ thuộc vào sự biến đổi cấu trúc cảnh quan. Động lực cảnh quan chịu tác động của các nhân tố tự nhiên (năng lượng bức xạ Mặt trời, hoạt động của gió mùa) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Lãnh thổ Bắc Kạn mang đặc điểm động lực chung của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm, đó là có tổng lượng bức xạ, tổng nhiệt lớn, có lượng mưa phong phú và hoạt động luân phiên của gió mùa để tạo nên tính chất mùa của khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. Điều đó đã quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của các yếu tố thành tạo cảnh quan lãnh thổ, tăng cường hoặc kìm hãm các quá trình địa mạo, hình thành nên các kiểu địa hình ở Bắc Kạn như: địa hình bóc mòn, rửa trôi, xâm thực, xói lở ở các khu vực đồi núi, sườn dốc và thung lũng thượng nguồn các khe suối, nhất là trong mùa mưa lũ; địa hình bồi tụ ở những khu vực trũng thấp như đồi gò thấp, thung lũng ven sông suối, đồng bằng giữa núi; địa hình caxtơ độc đáo ở những khu vực có nhiều đá vôi với nguồn nước ngầm phong phú. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu còn thúc đẩy các quá trình phong hóa, hình thành 2 hệ đất chính trên lãnh thổ là đất feralit ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng giữa núi với 4 nhóm đất và hàng chục loại đất khác nhau. Tính chất nhiệt đới của khí hậu còn là động lực hình thành và phát triển thảm thực vật nhiệt đới đa dạng ở tỉnh Bắc Kạn đó là kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh mưa mùa ở vùng núi, các loại cây cây nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở vùng đồi, các loại cây hàng năm và lúa ở vùng đồng bằng thung lũng khá bằng phẳng. Tính chất mùa của khí hậu kéo theo tính chất mùa của chế độ nước sông suối, là động lực phát triển theo mùa của cây trồng, vật nuôi và hoạt động sản xuất của con người, cũng là động lực tạo nên tính chất mùa của cảnh quan lãnh thổ.[4] Động lực tự nhiên thúc đẩy cảnh quan phát triển theo quy luật tự nhiên. Tốc độ biến đổi của chúng không quá nhanh nếu không có tác động của con người. Các nghiên cứu về cảnh quan đều khẳng định hoạt động khai thác lãnh thổ của con người là động lực lớn nhất, quyết định nhất đến sự biến đổi của cảnh quan. Ở Bắc Kạn, các tác động của con người đến sự Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 71 hình thành, phát triển và biến đổi của cảnh quan diễn ra theo cả hai xu hướng. Xu hướng tích cực là con người đã biết phục hồi rừng, trồng rừng, làm ruộng bậc thang để giữ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi, tạo cân bằng sinh thái (cảnh quan số 25, 39, 43, 60, 66, 71, 76, 80, 85, 89). Xu hướng tiêu cực là khai thác khoáng sản bừa bãi, chặt phá rừng quá mức, canh tác không hợp lý, xây dựng nhà cửa, đường giao thông đã làm cho diện tích đất trống, đồi núi trọc tăng lên, quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ hơn, đất đai bị thoái hóa, nguồn nước bị cạn kiệt, không khí bị ô nhiễm (cảnh quan số 5, 8, 11, 14, 15, 18, 26, 31, 40, 44, 49, 53, 56, 61, 67, 72, 77, 81). Qua những phân tích ở trên cho thấy cảnh quan Bắc Kạn đang bị biến đổi mạnh mẽ bởi hai tác nhân là tự nhiên và hoạt động của con người. Song cảnh quan là một hệ thống thống nhất, có mối quan hệ tác động mật thiết với nhau nên khi một cảnh quan bị tác động và biến đổi sẽ dẫn các cảnh quan liền kề cũng bị ảnh hưởng và biến đổi theo. Điều đó đặt ra vấn đề con người nên điều chỉnh các tác động của mình sao cho các cảnh quan phát triển theo chiều hướng tốt lên và mọi hoạt động khai thác, sử dụng lãnh thổ cần phải đặt mục tiêu kinh tế bên cạnh mục tiêu phục hồi, tái tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. [5] KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã chứng minh cảnh quan Bắc Kạn rất đa dạng và phức tạp. Tính chất này được thể hiện rõ trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan nhưng vẫn phản ánh đầy đủ quy luật phân hóa chung của tự nhiên. Cấu trúc cảnh quan quy định chức năng cảnh quan. Vì vậy, nó sẽ quyết định loại hình khai thác và sử dụng cảnh quan. Việc khai thác hợp lí một số loại tài nguyên nếu được đặt trong cấu trúc cảnh quan sẽ hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường. Sự tương tác giữa tự nhiên với các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người là động lực phát triển của cảnh quan Bắc Kạn, tạo nên nhịp điệu và xu hướng biến đổi cảnh quan. Từ đó, giúp con người có thể điều chỉnh hướng và trạng thái biến đổi của cảnh quan theo hướng có lợi cho mình. Kết quả nghiên cứu đa dạng cảnh quan Bắc Kạn là cơ sở để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo như đánh giá cảnh quan, quy hoạch cảnh quan nhằm đề xuất những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà vẫn sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. A.G. Ixtrenko (1969), Cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Người dịch Vũ Tự Lập, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [2]. Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hơp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3]. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam,. [4]. Nguyễn Thành Long và nnk (1984), Thành lập bản đồ cảnh quan các tỷ lệ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội . [5]. Nguyễn Văn Vinh và nnk (1999), Phân vùng cảnh quan Việt Nam (Phần đất liền và thềm lục địa), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 65 - 72 72 SUMMARY LANDSCAPE DIVERSITY OF BAC KAN PROVINCE Pham Huong Giang* College of Education – TNU Bac Kan's landscape has diversity and complexity. On the general landscape of humid tropical monsoon country, the territory was divided into 3 landscape layers, 5 landscape sub-layers, 92 landscape types. Each type of landscape has a function or a few natural functions such as: protection and environmental protection; production forestry development, agroforestry development, production of agriculture and settlements, service sector, industries development... Dynamics of landscape change in Bac Kan took place in different directions, depending on the interaction of the natural fuctors and territorial exploitations of human. From the above analysis, we may be to show some orientations for using natural resources and protecting environment for this province. Key words: Landscape, diversity, structure, function, dynamics. Phản biện khoa học: TS. Dương Quỳnh Phương – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên * ĐT: 0943977009; Email: phamhuonggiangsptn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41480_45251_8520141537413_7461_2048510.pdf
Tài liệu liên quan