Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes

Tình hình suy thoái nghiêm trọng vào những năm 1930 là thời kỳ có những thay đổi lớn cả về nền kinh tế lẫn lý thuyết kinh tế. Trong suốt thời gian đó, những cơ chế cũ vốn điều hoà nền kinh tế, đặc biệt là chu kỳ kinh tế, nhưng nay chúng lại phải chịu sức ép lớn từ những thuyết kinh tế mới và những phương pháp điều hành mới, và sau cùng bị thay thế bởi những thuyết và phương pháp mới này. Kinh tế học cổ điển với quan điểm để mặc tư nhân kinh doanh (theo họ thị trường sẽ tự điều tiết nếu thấy cần thiết) và kinh tế học tân cổ điển với quan điểm là một vài loại thị trường đặc biệt sẽ tự động điều tiết, cả hai đều đã không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại nữa và phải nhường lại cho kinh tế học vĩ mô "Keynes" với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Chu kỳ kinh tế hay cơ chế quản lý cũ chưa hoàn toàn mất đi vào những năm 1930. Nhưng nền kinh tế suy kém do giai đoạn suy sụp tài chính lớn vào năm 1929 bắt nguồn từ cơn khủng hoảng kinh tế, chu kỳ này đã đi xuống và không phát triển lên được nữa. Và nó vẫn giữ nguyên như thế. Suy sụp tài chính này đã làm cho nền kinh tế suy thoái, và vẫn chưa có biện pháp nào phục hồi.

pdf16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều này không chỉ đúng với nền kinh tế của Mỹ mà còn đối với nhiều nước khác nữa, nó cũng đúng với các mối quan hệ kinh tế giữa chúng với nhau. Sự sụp đổ của các cơ chế tăng trưởng nội tại là bắt nguồn từ sự sụp đổ của các cơ chế điều chỉnh kinh tế thế giới. Thay vì có thể giúp giải quyết được những vấn đề suy thoái thì chế độ kim bảng vị lại làm cho tình trạng suy thoái từ nước này sang nước khác diễn ra nhanh hơn. Tình trạng thâm hụt mậu dịch đã làm nổi bật lên mối quan hệ mâu thuẫn giữa một bên là việc phát hành tiền (mức cung tiền) (do phải xuất vàng trả cho phần nhập siêu) và một bên là áp lực hạ giá (bao gồm cả tiền lương), từ đó mâu thuẫn này càng làm cho nhà sản xuất cắt giảm sản lượng và công nhân. Nạn thất nghiệp gia tăng vùn vụt. Trong tình hình khủng hoảng trầm trọng này, bởi không một ai muốn chấp nhận quy tắc của chế độ kim bảng vị nên cơ chế này đã bị bãi bỏ. Kết quả là để bảo vệ nền kinh tế nước mình khỏi cuộc đại khủng hoảng, các nước nhanh chóng ban hành chính sách cấm vận mậu dịch tự do, chính sách thuế quan, hạn ngạch, nhằm bảo vệ quyền lợi sản xuất cũng như lao động trong nước. Giai cấp tư sản các nước đều muốn bảo vệ thị trường của họ khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài và họ thiết lập nên hàng rào ngăn nhập khẩu và công nhân của họ cho đây là một giải pháp hữu hiệu có thể giúp họ bảo vệ được việc làm của mình. Kết quả là dấy lên hàng loạt biện pháp bảo hộ mang tính cạnh tranh với nhau giữa các quốc gia bằng cách thiết lập ngày càng nhiều vành đai chắn hàng nhập khẩu. Hậu quả là ngành mậu dịch quốc tế bị suy giảm nghiêm trọng, làm đóng băng thị trường hàng xuất, làm cho thị trường lao động và đầu ra sản phẩm ngày càng tệ hại hơn. Đối với nước Mỹ là một nước có thị trường nội địa rất rộng lớn thì vấn đề này cũng đủ nghiêm trọng rồi. Còn đối với các nước Đông Âu, giai cấp tư bản lại càng lệ thuộc vào thị trường ngoài nước, cho nên tình hình này thật sự tệ hại đối với họ. Sự suy sụp ngành mậu dịch quốc tế là nhân tố chính gây ra cuộc đại suy thoái -- một hiện tượng mang tính toàn cầu và cũng là nguyên nhân làm kéo dài cuộc khủng hoảng và khiến nó trở nên nghiêm trọng hơn. Nó dẫn đến việc bãi bỏ chế độ kim bảng vị. Để hiểu vì sao mà sau suy thoái, kinh tế lại không phục hồi và tăng trưởng, ta có thể bắt đầu xét đến mối quan hệ giữa tiền lương và lợi nhuận, giữa tiêu thụ và thặng dư sẵn có. Vào thời kỳ trước đó, khi chu kỳ kinh tế giảm và nhiều người bị thất nghiệp, trong tình hình như vậy thì hầu như những ai đang có việc đều chấp nhận mức lương thấp, từ mức lương thấp này, giai cấp tư sản có thể hạ chi phí, tăng cao lợi nhuận, cũng như giúp họ có nhiều kỳ vọng lạc quan hơn và mở rộng đầu tư. Thế trong cuộc đại suy thoái này tỷ lệ thất nghiệp cũng rất cao, mức lương lại giảm - nhưng điều này lại không đủ kích thích mở rộng đầu tư. Tại sao như vậy? Nếu bạn trở lại lịch sử thực tiễn một tí, thì bạn sẽ hiểu ngay. Đây chính là giai đoạn mà công nhân huởng ứng thành lập công đoàn theo mô hình của Taylor-Ford. Họ đấu tranh từ nhận thức công nhân, từ sự đồng lòng tập thể, đòi tăng lương và phúc lợi xã hội từ nhà nước - còn gọi là thù lao thất nghiệp. Frederick Taylor chịu trách nhiệm phân chia công việc của người công nhân thành những loại công việc đơn giản và không đòi hỏi kỹ năng tay nghề, còn Henry Ford thì chịu trách nhiệm tổ chức những công việc đó thành một dây chuyền sản xuất, những công này thường làm cho công nhân thấy nhàm chán, bị hạn chế, cảm thấy đây là một công việc đơn điệu và chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể cả dây chuyền (có một bộ phim nói về loại công việc thế này ảnh hưởng đến công nhân - bộ Modern Time do Charlie Chapline thủ diễn, bạn không nên bỏ qua) Khi áp dụng loại hình công việc này đã dẫn đến cả lực lượng lao động suy giảm tay nghề và tạo lợi thế cho những công đoàn thủ công lớp già - những công đoàn chủ yếu dựa vào tay nghề là chính. Điều này có nghĩa là những công đoàn thủ công thuộc Liên Đoàn Lao Động của Mỹ này (AFL - American Federation of Labor) không còn thích hợp với thế hệ công nhân sản xuất mới nữa. "Những người công nhân sản xuất hàng loạt" - người ta vẫn thường gọi họ như thế - đã phát triển thành công đoàn công nghiệp rộng lớn, đây là những công đoàn được tổ chức theo nhóm những ai có cùng ngành sản xuất. Do đó, vào thập kỷ 30, chúng ta thấy nhiều công đoàn được hình thành như Liên Hiệp Công Nhân Ngành Ôtô (UAW - United Automobile Workers), Liên Hiệp Công Nhân Ngành Mỏ (UMW - United Mine Workers), và vân vân… -- đây là những công đoàn này liên kết lại thành Hội Công Đoàn (CIO - Congress of Industrial Unions). Những cuộc đấu tranh dẫn đến sự hình thành các tổ chức công đoàn này đã vướng phải sự đối kháng mạnh mẽ từ những nhà kinh doanh. Công nhân họ đã chống trả lại, thế là bạo động đối chọi với bạo động, và làn sóng chống đối vào thập kỷ 30 đã làm hạn chế tình trạng giảm lương trong giai đoạn thất nghiệp xảy ra. (Những bộ phim nói về sự ra đời của những kẻ đánh thuê (the Teamsters) như bộ Fist - do Sylvester Stallone thủ diễn và gần đây là bộ Hoffa của Jack Nickolson, những bộ phim này khá hay một phần do có nói về vấn đề dùng vũ lực trong kinh doanh và cách làm đó đã khiến cho công nhân phải chống trả lại, và đôi khi công nhân cũng dùng bạo lực chống lại, họ làm giống như những gì mà chủ của họ làm với họ, cũng có nghĩa là phía người chủ lợi dụng sức mạnh của Pinkertons, còn phía công nhân dựa vào lợi thế đám đông của mình. Do vậy, điều này cho ta một cái nhìn sơ lượt về lịch sử và hiểu rõ hơn về mối liên hệ đáng tiếc giữa một số công đoàn và những tổ chức tội phạm. Trong bộ phim Matewan gần đây của John Sayles cũng có đề cặp đến tình trạng bạo động mà công nhân gặp phải trong suốt thời kỳ này, đây là trường hợp của những mỏ than Appalachia.) Những xung đột này đã làm cho mức lương giảm trầm trọng. Nói cách khác, mức lương cũng có thể gia tăng nhưng thậm chí trong trường hợp tỷ lệ thất nghiệp rất cao, thì mức lương này cho dù có giảm tới đâu cũng không thể khôi phục lại lợi nhuận. Do đó ta không thể dùng những chiến lượt kinh tế lỗi thời trong tình trạng kinh tế suy sụp như thế này để giải quyết các vấn đề giữa kinh doanh và công nhân cũng như để đạt được mức tiêu thụ thặng dư. Nhắc lại một lần nữa , đây là một thời kỳ lịch sử có ý nghĩa. Đây chính là lúc viễn cảnh cả hệ thống kinh tế xã hội tương lai vẫn còn là một ẩn số. Những giải pháp cổ hủ không thể áp dụng được nữa và do đó phải tìm những giải pháp mới nếu không nền kinh tế-xã hội có thể suy sụp hoặc có thể xãy ra một cuộc cách mạng. Đây là giai đoạn khủng hoảng tại Mỹ và tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Giai đoạn khủng hoảng này đã bắt đầu từ một thập kỷ trước đó. Ở Liên Xô (cũ) vào năm 1917 sau cuộc nội chiến cũng như những biến động kinh tế-xã hội trầm trọng thì đã nổ ra một cuộc cách mạng. Ở Đông Âu cũng đã có một thời kỳ khủng hoảng có lẽ là nghiêm trọng nhất, mà những biến động của cuộc khủng hoảng này có liên đới với Cách Mạng Đức năm 1918-1919. Tuỳ vào tình hình chính trị kinh tế, lịch sử của mỗi nước mà các nhà lãnh đạo của các nước đã có những giải pháp khác nhau để đối phó với thử thách này. Stalin cố gắng giải quyết vấn đề gia tăng thặng dư thông qua lực lượng lao động bị ép buộc của Gulag, dùng lực lượng quân đội đàn áp, thi hành chính sách tập thể hoá nông dân (thu gom hoa màu của họ). Vào khoảng giữa cuộc khủng hoảng nổ ra tại nước Cộng Hoà Weimar, thì Hitler đã lên nắm quyền và giải quyết các vấn đề như cuộc nổi loạn của công nhân và vấn đề tích luỹ tư bản bằng cách thành lập nên Đế Chế Phát Xít, Chủ Nghĩa Nghiệp Đoàn, và những lực lượng lao động. Ở Mỹ và những nước phương tây khác, thì giải pháp của họ xuất hiện khá chậm, đó là chính sách kinh tế-xã hội mới của Franklin Roosevelt mà ngày nay chúng ta gọi là chủ nghĩa Keynes - John Maynard Keynes (1883-1946) ông là một kinh tế gia người Anh, ông đã đưa ra những lý thuyết cũng như lập luận của mình về những vấn đề phân tích và chính sách hoàn toàn mới. Đây là một giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Năm 1945, chiến tranh đã dẹp trừ Đức Quốc Xã. Năm 1953, Stalin mất, Liên Xô lại bắt đầu một quá trình kéo dài và không hiệu quả khi cải sửa lại giải pháp của họ -- một giải pháp thất bại do Gorbachev kết thúc. Joseph Schumpeter: Phát Triển Kinh Tế và Khủng Hoảng Kinh Tế Joseph Schumpeter (1883-1950) là người đưa ra giải pháp cho thời thế này. Dù được đào tạo bài bản theo Carl Menger và học trò của ông Eugen von Bohm-Bawerk, Schumpeter vẫn đi theo hướng riêng của mình, làm việc cho cả chính phủ và trong học viện. Hệ Thống Thể Chế: Kỹ Thuật và Thể Chế Thorstein Veblen (1857-1929) là một kinh tế gia gốc nông dân, là người NaUy-Mỹ, là một trong những nhà phê phán chủ nghĩa tư bản, phê bình kinh tế, bình luận thời cuộc (thời của ông) rất uyên bác và sắc sảo. Những bài viết của ông vào đầu thế kỷ này cũng như trước đó một thập kỷ và cả hai thập kỷ sau đó đều là những bài phê bình rất sắc sảo nhắm vào vấn đề tham vọng và quyền lực và làm sáng tỏ những vấn đề mà các giáo sư kinh tế lớn đã lờ đi. Hơn thế nữa, ông đặc biệt tinh thông tiếng bản xứ của mình, có thể hiểu và sử dụng ngôn từ một cách chính xác. Tài năng của ông có được không chỉ bằng trí thông minh của bản thân mà còn bắt đầu từ cả một kho kiến thức lịch sử nhân loại rộng lớn và những tri thức về nhiều nền văn hoá đa dạng của các quốc gia, chúng đã cung cấp cho ông một cái nhìn tổng thể về chủ nghĩa tư bản hiện đại. Giữa Veblen và Marx có nhiều điểm tương đồng, nhưng giữa họ cũng có một số khác biệt đáng kể; Veblen không phải là người theo chủ nghĩa Marx. Chúng ta có thể thấy cả sự giống và khác giữa họ trong chính những tác phẩm của họ. Như chúng ta đã biết, Marx phân biệt giữa đặc tính xa lánh[1] công việc của công nhân dưới chế độ tư bản và năng lực làm việc của họ khi xã hội thoát khỏi sự thống trị của tư bản - ngay cả trong quá khứ hay tương lai. Trong quyển "Tay Nghề Công Nhân Và Sự Chán Ghét Công Việc Của Họ" (1899), Veblen bắt đầu nói từ mối ác cảm đối với công việc vốn rất phổ biến trong những người công nhân mà ông cho rằng nó đã xãy ra vào đầu thế kỷ này ở Mỹ. Công nhân chán ghét công việc của họ và những giai cấp bề trên thì tự cho mình là những người thống trị và ép buộc họ phải làm việc - dù cho có sự mâu thuẫn giữa họ như thế nào đi nửa. Nhưng trong khi Marx nhận thấy rằng sự chán ghét đó bắt nguồn từ đặc tính xa lánh công việc thì Veblen cho rằng theo cảm nhận của ông, thì chính "bản năng tay nghề" của công nhân xuyên suốt trong lịch sử nhân loại đã bị thay thế bởi tính thực dụng nhằm giúp họ có thể bình ổn cuộc sống. Trong thời tư bản đầy tính cạnh tranh nhau thì bằng chứng cho tính thực dụng đó được thể hiện bằng tiền bạc thay vì như ngày xưa là những chiến lợi phẩm, xương sọ hay cờ chiếm được từ kẻ địch bại trận, nhưng những gì đáng tự hào là những gì đạt được chứ không phải là năng xuất. Trong khi chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa đặc tính "ham muốn lao động của công nhân" của Marx và đặc tính "bản năng tay nghề" theo như Veblen định nghĩa, thì Veblen quan tâm hơn về những tính cách không tốt khi đạt được quyền lực và làm thế nào mà những người công nhân cố tranh đua để có được quyền lực, hơn là quan tâm về những tính cách quý báu như biết nhịn nhục khi bị bốc lột. Đối Veblen, thông qua kích thích sự ganh đua với nhau, thì chìa khoá để ổn định hệ thống xã hội chính là quyền lực kinh tế đối với những công nhân làm việc với đồng lương thấp, từ đó họ có khuynh hướng chống lại bốc lột.Veblen cho rằng, qua sự tiêu thụ phô trương và đưa ra những mặt thuận lợi của việc không chịu làm việc, "giai cấp nhàn hạ" càng kích thích nhu cầu hơn là sự giận dữ. Trong chương 4 quyển Lý thuyết về Giai Cấp Nhàn Hạ, Veblen có giải thích quan điểm của mình về cái mà ông gọi là "sự tiêu thụ gây chú ý"[2]. Hãy nhìn lại thực tiễn từ lịch sử -- từ thời tiền tư sản, ông cho rằng sự khoa trương cũng như những nổ lực cạnh tranh nhau diễn ra xuyên suốt trong hệ thống giữa các giai cấp xã hội: "Trong một xã hội hiện đại thì giới tuyến giữa các giai cấp của nó phát triển khá mơ hồ và ngắn ngủi, và dù bất cứ nơi nào tồn tại điều này, định chuẩn về danh vọng do tầng lớp quý tộc đưa ra có khuynh hướng mở rộng những ảnh hưởng mang tính cưỡng ép nhưng không đáng kể lắm của nó đối với những giai cấp thấp nhất thông qua hệ thống cấu trúc xã hội. Kết quả là những thành viên của từng giai cấp đều thừa nhận tư tưởng này của họ, một tư tưởng quy định ra những nguyên tắc cho đời sống của xã hội hiện hành của giai cấp thấp đối với giai cấp cao hơn, và hướng họ sống theo cái tư tưởng đó. Nhưng trong truờng hợp họ thất bại, họ đã phải đau khổ vì mất đi cái danh vọng của họ và cả lòng tự trọng của mình, họ phải thay đổi sao cho phù hợp với những quy tắc xã hội, ít nhất cũng là về mặt hình thức. Cơ sở tạo ra danh vọng trong bất kỳ một xã hội công nghiệp có tổ chức cao nào đi chăng nữa chính là sức mạnh về tiền tài; và những phương tiện để phô bày sức mạnh ấy, và qua đó đạt được danh vọng, chính là sự nhàn rỗi và tiêu thụ hàng hoá đáng gây chú ý." Mặc dù Veblen nhạo báng kinh miệt tầng lớp tư sản (và những ai cố tranh đua với họ), nhưng sau cùng ông cũng cảm thương cho họ. Bởi do ông xem họ như những kẽ ăn bám chỉ được cái vẻ hào nhoáng bên ngoài nhưng rất vô dụng, những kẽ chỉ biết thu lợi từ những công việc của người khác và rốt cuộc gì thì vị trí ưu tiên của họ trong xã hội cũng sẽ bị người khác thay thế. Và ai sẽ thay thế họ? Câu trả lời là: không phải là giai cấp lao động theo chủ nghĩa Marx, mà chính là những người mà những giá trị và hành vi của họ được thay đổi cho phù hợp để trở thành một lực lượng cơ bản điều hành và có trách nhiệm với sự phát triển của xã hội: "quy trình máy móc". Trong chương 4 quyển "Lý Thuyết về Doanh Nghiệp" (1904), Veblen có giải thích rõ về "quy trình" này và ông cho nó là ngành cơ học rất đơn giản: "Bất cứ nơi nào mà sự khéo tay, những phương pháp dựa vào thực nghiệm, hay những tình huống ngẫu nhiên được thay thế bằng một quy trình hợp lý dựa trên hệ thống kiến thức của công nhân, thì nơi đó ta có thể tìm thấy ngành cơ khí, thậm chí nơi đó thiếu vắng cả những sáng chế máy móc phức tạp tinh vi. Nó chính là vấn đề về đặc điểm của loại quy trình này chứ không phải là vấn đề phức tạp khi cần phải sáng chế ra máy mới. Những ngành hoá học, trồng trọt, chăn nuôi đều áp dụng những phương pháp đặc trưng hiện đại và đều có mối quan hệ với thị trường, tất cả chúng đều có liên quan đến ngành cơ khí hiện đại" Do vậy, về lâu dài, những người sắp thay thế những nhà tư bản sẽ là "những công trình sư, kỹ sư cơ khí, nhà hàng hải, nhà khoáng vật học, thợ điện" và vân vân… Tuy nhiên, về ngắn hạn, những tham vọng lợi nhuận của những nhà tư bản thông qua bốc lột và cạnh tranh càng kích thích quyền lực thống trị của những lực lượng lỗi thời như chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh. Trong chương cuối quyển Lý Thuyết về Doanh Nghiệp, ông có viết: "những chính sách hiện đại mang tính hiếu chiến là mang đến hòa bình cho con người, miễn là họ biết mưu cầu kinh doanh một cách có thứ tự." Ông nói rằng "những mưu cầu đó không chỉ mang lại lợi nhuận, mà còn giúp hiệu chỉnh lại 'tình trạng náo động trong xã hội' cũng như sự xáo trộn trong cuộc sống văn minh này". Phân tích của Veblen về động lực phục hồi chủ nghĩa ái quốc hiếu chiến và sự thay thế quyền tự do công dân sẽ mang đến những lợi ích cho những ai đã và đang theo những chính sách cải cách trong nước và nước ngoài của Mỹ trước ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông cho rằng vấn đề duy nhất của những nổ lực này là những mặt về văn hoá của những hình thái cổ xưa từ thời ăn lông ở lỗ không nhất quán với nhau - không chỉ với nhu cầu về "quy trình máy móc"[3] (một quy trình ngày càng tỏ ra quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản) mà còn với nhu cầu kinh doanh. "Những tính cách thô lỗ man rợ của lòng trung thành và chủ nghĩa ái quốc diễn ra xuyên suốt trong những triều đại bốc lột con người và củng cố quyền lực, và những tính cách từ thời xa xưa này không mất đi. Trong những xã hội hiện đại ngày nay, những ai mà trái tim của họ vẫn đập cùng nhịp với thị trường thới giới, thì họ thể hiện lòng nhiệt thành của mình bằng cách mở rộng ngành thương mại dưới tư cách là những nhà doanh nghiệp quốc dân. Nhưng một khi chính sách kinh doanh mang tính hiếu chiến được thiết lập ra vì mục đích kinh doanh, thì lòng trung thành dần chuyển từ những ích lợi kinh tế sang ích lợi của triều đại và sự hiếu chiến đó, ví dụ từ những bằng chứng lịch sử như chủ nghĩa đế quốc Đức và Anh. Hậu quả sau cùng là làm hồi sinh lại sự oán hận của những người yêu nước xa xưa và lòng trung thành đối với triều đại mà bỏ qua những ích lợi về kinh tế. Điều này dễ dàng thực hiện khi những người kinh doanh chịu hi sinh phần lợi nhuận của mình cho nhu cầu về đời sống chính trị cao hơn này" Do vậy, Veblen nhận thấy rằng kinh doanh bị tấn công dồn dập bởi cả hai, một bên là cải cách "những quy trình máy móc" không ngừng, quy trình mà dẫn đến sự sụp đổ của những nhà tư bản và được thay thế bằng đội ngũ những cá nhân ưu tú như các nhà khoa học (điển hình như Saint-Simon), còn một bên là những hành vi suy thoái có từ thời xa xưa đuợc giữ lại từ xưa để đat được những mục tiêu riêng của nó. Trong những bài viết sau này của ông, cũng giống như Heilbroner đã từng đề cập, Veblen cho rằng khoa học và kỹ thuật và những người phụ trách chúng rốt cuộc rồi cũng sẽ chiến thắng. Kinh Tế Học Keynes Tác phẩm của John Maynard Keynes (1883-1946) đã cung cấp cho ta lời giải đối với vấn đề làm sao để nền kinh tế tăng trưởng thông qua thặng dư dù cho mức lương có cao và thiếu vắng những mối quan hệ kinh tế. Những nhà kinh doanh áp dụng thuyết kinh tế học cổ điển giống như nguyên tắc trò chơi tổng bằng 0 (Zero-Sum Game). Điều này có nghĩa là, nếu một bên có được ,thì bên kia mất đi (tổng của cái được và cái mất bằng 0). Do vậy, họ cảm thấy rằng nếu muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm lương. Trong giai đoạn thế giới xãy ra các cuộc chiến, thì Keynes nhận thấy rằng thuyết này tồn tại những chướng ngại khó vượt qua được: chính trị thực tiễn và lý thuyết. Về khía cạnh chính trị, ông là người đầu tiên nhận ra rằng người lao động ngày càng có sức mạnh hơn để kháng cự lại những điều chỉnh cổ hủ như hạ thấp lương. Vào 1925, trong suốt thời kỳ diễn ra cuộc tranh luận về tiền Thế Chiến Thứ Nhất chuyển sang chế độ kim bảng vị, Keynes phản đối việc quay về tỷ suất ngang giá giữa đồng bảng và vàng, chính tỷ giá này làm cắt giảm mức lương thực. Một trong những điểm ông thường dẫn chứng là ngành công nghiệp than đá ở Anh, nơi đó những người chủ cố làm hạ mức lương của công nhân, dẫn đến sự kháng cự mạnh mẽ. Ví dụ như, trong một bài thuyết trình về "Tình hình kinh tế của Anh", ông có viết: Một ví dụ về vấn đề cố gắng giảm mức lương - điển hình ở đây là ngành công nghiệp than đá ở Anh - đã mang đến cho ta kết quả đáng sửng sốt. Ngành công nghiệp này là một ngành"không được bảo vệ". Những ông chủ hầm mỏ cho rằng nếu họ cư tiếp tục trả tiền lương như mức hiện tại thì có lẽ họ sẽ bị phá sản. Mặt khác, những người công nhân hầm mỏ cũng cho rằng nếu mức lương được trả quá thấp thì kéo thấp mức sống của họ so với những ngành khác. Những công đoàn khác cũng ủng hộ cho những công nhân hầm mỏ này và tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức đình công với quy mô lớn nếu chính phủ cứ kiên quyết đòi giảm lương. Trong quyển Người Bảo Hộ Manchester, ông lặp lại quan điểm chống đối lại hành động điều chỉnh đối với công nhân: Tôi thật sự thông cảm với giai cấp công nhân khi họ cố chống cự lại tình trạng bị giảm mức lương thực của mình. Tôi chắc rằng, không thể giảm nguyên liệu trong tương lai gần mà không có sự gắn kết với đấu tranh xã hội, mà những cuộc đấu tranh này không thể lường trước được hậu quả. Chính phủ ủng hộ cho bên những người chủ, và ban hành chính sách đóng cửa các nhà máy, và dẫn đến cuộc tổng đình công năm 1926. Ba năm sau đó, vào ngày 31 tháng 8, năm 1928, trong bài báo về "Cách Dấy Lên Làn Sóng Phát Triển Thịnh Vượng", từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, ông một lần nửa đứng lên phản đối vấn đề "đột kích lớn về tiền lương" để mở rộng chi tiêu công cộng. "Bước đầu (giảm chi phí) là một bước đột kích lớn đối với mức tiền lương. Việc đóng cửa mỏ than năm 1926 đã thể hiện sự nổ lực tiến triển của hành động này, và nếu những người chủ được chính phủ cho phép quyết tâm đạt những lợi ích sau khi đẩy lùi được cuộc tổng đình công, thì họ có thể đã đạt được một số thành công nhất định. Nhưng ông Baldwin hoàn toàn đúng khi quyết định rằng lợi dụng tình hình đó để trục lợi thì hoàn toàn không có lợi gì cho xã hội và chính trị. Những sự kiện trong giai đoạn này đã cũng cố thêm cho kết luận trên, khi trong những điều kiện hiện tại thì hành động công kích đến mức lương không chỉ ảnh hưởng đến chính trị, mà còn là một chính sách vụng về, bởi vì mức tiền lương thật sự tương đối thấp do yếu kém về mặt thương lượng, mà trước khi có chính sách công kích thì mức lương hầu như chỉ sinh lợi. Ngày nay, trong thời gian trước cuộc tổng tuyển cử, thì hơn bao giờ hết chính sách tổng công kích tiền lương không còn là vấn đề nửa." Một lần nửa vào năm 1930, trong tác phẩm về Uỷ Ban và Hội Đồng Cố Vấn Kinh TếMacmillan (ECA), Keynes bác bỏ những lập luận ủng hộ việc cắt giảm lương để giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế. Ông kêu gọi một sự công bằng xã hội cho công nhân không chấp nhận mức lương thấp như thế cũng như cảnh báo những mối nguy hiểm đối với họ. Ông cũng lập luận rằng cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu và chính sách tiền tệ khép kín của Anh có lẽ sẽ khả quan hơn nếu mức lương cao hơn. Ví dụ như vào tháng 8 năm 1930, trong bài phản hồi lại loạt câu hỏi của thủ tướng chính phủ, Keynes nhận ra rằng khi ta kết hợp "mức lương hoàn toàn không đổi từ năm 1929" với "việc đồng loạt giảm các mức giá khác" sẽ khiến cho mức lương thực tăng cao "hơn bao giờ hết trong lịch sự của ta". Nhưng ông tiếp tục cho rằng đời sống chính trị thời này không thể đảo ngược lại được: "theo tôi thì hiện giờ chính sách của chúng ta đã là kiên định và được suy xét cẩn thận, được áp dụng trong cộng đồng cả rồi, do đó ta không thể thay đổi chính sách chung này được". Ông kết luận rằng do vậy vấn đề giảm chi phí (như giảm chi phí lao động đơn vị và giảm lãi suất) và vấn đề tăng doanh thu phải nhờ vào các phương thức khác như hợp tác lao động nhằm tăng năng suất, giảm lãi suất và bảo hộ mậu dịch. Hai tháng sau đó, trong bảng ghi nhớ phân nhóm của ECA vào tháng 9 năm 1930, Keynes một lần nửa cảnh báo về "sự chống đối của xã hội" đối với những nổ lực cắt giảm tiền lương; thật vậy, ông đã gợi lên một viễn cảnh đầy u ám về một "thảm hoạ xã hội" do những nổ lực đó mang đến. Về khía cạnh giả thuyết, ông đưa ra giải pháp có thể vừa tăng lương vừa tăng luôn cả lợi nhuận. Mặc dù sự công bằng về quyền lực chính trị giữa người kinh doanh và công nhân đã thiên về phía công nhân, và do đó làm lương tăng lên, nhưng vẫn còn một cách làm tăng thặng dư hay tăng lợi nhuận. Giải pháp đó cần có sự can thiệp tích cực của chính quyền (đặc biệt là nhà nước trung ương) nhằm kích thích tăng trưởng năng suất lẫn sản lượng. Keynes nghĩ rằng, giải pháp này khả thi một phần nhờ vào chính sách trả lương cao, chính sách này thực hiện việc cơ cấu lại ngành lại theo các phân xưởng đạt năng suất cao nhất (cấm hoạt động đối với những phân xưởng tốn chi phí cao mà năng suất lại thấp). Một phần cũng nhờ vào việc mở rộng chi tiêu của chính phủ (đi đôi với công tác điều tiết chính sách tiền tệ), qua đó tạo điều kiện cho các công ty tăng cường đầu tư, thuê mướn thêm công nhân, tăng sản lượng, với phương hướng mở rộng thị trường - tất cả đều làm cho mức lương tăng cao. Trong dạng những biến số kinh tế chính trị trọng tâm, thì giải pháp này rất đơn giản. Bạn có thể tăng mức lương và tăng lợi nhuận (thặng dư) khi và chỉ khi bạn nối kết được mức tăng trưởng tiền lương với mức tăng trưởng về năng suất. (Năng xuất ở đây chính là năng suất lao động hay sản lượng sản phẩm trong một giờ làm việc của công nhân.) Nếu số lượng sản phẩm trong một giờ gia tăng, và nếu phần sản phẩm tiêu thụ đối với số sản phẩm thặng dư là một hằng số, thì sản lượng tuyệt đối cho tiêu thụ (lương) và cho thặng dư (lợi nhuận) có thể đồng loạt gia tăng. Nếu ta suy nghĩ giải pháp này theo một hướng khác như phép loại suy thường dùng, ở đây xem nó như một cái bánh tăng dần, sau đó chia sản lượng giữa C và S là 75/25 và cái bánh này to dần từ giai đoạn t1 đến giai đoạn t2, thì mức lương và lợi nhuận có thể đồng thời tăng lên trong khi phần chia trong chiếc bánh vẫn giữ nguyên. Do vậy, lợi nhuận sẽ tăng cùng với mức lương. Quan điểm này cũng khá đơn giản nhưng phải mất một thời gian mới được các nhà kinh tế lĩnh hội và thậm chí những nhà kinh doanh cũng khó lòng chấp nhận quan điểm này. Thật vậy, các nhà kinh doanh chống đối kịch liệt quan điểm cho rằng lương gia tăng không làm ảnh hưởng đến thặng dư mà Roosevelt đã đặt nó vào một tình hình mới. Qua việc ủng hộ những tổ chức công đoàn và biện pháp gia tăng lương bằng pháp chế và tuyên truyền, Roosevelt tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải tăng dần mức lương lên chư không được giảm nửa. Về cơ bản, ông cho là "gia tăng năng suất để có khả năng trả lương không thôi thì phải từ bỏ vai trò quản lý của mình. Những doanh nghiệp chịu theo cải cách này thì sẽ tồn tại, còn không thì sẽ bị triệt và sẽ bị những doanh nghiệp khác thay thế". Đây là một vị thuốc đắng của chính phủ để thi hành chính sách như thế. Do vậy , chẳng có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp đều ghét Roosevelt kể từ đó -- thậm chí về cơ bản giải pháp của Keynes mà ông ta ủng hộ đã cứu lấy hệ thống của họ. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng thuyết kinh tế Keynes nhằm khái quát hoá và thể chế hoá ở mức độ cấp quốc gia cái ý tưởng mà đã được phát triển trước đó vài năm bởi Henry Ford (hay những nhà nghiên cứu của ông). Ford được gọi là cha đẻ của cải cách về cái gọi là sản xuất hàng loạt (mass production), ông sản xuất sản phẩm cho một thị trường tập trung rộng lớn. Ông muốn mọi người - bao gồm cả công nhân của ông - mua xe của ông sản xuất ra. Do vậy, ông nhận thấy được cái mà những doanh nghiệp khác không thấy. Ông thấy rằng lương không chỉ được khấu trừ từ lợi nhuận mà còn là một phần thiết yếu đối với sự tăng trưởng và mở rộng mức tiêu thụ đã được định hướng sản xuất. Ford là người đã trả cho công nhân mức lương cao nhất trong ngành sản xuất ở nước Mỹ. Ông trả lương cao như vậy một phần do ông thấy được chính lương bổng hình thành nên nhu cầu và một phần khuyến khích công nhân làm việc chăm chỉ hơn nhằm giảm khuynh hướng thôi việc của họ -- doanh thu đạt được rất cao trong phương thức sản xuất theo dây chuyền của Ford. Quan niệm của ông ta đúng là một quan niệm sáng suốt đặc biệt trong vai trò thiết yếu của lương bổng được xem như nhu cầu sau cùng. Theo như các nhà bình luận thì ý tưởng của Ford và vai trò của ông mang một tầm vóc quan trọng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, cái họ gọi là "Chủ nghĩa Ford" để ám chỉ một chiến lượt sản xuất mới dành cho thị trường đại trà và trả lương rất hậu. Với Keynes, thì ý tưởng này đã được áp dụng ở cấp độ quốc gia. Keynes thấy rằng mức lương "giảm trầm trọng" và không thể giảm tới mức âm được nửa, nhưng có thể xem như một phần của nhu cầu sau cùng đối với các sản phẩm đầu ra - nhu cầu hoàn toàn thiết thực đối với các sản phẩm được bày bán. Miễn là lương và năng suất tăng cùng lúc với nhau, sư tăng lương đóng vai trò sống còn trong việc tiêu thụ sản phẩm gia tăng. Phương tiện chính để lập nên mối liên kết giữa lương bổng và năng suất - được gọi là "chính sách năng suất" - là công đoàn, đặc biệt là nghiệp đoàn công nghiệp. Những cơ quan này được xem như là thứ vũ khí giúp công nhân chống lại doanh nghiệp, và những cơ quan này đã thừa nhận chính sách này đảm bảo được lợi nhuận. Hoặc giả dù gì đi nữa, thì thông qua họ, doanh nghiệp có thể kiểm soát được công nhân - họ không phải lúc nào cũng thành công cả. "Hợp đồng" của công đoàn - được thoã thuận thông qua thương thuyết hợp tác với nhau - - đã trở thành một phương pháp được sử dụng để bình ổn và giải quyết xung đột, để không gây cản trở cho tăng trưởng. Hợp đồng này làm thay đổi những xung-đột-không- chủ-đích thành những cuộc đấu tranh vì hợp đồng đã định thời gian tuỳ theo độ dài của hợp đồng. Xung đột bùng phát trong thời gian ngắn trước khi hợp đồng được tái thoả thuận, và do đó, một khi đã thoả thuận xong, thì trách nhiệm của bộ máy công đoàn là buộc các thành viên phải thực hiện theo hợp đồng. Như ta vừa nói, điều khoản trọng tâm của những hợp đồng thương thuyết được gọi là "chính sách năng suất" - trong đó công nhân chấp nhận những vai trò của họ bị biến đổi một cách đa dạng hoặc giả họ phải chấp nhận việc áp dụng những phương pháp cải cách nhằm tăng năng suất để có được lợi nhuận cao hơn và từ đó trả lương cho công nhân cao hơn. Theo phương pháp của Keynes, thì nạn thất nghiệp ồ ạt không còn xảy ra nữa, mà thay vào là những chính sách năng suất và thương thuyết hợp tác với nhau. Cho dù nếu lương có khuynh hướng tăng nhanh hơn năng suất, thì chính phủ cũng có thể thi hành những biện pháp ở cấp độ vĩ mô như dùng chính sách tiền tệ và tài chính. Chính sách này có thể làm tăng lạm phát từ đó làm suy yếu đi mức lương vì thế chúng sẽ không còn tăng nhanh hơn năng suất được nủa (đây là một giải pháp được Keynes chọn dùng để giải quyết cuộc đại suy thoái); nhà nước sẽ tạo ra một số thất nghiệp để giảm (chứ không giảm hoàn toàn) tốc độ tăng trưởng của lương bổng (Keynes phản đối giải pháp này một phần vì nó quá phi lý và một phần vì nó sẽ làm dấy lên làn sóng chống đôi mạnh mẽ). Cùng với những thành tựu phát triển này, thì quá trình giảm tốc sản xuất công nghiệp theo chu kỳ hay còn gọi là những cuộc suy thoái đã dẫn đến việc chính phủ ban hành nhiều chính sách mới - đây là những nổ lực có định hướng rõ ràng và cân nhắc kỹ của chính phủ nhằm tạo mọi điều kiện phát triển nền kinh tế. Những chính sách này không còn là một thứ phụ phẩm đơn thuần của những giải pháp tự tạo của các doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề lợi nhuận của họ nửa. Để tạo ra được tình thế như vậy, doanh nghiệp và chính phủ phải cùng thực hiện nhiều công tác chính trị theo cấu trúc công đoàn đang nổi bật hiện nay. Không phải tất cả mọi công nhân đều đồng tình với những chính sách này. Những nhà chính trị theo chính sách kinh tế xã hội mới cũng như Roosevelt đã phải bỏ nhiều thời gian làm việc với một số lãnh đạo các công đoàn nhất định và chứ không với tất cả những công đoàn khác (đặc biệt là với phe cánh tả) vì thế những công đoàn nào đồng tình ủng hộ chính sách mới này thì sẽ được tiếp tục hoạt động. Trong xu thế mới này, họ đã đạt được một số thành công đáng kể trong việc hợp nhất các công đoàn lại với nhau tạo thành một phần của bộ máy phát triển tư bản. Làm theo "giải pháp của Keynes", các doanh nghiệp đã biết hoạt động tập thể thông qua chính phủ để làm những việc mà các doanh nghiệp tư nhân từ chối làm. Song với định hướng tăng trưởng mức lương, chính phủ còn kích thích tăng trưởng năng suất nhằm giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp lao động. Trong suốt thời kỳ suy thoái, để cho năng suất tăng trưởng chính là một vấn đề lớn vì các doanh nghiệp không chịu đầu tư. Họ chỉ biết khư khư giữ tiền của mình mà không chịu đem đầu tư vào nhà máy và mua thiết bị (giữ tiền ở đây là họ giữ tiền mặt hay những chứng khoán ngắn hạn để kiếm tiền lời). Đó là lý do tại sao chính phủ bắt đầu can thiệp sâu vào khoảng đầu tư. Một mặt, chính phủ bắt đầu đánh thuế vào thu nhập chưa được đem đi đầu tư của các công ty và nhà nước dùng số tiền thuế đó để mở rộng thị trường và buộc cho các doanh nghiệp phải có những hướng giải quyết. Mặt khác, nhà nước sẽ dùng trực tiếp số thuế đó vào nghiên cứu và phát triển nhằm bắt kịp những kỹ thuật hiện đại để tăng sản lượng sản xuất trong một giờ của công nhân. Những công trình đầu tư lớn như thế này diễn ra xuyên suốt trong thời kỳ Đại Nhị Thế Chiến. Để hiểu được mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế ta cần phải tìm hiểu kỹ chi tiêu của chính phủ tài trợ cho việc các dự án mở rộng đầu tư công nghiệp và sản lượng ra làm sao. Nền kinh tế đã chuyển biến rất nhanh trong suốt thời kỳ chiến tranh. Chính phủ đã đầu tư rất nhiều cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất những mặt hàng cần cho chiến tranh, từ xe tăng, máy bay cho đến thực phẩm và quần áo. Chiến tranh thật sự là một cơ hội kinh doanh tốt, nó tạo ra hàng loạt thị trường mới và khiến cho chính phủ phải trợ cấp nhiều cho đầu tư. Đã có nhiều hoạt động rất lớn do chính phủ điều hành trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng sau này cũng chuyển giao lại cho các doanh nghiệp tư nhân. Điển hình là những nhà máy nitrogen được xây dựng để sản xuất TNT. Sau chiến tranh, chúng được chuyển sang cho doanh nghiệp tư nhân để kích thích mở rộng sản xuất phân vô cơ. Các doanh nghiệp cũng đã biết tận dụng những thay đổi trong cơ cấu lực lượng lao động trong thời kỳ chiến tranh. Bởi khi đó cánh đàn ông đều bị gọi nhập ngũ, nên chỉ còn phụ nữ tham gia lực lượng lao động với số lượng lớn chưa từng có. Nhiều người trong số họ đã từng làm trong các nhà máy vào thập kỷ 30, thì nay đã quá chán với tình hình hỗn loạn của những năm 40 này. Tuy nhiên, phải nói rằng, dù như thế, giai đoạn chiến tranh là một giai đoạn mà xung đột mạnh mẽ giữa lực lượng lao động và cấp quản lý là xảy ra thường xuyên, trong các cuộc xung đột đó chính phủ phải can thiệp vào để cho các cuộc đình công của công nhân không làm cản trở sản xuất. Cả hai bên lao động và cấp quản lý đều nhận thức được rằng giai đoạn chiến tranh có thể củng cố hoặc có thể làm tan biến những thành tựu mà lực lượng lao động đã đạt được vào thập kỷ 30, và do đó phát sinh ra nhiều xung đột giữa họ. Do vậy, chiến tranh đã khiến cho chính phủ phải can thiệp sâu vào, mà chính những can thiệp này đã kích thích năng suất và đưa vào áp dụng giải pháp của Keynes giải quyết cuộc đại suy thoái với một quy mô rất lớn. Đây là thời kỳ mở đầu một mô hình diễn ra xuyên suốt thời kỳ tiền Đại Nhị Thế Chiến. Chính phủ đã tiếp tục thực thi những gì mà doanh nghiệp không hoặc không thể tự mình làm. Kết quả thu được là sự tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, nhưng tăng chậm vào thập kỷ 50 do khi đó vẫn còn tồn tại các cuộc xung đột giữa những mối quan hệ mới - giống như Carter sau này và chính quyền Reagan, những nhà kiến lập chính sách Eisenhower thường viện vào tình hình suy thoái để hạn chế nhu cầu của tầng lớp lao động, và mức tăng trưởng đạt mức nhanh hơn vào thập kỷ 60 dưới thời của Kennedy và Johnson, họ đã mở rộng các dự án đầu tư vào công nghiệp (như không gian vũ trụ, chiến tranh) và những dự án xã hội (xã hội hiện đại) nhằm tạo ra một lực lượng lao động có năng lực cao và có kỷ luật, của chính phủ với quy mô lớn. Suốt thời kỳ này, đã không còn xảy ra suy thoái nửa. Tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất chậm, nhưng cũng không tệ hại như thời kỳ đại suy thoái. Trong suốt 25 năm, hệ thống Keynes đã hoạt động tốt. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 60 và đầu 70, thì những phương pháp này của ông không còn hiệu quả, cả hệ thống này lẫn lý thuyết kinh tế của ông rơi vào tình trạng khủng hoảng. Bretton Woods: Thuyết Keynes ở Cấp Độ Quốc Tế. Trước khi chuyển sang giải thích sự sụp đổ của hệ thống Keynes, trước tiên tôi muốn nhắc lại bảng đối chiếu của Keynes quốc tế với trong nước. Nhờ vào sự bành trướng quyền lực bá chủ của Mỹ, giải pháp của Keynes đã được áp dụng ở cả toàn bộ khu vực phương Tây. (Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít đã loại bỏ giải pháp của chủ nghĩa nghiệp đoàn và Liên Bang Xô Viết, cũng như những khu vực của nó tại Đông Âu, tồn tại độc lâp với những giải pháp của Stalin.) Thuyết kinh tế Keynes đã được áp dụng trong hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua hiệp định được ký tại hội nghị ở Bretton Woods, New Hampshire năm 1944. Hiệp định Bretton Woods đã thay thế hệ thống kim bảng vị thời tiền chiến tranh đã sụp đổ trong suốt cuộc suy thoái toàn cầu thập kỷ 30. Với hiệp định mới này, các tỷ giá hối đoái tiền tệ giữa các quốc gia sẽ ổn định hơn hoặc ít ổn định hơn - thay đổi trong những trường hợp ngoại lệ. Những gì mà hiệp định này được soạn thảo dựa vào thuyết kinh tế Keynes là giả định cho rằng chính phủ các nước có thể tự điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Với chế độ kim bảng vị, thì thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh toán có thể được điều chỉnh bằng những thay đổi tự động của lưu lượng vàng, mức cung tiền, và các mức giá. Nhưng với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định của Bretton Woods, mặc dù vàng vẫn được sử dụng trong thanh toán quốc tế, nhưng việc phát hành tiền trong nước không còn phụ thuộc vào trữ lượng vàng nữa mà nó chỉ lệ thuộc vào chính phủ dùng phương pháp đo lường nào mà họ cho là thích hợp để điều chỉnh lại cán cân thanh toán bị lệch. Ví dụ như trong trường hợp thâm hụt mậu dịch kéo dài, khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thì chính phủ có thể sử dụng chính sách hạn chế tiền tệ và tài chính nhằm giảm mức tăng lạm phát, và do đó giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. (Nhìn chung người ta cho rằng nhu cầu hàng nhập khẩu là một hàm tăng trưởng dương). Ta hãy khảo sát lại những mối quan hệ này kỹ hơn. Để có được những tỷ giá cố định, nghĩa là mức giá giữa các loại tiền tệ của các nước phải cố định. Như đồng franc Pháp phải cố định so với đồng đôla Mỹ. Đồng bảng Anh phải cố định so với đồng franc. Và vân vân. Lý do để giử cố định tỷ giá là để tránh đầu cơ và bình ổn quan hệ mua bán trao đổi quốc tế -- cả hai lý do này nhằm tạo ra một môi trường ổn định cho mậu dịch và đầu tư quốc tế. Những quốc gia họp mặt tại Bretton đều không muốn tỷ giá hối đoái của nước mình thay đổi tuỳ tiện như trong thập kỷ 30. Những thay đổi ấy đã làm cho nền kinh tế quốc tế mất ổn định và làm phá vở mậu dịch lẫn lưu lượng vốn. Những thay đổi tỷ giá để tăng tính cạnh tranh diễn ra manh mẽ và hiệp định này nhằm cố gắng giảm thiểu những sự thay đổi đó. Ví dụ như, giả sử đồng franc trong thời buổi khó khăn bán hàng với tỷ giá 5F/đôla. Nếu như một bên thay đổi tỷ giá là 6NF/đôla thì đồng đôla có mua nhiều hàng của Pháp hơn so với lúc trước và hàng của Pháp xuất khẩu được nhiều hơn. Tuy nhiên hàng Mỹ sẽ ít hấp dẫn hơn do phải mua với nhiều đồng franc hơn và vì vậy hàng xuất của Mỹ sẽ bị giảm. Điều này có thể khiến cho Mỹ sẽ thay đổi tỷ giá để cạnh tranh. Để tránh được tình trạng như thế thì một phần nên áp dụng tỷ giá cố định. Nhưng thậm chí với tỷ giá cố định, thì hiếm khi hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều bằng nhau tuyệt đối được. (Ở đây không đề cập đến lưu lượng vốn của quốc gia đó). Theo cơ chế lưu lượng củ thì lượng vào đi vào sẽ tạo nên sự chênh lệch giá. Còn theo Bretton Woods, thì hiệp định đưa ra một "cơ chế điều chỉnh" khác. Cơ chế này bao gồm những nhân tố sau. Đầu tiên, để kiểm soát cán cân lệch trong ngắn hạn thì mỗi nước phải có quỹ dự trữ ngoại tệ để có thể trả nợ khi cần (tức là chi trả cho mức chênh lệch khi nhập vượt xuất). Những quỹ dự trữ ngoại tệ này có thể được tích luỹ từ thặng dư mậu dịch của những năm trước hoặc có thể do ngân hàng trung ương nắm giữ. Thứ hai, bởi vì có thể xãy ra trường hợp cán cân thanh toán bị thâm hụt liên tiếp trong nhiều năm, và quỹ ngoại tệ của nó quá nhỏ không đủ khả năng thanh toán thâm hụt, thì hiệp định Bretton Woods đã thiết lập nên một tổ chức đặc biệt để tương trợ các nước như vậy, đó là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). IMF có trách nhiệm quản lý quỹ vốn tiền tệ chung do tất cả các thành viên đóng góp tuỳ theo khả năng kinh tế của mỗi nước. (Do vậy, Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất và có quyền bầu cử nhiều nhất trong IMF). Các nước thành viên có thể trích tiền từ quỹ này (mua những loại ngoại tệ mà họ cần bằng đồng nội tệ của họ) theo những quy tắc và điều đã quy định bởi IMF. Bởi quỹ này cũng có một lượng tiền giới hạn và những quy tắc chỉ cho phép từng nước thành viên rút ra với một lượng hạn chế mà thôi, nên thông qua những hành động của chính phủ các nước có liên quan (như trong trường hợp giảm tốc độ tăng trưởng để giảm nhu cầu hàng nhập khẩu đã trích dẫn ở trên), nó chỉ có thể giải quyết được những điều chỉnh sự thiếu cân đối trong mậu dịch ở mức độ vừa phải mà thôi (hoặc điều chỉnh những tài khoản mất cân đối khác trong cán cân thanh toán). Trong những trường hợp "mất cân đối cơ bản" đặc biệt, thì IMF sẽ cho phép thay đổi tỷ giá chính thức (tức là cho phép phá giá để tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu). Nói cách khác, IMF cho rằng việc điều chỉnh cơ bản là nhiệm vụ của từng chính quyền địa phương. Giả định của IMF như thế cơ bản dựa vào khả năng tiềm tàng và sâu xa rằng những chính quyền đó thực sự có thể đủ khả năng thực hiện nhờ vào ứng dụng những chính sách kinh tế của Keynes. Điều này mang ý nghĩa là thuyết kinh tế Keynes đã là một hệ thống toàn cầu. Song song với vấn đề "điều chỉnh", thì một trong những vấn đề cơ bản khác của hệ thống tài chính quốc tế là vấn đề "thanh khoản". Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của hầu hết, không phải tất cả, các quốc gia sau Đệ Nhị Thế Chiến. Theo chế độ kim bảng vị trước đó thì vàng được chấp nhận như một loại tiền quốc tế (trừ những khu vực thuộc địa, những khu này chỉ sử dụng tiền của nước chính quốc). Tuy nhiên sau hiệp định Bretton Woods, mậu dịch quốc tế phát triển với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ cung vàng và kết quả của việc chỉ sử dụng vàng trong thanh toán các khoản thu chi đã làm xuất hiện giảm phát vì giá vàng giảm liên tục. Về mặt thuyết định lượng tiền tệ của trường phái kinh tế cổ điển, thì mối quan hệ M=PQ/V phải được hiểu theo một hướng khác. Thay vì xem là P thay đổi khi M thay đổi, thì chúng ta có thể xem là cùng với tình hình phát triển của tài chính thế giới, M phải gia tăng đủ để tài trợ cho sự gia tăng của Q nếu P không giảm một cách đều đặn. Với tỷ giá cố định, đặc biệt là đồng đô la được giữ cố định so với giá vàng, thì nhiều nước đã có thể dùng vàng để thay thế cho đôla. Các nuớc cũng có thể giữ đồng đô la trong quỹ dự trữ của mình và có thể dùng nó để trả các khoản nợ bởi vì đô la cũng "tốt như vàng". Theo mặt nguyên tắc thì bất kỳ ngoại tệ nào cũng có thể được sử dụng như thế; nhưng thực tế qua nhiều năm, chỉ có đồng đô la là vẫn giữ thế ổn định so với giá vàng và do đó người ta cho nó là loại ngoại tệ an toàn nhất để giữ. Kết quả là đồng đô la không những đựơc dùng bổ sung cho vàng mà còn đựơc xem là đồng tiền quốc tế chính, mà rốt cuộc trong quỹ dự trữ người ta giữ nhiều đô la với số lượng nhiều hơn trữ lượng vàng có giá trị tương đương. Vì lẽ đó hệ thống Bretton Woods sau này được gọi là hệ thống "tiêu chuẩn đô la". Vào thập kỷ 60, khi vị trí độc tôn của đô la gặp phải thử thách bởi xuất hiện những ngoại tệ của Châu Âu, rõ ràng rằng đồng đôla đã thay thế vàng bởi vì nền kinh tế Mỹ mạnh nhất thế giới, chứ không vì nó bị mất giá trị hơn so với vàng. Thật vậy, nhiều nhà kinh tế cho rằng "vàng và đô la đều ngang ngữa nhau", không cái nào hơn cái nào. Người ta nắm giữ đôla không phải vì nó đổi được vàng mà vì nó có thể dùng để mua các loại hàng hoá được sản xuất từ nền kinh tế đáng tin cậy và quyền lực nhất thế giới. Việc nắm giữ đồng đô la tăng trưởng nhanh chóng vào thời kỳ tiền đại nhị thế chiến một phần do mậu dịch đựơc mở rộng, và một phần vì khả năng luân chuyển vốn trên thế giới. Sau chiến tranh, vốn của Mỹ luân chuyển ra khỏi nước Mỹ, tách khỏi lực lượng lao động mạnh mẽ (lực luợng đã giành chiến thắng trong Đại Nhị Thế Chiến và quay về nước tổ chức cuộc đình công lớn vào năm 1946) và nguồn vốn đó đã chảy vào Đông Âu để tận dụng lực lượng lao động tuy yếu nhưng có tay nghề ở đây. Phương tiện để xâm chiếm này chính là cái gọi là công ty đa quốc gia. Cái tên này được lấy từ đặc tính sản xuất và tiếp thị đặt cơ sở tại nhiều nước khác nhau cùng lúc. Hoạt động trong nhiều nước đã tạo nên những công ty "đa quốc gia" và làm cho họ quan tâm hơn với vấn để tài chính quốc tế cũng như sản xuất. Nằm ở nhiều nước cùng lúc và hoạt động thông qua hệ thống ngân hàng các nước, các công ty đa quốc gia này đang ở trong ưu thế tận dụng được sự khác biệt về tỷ giá hối đoái, hoặc sự khác nhau về lãi suất đầu tư. Bởi vì đồng đô la lâu nay được xem như đồng tiền chung của quốc tế, nên họ chủ yếu dùng đô la để đầu tư. Kết quả là xuất hiện "thị trường Euro-đôla" rộng lớn của đồng đô la đượcc nắm giữ bởi các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ. Trong suốt thời gian phát triển loại thị trường này không những giúp đở về mặt tài chính cho các công ty đa quốc gia mà còn làm phá vở sự ổn định của hệ thống tỷ giá cố định. Các công ty đa quốc gia sẽ chuyển một lượng tiền lớn từ loại tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác để đầu cơ mà họ cho rằng có thể làm phá giá được - và làm như thế sẽ phá giá đồng tiền. Cuối cùng thì vai trò chi phối của đồng đô la trong cơ chế hiệp định Bretton Woods rơi vào tình trạng bị công kích , phần lớn bởi người Châu Âu mà đứng đầu là tổng thống Pháp Charles DeGaulle. Người Châu Âu buộc tội những công ty đa quốc gia Mỹ đã dùng tiền mua các nhà máy, thâu tóm cả ngành công nghiệp Châu Âu. Trong thập kỷ 60 cùng vời cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, họ cũng buộc tội Mỹ đã viện trợ tài chính cho chiến tranh bằng cách tung đồng đô la khắp thế giới, do đó làm cho lạm phát khắp toàn cầu. Cuối cùng, vai trò trung tâm của đồng đô la bị cho là đã làm giảm khả năng của các nước để có những chính sách tiền tệ độc lập bởi ngân hàng trung ương cứ phải bù vào lượng đô la đi vào thị trường Euro-đôla để tránh hoặc hạn chế lạm phát. Sự chống đối thông thường nhất đối với vai trò của đồng đô la là cán cân thanh toán của Mỹ ngày càng thâm hụt. Tuy nhiên, do một số nhà kinh tế chỉ ra vào thời gian đó rằng điều đó là không thể tránh khỏi do những quốc gia khác đang nắm giữ đồng đô la như một đồng tiền mang tính thanh khoản quốc tế. Và do đó dấy lên cuộc thảo luận về việc thành lập lại một hệ thống có nhiều chọn lựa như tỷ giá thả nổi tự do hoặc quay trở về kim bảng vị (với giá vàng nhiều hơn gấp 3). Cuộc thảo luận này vẫn còn tiếp diễn cho đến khi hệ thống này thật sự sụp đổ vào năm 1971. Kết luận Chương này đã cho ta một phác họa sơ lượt về hai thứ: một là cuộc đại suy thoái và sự sụp đổ của những chu kỳ kinh tế cổ điển cùng với chính sách tự do kinh doanh, hai là giải pháp của Keynes áp dụng cả mức độ trong nước lẫn quốc tế. Hiểu rỏ được những lý do tại sao kinh tế cổ điển không còn khả thi nữa là một điều rất quan trong trong thời đại ngày nay bởi vì sự phục sinh gần đây của một số tư tưởng kinh tế cổ điển về chính phủ của Reagan và Bush. Nếu chúng không còn khả thi vào thập kỷ 30 nửa thì liệu chúng có khả thi vào thời nay không? Cùng với những điều kiện đã thay đổi thì liệu chúng có hoạt động hữu hiệu vào thời này không? Hiểu được nguồn gốc và những tư tưởng trọng tâm của kinh tế học Keynes là một điều rất quan trọng, không chỉ bởi chúng đã tạo nện những nguyên lý kinh tế mà đã được áp dụng và giảng dạy trong suốt 30 năm qua, mà còn do sự sụp đổ mức tăng trưởng trong 20 năm qua xảy ra đồng thời với sự suy sụp kinh tế học Keynes. Ngày nay, sự suy sụp của thời đại Keynes vẫn còn dai dẳng và cùng với nó là hàng loạt những tranh luận khác nhau về những giải pháp và các phương pháp lý thuyết khác. Như chưa từng có trước đây 2 thập kỷ, hiện nay đang có nhu cầu đặt một nền tảng lịch sử mới về cả chính sách lẫn lý thuyết. Câu Hỏi Ôn Tập 1. Tại sao chế độ kim bảng vị lại sụp đổ vào thời kỳ đại suy thoái? Những quốc gia nào đã sản xuất như thế nào trong tình trạng suy sụp đó? Đã có những ảnh hưởng nào đến mậu dịch quốc tế và hoạt động kinh tế? 2. Những thay đổi gì trong suốt thời kỳ đại suy thoái đã tạo nên khó khăn cho cơ chế chu kỳ truyền thống nhằm phục hồi sự thịnh vượng trong suốt thập kỷ 30? 3. Giải thích những thuật ngữ: chủ nghĩa Ford (Fordism), sản xuất hàng loạt, công nhân sản xuất hàng loạt, không kỹ năng (de-skilling). Giải thích mối quan hệ giữa chúng. 4. Trong khi chúng ta thoả luận về sự tăng trưởng, thì giải pháp nào của Keynes được áp dụng cho cuộc đại suy thoái và duy trì sự tăng trưởng? Giải pháp đó có ý nghĩa như thế nào khi được Roosevelt bổ sung thêm? 5. Thuyết kinh tế Keynes có ý nghĩa gì trong việc phổ biến chủ nghĩa Ford (Fordism)? Nó mang ý nghĩa như thế nào với tư cách là một hiện thân của các nguyên tắc của trò chơi tổng-không-bằng-không? 6. Thế nào là "chính sách năng suất" và nó có quan hệ thế nào với kinh tế Keynes? 7. Những việc gì chính phủ nên làm để kích thích năng suất tăng trưởng? 8. Hiệp định Bretton Woods được ký vào 1944 là hiệp định gì? Nó có cố gắng như thế nào để tránh được những vấn đề của chế độ kim bảng vị? Nó có ý nghĩa như thế nào khi nó thể hiện cơ chế kinh tế của Keynes? 9. Giải thích chức năng của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định? Tại sao bạn phải có quỹ dự trữ ngoại tệ và vai trò mong đợi của IMF là gì? 10. Những vấn đề gì nổi cộm trong thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến theo khía cạnh thanh khoản quốc tế? Chúng được giải quyết như thế nào? 11. Tại sao đồng đô la và vai trò của nó trong nền kinh tế thế giới rơi vào thế bị công kích vào thập kỷ 60? 12. IMF "ủng hộ gì" cho hiệp định đó? Chúng hoạt động như thế nào? Thế nào là "có điều kiện" (conditionality)? Những "điều kiện" tiêu biểu là gì? [1] allienated [2] Conspicuous Consumption [3] the machine process Bài này xuất xứ từ Trang Kinh Tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes.pdf