Cơ chế ra quyết định của asean theo quy định của Hiến chương asean

1. Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại: Điều 20, chương VII, Hiến chương ASEAN như sau: “1. Việc ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN. 2. Khi không có đồng thuận, Cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyết định cụ thể. 3.Khoản 1 và 2 trong Điều này sẽ không ảnh hưởng tới các phương thức ra quyết định đã được nêu trong các văn kiện pháp lý liên quan khác của ASEAN. 4. Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc không tuân thủ,vấn đề này sẽ được trình lên Cấp cao ASEAN để quyết định”. Như vậy, cơ chế ban hành và ra quyết định của Cộng đồng ASEAN dựa trên cơ chế tham vấn và đồng thuận. Các quyết định và văn bản pháp lý của ASEAN chỉ được ban hành trên cơ sở đồng thuận của tát cả các quốc gia thành viên. 2. Bình luận Ưu điểm của cơ chế này là đảm bảo cho tất cả các nước trong ASEAN có quyền bình đẳng với nhau trong quyết định các vấn đề của Cộng đồng, đảm bảo cho ASEAN có thể tồn tai và phát triển theo định hướng “thống nhất trong đa dạng” trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, nguyên tắc này nhiều khi lại làm chậm tiến trình hợp tác của Cộng đồng nói riêng và ASEAN nói chung. Do sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế và nhiều nét khác biệt về văn hóa – xã hội giữa các quốc gia thành viên nên quá trình thương lượng để có sự đồng thuận của tát cả các quốc gia thành viên thường kéo dài rất lâu, thậm chí quyết định hoặc văn bản luật không được thông qua khi thiếu sự đồng thuận của một quốc gia thành viên. Như vậy Cộng đồng ASEAN nên có sự điều chỉnh hợp lí hơn về vấn đề này. Liên hệ: Cơ chế này hoàn toàn khác nếu so với cơ chế ra quyết định và ban hành pháp luật của liên minh Châu Âu ( pháp luật liên minh châu Âu chủ yếu được ban hành theo “nguyên tắc đa số phiếu kép” (qualified majority voting), theo đó quyết định được thong qua khi đa số quốc gia thành viên bỏ phiếu thuận và số phiếu thuận đảm bảo đại diện cho đa số dân số của Liên minh Châu Âu. Đây chính là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa Cộng đồng ASEAN với Cộng đồng Châu Âu nói riêng và Liên minh Châu Âu nói chung.

doc2 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7534 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế ra quyết định của asean theo quy định của Hiến chương asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại: Điều 20, chương VII, Hiến chương ASEAN như sau: “1. Việc ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN. 2. Khi không có đồng thuận, Cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyết định cụ thể. 3.Khoản 1 và 2 trong Điều này sẽ không ảnh hưởng tới các phương thức ra quyết định đã được nêu trong các văn kiện pháp lý liên quan khác của ASEAN. 4. Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc không tuân thủ,vấn đề này sẽ được trình lên Cấp cao ASEAN để quyết định”. Như vậy, cơ chế ban hành và ra quyết định của Cộng đồng ASEAN dựa trên cơ chế tham vấn và đồng thuận. Các quyết định và văn bản pháp lý của ASEAN chỉ được ban hành trên cơ sở đồng thuận của tát cả các quốc gia thành viên. 2. Bình luận Ưu điểm của cơ chế này là đảm bảo cho tất cả các nước trong ASEAN có quyền bình đẳng với nhau trong quyết định các vấn đề của Cộng đồng, đảm bảo cho ASEAN có thể tồn tai và phát triển theo định hướng “thống nhất trong đa dạng” trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, nguyên tắc này nhiều khi lại làm chậm tiến trình hợp tác của Cộng đồng nói riêng và ASEAN nói chung. Do sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế và nhiều nét khác biệt về văn hóa – xã hội giữa các quốc gia thành viên nên quá trình thương lượng để có sự đồng thuận của tát cả các quốc gia thành viên thường kéo dài rất lâu, thậm chí quyết định hoặc văn bản luật không được thông qua khi thiếu sự đồng thuận của một quốc gia thành viên. Như vậy Cộng đồng ASEAN nên có sự điều chỉnh hợp lí hơn về vấn đề này. Liên hệ: Cơ chế này hoàn toàn khác nếu so với cơ chế ra quyết định và ban hành pháp luật của liên minh Châu Âu ( pháp luật liên minh châu Âu chủ yếu được ban hành theo “nguyên tắc đa số phiếu kép” (qualified majority voting), theo đó quyết định được thong qua khi đa số quốc gia thành viên bỏ phiếu thuận và số phiếu thuận đảm bảo đại diện cho đa số dân số của Liên minh Châu Âu. Đây chính là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa Cộng đồng ASEAN với Cộng đồng Châu Âu nói riêng và Liên minh Châu Âu nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ chế ra quyết định của asean theo quy định của Hiến chương asean.doc
Tài liệu liên quan