Các bước thực hiện ý tưởng kinh doanh

Căn cứ vào năng lực nổi trội của mình cùng với “khoảng trống” nào đó trong thị trường để xác định “địa hạt” phát triển hoạt động kinh doanh, tức là tạo ra một phân khúc thị trường cho riêng mình. 1.Tập trung vào các phân khúc thị trường Căn cứ vào năng lực nổi trội của mình cùng với “khoảng trống” nào đó trong thị trường để xác định “địa hạt” phát triển hoạt động kinh doanh, tức là tạo ra một phân khúc thị trường cho riêng mình. Trước khi phát triển một phân khúc thị trường, bạn cần có những nghiên cứu cần thiết đối với ý tưởng đó, chú ý đến khả năng thực hiện và đánh giá nhu cầu của khách hàng tiềm năng. 2. Trao đổi ý tưởng với bạn bè và người thân Việc tham khảo ý kiến của người khác, đặc biệt là những người có những hoạt động tương tự, sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về công việc sắp triển khai của mình, bởi qua đó bạn có thể thấy những cái bạn chưa từng nghĩ tới, chưa lường trước. Đâu là cái bạn cần hoàn thiện? Tại sao phải hoàn thiện và có thể hoàn thiện như thế nào? Những câu hỏi này bạn hoàn toàn có thể tìm được lời đáp qua các cuộc trao đổi với những người “trong cuộc”. 3. Tham gia vào các diễn đàn thảo luận Đây là cách rất tốt để bạn có thể nắm bắt được những khách hàng tiềm năng của mình. Bạn cũng có thể nhìn thấy những xu hướng, có được thông tin phản hồi và có thể xác lập được các mối quan hệ làm ăn với người “cùng hội, cùng thuyền”. 4. Đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ của bạnBạn cần nhận biết về sự phát triển và đường hướng của lĩnh vực bạn tham gia. Từ nhận thức này, bạn sẽ thấy được những khiếm khuyết trong ý tưởng của mình để từ đó tập trung các nguồn lực đúng hướng hơn. Việc này cũng giúp bạn phát triển kinh doanh theo hướng chú trọng đến hoạt động đổi mới và có tầm nhìn xa hơn.

doc115 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các bước thực hiện ý tưởng kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn. Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing. 7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn. 8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý. 9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn. Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý. 10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện. Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó. Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác. Mười Điều Cần Cho Một Kế Hoạch Kinh Doanh Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập nột knh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó. Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian. Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết và các yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trước hết, nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: “If business fails to plan, it plans to fail” (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh. Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công. Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau: 1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông. 2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)? Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn) 3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào… Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn. 4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó. Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện. 5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào. 6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn. Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing. 7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn. 8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý. 9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn. Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý. 10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện. Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó. Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác. 10 Lỗi Nên Tránh Khi Lập KHKD Tránh 10 lỗi không đáng có khi lập kế hoạch kinh doanh. Tránh 10 lỗi không đáng có khi lập kế hoạch kinh doanh Trong hơn 30 năm làm việc về kế hoạch kinh doanh, tôi đã chứng kiến sự thay đổi rất lớn về kiểu dạng của các bản kế hoạch, nhưng có những điều căn bản dường như giữ nguyên. Để giúp bạn phác thảo một bản kế hoạch xác đáng, dưới đây là danh sách những lỗi thường gặp khi lập kế hoạch kinh doanh mà bạn nên tránh: 1. Đừng trì hoãn việc viết Kế hoạch Kinh doanh. Đừng chờ đến khi bạn có đủ thời gian, đợi đến khi bạn tìm được đúng người và đừng đợi đến lúc phải có một nguyên nhân cấp thiết để viết kế hoạch. Hãy viết ngay từ bây giờ. Nên biết rằng bạn cần một kế hoạch kinh doanh và bước đầu tiên là viết kế hoạch ban đầu. Viết một bản thảo và làm thử, sau đó tiếp tục cập nhật cho phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn. Đương nhiên, bạn sẽ sớm nhận ra rằng kế hoạch của bạn có thể không bao giờ thực hiện được, nhưng điều quan trọng là bạn đang có kế hoạch. Bạn phải thường xuyên lên kế hoạch kinh doanh của mình. 2. Không được nhầm lẫn tiền mặt với lợi nhuận. Có một sự khác biệt lớn giữa chúng. Đợi khách hàng trả tiền có thể làm lụn bại tình trạng tài chính của bạn mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bán hàng tồn kho có thể thu về rất nhiều tiền mà không làm thay đổi lợi nhuận. Sử dụng phần lớn tiền để mua hàng cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tuy nhiên dòng tiền quan trọng hơn lợi nhuận rất nhiều bởi vì lợi nhuận là một khái niệm kế toán còn tiền mặt chỉ là tiền trong ngân hàng - bạn không thể thanh toán hoá đơn bằng lợi nhuận.  3. Đừng làm mờ nhạt các ưu tiên. Một kế hoạch nêu bật được 3 hoặc 4 ưu tiên là một kế hoạch kinh doanh có sự tập trung và sức mạnh. Người ta chỉ có thể hiểu được 3 hoặc 4 điểm chính. Một kế hoạch mà liệt kê khoảng 20 ưu tiên, thực ra sẽ chẳng có ưu tiên nào. 4. Đừng đánh giá quá cao ý tưởng kinh doanh. Điều khiến cho một ý tưởng kinh doanh trở nên có giá trị không phải là bản thân nó mà là một doanh nghiệp được dựng nên dựa trên ý tưởng đó. Mỗi sáng nhân viên đều có mặt, trả lời điện thoại, sản xuất ra sản phẩm, có đơn đặt hàng và chuyển hàng, cung cấp các dịch vụ, khách hàng thanh toán tiền hàng, đó là điều khiến một ý tưởng trở thành hiện thực. Dù là viết kế hoạch kinh doanh cho thấy rằng bạn đang gây dựng doanh nghiệp dựa trên ý tưởng lớn hay là bỏ qua ý tưởng đó, thì chỉ ý tưởng thôi không thể tạo nên một doanh nghiệp vĩ đại. 5. Không được nhầm lẫn giữa một kế hoạch với việc lên kế hoạch. Để thành công bạn cần cả hai. Quá trình hoạch định không kết thúc khi bản kế hoạch được thực hiện. Giá trị của một bản kế hoạch là phần thực hiện kế hoạch và kế hoạch được thực hiện khi bạn đạt được những mục tiêu chính trong kế hoạch. Bạn cần phải hiểu rằng kế hoạch kinh doanh của bạn dường như không bao giờ kết thúc, bạn sẽ, và nên, luôn chỉnh sửa bản kế hoạch, bởi vì thực tế luôn đẩy chúng ta về phía trước. Nếu không có một kế hoạch tạo ra những dấu ấn, bạn sẽ không bao giờ phân biệt được giữa kế hoạch và thực tiễn. Hãy thực hiện kế hoạch, đừng chỉ nên viết nó. 6. Đừng bỏ qua những kế hoạch chi tiết trong 12 tháng đầu tiên. Chi tiết ở đây có nghĩa là tình hình tài chính, những sự kiện quan trọng, ngày tháng, trách nhiệm và những thời hạn. Báo cáo dòng tiền là quan trọng nhất, tuy vậy bạn cũng cần nhiều kế hoạch chi tiết khác khi giao nhiệm vụ cho mọi người, bố trí thời gian hoạt động, xác định điều gì sẽ xảy ra và ai sẽ phải thực hiện điều đó. Những kế hoạch chi tiết này thực sự có ý nghĩa. Một kế hoạch kinh doanh sẽ trở nên vô nghĩa khi thiếu chúng. 7. Đừng phí công lập kế hoạch chi tiết cho những năm sau. Đây chỉ là việc lên kế hoạch, chứ không phải công việc kế toán, bạn chỉ đang dự đoán về tương lai trong một hệ thống đầy những điều bất ổn. Trước hết việc lập thông tin chi tiết hàng tháng là quan trọng, tuy nhiên sẽ thật uổng công khi làm điều này. Làm sao bạn có thể dự báo dòng tiền lưu chuyển hàng cho 3 năm tới khi mà doanh thu dự báo có thể thay đổi? Chắc chắn là, bạn có thể lập kế hoạch 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm trên văn bản giấy tờ, tuy nhiên bạn không thể lập kế hoạch chi tiết hàng tháng cho các năm sau năm đầu tiên. Không ai cần tới nó và cũng không ai tin vào nó. 8. Không được hô hào lạc quan ngớ ngẩn kiểu  “dự án gậy chơi khúc quân cầu” về sự tăng trưởng doanh thu trong tương lai gần. Đúng là điều này có thể xảy ra một lần với một thế hệ, nhưng không ai tin nó trong một kế hoạch kinh doanh chỉ vì tất cả mọi người đều nói thế. Không một nhà đầu tư nào sẽ nói với bạn là người ta tin rằng mặc dù doanh thu của doanh nghiệp bạn có thể tụt giảm xuống mức hiện tại nhưng với tiền đầu tư của họ doanh thu sẽ tăng vọt. Nếu bạn thực sự đã lập kế hoạch kinh doanh một lần trong một thế hệ mà doanh thu tăng vọt thì bạn nên lập nhiều kế hoạch chi tiết từ dưới lên cho bản kế hoạch đó dự báo rằng ngay cả những nhà đầu tư mệt mỏi nhất cũng sẽ tin vào nó. 9. Đừng viết quá nhiều. Hãy viết bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn và tập trung vào những ưu tiên chính. Đây là một kế hoạch kinh doanh chứ không phải một luận văn tiến sĩ. Tập trung vào những điểm chính, hãy sử dụng những gạch đầu dòng để làm cho những điểm chính được nêu bật và dễ hiểu. 10. Đừng tốn công định dạng các chi tiết. Không một kế hoạch kinh doanh nào lại thất bại chỉ vì đầu mục trang không được mã hoá màu. Không nên tô vẽ bản kế hoạch bằng quá nhiều phông chữ, màu sắc hay kiểu trình bày phức tạp. Không được làm ẩn những thông tin quan trọng. Hãy để nó thật đơn giản và đừng phí công vào những việc nhỏ.                                                                                                                                                 5 Yếu Tố Quan Trọng Trong KHKD Trình bày 5 yếu tố cơ bản trong kế hoạch kinh doanh sẽ làm tăng lợi thế của bạn đối với các nhà đầu tư tiềm năng, cũng như tăng thêm sự chú ý ,niềm tin của họ vào dự án đầu tư của bạn. Trong kinh doanh, mọi thứ đều rất công bằng_muốn có tiền của nhà đầu tư. Bạn phải trình bày cho họ các kế hoạch kinh doanh khả thi, kể cả khi bạn viết một bản tóm tắt quản trị sơ lược vài trang hay một kế hoạch kinh doanh chính thức dài hàng chục trang. Và để tăng tối đa lợi nhuận cũng như bao quát mọi góc độ luật pháp, bạn cần phải trình bày 5 yếu tố cơ bản sau : 1. Kĩ thuật công nghệ: Bạn có một kĩ thuật mới hay “ bí mật thú vị “nào? Hãy miêu tả chúng một cách thuyết phục bằng các cụm từ chuyên môn đơn giản nhất. Hãy tạo ra một cảm giác thoải mái cho các nhà đầu tư bằng cách cam đoan chắc chắn rằng công nghệ của bạn được bảo hộ bởi luật sáng chế và bạn thật sự là người chủ sở hữu công nghệ đó đồng thời bạn cũng phải kí kết các giấy tờ pháp lí với người sáng chế về các quyền lợi của họ (có thể bằng tiền mặt hay tuỳ chọn) 2. Thị trường: Miêu tả thị trường cho sản phẩm hay các loại hình dịch vụ phù hợp với công nghệ của bạn (thị trường càng lớn càng tốt), miêu tả xem thị trường sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ nào, đồng thời đưa ra các phân tích cụ thể . Xác nhận thị trường của bạn thông qua việc “cam kết nghiêm túc với khách hàng “. Bạn cũng phải đảm bảo rằng khách hàng hoặc các đối tác tiềm năng của bạn sẽ kí một số cam đoan nhằm ngăn ngừa việc ăn cắp bản quyền của bạn. 3. Nhóm làm việc: Họ bao gồm những ai và họ sẽ thi hành chiến lược kinh doanh của bạn như thế nào ? Một nhà đầu tư mạo hiểm không nhất thiết yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo nhưng bạn phải có nhóm làm việc khiến họ tin tưởng. Đó chính là lí do khiến họ đầu tư cho bạn. Tất cả mọi người đều phải có hợp đồng lao động ghi rõ tiểu sử cũng như khả năng chính của họ trong công việc cùng với các điều kiện cũng như các động cơ làm việc của họ. Ngoài ra còn có bản thoả thuận là tất cả các sản phẩm do họ tạo ra đều thuộc quyền sở hữu của công ty. 4. Các kế hoạch quay vòng tiền mặt: Chỉ rõ cho các nhà đầu tư thấy bạn sẽ sử dụng tiền của họ vào những mục đích nào. Đồng thời đề ra ngày tháng cụ thể để bắt kịp các số liệu thực tế và các hoạt động quan trọng. Bạn không nhất thiết phải đưa ra doanh thu cụ thể ở một số lĩnh vực, nên cẩn thận không để mức chi tiêu vượt quá khả năng của mình, đặc biệt là việc tài trợ cho quá nhiều trường hợp. 5. Thời hạn chiến lược: Cho dù kế hoạch của bạn là bán hàng cho người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh hay các công ty cung ứng, bạn cũng cần phải có thời hạn chiến lược. Hãy miêu tả những gì có thể giành được và khi nào thì các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận bởi khi nhà đầu tư xác định được nguồn vốn của họ sẽ thu về lợi nhuận về trong thời gian ngắn, họ sẽ chọn dự án của bạn Thực hiện đầy đủ 5 yếu tố cơ bản trong kế hoạch kinh doanh sẽ làm tăng lợi thế của bạn đối với các nhà đầu tư tiềm năng, cũng như tăng thêm sự chú ý ,niềm tin của họ vào dự án đầu tư của bạn Sai Lầm Trong Kế Hoạch KD Để không mắc phải những sai lầm trong kinh doanh bạn cần thực hiện tốt những điều sau. Để không mắc phải những sai lầm trong kinh doanh bạn cần thực hiện tốt những bước cần thiết dưới đây: 1.Đầu tư thời gian thỏa đáng cho kế hoạch kinh doanh Bạn có thể có ý tưởng tuyệt vời, nhưng liệu bạn có suy nghĩ kỹ lưỡng về những bước cần thiết để có thể hiện thực hóa ý tưởng đó không? Suy nghĩ về việc xây dựng tập thể lãnh đạo, việc thuê nhân viên, định hướng cho các hoạt động, thu hút những khách hàng đầu tiên, chiến lược cạnh tranh... Bạn cũng cần tính đến dòng tiền mặt và những biện pháp giảm thiểu chi phí. 2.Tiến hành nghiên cứu Xem xét mọi thứ có thể liên quan đến hoạt động kinh doanh dự kiến của bạn trước khi bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh. Bạn cũng cần tiếp tục nghiên cứu khi viết kế hoạch kinh doanh và cả sau khi đã có kế hoạch kinh doanh, bởi điều không tránh khỏi là môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Khi nghiên cứu, bạn cần tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. 3.Nghiên cứu về khách hàng tiềm năng và những đối thủ cạnh tranh có thể Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thật sự tìm được chỗ đứng trên thị trường? Đây là câu hỏi lớn cần tìm lời đáp khi nghiên cứu về thị trường bạn định tham gia. Thị trường đó có xu hướng phát triển tốt hay thu hẹp? Thị trường đó có bị tác động mạnh bởi sự phát triển của công nghệ hay những quy định chính sách? Tại sao mọi người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? 4.Lấy thông tin phản hồi Thu thập được càng nhiều thông tin phản hồi càng tốt. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bạn thân, đồng nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư tiềm năng. Từ nhiều nguồn thông tin phản hồi, bạn sẽ có được cái nhìn đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn về hoạt động kinh doanh dự kiến của mình. 5.Thuê chuyên gia Tùy từng trường hợp cụ thể, bạn có thể tìm một chuyên gia có tín nhiệm để giúp bạn trong việc lập kế hoạch kinh doanh và bổ trợ những kiến thức cần thiết liên quan đến hoạt động kinh doanh dự kiến của bạn. Phân Tích Thị Trường Để Lập Kế Hoạch KD Mọi kế hoạch kinh doanh đều phải bao hàm phân tích thị trường. Mọi kế hoạch kinh doanh đều phải bao hàm phân tích thị trường. Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh. Bất luận việc bạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại, bạn đều cần phải có phân tích mới về thị trường, ít nhất một lần/năm. Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hơp và nhanh nhạy. Thị trường bạn cần tìm kiếm là thị trường thị trường tiềm năng, chứ không phải là thị trường hiện tại. Thị trường mục tiêu của bạn lớn hơn nhiều so với số người mà bạn đã tiếp cận được. Đó là những người mà một ngày nào đó bạn có thể tiếp cận hoặc họ tự tìm đến với bạn. Phân tích thị trường của bạn cần bao hàm những nội dung cơ bản sau: 1. Tìm kiếm thông tin Bạn có thể tìm được các thông tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ những nguồn khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cần những thông tin về địa phương mà bạn có thể kiếm được từ các cơ quan chức năng. Hoặc bạn có thể tìm được các thông tin thị trường của bạn qua các website. Bạn cũng có thể cần tìm kiếm những thông tin từ số liệu thống kê, kết quả khảo sát... Trên thực tế, không phải tất cả những thông tin bạn cần đều có thể được công bố một cách công khai và nhiều khi bạn phải đi theo con đường vòng, phải có những kỹ năng tính toán nhất định. Đôi khi bạn phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin bạn cần. 2. Phân khúc thị trường Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. Ví dụ, là một công ty sản xuất máy tính cá nhân, bạn cần chia ra các phân khúc thị trường như máy tính cá nhân sử dụng trong gia đình, sử dụng trong doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước... Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu hơn, định giá phù hợp hơn. 3. Quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường Bạn cần đo lường và định lượng thị trường của mình. Ví dụ, nếu các hộ gia đình địa phương là một phần trong thị trường mục tiêu của bạn thì bạn cần định lượng cụ thể (từ tổng số dân, ước tính số người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn) . Về triển vọng tăng trưởng của thị trường, bạn cần đưa ra dự báo vè tốc độ tăng trưởng của thị trường đó. Thị trường đó sẽ tăng hay giảm, với tốc độ thế nào tính theo năm? Các dự báo thị trường cần bắt đầu từ tổng số người có thể mua sản phẩm trong từng phân khúc thị trường, sau đó dự kiến về tỷ lệ phần trăm thay đổi trong 3 - 5 năm tới. 4. Xu hướng thị trường Bạn cần hiểu những gì đang diễn ra trong thị trường của bạn. Những xu hướng và trào lưu gì bạn cho là sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc thị trường của bạn? Ví dụ, nếu bán ô tô, bạn cần quan tâm đến phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng cao, mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chính sách trong nước liên quan...  Phân Khúc Thị Trường Để lập Kế Hoạch Kinh Doanh Mọi kế hoạch kinh doanh đều phải bao hàm phân tích thị trường. Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh. Bất luận việc bạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại, bạn đều cần phải có phân tích mới về thị trường, ít nhất một lần/năm. Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hơp và nhanh nhạy. Thị trường bạn cần tìm kiếm là thị trường thị trường tiềm năng, chứ không phải là thị trường hiện tại. Thị trường mục tiêu của bạn lớn hơn nhiều so với số người mà bạn đã tiếp cận được. Đó là những người mà một ngày nào đó bạn có thể tiếp cận hoặc họ tự tìm đến với bạn. Phân tích thị trường của bạn cần bao hàm những nội dung cơ bản sau: 1. Tìm kiếm thông tin Bạn có thể tìm được các thông tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ những nguồn khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cần những thông tin về địa phương mà bạn có thể kiếm được từ các cơ quan chức năng. Hoặc bạn có thể tìm được các thông tin thị trường của bạn qua các website. Bạn cũng có thể cần tìm kiếm những thông tin từ số liệu thống kê, kết quả khảo sát… Trên thực tế, không phải tất cả những thông tin bạn cần đều có thể được công bố một cách công khai và nhiều khi bạn phải đi theo con đường vòng, phải có những kỹ năng tính toán nhất định. Đôi khi bạn phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin bạn cần. 2. Phân khúc thị trường Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. Ví dụ, là một công ty sản xuất máy tính cá nhân, bạn cần chia ra các phân khúc thị trường như máy tính cá nhân sử dụng trong gia đình, sử dụng trong doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước… Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu hơn, định giá phù hợp hơn. 3. Quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường Bạn cần đo lường và định lượng thị trường của mình. Ví dụ, nếu các hộ gia đình địa phương là một phần trong thị trường mục tiêu của bạn thì bạn cần định lượng cụ thể (từ tổng số dân, ước tính số người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn) . Về triển vọng tăng trưởng của thị trường, bạn cần đưa ra dự báo vè tốc độ tăng trưởng của thị trường đó. Thị trường đó sẽ tăng hay giảm, với tốc độ thế nào tính theo năm? Các dự báo thị trường cần bắt đầu từ tổng số người có thể mua sản phẩm trong từng phân khúc thị trường, sau đó dự kiến về tỷ lệ phần trăm thay đổi trong 3 – 5 năm tới. 4. Xu hướng thị trường Bạn cần hiểu những gì đang diễn ra trong thị trường của bạn. Những xu hướng và trào lưu gì bạn cho là sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc thị trường của bạn? Ví dụ, nếu bán ô tô, bạn cần quan tâm đến phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng cao, mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chính sách trong nước liên quan.. Các bài viết khác Một Cách Viết Dự Án Kinh Doanh Hiệu Quả 16/10/2009 Cỡ chữ: Một bản kế hoạch kinh doanh thường không đòi hỏi người viết phải trau chuốt về ngôn từ nên các ý chính có thể được viết dưới dạng gạch đầu dòng miễn sao bảo đãm yếu tố rõ ràng mạch lạc . Ngoài ra để làm phong phú và tắng tính hấp dẫn, dễ hiểu của bản kế hoạch, ban có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị và bảng biểu để minh hoạ ý tưởng của mình. Một hướng dẫn chuẩn bị dự án kinh doanh rất có hiệu quả được áp dụng khá thành công trong nhiều lĩnh vực, điển hình làkinh doanh lĩnh vực CNTT. Không nên xem nhẹ phần tóm tắt dự án Phần tóm tắt dự án (Executive Summary) là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây sẽ là phần được đọc và phân tích đầu tiên bởi những người thẩm định, đồng thời cũng là nhà đầu tư tương lai. Thử hình dung nếu bản kế hoạch kinh doanh của bạn nằm trong số hàng chục dự án đang kêu gọi đầu tư, thì yếu tố thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các dự án có phần tóm tắt thuyết phục và rõ ràng sẽ lôi cuốn người đọc tiếp tục tập trung xem xét thêm các phần sau của dự án. Thông thường phần tóm tắt dự án không dài quá hai trang chứa đựng những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần còn lại của dự án. Trong phần tóm tắt, bạn nên đưa vào những con số tài chính mà theo bạn sẽ gây ấn tượng nhất đối với các nhà đầu tư về hiệu quả kinh doanh mà dự án mang lại. Ngoài ra, phần này nên có thêm ba mục nhỏ gồm: (i) Mục tiêu - Objectives: nêu ra những mục tiêu tài chính và phi tài chính mà dự án nhắm đến (doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sản xuất…). (ii) Nhiệm vụ - Mission: những hình ảnh mà công ty muốn tạo ra đối với khách hàng, những giá trị mà dịch vụ/sản phẩm của công ty sẽ mang lại cho khách hàng, những cam kết mà công ty sẽ thực hiện... (iii) Yếu tố thành công - Keys to success: những khác biệt mà công ty sẽ đem lại so với các đối thủ cạnh tranh, những yếu tố nhằm đảm bảo mục tiêu đưa ra sẽ đạt được. Phần tóm tắt dự án nên được viết cuối cùng sau khi các phần khác của bản kế hoạch kinh doanh đã được hoàn thiện. Bởi vì lúc này người viết biết rõ dự án của mình có những điểm trọng yếu gì và sẽ dễ tóm tắt những gì mình đã viết ra hơn là tóm tắt những gì chưa được viết rõ ràng. Đừng quá sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của mình Trong các bản kế hoạch tham gia dự thi, một trong những thiếu sót thường gặp nhất là người viết quá sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Chẳng hạn, nếu người viết có kinh nghiệm về tiếp thị kinh doanh thì mảng phân tích thị trường và nhu cầu sản phẩm của họ rất chi tiết, trong khi đó ở các phần dự đoán tài chính, nguồn vốn thực hiện dự án lại không được viết rõ ràng và mạch lạc, các quy trình kỹ thuật sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào lại bị xem nhẹ. Ngược lại, nếu người viết có kiến thức kỹ thuật chuyên môn về sản phẩm mình dự định cung cấp thì họ lại quá chuyên tâm về chi tiết kỹ thuật của sản phẩm mà không đánh giá được nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh và phân khúc họ muốn nhắm vào. Dù ý tưởng của bạn rất hay, nhưng khi viết bản kế hoạch kinh doanh, bạn đừng quên một nhân tố rất quan trọng: con người triển khai dự án - khả năng của đội ngũ quản lý điều hành. Đây chính là một trong những yếu tố thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án của bạn. Chính vì thế mà trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên có phần giới thiệu về khả năng và kinh nghiệm của người viết hoặc những người tham gia dự án, thay vì chỉ có một số thông tin về sơ đồ tổ chức của dự án và mức lương dự tính cho các vị trí tương ứng. Để thuyết phục các nhà đầu tư, một bản kế hoạch kinh doanh cần những yếu tố gì? Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện cần phải đảm bảo các phần sau: (i) Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. (ii) Phân tích thị trường: là phần trọng yếu mà từ đó người viết (cũng như người đọc) có thể xác định được phân khúc thị trường, tiềm năng phát triển, nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, tình hình các đối thủ cạnh tranh… (iii) Chiến lược thực hiện: ở mức tối thiểu thường bao gồm các chiến lược tiếp thị, quảng bá, và bán hàng; nên bao gồm những cột mốc về ngày tháng và chi phí. (iv) Đội ngũ quản lý: phần này rất được nhà đầu tư chú trọng, bao gồm một sơ đồ tổ chức, sơ lược về năng lực của những người tham gia dự án, xác định những kỹ năng còn thiếu sót và chiến lược bổ trợ những thiếu sót ấy, cuối cùng là kế hoạch nhân sự ở cấp lãnh đạo. (v) Phân tích tài chính: các báo cáo dự toán ở mức tối thiểu về kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ cho 3-5 năm; ngoài ra có thể phân tích thêm về thời điểm hòa vốn hoặc các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Bí Quyết Để XD Chiến Lược Thành Công Doanh nghiệp của bạn đang đứng trước những viễn cảnh phát triển to lớn. Bạn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhưng mọi việc dường như quá khó khăn, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Doanh nghiệp của bạn đang đứng trước những viễn cảnh phát triển to lớn. Bạn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhưng mọi việc dường như quá khó khăn, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Một chiến lược tốt, sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên nhận biết được phương hướng hành động và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Trái lại, một tổ chức không có chiến lược chẳng khác nào con thuyền không người lái và có thể dẫn đến sự lãng phí khổng lồ về thời gian và các nguồn lực. Nếu coi việc xây dựng chiến lược như việc bắc một cây cầu vượt qua sông, thì sau đây là mười vấn đề chính cần quan tâm để biến ý tưởng đó thành hiện thực. 1. Đừng chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái Rất nhiều công ty đã có nhận thức sai lầm rằng mọi hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp hoặc quá tốt đẹp, thì không cần xây dựng chiến lược phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái nhà, mà phải làm điều này trước khi nó xảy ra. Vấn đề nằm ở chỗ nếu không quan tâm đến quản lý và xây dựng chiến lược trong kinh doanh, mọi thứ sẽ trở nên lỗi thời và tồi tệ đi rất nhanh. Bạn nên hiểu rằng sẽ đến lúc các tiến trình trở nên già cỗi một cách tự nhiên và khi đó thu nhập sẽ giảm, chi phí sẽ gia tăng, con người trở nên mệt mỏi, các dịch vụ bị đóng băng và lợi nhuận tụt giảm không thương tiếc. Thông thường các chiến lược sẽ dần mất hiệu lực sau 9 – 15 tháng thực hiện và một tổ chức muốn thay đổi chiến lược sẽ cần từ 12-24 tháng để đưa ra được ý tưởng mới. Vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu chờ đến khi có vấn đề xảy ra mới bắt tay vào việc sửa đổi. Quá trình xây dựng chiến lược cũng giống như việc giữ gìn sức khỏe và luyện tập thể dục: không bao giờ là quá đủ, kết quả không nhìn thấy ngay nhưng đó lại là việc cần ưu tiên trước mắt, không thể chờ đến ngày mai. Bởi vì nếu chờ đến ngày mai, thì có thể đã là quá muộn. 2. Hãy đề phòng với “chủ nghĩa gia tăng thiển cận” Bước khởi đầu thông thường cho việc xây dựng chiến lược đối với nhiều công ty chỉ đơn giản là đặt các con số tài chính lên tường và hướng các đơn vị kinh doanh lập kế hoạch và thực hiện theo các con số đó. Chiến lược ở đây có thể là: “Trở thành công ty có doanh số 1 tỷ đô-la trong vòng ba năm” hoặc “tăng trưởng 10%/năm”… Tuy nhiên, các mục tiêu bị đánh đồng là chiến lược như thế này rất dễ làm cho bạn không nhận ra được cụ thể mình đang ở đâu và cần phải đi đến đâu. Đó có thể gọi là “Chủ nghĩa gia tăng thiển cận”, bởi vì ở đây không hề có đường hướng để thực hiện, nên chỉ có thể coi đó là những mục tiêu tăng trưởng trên những con số. Chỉ tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng trước mắt, thì cùng lắm kết quả mà công ty đạt được cũng chỉ như đẩy được chiếc thuyền trôi trên sông, còn có đi được xa và có ra được biển hay không lại là chuyện khác. 3. Chiến lược là sự liên kết các bộ phận đang vận động Một hoạt động kinh doanh bao gồm rất nhiều bộ phận và chỉ có thể coi đây là một bộ máy hoàn chỉnh có chất lượng cao khi tất cả các bộ phận cấu thành vận hành hài hòa và cân đối. Nhiều công ty chỉ xây dựng chiến lược hẹp, tập trung vào một số lĩnh vực nhất định (ví dụ như tư vấn tài chính, các đơn vị kinh doanh riêng biệt, bán hàng và marketing, đầu tư vào công nghệ thông tin, chương trình quản trị nhân sự hoặc tính hiệu quả của tổ chức) mà không có được cái nhìn chiến lược tổng thể. Những nghiên cứu gần đây do David Norton – nhà sáng lập kiêm chủ tịch công ty Tư vấn CNTT Balanced Scorecard và giáo sư Robert Kaplan của trường đại học Havard tiến hành cho thấy 67% các chương trình quản trị nhân sự và các chiến lược công nghệ thông tin không được triển khai trong mối liên kết với các đơn vị kinh doanh hoặc các chiến lược chung. Đây là những minh chứng cho quan điểm xây dựng chiến lược đơn lẻ như trên vẫn còn phổ biến đối với nhiều công ty . Để đạt được hiệu quả, một chiến lược cần phải được xây dựng theo hướng chính thống, nghĩa là phải liên kết và cân bằng được tất cả mọi hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty sao cho chúng phù hợp với nhau. 4. Phân tích rõ tình hình trước khi đưa ra chiến lược Các công ty khi triển khai thực hiện chiến lược thường bỏ qua một số bước quan trọng như phân tích tình trạng nội bộ của công ty một cách thẳng thắn và trung thực, hoặc thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và môi trường kinh doanh của họ. Để đảm bảo thành công, chiến lược cần được xây dựng dựa trên thực lực của công ty. Bạn phải xác định những năng lực chủ chốt của mình. Đó có thể là các mặt mạnh về tổ chức; có các kỹ năng nổi trội; nắm giữ nhiều nhà quản trị tài năng; có công nghệ vượt trội; thương hiệu nổi tiếng; nguồn vốn hùng hậu; chiếm thị phần lớn trong các thị trường chủ chốt. Đồng thời phải nhận biết những mặt yếu của công ty. Chúng có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả; quan hệ lao động không tốt; thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế; sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu không có những phân tích, đánh giá nội bộ trung thực và lấy chúng làm cơ sở để cung cấp thông tin cho những người có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, thì có thể coi như cầm chắc thất bại trong tay. Cũng giống như vậy, sẽ không thể xây dựng được một chiến lược tốt nếu không nhìn thấy rõ hướng phát triển trong tương lai của thị trường và môi trường kinh doanh. Điều này rất quan trọng vì chính chúng là yếu tố quyết định việc thay đổi chiều hướng kinh doanh của bạn. Ví dụ một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ trước khi chuyển hướng kinh doanh sang mua trọn gói sản phẩm và bán lại, thì họ phải tính đến việc thay đổi này có ảnh hưởng thế nào đến tỷ suất lợi nhuận. 5. Sự thành công nằm trong những câu hỏi được đặt ra Thông thường, các công ty hay đi tắt trong quá trình xây dựng chiến lược bằng cách rập khuôn áp dụng các phương thức cũ kỹ: đưa ra các câu hỏi đã được định sẵn, dẫn đến kết quả cũng vấn là những câu trả lời cũ rích. Một chiến lược thành công không nằm ở những câu trả lời mà nằm ở chính trong các câu hỏi được đặt ra. Nhiều công ty thường mắc sai lầm khi chỉ đưa ra các câu hỏi mà họ đã biết cách trả lời, hoặc còn có những trường hợp tồi tệ hơn, chỉ đưa ra các vấn đề mà họ biết rằng mình sẽ làm tốt. Và nguy hiểm hơn nữa nếu có những thành công hay thất bại trong quá khứ đã làm cho một số câu hỏi nào đó về tình trạng thực tiễn ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ lãnh đạo. Nhiều nhà tư vấn xây dựng chiến lược nhận thấy các khách hàng của họ đã thay đổi quan điểm một cách sâu sắc về bản thân mình, về thị trường, về phương thức kinh doanh và về mục đích của họ chỉ đơn giản bằng cách xem xét nhiều vấn đề khác nhau hoặc thậm chí chỉ là đặt câu hỏi ở nhiều cách khác nhau. 6. Công cụ không phải là chiến lược Có rất nhiều phương pháp và công cụ phân tích rất có giá trị cho việc xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, chúng chỉ đơn giản mang tính chất gợi ý cho một phần cụ thể nào đó trong quá trình thiết lập các ý tưởng chiến lược. Chúng ta không nên nhầm lẫn chúng là chiến lược. Hơn nữa, các công cụ và phương pháp phân tích đều có các điểm mạnh, điểm yếu và được áp dụng trong những tình huống nhất định. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng được sử dụng không đúng cách, đúng chỗ và vượt ra khỏi tình huống của quá trình xây dựng chiến lược tổng thể. Ví dụ, ma trận Growth – Share xem xét hai yếu tố, đó là sự tăng trưởng của thị trường và thị phần của doanh nghiệp trong thị trường tương ứng. Công ty tư vấn Boston Consulting Group phát triển ma trận này nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh của mình. Đối với doanh nghiệp, ma trận này được dùng để xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường và qua đó đưa ra quyết định chiến lược thích hợp. Trong khi đó, mô hình Porter’s Five Forces còn gọi là “Năng lực lượng cạnh tranh” được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. 7. Ý tưởng chiến lược và việc thực thi chiến lược đều trở nên vô nghĩa nếu không có sự gắn kết với nhau Một chiến lược thường đi xa hơn một ý tưởng. Sự thành công của chiến lược nằm ở trong quá trình thực thi nó. Và thực thi chiến lược có nghĩa là làm cho chiến lược trở thành hiện thực. Chỉ có một cách duy nhất để làm được điều này là công ty phải định ra phương hướng và sử dụng các công cụ hợp lý để thực thi chính xác phương hướng đã đề ra. Mặt khác nếu công ty không có ý tưởng chiến lược mà đã thực thi thì chẳng khác nào đâm đầu vào đá. Có thể trích dẫn một câu tục ngữ cổ để khái quát vấn đề đưa ra ở đây: ý tưởng nếu không thực thi giống như nằm mơ giữa ban ngày, nhưng thực thi mà thiếu ý tưởng giống như ác mộng giữa ban đêm. 8. Chiến lược phải được công bố rộng rãi Thông thường, các nhà lãnh đạo thường vấp phải sai lầm cho rằng mọi người tự hiểu những gì mà công ty đang cố gắng để đạt được. Cuộc khảo sát do Kaplan & Norton tiến hành cũng cho thấy trung bình khoảng 95% nhân viên không được thông báo và không hiểu gì về chiến lược phát triển của công ty mình. Thực tiễn này dẫn đến hậu quả là không liên kết được sức mạnh tổng lực của đội ngũ nhân viên. Truyền đạt một cách rõ ràng, thẳng thắn chiến lược của công ty là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công. 9. Chiến lược phải đưa ra được các mục tiêu, chiến thuật thực thi cụ thể và có cơ chế kiểm soát Cụ thể hóa chiến lược bằng các mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất để biến ‎ý tưởng thành hiện thực. Mục tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể) phải đánh giá được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện rõ ràng. Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức nhằm để kiểm soát các bước trong quá trình thực hiện chiến lược nhằm đảm bảo quá trình đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề này ít được các công ty quan tâm trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược. 10. Vai trò của nhà lãnh đạo quyết định sự thành công của chiến lược Động lực chủ yếu của chiến lược phát triển là phát huy yếu tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo. Lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp và do đó, nó quyết định sự thành bại của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn về xu hướng phát triển kinh tế, dự đoán các thay đổi về nguồn lực, về nhu cầu thị trường..., để từ đó thiết lập một chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp có khả năng đón đầu các cơ hội và thách thức ở phía trước. Tầm nhìn chiến lược cần có tính sáng tạo, đi trước các đối thủ cạnh tranh và đóng vai trò là kim chỉ nam cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Thường thì con người làm cho chiến lược thành công nhiều hơn chiến lược mang đến thành công cho con người tạo ra nó. Lập Mục Tiêu Cho DN Của Bạn Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ lực của bạn vào đó, và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn. Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng, nhưng  số người viết ra được mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%. Sợ hãi thường chính là nguyên nhân. Mọi người không thích viết mục tiêu ra giấy (đây chính là một phần quan trọng của việc lập mục tiêu) bởi vì họ e ngại phải cam kết thực hiện chúng. Nếu đó cũng là vấn đề của bạn thì bạn nên nhớ rằng mục tiêu vẫn có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào sau khi bạn viết nó ra. Bạn cũng nên biết rằng việc lập mục tiêu sẽ dễ dàng hơn nhiều lần so với khi thực hiện nó. Nhưng sau khi bạn đã lập ra mục tiêu và đã đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ có ham muốn thiết lập mục tiêu nhiều hơn nữa. Nếu bạn còn tránh né việc lập mục tiêu, các mẹo và gợi ý sau đây sẽ giúp bạn. Có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Có thể bạn muốn lập mục tiêu cho hàng tuần, hàng quý, hàng năm, và thậm chí lập mục tiêu cho 3 năm, 5 năm. Một cách để lập mục tiêu ngắn hạn là trước tiên hãy cân nhắc mục tiêu dài hạn. Bạn có mong muốn kiếm được một lượng tiền nhất định hoặc có một số lượng khách hàng trong một thời gian nhất định không? Nếu không có điều gì tương tự như vậy xuất hiện ở trong đầu bạn, bạn hãy suy nghĩ trong vài phút xem bạn đang muốn đạt được mục tiêu nào. Sau khi bạn xác định được mục tiêu dài hạn, bạn có thể tính giật lùi trở lại. Nếu mục đích của bạn là kiếm được trong năm nay $100,000, bạn phải lên danh sách những việc cần phải làm theo thứ tự để đạt được số tiền đó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lập danh sách này, bạn hãy hỏi các đồng nghiệp hoặc bạn bè để nhờ họ giúp đỡ. Khi bạn đã lập xong danh sách, bạn hãy thực hiện từng bước nhỏ để tiến tới mục tiêu của bạn. Hãy xác định mục tiêu của bạn thật cụ thể, có thể đo lường được cùng với thời hạn thực hiện nó "Tăng doanh số bán hàng" là một mục tiêu tốt, nhưng nó quá mơ hồ vì không cung cấp cách nào để đánh giá mức độ thành công của bạn. Bạn hãy sửa đổi để làm cho mục tiêu của bạn thật cụ thể. Tất cả các mục tiêu phải cụ thể (có thêm khách hàng mới), có thể đo lường được (có thêm 3 khách hàng mới), và có khung thời gian (có thêm 3 khách hàng mới vào tháng 11). Đừng làm cho bạn bị thất bại Phải đảm bảo mục tiêu của bạn là có khả năng đạt được. Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao, bạn sẽ tự kết tội mình là bị thất bại. Đừng lười biếng Một số doanh nghiệp nhỏ lại lập mục tiêu quá thấp và dễ dàng đạt được. Nếu bạn có chiều hướng này, bạn hãy tìm cách ;để thách thức chính bản thân bạn. Nếu bạn luôn đặt mục tiêu để có thêm một khách hàng mới vào mỗi quý, bạn hãy hối thúc bản thân để có được hai hoặc ba khách hàng. Hãy lập mục tiêu thích hợp Mục tiêu phải giúp bạn đạt được những đích cụ thể. Bạn hãy coi chừng những mục tiêu mà nó chỉ làm cho bạn bận rộn nhưng lại không thích hợp để đóng góp vào sự thành công chung của doanh nghiệp. Nếu bạn không tin mục tiêu của bạn là đáng làm, bạn sẽ không nỗ lực ở mức cần thiết để đạt được chúng. Hãy kiên trì và nhẫn nại Nếu hệ thống lập mục tiêu của bạn có vẻ  không được tốt vì bạn không đạt được phần lớn những điều mà bạn đã viết ra, bạn cũng đừng bỏ cuộc. Bạn hãy kiên trì lập mục tiêu cho một vài tháng và bạn sẽ thấy rằng kỹ năng lập mục tiêu của bạn đang được cải thiện. Thường xuyên xem lại mục tiêu của bạn Bạn hãy đặt bản mục tiêu hàng tuần hoặc bản ghi các mục tiêu ngắn hạn khác ở chỗ dễ thấy - ví dụ như gần bàn làm việc của bạn, hoặc cạnh máy vi tính - như vậy bạn sẽ biết bạn cần phải đạt được những gì. Hàng tháng bạn hãy xem lại mục tiêu trong năm của bạn để xem bạn có theo sát nó không. Nếu trọng điểm của doanh nghiệp thay đổi, bạn cũng đừng ngại thay đổi mục tiêu của bạn. Linh hoạt là một nhân tố quan trọng trong việc lập mục tiêu. Những yêu cầu trong kinh doanh Ý tưởng kinh doanh - Khảo sát nhu cầu thị trường -Chuẩn bị vốn - Tuyển chọn cộng sự - Đăng ký kinh doanh - Nộp thuế môn bài - Khai trương - Thu tiền. 1- Có ý tưởng kinh doanh. 2- Có tiền 3- Có gan. cách đây 3 năm Bạn muốn kinh doanh ư! cái đầu tiên bạn phải có đó là " Ý TƯỞNG" bạn phải có 1 ý tưởng là bạn muốn kinh doanh nghành nghề nào đó và phải phát hoạ ý tưởng trong đầu mình va len cho mình 1 kế hoạch, nhờ cha me, bạn bè tham vấn...đầu vào từ đâu??? đầu ra từ đâu???? và phải nghiên cứu thị trường cung cầu.....mặt hàng ưa chuộng theo giới trẻ,già trung...từ đó mới XD cho mình 1 KH hành động cách đây 3 năm để kinh doanh thì bạn nên bắt đầu từ sở thích của mình, từ niềm đam mê này bạn mới triển khai theo sở trường của mình,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh.doc