Chủ đề: Tìm công thức hoá học

Bước 1; Gọi CT của hợp chất là AxBy ( đặt điều kiện ) Bước 2; Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố mA = %mA/ M x 100% = ? gam tương tự cho mB Bước 3: thay vào công thức Lập tỉ lệ x : y : z = mC : mH : mO hoặc % / MC : %/ MH đáp số Bước 4: Viết công thức hoá học ( thay x ; y) -> CTHH (nếu là chất vô cơ) Hoặc CTDG nhất Bước 5: Tìm CTPT dựa vào PTK

doc6 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Tìm công thức hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tứ Cường GV: Đoàn Văn Mạnh Chủ đề: Tìm công thức hoá học Mùa hạ 2009 I- Kiến thức cần nhớ 1- Tính chất hoá học ( Viết mẫu dưới dạng PTHH tổng quát ) + Kim loại tác dụng với axit: + Oxit kim loại tác dụng với axit: + Kim loại tác dụng với phi kim tạo muối + Kim loại + nước + Muối Cacbonnat + axit -> CO2 2- Công thức về tính số mol ; nồng độ ; tìm M = m/n (g) 3- Cách xác định khối lượng theo % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp mA = mhh x %mA; mB = mhh x %mB ( gam) 4 - Hoá trị của kim loại từ 1 đến 3 Nếu không rõ hoá trị thì đặt là x; trong oxit MxOy là 2y/x ( sau đó biện luận) 5- Bảng tuần hoàn ( chu kỳ; nhóm ) + Hoá trị cao nhất trong oxit bằng đúng số thứ tự của nhóm đó + Kim loại kiềm ( hoá trị I) + Kim loại kiềm thổ là kim loại nhóm II; tiêu biểu là Ca; Ba 6- Tỉ khối của chất khí: dA/B = MA/MB 7- Cách tính phân tử khối tổng quát ( Chất vô cơ và hữu cơ) AxBy = x. MA + y. MB ; FexOy = 56. x + 16.y CnH2n = 14n; CnH2n + 1OH = 14n + 18 7- Tăng giảm khối lượng 8- Định luật bảo toàn khối lượng: II- Cách làm chung Trường hợp 1: Tìm CTHH theo PTHH ( Tìm theo khối lượng mol ) Bước 1: Gọi CTHH cần tìm ở dạng tổng quát (nếu cần) ( đặt điều kiện cho chỉ số; hoá trị) Bước 2: Viết PTHH TQ ( như PTHH thông thường) Bước 3: Tìm khối lượng ( m) và số mol (n) của chất đó ( Hoặc lập PTĐS giữa các chất liên quan ) Bước 4; Tính M = m/n -> ? ( gam) -> Tìm nguyên tử khối -> Nguyên tố tạo nên chất Bước 5: Thay CTHH của chất đã tìm vào PTHH ban đầu để tiếp tục làm các yêu cầu khác ( nếu bài yêu cầu ) hoặc biện luận theo hoá trị. III- Bài tập: Sách GK hoá 9 ( bài 5 tr. 69; bài 9 tr. 72; bài 11 tr. 81; bài 5 tr. 103; Bài 4 tr. 144; bài 6 tr. 168 ) Sách bài tập Hoá học 9: ( 15.16 ; 19.6; 26.8; 32.15; 44.6; 45.6; 46.4; 42.3 ; 42.5) A- Hoá Vô Cơ Câu 1; Cho 16 gam của kim loại R hoá trị II tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn .Tìm R - gọi tên Sau đó hoàn thành PTHH cho sơ đồ R -> A -> B -> C -> D ( Biết A; B; ..là hợp chất của R ) Câu 2: Cho 0,6 g kim loại nhóm II tác dụng với nước à 0,336 lít khí H2. Gọi tên kim loại đó ? Câu 3: Hoà tan hết 1,84 gam một kim loại kiềm bằng nước thu được dd B. để trung hoà dd B cần 80ml dd HCl 1M . Tìm kim loại đó ( có thể bién thành trắc nghiệm khách quan) Câu 4: Hoà tan 6,5 gam kim loại R cần vừa đủ 100ml dung dịch HCl 1M Viết PTHH tổng quát ? Tìm tên kim loại R ( HD: Biện luận hoá trị ) Câu 5: Cho 5,4 gam kim loại M hoá trị III tác dụng với Clo dư thu được 26,7 gam muối. Hãy tìm M ? ( có 2 cách giải) + Viết PTHH của M với oxi; dung dịch CuSO4; dung dịch HCl; H2SO4loãng; H2SO4 đặc nguội ( ghi rõ điều kiện phản ứng) + Nhận biết ( M ; Fe và Cu chỉ bằng 2 thuốc thử ) Câu 6: Cho 4,6 gam kim loại M phản ứng với Clo dư thì tạo thành 11,7 gam muối. Tìm M ( GV có thể cho biết M hoá trị I hoặc không cho hoá trị ) Bài 7: ( bài 15.16) Hoà tan hoàn toàn 18 g kim loại M cần 800 ml dd HCl 2,5M. Tìm M Câu 8: Cho 0,53 g muối = CO3 của kim loại hoá trị I tác dụng vừa đủ với dd HCl thì thu được 112ml khí CO2 -à muối gì ? Câu 9 Cho 32 g oxit của kim loại hoá trị III tan hết trong 400 ml dd HCl 3M vừa đủ.Tìm CTHH của oxit đó ? Câu 10 : Tìm oxit của kim loại hoá trị III. Biết 8 g này tác dụng với 300ml H2SO4 1M. Axit dư được trung hoà vừa đủ bởi 50 g dd NaOH 24% Bài 11: Cho 8 gam oxit XO3 tác dụng với dd NaOH dư thì tạo ra 14,2 g muối khan. Tìm nguyên tử khối của X. ? Bài 12: ( Bài 19.6) Ngâm 7,2 gam oxit sắt trong dd HCl dư thì thu được 12,7 gam muối khan. Tìm CTHH của oxit sắt đó ? Câu 13: Ngâm 1 lá kim loại hoá trị II nặng 50 gam trong dd CuSO4. Phản ứng xong rửa sạch và làm khô thì cân nặng 49,82 gam . Kim loại đó là Mg; Zn; Ca; hoặc Sắt Tìm CTHH của hợp chất hữu cơ Bài 1: Cho hỗn hợp X gồm rượu etylic và rượu A có công thức là: CnH2n + 1OH Cho1,52 g X tác dụng hết với Na thì thoát ra 0,336 lít khí H2 Biết tỉ lệ số mol trong 2 rượu lần lượt là 2: 1 a- Tìm A ? b- % mỗi rưọu ? c- Viết CTCT của các chất trong X ? d- Viết PTHH của X với K; đốt cháy; este hoá với axitaxetic ? Câu 2; Cho 9,7 gam Y gồm CH3COOH và axit A có công thức CmH2m +1 COOH tác dụng vùa đủ với 150 ml dd NaOH 1M a- Xác định CTPT của A. Biết tỉ lệ số mol mỗi axit lầm lượt là 2: 1 ? b- Tìm % m ? c- Viết PTHH của A với Na; Cu; CuO; NaOH; Na2SO4; NaHCO3 ( nếu có) Câu 3 Cho X gồm CH3COOH và axit A có công thức CmH2m + 1 COOH. Tỉ lệ số mol là 1: 2 Cho a gam hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 300ml dd NaOH1M rồi cô cạn thì thu được 27,4 gam muối khan. a- Viết PTHH ? b- Tìm CTPT của A ? c- Tìm % về m ? Câu 4 A gồm CH4; C2H2 và 1 (H; C) X có công thức phân tử là CnH2n + 2. Cho 0,896 lít A đi qua dd brôm dư thì thu được 0, 448 hỗn hợp 2 khí. Biết tỉ lệ số mol 2 khí thoát ra là 1: 1 Khi đốt cháy 0,896 lít A thì thu được 3,08 g CO2 a- Xác định CTPT của X ? b- Tìm % V ? c- Tính % m mỗi khí ? Câu 5: Để trung hoà 40ml dung dịch axit CnH2n + 1 COOH cần dùng 60ml dung dịch NaOH 0,2 M. Nếu trung hoà 200ml dung dịch axit trên bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn sản phẩm được muối khô cân nặng 4,92 gam Tính nồng độ mol của dung dịch axit ? Xác định công thức phân tử của axit ? Bổ sung: 1- Cho 7,8 gam kim loại hoá trị I tác dụng với nước thu được 2,24 lít khí. a- Viết PTHH ? b- Tìm tên kim loại đó ? 2- Hoà tan a gam một kim loại vào 500ml dung dịch HCl thu được dung dịch A và 11,2 lít khí H2 (đktc). Trung hoà lượng HCl dư cần dùng 100ml dung dịch Ca(OH)2. Cô cạn dung dịch Sau khi trung hoà được 55,6 gam muối khan. Tính nồng độ HCl đã dùng; Xác định kim loại đem hoà tan và tính a ? 3- Hoà tan hoàn toàn 8 gam oxit của kim loại R cần dùng 300ml dung dịch HCl 1M. Xác định kim loại R và oxit nói trên ? 4- Khử hoàn toàn 16 gam một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao; phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Xác định công thức của oxit. Nếu dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng đi qua dung dịch NaOH dư thì khối lượng dd tăng hay giảm bao nhiêu gam ? Trường hợp 2: Tìm CTPT hợp chất hữu cơ X thông qua phản ứng đốt cháy m gam chất hữu cơ X; Biết PTK ( hoặc khối lượng mol) của X à CO2 và H2O I Kiến thức bổ sung + H2SO4 đặc và P2O5 ; hấp thụ nước; P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4 ( Bình 1) + Dung dịch nước vôi trong và kiềm khác hấp thụ CO2 ( Bình 2) Nếu dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch kiềm trước hoặc CaO thì hấp thụ cả 2 sản phẩm Khối lượng bình tăng là của CO2 và hơi nước + n= m/M; n = V/22,4; ..... + d = MA/MB II- Cách làm chung Bước 1: Tìm số mol nước và số mol CO2 Bước 2: suy ra số mol C à mC suy ra số mol Hà mH Chứng tỏ: + Nếu mC + mH = mXà X chỉ chứa C và H + Nếu mC + mH nO Bước 3 ( Cách 1) lập tỉ lệ số mol H; O; C -> CT thực nghiệm Bước 4: Kết hợp với M -> CTPT; viết CTCT ( nếu bài yêu cầu ) Hoặc Bước 3: ( Cách 2) Gọi công thức của hợp chất là CxHy hoặc CxHyOz ( x; y; z thuộc N*) Bước 4: Viết PT cháy à x; y; z -> CTPT hợp chất hữu cơ đó * Chú ý: Nếu đề bài đã cho sẵn nguyên tố thì không cần chứng minh có nguyên tố nào III- Bài tập Bài 1: Đốt cháy 1,4 gam B thu được 4,4 gam CO2 và 1, 8 gam H2O. Xác định công thức của B. biết tỉ khối của nó với H2 là 14. Bài 2: Đốt cháy 2,9 gam A thu được 8,8 gam CO2 và 4,5 gam H2O. ở đktc 1,12 lít khí A nặng 2,9 gam. Tìm A ? Bài 3: Đốt cháy 4,4 gam A thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 g nước. Tỉ khối với H2 là 22. Tìm CTPT của A ? Bài 4: Đốt cháy 3 gam A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 g nước a- Trong A có những nguyên tố nào ? b- Tìm A / biết PTK < 40. c- A có làm mất màu dd Bôm không ? d- Viết PTHH với clo. ? Bài 5: Xác định CTPT của A khi đốt cháy A thì nhận thấy số mol A : số mol CO2: số mol H2O = 1: 2: 1 Bài 6: Đốt cháy 6 gam A chứa C; H; O thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Biết 1 lít hơi A nặng 2,679 gam. Tìm CTPT của A ? Bài 7: Đốt 2,24 lít hiđrôcacbon X và cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng KOH rắn. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 9 gam; bình 2 tăng 17,6 gam.Tìm CTPT và viết CTCT của X. ? Bài 8 ( bài 5 tr. 112 SGK): Đốt cháy3 gam chất A thì thu được 5,4 gam nước. Hãy xác định CTPT của A biết MA = 30 g và A có 2 nguyên tố là C và H.? Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam chất X cần dùng hết 5,04 dm3 oxi. Sản phẩm thu được gồm CO2 và H2O được chia làm đôi. Phần 1: Cho qua P2O5 thấy khối lượng P2O5 tăng 1,8 gam Phần 2: Cho qua CaO thấy CaO tăng 5, 32 gam. Tìm công thức phân tử của X; biết số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng 4 Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn a gam chất X cần dùng hết 5,824 dm3 oxi. Sản phẩm thu được gồm 0,15 mol CO2 và 3,6 gam H2O. Tỉ khối hơi của X với hiđro là 30. Tìm CTPT của X ? Bài tập bổ sung: Bài 44.5; 45.4; 50.4 ( SBT) Truờng hợp 3: Tìm CTPT khi biết % m và khối lượng mol phân tử ( M) Bước 1; Gọi CT của hợp chất là AxBy ( đặt điều kiện ) Bước 2; Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố mA = %mA/ M x 100% = ? gam tương tự cho mB Bước 3: thay vào công thức Lập tỉ lệ x : y : z = mC : mH : mO hoặc % / MC : %/ MH à đáp số Bước 4: Viết công thức hoá học ( thay x ; y) -> CTHH (nếu là chất vô cơ) Hoặc CTDG nhất Bước 5: Tìm CTPT dựa vào PTK III- Bài tập Câu 1: Hợp chất X chứa các nguyên tố C; H; và O trong đó C = 60%; H = 13,33% Tìm CTPT của X biết khối lượng mol là 60 gam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu_de_tim_cthh_vo_co_huu_co_1931.doc
Tài liệu liên quan