Chương trình đào tạo áp dụng cho hệ thống tín chỉ

Khối kiến thức này thường chiếm khoảng hơn phân nửa khối lượng tín chỉ cần thiết để đủ điều kiện tốt nghiệp và cũng được thiết kế rất đa dạng với quan điểm là cần quan tâm đến những thiên hướng phát triển của từng cá nhân sinh viên và sự đa dạng của thị trường tuyển dụng. Từ đó, cho phép sinh viên đăng ký học những môn học (học phần) do chính họ quyết định chọn. Một số môn tự chọn là một phần của chương trình chuyên ngành và cho phép sinh viên cụ thể hóa trong những lĩnh vực cho trước. Chẳng hạn, sinh viên ngành Khoa học Thực phẩm có thể chọn môn Chế biến thực phẩm, hay Cách làm rượu bia, hay Các giác quan liên quan đến thực phẩm bằng cách chọn một số tín chỉ chuyên ngành. Cũng thế, sinh viên ngành Xã hội học có thể chọn môn Quản trị tổ chức xã hội, hay Truyền thông – Báo chí hay Công tác xã hội

pdf6 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình đào tạo áp dụng cho hệ thống tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TS. Đoàn Hữu Hải Phòng Quản lý đào tạo – Trường Đại học Văn Hiến 1. Một số vấn đề chung Cần phải khẳng định ngay rằng Chương trình đào tạo, trong bất kỳ hệ thống giáo dục đại học nào, cũng giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa cốt tử đối với chất lượng đào tạo và việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, triết lý giáo dục mà mỗi thể chế đào tạo theo đuổi có thể không giống nhau. Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải xây dựng phù hợp với triết lý giáo dục mà hệ thống đã xác định. Từ những năm đầu của thập niên 90, giáo dục đại học Việt Nam đã tiếp cận với hệ thống đào tạo theo tín chỉ1. Theo đó, một số trường đã triển khai tổ chức thí điểm đào tạo theo mô hình này. Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với định hướng: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp lên các bậc học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”. Đây là chủ trương lớn và có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển giáo dục đại học của Việt Nam. Dễ dàng thấy rằng, để thực hiện tốt chủ trương này cần phải huy động tối đa nguồn nhân lực, vật lực; xây dựng được kế hoạch, có chiến lược hành động và lộ trình hợp lý trên quy mô tương đối toàn diện có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi Hội thảo này, tôi chỉ xin bàn thêm một vài nội dung liên quan đến vấn đề xây dựng chương trình đào tạo thông qua việc đi tìm câu trả lời cho ít nhất hai câu hỏi mấu chốt có quan hệ mật thiết dưới đây: - Trong hệ thống tín chỉ, chương trình đào tạo của một ngành học cần đáp ứng những đòi hỏi nào? - Để có thể đáp ứng được những đòi hỏi đã đặt ra, việc xây dựng chương trình đào tạo cần dựa trên những cơ sở nào? 2. Chương trình áp dụng trong hệ thống tín chỉ Trước tiên, cần xác định xem chương trình đào tạo đối với một ngành học áp dụng trong hệ thống tín chỉ cần phải đáp ứng những đòi hỏi đặc biệt nào, nhất là những điểm khác với chương trình trong các hệ thống đào tạo trước đó (học chế niên chế và học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần)? Quá trình đi tìm câu trả lời đối với câu hỏi này cho phép 1 Thực ra, trước năm 1975 một số trường đại học ở miền Nam đã tổ chức đào tạo theo tinh thần tín chỉ. Trang 2 chúng tôi khẳng định những ràng buộc hay những đòi hỏi như những điều kiện tiên quyết mà một chương trình đào tạo nhất thiết phải thoả mãn, đó là: - Chương trình đào tạo phải phù hợp với triết lý giáo dục của hệ thống: hệ thống tín chỉ muốn tạo cho sinh viên có nhiều quyền lựa chọn môn học, tăng quyền tự quyết trong quá trình học tập thì chương trình ấy phải đa dạng, phải phong phú và đủ mềm dẻo mới có thể đáp ứng được. - Chương trình phải phù hợp với quan điểm định hướng của thể chế đào tạo và có khả năng giúp cho sinh viên tự xây dựng mục tiêu học tập dựa trên những nhân tố đầu vào từ bên ngoài của các bên liên quan, chẳng hạn như thị trường việc làm, yêu cầu của xã hội, văn hoá và truyền thống - Một cách đầy đủ hơn, quá trình xây dựng chương trình cần phải trả lời những câu hỏi liên quan đến những phương diện khác nhau trước khi đưa ra các quyết định, cụ thể là:  Về phương diện nhận thức luận, những gì cần được coi là tri thức và sự hiểu biết phải truyền đạt? Có cần phải chia tri thức và hiểu biết thành các phạm trù riêng rẽ: tri nhận, cảm nhận, thức nhận hay chúng ta cần một cách tiếp cận tổng thể đối với tri thức và khả năng nhận thức, coi tri thức là một quá trình2?  Về phương diện chính trị, ai có quyền kiểm soát việc lựa chọn và truyền đạt tri thức? Vai trò của nhà nước, của các nhà giáo dục, của phụ huynh học sinh, cộng đồng, nhà tuyển dụng và của thị trường lao động?  Về phương diện kinh tế, tri thức đang kiểm soát việc phân phối quyền lực, hàng hóa và dịch vụ trong xã hội hiện nay như thế nào?  Về phương diện ý thức hệ, tri thức nào là quan trọng nhất và tri thức đó của ai?  Về phương diện kỹ thuật, bằng cách nào sinh viên có thể tiếp cận các tri thức đã được thiết kế trong chương trình? Phương pháp giảng dạy nào phù hợp với kiểu tri thức này? Phát triển hệ thống tài liệu phục vụ đào tạo như thế nào?  Về phương diện thẩm mỹ, chúng ta nối kết tri thức trong chương trình đào tạo với nhân cách của sinh viên như thế nào? Bằng cách nào hành động của những nhà thiết kế chương trình đạt được như những giảng viên khi làm nhiệm vụ kết nối ấy?  Về phương diện đạo đức, bằng cách nào chúng ta có những ứng xử đúng đắn và có trách nhiệm với những người khác? Những quan điểm tư tưởng nào về tư cách 2 Nhận thức này dẫn đến lựa chọn phương pháp tiếp cận chương trình theo hướng phát triển. Theo đó, “Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa đào tạo, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Tất cả những cái đó được sắp xếp theo một trình tự thời gian biểu chặt chẽ.” (Tim Wentling, 1993). Trang 3 đạo đức và xã hội sẽ được nhà trường coi là nền tảng trong ứng xử với giảng viên và sinh viên?  Về phương diện lịch sử, những truyền thống nào trong lĩnh vực này đang còn tồn tại có thể giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên? Với những nguồn lực nào khác, chúng ta cần và có thể cho phép đi xa hơn? Công việc tiếp theo là cần xác định rõ những cơ sở cho việc xây dựng chương trình. Nội dung này cho phép trả lời câu hỏi: quá trình xây dựng, thiết kế chương trình dựa trên cái gì? Cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn? - Chương trình đào tạo cần được xác định dựa trên nhu cầu đào tạo chuyên môn của sinh viên, vị trí công việc mà sinh viên nhắm tới trong tương lai; - Nền tảng để xác định nội dung giảng dạy là yêu cầu về năng lực (kiến thức, kỹ năng) và các hoạt động nhận thức của sinh viên (những yêu cầu này cần phải được trình bày rõ ràng trong mục tiêu ngành học hay chuẩn đầu ra cho ngành học); - Cần làm rõ mối tương quan có ý nghĩa giữa các nguyên tắc cơ bản của ngành học và thực tiễn của ngành. 3. Ví dụ về thiết kế chương trình trong hệ thống tín chỉ Hoa Kỳ Nói chung, chương trình đào tạo trong hệ thống tín chỉ Hoa Kỳ thường gồm 3 khối kiến thức: khối kiến thức rộng (đại cương); khối kiến thức ngành (cơ sở ngành và chuyên ngành) và khối kiến thức tự chọn tự do. Mục tiêu, lĩnh vực và tỷ trọng của mỗi khối kiến thức được ấn định cụ thể theo từng chương trình, phụ thuộc vào tầm nhìn và sứ mạng3 của từng trường. a) Khối kiến thức rộng (đại cương) Quan niệm về khối kiến thức rộng trong hệ thống tín chỉ Hoa Kỳ có nhiều điểm khác với quan niệm về khối kiến thức đại cương trong hệ thống niên chế hiện hành của Việt Nam. Theo đó, kiến thức rộng không phải là tập trung vào một số những pho sách kinh điển cụ thể nào, hay thu nhận thông tin về những lĩnh vực cụ thể nào mà phải giúp cho sinh viên phát triển năng lực trí tuệ nói chung thông qua việc tìm hiểu các giá trị văn hóa khác nhau thuộc các lĩnh vực kiến thức được phân phối trong những lĩnh vực khác nhau, các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu khác nhau được áp dụng cho các lĩnh vực đó như thế nào và giá trị của các phương pháp đó. Trong hệ thống niên chế ở Việt Nam, khối kiến thức đại cương chưa thể hiện được tinh thần này và có thể thấy nội dung kiến thức đại cương được quy định khá cứng nhắc và giống nhau ở hầu hết các chương trình trong các trường đại học. 3 Đến lượt mình, Tầm nhìn và Sứ mạng của trường cần phải được xây dựng một cách khoa học chứ không phải là những tuyên bố khoa trương, hình thức. Trang 4 Ví dụ: Tại Đại học Ohio, Hoa Kỳ khối kiến thức đại cương, thường chiếm xấp xỉ một phần tư khối lượng tín chỉ cần thiết để đủ điều kiện tốt nghiệp, được cấu tạo và sắp xếp theo 3 nhóm chủ đề: Nhóm I. Gồm những môn về kỹ năng tính toán và tiếng Anh (cho tất cả sinh viên, kể cả sinh viên Hoa Kỳ). Trong nhóm kiến thức này sinh viên bắt buộc phải học 01 môn toán (có thể là đại số sơ cấp, hình học sơ cấp, lượng giác hoặc xác suất thống kê) và 02 môn tiếng Anh (viết tiểu luận theo chủ đề). Nhóm II. Là nhóm kiến thức thực sự rộng hơn, được phân bổ trong 5 lĩnh vực khác nhau: các khoa học ứng dụng và công nghệ; tầm nhìn văn hóa đa dạng; nghệ thuật và nhân văn; khoa học tự nhiên và toán học; các khoa học xã hội. Trong nhóm này, sinh viên phải tích lũy được xấp xỉ 25 tín chỉ với điều kiện chúng phải thuộc vào ít nhất 4 trong 5 lĩnh vực kiến thức đã xác định ở trên và số tín chỉ Ti thuộc mỗi lĩnh vực phải thỏa mãn điều kiện: 4 ≤ Ti ≤ 10. Nhóm III. Gồm những môn học đòi hỏi các phương pháp tiếp cận khác nhau, theo những chiều kích khác nhau, vận dụng các loại kiến thức khác nhau để tiếp cận cùng một vấn đề. Nhóm môn học này chỉ dành cho sinh viên năm cuối (hiểu theo nghĩa là đã tích lũy được nhiều hơn số tín chỉ quy định để được xếp vào năm cuối của bậc đại học) và mỗi sinh viên phải chọn 01 môn. b) Khối kiến thức ngành (cơ sở ngành và chuyên ngành) Khối kiến thức này thường chiếm khoảng hơn phân nửa khối lượng tín chỉ cần thiết để đủ điều kiện tốt nghiệp và cũng được thiết kế rất đa dạng với quan điểm là cần quan tâm đến những thiên hướng phát triển của từng cá nhân sinh viên và sự đa dạng của thị trường tuyển dụng. Từ đó, cho phép sinh viên đăng ký học những môn học (học phần) do chính họ quyết định chọn. Một số môn tự chọn là một phần của chương trình chuyên ngành và cho phép sinh viên cụ thể hóa trong những lĩnh vực cho trước. Chẳng hạn, sinh viên ngành Khoa học Thực phẩm có thể chọn môn Chế biến thực phẩm, hay Cách làm rượu bia, hay Các giác quan liên quan đến thực phẩm bằng cách chọn một số tín chỉ chuyên ngành. Cũng thế, sinh viên ngành Xã hội học có thể chọn môn Quản trị tổ chức xã hội, hay Truyền thông – Báo chí hay Công tác xã hội. c) Khối kiến thức tự chọn tự do Khối kiến thức này mang đến cho sinh viên cơ hội để phân biệt bản thân mình với người khác, theo đuổi những mối quan tâm của riêng mình và xây dựng tương lai nghề nghiệp dựa trên thế mạnh và tài năng của mình. Từ đó, cho phép sinh viên có thể đăng ký học bất cứ chủ đề nào: có thể chọn những môn về bản chất có tính dạy nghề hay những môn đem lại tri thức sâu hơn hoặc chuyên biệt hơn trong phạm vi ngành học. Thậm chí, sinh viên có thể chọn những môn cho phép tính đến khả năng chuyển đổi thiên hướng hay ngành học Trang 5 một cách dễ dàng. Ví dụ: Một sinh viên đang học ngành Sư phạm Toán có thể chọn trong khối kiến thức tự chọn tự do những môn về Âm nhạc hay Du lịch. Sau đó, nếu sinh viên này muốn lấy bằng cử nhân ngành Âm nhạc hay Du lịch thì những môn thuộc lĩnh vực kiến thức âm nhạc hay du lịch đã tích lũy (trong chương trình sư phạm Toán) có trong chương trình cử nhân Âm nhạc hoặc Du lịch sẽ được thừa nhận (đã tích luỹ mà không phải học lại). 4. Kết luận Ở trên đã khẳng định, chương trình đào tạo giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa cốt tử đối với chất lượng đào tạo và việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo là một nhiệm vụ cần được các trường quan tâm đầu tư một cách thoả đáng. Chắc rằng quan điểm này sẽ được nhiều đại biểu dễ dàng nhất trí, đồng thuận. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cho hệ thống tín chỉ là nhiệm vụ còn mới mẻ, hàng loạt những vấn đề đặt ra như: cần phải dựa trên những tiêu chí nào, đòi hỏi nào, cơ sở nào để xác định cấu trúc, nội dung, khối lượng kiến thức cho một chương trình đào tạo, vẫn còn là khó khăn khá lớn đối với nhiều trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Hy vọng rằng nội dung bài viết này sẽ góp một phần nhỏ làm rõ hơn vấn đề mà hội thảo quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Đại học Sư phạm TP.HCM (2006), Kỷ yếu hội thảo “Xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ có sử dụng internet”. 3. Trần Thị Hoài (2006), Hội thảo VUN “Các tiêu chí đánh giá cấu trúc của chương trình đào tạo đại học theo học chế tín chỉ”. 4. Vladimir Briller (2008), Tài liệu tập huấn “Tổ chức điều hành đào tạo theo học chế tin chỉ”. 5. Vũ Quốc Phóng, Đại học Ohio (2006), “Những bài học về tín chỉ Mỹ”. 6. Lê Đức Ngọc (5/2001), Kỷ yếu hội thảo VUN “Mục tiêu, chương trình và các nguyên tắc chính trong đào tạo theo học chế tín chỉ”. Trang 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_chuong_trinh_dao_tao_ap_dung_cho_he_thong_tin_chi_3664.pdf
Tài liệu liên quan