Báo cáo kết quả thực hiện của Đoàn học sinh Việt Nam thăm Nhật Bản đợt 3

Chỉ một ngày ngắn ngủi được giao lưu với các bạn học sinh trường Konda chúng em đã cảm nhận được lòng mến khách, thân thiện của học sinh Nhật Bản. Các bạn đã giúp chúng em rất nhiều trong các tiết học đàn tranh, thư pháp và trà đạo. Em nhìn thấy ở các bạn lòng yêu nước nồng nàn. Các bạn không chỉ được học về văn hóa mà còn được học cả về thể chất và các môn học truyền thống. Điều đó thật là bổ ích. - Con người Nhật Bản rất hiền lành, vui tính, hiếu khách, thân thiện, cởi mở. Người Nhật Bản vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống kết hợp với nền khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến của phương Tây. Dù cuộc sống đã đầy đủ tiện nghi người Nhật vẫn không quên được văn hóa truyền thống được chọn lọc kỹ, luôn luôn chào hỏi, cảm ởn, xin lỗi, . rất lịch sự. - Một nước Nhật thật khác mà em đã hiểu được. Không phải qua các phương tiện truyền thống gian tiếp nữa; một đất nước không phải chỉ với hoa anh đào, kimono, geisha hay các samurai mà còn rất nhiều điều khác nữa mà em đã kham phá ra và thật tâm đắc và cảm phục. Em không biết phải nói gì hơn là cảm ơn ban tổ chức rất nhiều. Những kỷ niệm như thế này, khi tất cả mọi người từ khắp đất nước được tụ lại ở đây, được cùng nhau làm việc và vui đùa, cùng nhau trải nghiệm, sẽ mãi là vô giá đối với mỗi người trong đoàn. Em sẽ không bao giờ quên! Arigato Gozaimashita!! I love JENESYS!! - Qua chuyến đi này, em thấy mình trưởng thành hơn nhiều và hiểu rõ hơn lý do có một đất nước Nhật Bản giàu mạnh đẹp như ngày hôm nay. Em sẽ cố gắng hết mình học tập và rèn luyện để một ngày nào đó có thể góp phần nhỏ cho đất nước, cho tình hữu nghị Việt- Nhật. - Điều đặc biệt đối với em đó là chương trình homestay. Trước khi tham gia homestay, em có lo lắng về vấn đề ngôn ngữ, nhưng sự thân thiện, nhiệt tình và mến khách của chị chủ nhà đã cho em thấy rằng bạn bèở khắp năm châu, không phân biệt dân tộc, màu da, giọng nói, . Cho dùcó thể có lúc không hiểu nhau nhưng tình bạn giữa em và chị ấy sẽ không phai mờ. Và em tin rằng, tình bạn giữa chúng em sẽ làm chắc thêm sợi dây gắn kết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Em xin chân thành cảm ơn chương trình đã tạo ra cơ hội để chúng em rút ra được kinh nghiệm quý báu, nhiệm vụ mà chúng em sẽ phải làm bây giờ và mai sau. Em tin rằng sẽ có một ngày em có cơ hội dược đến đất nước Nhật Bản một lần nữa và cơ hội đó là do chính em tạo ra.

pdf33 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo kết quả thực hiện của Đoàn học sinh Việt Nam thăm Nhật Bản đợt 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tàu siêu cao tốc) Di chuyển đến tỉnh Nara (bằng tàu siêu cao tốc) Di chuyển đến tỉnh Hyogo (bằng tàu siêu cao tốc) Chiều Tham quan di tích Sannai-maruyama Thăm Trường đại học Chuo-gakuin Aomori Chào xã giao Thị trưởng Tp.Gujo Thể nghiệm văn hóa: thư pháp, trà đạo, múa truyền thống Dạo chơi phố phường Tham quan Chùa Todaiji Tham quan Cầu dây văng Akashi-kaikyo Sáng Tham quan Trung tâm hướng dẫn nông nghiệp Aomori Thể nghiệm văn hóa: làm mì Udon, mứt Giao lưu tại Trường THPT Gujo Tham quan Trung tâm phòng chống tai họa Tp.Nara Chào xã giao Thị trưởng Tp.Sasayama Chiều Tham quan Nhà giới thiệu sản phẩm địa phương ASPM Giao lưu tại Trường THPT Aomori-minami Gặp mặt gia đình Homestay/ Homestay Gặp mặt gia đình Homestay/ Homestay Học tiếng Nhật Gặp mặt gia đình Homestay/ Homestay Học về môi trường: Tham quan Công viên rừng Sasayama Sáng Chiều Sáng Homestay Homestay Homestay Homestay Chiều Tiệc chia tay Tiệc chia tay Thể nghiệm văn hóa: làm mẫu thức ăn bằng nhựa, đồ trang tr í bằng giấy Tiệc chia tay Tiệc chia tay Sáng Tham quan Thủy cung Asamushi Suối nước nóng Asamushi Dạo chơi khu rừng Kayugawa Học về môi trường: Viện nghiên cứu công nghệ của Cty xây dựng Daiwa House Chiều Tự học tại khách sạn Thể nghiệm văn hóa: làm giấy truyền thống Học về môi trường: thăm Clean Center Gujo Tham quan Trường cao học công nghệ tiên tiến Nara Workshop - 1 Sáng Học về môi trường: tham quan Trung tâm tái chế của Cty Seinan Thể nghiệm văn hóa: làm đồ trang trí bằng bột thủy tinh Học về môi trường: tham quan Trung tâm vệ sinh Tp.Sasayama Chiều Workshop Tham quan Nhà lưu niệm kỹ thuật - công nghiệp Tham quan Chùa quan âm Osu Thể nghiệm văn hóa: múa truyền thống Dekansho Sáng Di chuyển về Tokyo Workshop Workshop - 2 Workshop Chiều   Sáng Chiều Báo cáo kết quả workshop/ Tiệc chiêu đãi tối Sáng Chiều Giao lưu tại Trường THCS Konda Về nước thứ 5 thứ 6 Tham quan toà thị chính Tp.Tokyo/ Hoàng cung Tham quan Nhà trưng bày công nghệ tiên tiến TEPIA Tham quan Công viên/ Thủy cung Kasai-rinkai thứ 3 thứ 2 Giao lưu tại Trường THPT Ichijo thứ 4 thứ 7 Homestay CN HomestayHomestay 11 10/7 8 7/7 9 8/7 10 9/7 thứ 3 Orientation (Giải thích và hướng dẫn chương trình) Học tiếng Nhật Dạo chơi phố cổ Asakusa/ thăm Chùa Senso-ji 3 thứ 52/7 1/72 thứ 4 6/77 5 4/7 6 5/7 Chương trình giao lưu thanh thiếu niên Đông Á thế kỷ 21 - JENESYS Lịch trình chung tại Nhật Bản của Đoàn học sinh THCS và THPT Việt Nam đợt 3 Gặp mặt gia đình Homestay/ Homestay 4 Bài giảng giới thiệu Nhật Bản Rời Hà Nội 23:30 (hôm trước) - đến sân bay Narita/Nhật Bản 3/7 thứ 6 1 30/6 Tham quan Bảo tàng lịch sử Edo-Tokyo Chào xã giao Bộ Ngoại giao Nhật Bản BẬT Ý THỨC, SÁNG TƯƠNG LAI Bài phát biểu tại buổi báo cáo Workshop - Nhóm Aomori Sau những ngày tham quan và học hỏi tại Nhật Bản, nhóm Aomori chúng tôi đã có những cảm nhận thú vị về đất nước và con người nơi đây. Điều đầu tiên chúng tôi thấy ở con người Nhật Bản là sự lịch sự, sự thân thiện và tình cảm mến khách. Lúc đáp máy bay xuống Aomori, chúng tôi đã được đón tiếp rất nồng nhiệt. Và khi rời khỏi Aomori, mọi người ra tiễn chúng tôi và vẫy tay chào cho đến khi máy bay đi khuất. Tuy rời xa vòng tay bố mẹ ở Việt Nam, nhưng chúng tôi đã được che chở bởi người dân Nhật Bản. Và khi về ở homsestay, chúng tôi đã sống cùng nhau như những gia đình thực sự. Điều thứ hai chúng tôi thấy là ý thức tự giác và tính kỉ luật của người Nhật. Đúng giờ đối với người Nhật là đến sớm hơn 10 phút. Và ở những nơi công cộng chúng tôi không bao giờ thấy sự lộn xộn, họ luôn luôn xếp hàng chờ đến lượt mình. Và ở trên đường, chưa bao giờ chúng tôi thấy có hiện tượng vi phạm luật giao thông. Chính vì vậy, số lượng các vụ tai nạn giao thông rất ít. Và người Nhật rất nhiệt tình với công việc. Các bạn có thể thấy ngay điều đó ở các anh chị điều phối viên của JICE, công ti du lịch Toptour và tổ chức tình nguyện viên Yume Asia. Điều tiếp theo mà chúng tôi thấy là ý thức tự hào, lòng tự tôn dân tộc và sự coi trọng truyền thống của người Nhật. Người Nhật Bản luôn luôn tự hào về đất nước của mình. Khi đến thăm trường học, chúng tôi thấy các bạn học sinh ở đây đều được học những nét văn hoá cổ truyền như trà đạo, thư pháp hay nghệ thuật cắm hoa. Và chúng tôi thấy có rất nhiều lễ hội được duy trì từ xa xưa như Nebuta, Tanabata, v.v. Một điều nữa chúng tôi nhận thấy ở con người Nhật Bản là ý thức bảo vệ môi trường. Ngày đầu tiên đặt trên đến đất nước Nhật Bản, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy đường phố không hề có rác. Ở Aomori, chúng tôi đã đến thăm công ti tái chế rác Seinan và thấy rằng họ coi rác như một nguồn tài nguyên thực sự. Chúng tôi đã được nghe một câu: “Trộn lẫn là rác, phân loại là tài nguyên.” Chúng tôi rất thích Aomori không chỉ vì con người nơi đây mà còn vì bầu không khí trong lành, thoáng đãng, nhiều cây xanh và hoa. Làm sao Aomori có được những điều tuyệt vời đó? Đó chính là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn nói đến là giáo dục ở Nhật Bản. Họ hướng đến giáo dục toàn diện, giáo dục văn hoá đi đôi với giáo dục thể chất. Ở trường THPT Aomori Minami, có rất nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc,v.v Mỗi học sinh đều biết chơi ít nhất một nhạc cụ và tham gia ít nhất một môn thể thao. Và ở đây, họ đầu tư cho giáo dục rất lớn. Bằng chúng là cơ sở vật chất hiện đại. Vâng, có được những điều trên là do ý thức của người dân Nhật Bản. Chính ý thức của họ đã đưa đất nước họ giàu mạnh và văn minh. Và cuối cùng, thông điệp chúng tôi muốn gửi đến các bạn là: “BẬT Ý THỨC, SÁNG TƯƠNG LAI.” Báo cáo Workshop Nhóm: Aomori Ngày thực hiện: 7/7/2009  Những điều “phát hiện”  Môi trường:  Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. / Không khí trong lành. / Không có rác thải trên đường phố. (Tổ A)  Sạch sẽ, không khí trong lành, thiên nhiên tươi đẹp nhiều cây và hoa. Đặc biệt ở Aomori. (Tổ B)  Thân thiện với môi trường. / Thiên nhiên tươi đẹp, nhiều cây xanh, nhiều hoa. / Nắng gió chan hoà. / Sạch sẽ không có rác. / Giao thông thuận tiện, hiện đại. / Các loại rác được phân loại ngay từ gia đình. (Tổ C)  Văn hoá:  Phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn văn hoá. / Tính dân tộc cao. (Tổ A)  Rất đặc sắc và phong phú. Nhật Bản biết giữ gìn văn và phát huy văn hoá truyền thống. Biết kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. (Tổ B)  Coi trọng văn hoá truyền thống. (Tổ C)  Con người:  Tôn trọng người khác / Thân thiện, lịch sự / Tác phong nhanh nhẹn / Tiết kiệm / Chấp hành luật lệ giao thông / Coi trọng ý thức cá nhân. (Tổ A)  Lịch sự, tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ, nghiêm túc trách nhiệm công việc. / Nhiệt tình, tốt bụng, mến khách và yêu động vật. (Tổ B)  Lịch sự, đúng giờ, yêu động vật, thân thiện, mến khách, chu đáo, có kỉ luật. (Tổ C)  Giáo dục:  Kết hợp giữa giáo dục thể chất và giáo dục văn hoá. (Tổ B)  Toàn diện cả về văn hoá lẫn thể chất. / Áp lực học tập lớn. / Có các môn học về văn hoá truyền thống. (Tổ C)  Nội dung thảo luận  Tổ A: Nhật Bản là một quốc gia phát triển. Tuy nhiên lại có một nền văn hoá rực rỡ và đặc sắc. Sự phát triển của Nhật Bản thể hiện ở cơ sở vật chất hiện đại, đồ dùng tiện nghi. Môi trường trong sạch, thân thiện với con người. Nền văn hoá rực rỡ của Nhật thể hiện ở những bảo tàng lịch sử lớn, bảo tồn và giữ gìn, tôn tạo các di tích, đền đài, v.v... Những lễ hội truyền thống như Nebuta luôn được giữ gìn. Con người Nhật Bản thân thiện, lịch sự, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, tiết kiệm, tôn trọng luật giao thông. Đến với Nhật Bản, chúng ta sẽ học tập được rất nhiều. Bởi ở Việt Nam, chúng ta còn là một nước nghèo và đang trên đà phát triển. Có được tất cả những điều trên là do chính sách, đường lối phát triển đúng đắn của chính phủ, con người được coi là vốn quý nhất và cũng là tài nguyên quý nhất. Không thể phủ nhận những gì Việt Nam đã làm được trong nhiều năm qua. Tuy nhiên để so với Nhật Bản, chúng ta còn quá nhiều điều phải làm. Đó là mục đính cũng là nhiệm vụ số một của chúng ta hiện nay mà Nhật Bản là một tấm gương sáng cần noi theo.  Tổ B:  A. Chủ đề 1: Truyền thống  Con người: Lịch sự, đúng giờ, nguyên tắc, chăm chỉ tôn trọng người khác. Thân thiện, mến khách, nhiệt tình.  Văn hoá: Rất đặc sắc và phong phú. Biết giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống. Có nhiều lễ hội cổ truyền được lưu giữ như Nebuta, Tanabata, v.v... Nhiều món ăn truyền thống được giữ gìn.  Giáo dục: Có những môn học như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, đánh đàn, v.v.... - Lý do: Giáo dục trong gia đình và nhà trường tốt. Lòng tự tôn dân tộc cao.  B. Chủ đề 2: Hiện đại  Con người: Năng động, lối sống văn minh, hiện đại, tiếp thu khoa học kĩ thuật.  Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng đều trong cả nước. Biết ứng dụng công nghệ cao vào phục vụ cuộc sống.  Giáo dục có nhiều môn khoa học, nhiều câu lạc bộ văn hoá, thể thao. - Lý do: Do chính sách phù hợp của nhà nước, chính phủ. Do Nhật Bản là một đất nước phát triển.  C. Chủ đề 3: Môi trường  Môi trường sạch sẽ, không khí trong lành, không có rác. Cảnh quan tươi đẹp. - Lý do: Do ý thức và truyền thống con người. Do Nhật Bản là một nước phát triển và hướng tới phát triển bền vững. Do biết khai thác và tận dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.  Tổ C:  Con người: Có thói quen chào hỏi. Khi chào thì cúi gập người rất lịch sự. Luôn đến sớm trước giờ hẹn 5-10 phút. Luôn xếp hàng ở những nơi công cộng. Hầu như nhà nào cũng trồng hoa và có thú nuôi. Vẫn giữ gìn và phát huy các nét văn hoá cổ truyền, các lễ hội (trà đạo, hoa đạo, thư pháp, lễ hội Nebuta, Tanabata, v.v.....)  Môi trường: Đường phố Aomori tràn ngập hoa và cây xanh. Trên đường không hề có thùng rác nhưng cũng không thấy rác vứt bừa bãi. Rác được phân làm 2 đến 4 loại cơ bản và việc phân loại được thực hiện ngay tại gia đình. Trên đường không hề nghe thấy tiếng còi.  Giáo dục: Các trường học ở Nhật có rất nhiều hoạt động ngoại khoá, các câu lạc bộ thể thao. Mỗi học sinh đề biết chơi ít nhất một loại nhạc cụ hoặc một môn thể thao. Người Nhật thường trung thành với công việc của mình nên họ cần phải có nền tảng học vấn vững chắc nếu muốn tìm một công việc tốt. Trong trường được học cắm hoa, trà đạo, thư pháp, v.v.... - Nhật Bản có được những thành công như vậy chính là vì biết khắc phục những khó khăn và tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực mình có. Trong đó, nguồn lực “con người” là cơ bản nhất. Bài phát biểu tại buổi báo cáo Workshop – Nhóm Gifu Sau đây, tôi xin thay mặt nhóm Gifu đưa ra chủ đề của nhóm, đó là kế thừa bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Chuyến đi vừa qua, chúng tôi có nhiều cơ hội trải nghiệm sâu sắc về nét văn hóa truyền thống. Nào là buổi tham quan phố cổ Asakusa, chùa quan âm Osu Kannon, đặc biệt, khi đến thành phố Gujo, tỉnh Gifu. Nhóm đã thực sự ấn tượng với những buổi tập luyện thư pháp, điệu múa Gujo, thực hành kĩ thuật làm giấy truyền thống Mino Washi...Chúng tôi đã rất ngạc nhiên và thích thú bởi những thể nghiệm đó và càng ngạc nhiên hơn khi chứng kiến từng nét văn hóa đặc sắc vẫn còn dược giữ gìn nguyên vẹn như xưa. Quả là một thành công của đất nước này. Tuy nhiên, khi hiểu được nét đặc sắc văn hóa Nhật Bản, chúng tôi càng nghĩ đến thực trạng của đất nước mình hiện nay, khi mà những đền đài, di tích lịch sử ở một số nơi được trùng tu lại nhưng lại trở thành sai khác, rồi những nét văn hóa phi vật thể đang bị mai một dần. Vậy nguyên nhân là gì? Tại trường trung học phổ thông Gujo, chúng tôi được biết đến chính sách khuyến khích lưu giữ và phát huy văn hóa của chính phủ Nhật Bản. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển cũng góp phần bảo tồn được những đặc sắc truyền thống, như việc tái hiện lại các chất liệu cũ để phục chế lại các công trình kiến trúc, đền chùa... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là yếu tố con người. Mỗi người dân Nhật Bản tự hiểu được trách nhiệm bản thân, họ biết văn hóa Nhật Bản là duy nhất, là biểu tượng của đất nước. Thêm vào đó, giáo dục toàn diện trong gia đình, nhà trường và xã hội...cũng góp phần tạo nên ý thức sâu sắc trong việc kế thừa, bảo tồn và phát huy truyền thống Nhật Bản. Các bạn ạ, người dân Việt Nam tự hào với nền văn hiến hơn 4000 năm và chính lúc này, chúng ta cần trổi dậy ý thức dân tộc để đất nước phát triển mạnh hơn cùng chiều sâu văn hoá. Khi nhận thức được giá trị truyền thống thì kinh tế, chính trị, xã hội sẽ phát triển trường tồn, vững chắc. Vậy, thông điệp nhóm Gifu muốn gửi đến toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ: CHÚNG TA HÃY CÙNG NHAU CỐ GẮNG XÂY DỰNG 1 VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NHƯNG ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. Báo cáo Workshop Nhóm: Gifu Ngày thực hiện: 8/7/2009  Những điều “phát hiện” Môi trường: Xử lý rác hiệu quả. Đường phố sạch sẽ. Quy mô hiện đại vừa tiết kiệm tài nguyên vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ cây cối. Rừng xanh không có đất trống đồi trọc, rất nhiều hoa, nhiều cây xanh, môi trường sinh sống tốt. Con người: Đời sống tinh thần phong phú. Sống cộng đồng, tiết kiệm, đúng giờ, ý chí cần cù, làm việc không mệt mỏi. Ý thức con người cao, xếp hàng, tỉ mỉ cẩn thận trong mọi việc làm. Có ý thức giữ gìn văn hóa cao, sống có kế hoạch, tôn trọng tiếng Nhật. Đoàn kết làm việc hăng say, không có thói quen ngủ trưa, thân thiện dễ gần gũi và hoà đồng. Giáo dục: Giáo dục được coi trọng, vừa học vừa hành. Nội dung học tập có tính hướng nghiệp và được ứng dụng thực tế vào đời sống. Làm kinh tế trường học. Giáo dục cấp 3 toàn diện. Trình độ tiếng Anh kém. Giao thông: Nhiều tuyến đường trên dưới mặt đất, xe cộ di chuyển trật tự. (không còi). Tấm chắn đường hiệu quả, lái xe có ý thức. lái "lụa". Ít sử dụng xe môtô, xe máy. Hệ thống giao thông rất tốt, cơ sở hạ tầng hiện đại, các thành phố lớn không có hiện tượng tắc đường. Giao thông nhiều luồng, đường dây điện ngầm. Gia đình: Bữa ăn phân chia các suất, ít cơm, rau nhiều thức ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ăn uống dinh dưỡng, hợp lý. Không xây tường cổng, nhà được làm bằng gỗ. Nhà vệ sinh sạch sẽ tiện nghi. Kinh tế: Kinh tế khoa học kỹ thuật phát triển. Rau đắt do khuyến khích nông nghiệp.  Nội dung thảo luận Tổ A Chủ đề: Lưu giữ nhiều nét văn hóa cổ xưa. Trong chuyến đi này chúng em được thể nghiệm nhiều nét văn hóa: thư pháp, trà đạo, múa truyền thống, làm giấy Mino washi, làm thủy tinh, v.v . Homestay: Lối sống truyền thống Lưu giữ truyền thống Phòng truyền thống Giới thiệu văn hoá Tham quan: Giữa lòng thành phố hiện đại vẫn còn lưu giữ được nhiều phố cổ và chùa cổ. Khu phố cổ Asakusa Chùa quan âm Osu Thành Nagoya Nguyên nhân: - Ý thức trong từng cá nhân cao. - Ý thức dân tộc. - Kinh tế phát triển tạo điều kiện. - Chính sách chính phủ. - Giới trẻ được giáo dục toàn diện về ý thức + nét đẹp văn hoá. - Góp phần phát triển kinh tế. ( du lịch) So sánh Việt Nam: - Cũng có nhiều nét văn hoá - truyền thống quý giá. - Không có điều kiện để lưu giữ và bảo tồn tốt như Nhật. - Ý thức cộng đồng bảo vệ nét đẹp truyền thống còn thiếu. - Chính sách giáo dục cho giới trẻ còn hạn chế. Tổ B (1) Con người Ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên Bối cảnh: Nguồn tài nguyên không phong phú, đất chật người đông. Khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai. Nhật là nước phát triển, bảo vệ môi trường là nền tảng để phát triển kinh tế. Biểu hiện: Phân loại rác, sử dụng tài nguyên hợp lý, trồng nhiều cây xanh. Nguyên nhân: Con người được giáo dục tốt nên tạo thói quen tốt. So sánh Việt Nam: - Khai thác tài nguyên không hợp lý, bừa bãi. - Ý thức bảo vệ tài nguyên của người dân kém - Việt Nam là nước đang phát triển, khí hậu thích hợp phát triển ngành nông nghiệp. Ý thức gìn giữ văn hoá truyền thống dân tộc Bối cảnh: Nhật là nước có nền văn hóa truyền thống đa dạng Biểu hiện: Các ngành nghề truyền thống như: làm giấy Mino washi, trà đạo, thủ công mỹ nghệ, xếp giấy, thư pháp. Những giá trị truyền thống được đưa vào giảng dạy ở trường học. Nguyên nhân: Lưu giữ giá trị để lại cho thế hệ sau. Biểu hiện: Quảng bá đất nước Nhật cho thế giới để phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Nguyên nhân: Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, là nơi đi qua của con đường tơ lụa. So sánh với Việt Nam: Giống: - Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, chịu ảnh hưởng của nền văn hoá đông tây. - Lưu giữ văn hóa để quảng bá cho đất nước. Khác: - Chưa đủ điều kiện để đưa văn hóa đó vào trường học - Chưa đủ điều kiện tài chính để trùng tu các di tích văn hóa. (2) Giao thông - Hệ thống giao thông hiện đại Bối cảnh: Là nước phát triển, đất chật người đông. Đảo quốc, có nhiều đảo lớn và nhỏ. Biểu hiện: Hiếm xảy ra hiện tượng tắc đường Giao thông phân luồng hợp lý, có nhiều cầu vượt đường tránh và nhiều tầng Các phương tiện giao thông hiện đại Những đường cao tốc gần khu dân cư có tường cách âm. Xây dựng đảo nhân tạo để xây sân bay. Xây dựng nhiều hệ thống tàu điện ngầm. Nguyên nhân: Nền kinh tế phát triển, đầu tư nhiều cho giao thông vận tải Ý thức người dân tốt, tham gia chấp hành tốt luật lệ giao thông. Tạo tiền đề để phát triển kinh tế. So sánh với Việt Nam: - Hệ thống giao thông ở Việt Nam đang xuống cấp. - Đường hẹp, hay xảy ra tắc đường, tai nạn. - Quy hoạch cơ sở hạ tầng không hợp lý. (3) Môi trường Bối cảnh: Nhật là nước phát triển, ít tài nguyên thiên nhiên. Biểu hiện: Các gia đình phân loại rác hợp lý. Túi nilong đựng rác phải trả tiền. Có nhiều nhà máy, xử lý rác thải. Nguyên nhân: Ý thức bảo vệ môi trường của người dân cao. Biểu hiện: Tái sử dụng tài nguyên rác. Nguyên nhân: Người dân biết tiết kiệm và sử dụng hợp lý. So sánh với Việt Nam: - Ý thức của người Việt Nam kém, không có ý thức phân loại rác. - Chưa có nhiều cơ sở phân loại, xử lý rác. - Không thực hiện đúng 3R. Tổ C (1) Con người: - Được coi như là tài nguyên chính. - Xếp hàng, đi đứng ý tứ. (mua thức ăn cho cá ở đường nhỏ Igawa) - Phát minh ra tàu Shinkansen. Nguyên nhân: Tự giác do bản chất, môi trường, xã hội như vậy nên cá nhân cải thiện. Sáng tạo. (không thoả mãn với những điều sẵn có mà muốn tiến lên) (2) Giáo dục - Kinh tế trường học. (chế biến thực phẩm, làm gỗ) - Điều kiện máy móc cơ sở vật chất không chỉ dành cho học lý thuyết mà còn thực hành. - Trình độ giáo viên, học sinh. - Tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của học sinh. Nguyên nhân: Giáo dục toàn diện: Không những phát triển trí tuệ + thể chất và tinh thần. Phát triển hiện đại, truyền thống. - Tiếng Anh kém Nguyên nhân: Do xin việc không đòi hỏi tiếng Anh chặt chẽ. (đất nước phát triển) Bảo tồn trong sạch tiếng Nhật. (độc nhất vô nhị trên thế giới) (3) Môi trường - Phủ xanh đồi trọc, hiểu được tác dụng của rừng. - Bảo vệ môi trường do công nghiệp phát triển, biển đảo tránh nguy cơ sụp lở. (chính Nhật là người đề xuất hiệp định thư Kyoto về cắt giảm khí thải) - Rác là tài nguyên vì Nhật không có tài nguyên phát triển bền vững. Bài phát biểu tại buổi báo cáo Workshop – Nhóm Nara Gửi bạn thân mến của tôi ! 10 ngày qua, tôi đã tham gia chương trình JENESYS ở Nhật Bản và được xếp vào nhóm Nara. Sau những ngày tìm hiểu và khám phá, tôi đã có rất nhiều “phát hiện” thứ vị về đất nước này qua nhữg khía cạnh như : con người, môi trường, văn hóa và giáo dục. Đầu tiên là phát hiện về con người. Qua những ngày ở đây đặc biệt là trong chương trình homestay, tôi nhận thấy con người Nhật Bản rất thân thiện và nhiệt tình. Theo tôi, nguyên nhân chính là do văn hóa truyền thống chú trọng lẽ nghĩa và việc giáo dục những đức tính này cho trẻ em ngay từ khi nhỏ trong nhà trường lẫn gia đình. Đây cũng là cách rất hiệu quả để quảng bá cho một nước Nhật văn minh và phát triển. Đặc biệt, người Nhật rất thích khen. Khi được khen họ tỏ ra rất vui mừng. Có thể do người Nhật cho rằng lời khen là một cách khích lệ, cổ vũ hiệu quả cho công việc mà họ đã dồn hết sức vào. Ngòai ra, tuy rất phát triển nhưng người Nhật lại sống hoà hợp với thiên nhiên và thường nuôi chó mèo trong nhà. Đó là liệu pháp thư giãn trong cuộc sống hối hả nơi thành thị, đồng thời là truyền thống xa xưa của Nhật Bản và cũng vì thiên nhiên nơi đây rất tươi đẹp. Nuôi chó mèo trong nhà, người Nhật đặc biệt là con người Nara đã xem chúng như con cháu, bạn thân trong gia đình. Chính chúng đã mang lại sinh khí cho vùng núi hiểm trở Nara và làm tăng cảm giác an toàn, vui vẻ nơi đây. Điều quan trọng nhất mà tôi thấy được chính là người Nhật rất tôn trọng giờ giấc, luôn đúng giờ trong mọi hoạt động. Người Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa phương Đông và phương Tây: họ có tác phong công nghiệp nhanh nhẹn của phương Tây và sự cần cù, chăm chỉ của phương Đông. Tiếp theo là vấn đề môi trường. Đường phố Nhật Bản rất sạch sẽ, nhiều cây xanh, không khí trong lành. Dây điện được mắc rất gọn gàng hoặc đặt ngầm dưới lòng đất. Đường núi đặc biệt ở Nara có tính an tòan rất cao. Bằng công nghệ cao, con người đã xây dựng được nhiều kiểu nhà thân thiện với môi trường. Tất cả những điều trên đều bắt nguồn từ ý thức của nhân dân Nhật Bản: ý thức coi trọng môi trường cuộc sống và tinh thần trách nhiệm của mỗi người trước vấn đề bảo vệ môi trường. Cuối cùng là vấn đề văn hóa-giáo dục. Nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản rất phong phú bao gồm những món ăn được trang trí đẹp mắt và nghệ thuật trà đạo đặc sắc. Ngoài ra ở Nhật đặc biệt vùng Nara còn rất nhiều đền chùa cổ kính. Ở các công viên Nara còn rất nhiều hươu và đây chính là biểu tượng của vùng này. Thêm vào đó thể loại kịch Kabuki và thư pháp vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Làm được điều đó chính là vì ngay từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục rất kĩ càng và ngay tại gia đình, cha mẹ cũng đã là tấm gương tốt cho con cái. Từ những “phát hiện” trên, tôi đã tìm được cho mình những biện pháp khá hữu hiệu mà mỗi chúng ta có thế áp dụng ngay khi trở về Việt Nam. - Phân loại và tái chế rác tốt, không vứt rác bừa bãi. - Nhanh nhẹn, đúng giờ trong mọi việc. - Trồng thêm nhiều cây xanh. - Tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa của các nước. Đó là tất cả những kinh nghiệm mà tôi đúc kết được sau chuyến đi. Mong rằng bạn có thể áp dụng chúng để làm chúng trở nên thật bổ ích trong cuộc sống của bạn. Báo cáo Workshop Nhóm: Nara Ngày thực hiện: 8/7/2009  Những điều “phát hiện” Về con người Nhật Bản - Con người Nhật Bản rất thân thiện và nhiệt tình. - Người Nhật rất thích khen. Khi được khen họ tỏ ra rất vui mừng. - Tuy rất phát triển những người Nhật sống hòa hợp với thiên nhiên. - Người Nhật thường nuôi chó mèo trong nhà. Người Nhật đặc biệt là con người Murou xem chó mèo như con cháu, bạn thân trong gia đình. - Người Nhật rất tôn trọng giờ giấc, luôn đúng giờ trong mọi họat động. Ví dụ: tàu siêu tốc và các phương tiện giao thông công cộng họat động đúng giờ. Về môi trường Nhật Bản - Đường phố Nhật Bản rất sạch sẽ, nhiều cây xanh, không khí trong lành. - Dây điện được thiết kế rất gọn gàng trên mặt đất, hoặc đặt ngầm dưới lòng đất. - Đường núi tới Murou có tính an tòan cao. - Bằng công nghệ cao, con người đã xây dựng được nhiều căn nhà thân thiện với môi trường. Về văn hóa-giáo dục Nhật Bản - Nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản rất phong phú bao gồm món ăn được trang trí đẹp mắt và nghệ thuật trà đạo đặc sắc. - Ở Nhật đặc biệt là ở Nara còn rất nhiều đền chùa cổ kính. - Ở công viên Nara có nhiều hươu hoang dã. - Thể loại kịch Kabuki và thư pháp vẫn được lưu giữ đến ngày nay. - Trong gia đình ở Murou, cha mẹ thường dạy con cái những trò chơi truyền thống từ xa xưa.  Nội dung thảo luận Về con người Nhật Bản - Nguyên nhân người Nhật rất thân thiện và nhiệt tình là do văn hóa truyền thống chú trọng lễ nghĩa và việc giáo dục đức tính này cho trẻ em trong nhà trường và cả ở gia đình ngay từ khi còn nhỏ. Đây cũng là cách rất hiệu quả để quảng bá cho một nước Nhật văn minh và phát triển. - Có thể do người Nhật cho rằng lời khen là một cách kích lệ, cổ vũ hiệu quả cho công việc mà họ đã dồn hết công sức cao. - Nuôi chó mèo trong nhà địa phương là liệu pháp thư giãn trong cuộc sống hối hả nơi thành thị đồng thời là truyền thống xa xưa của Nhật Bản và cũng vì thiên nhiên ở Murou rất tươi đẹp. - Người Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa phương Đông và phương Tây: tác phong công ngiệp nhanh nhẹn của phương Tây và sự cần cù, chăm chỉ của phương Đông. Về môi trường Nhật Bản - Tất cả những điều liên quan đến môi trường đều bắt nguồn tứy thức của nhân dân Nhật Bản, ý thức về sự quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và về trách nhiệm của mỗi người trước vấn đề bảo vệ môi trường. Về văn hóa-giáo dục Nhật Bản - Làm được điều đó chính là vì ngay từ nhỏ, trẻ em đã được giao dục rất kĩ càng và ngay tại gia đình, cha mẹ cũng đã là một tấm gương tốt cho con cái. Kết luận Từ những phát hiện, chúng tôi đã tìm được cho mình biện phá khá hữu hiệu mà mỗi chúng ta có thể áp dụng ngay khi trở về Việt Nam. - Phân loại và tái chế rác tốt, không vứt rác bữa bãi. - Nhanh nhẹn, đúng giờ trong mọi việc. - Trồng thêm nhiều cây xanh. - Tiếp thu nền văn hóa của các nước khác một cách chọn lọc. Bài phát biểu tại buổi báo cáo Workshop – Nhóm Hyogo Các bạn thân mến ! Đây là thông điệp của nhóm Hyogo cho tất cả mọi người. Thy: Mấy bạn ơi ! Ở đây vui quá ! Mong 1 ngày nào đó chúng ta được đến thăm lần nữa. Vân Anh: Tôi cũng thấy vậy. Ở đây có nhiều phong tục vui mà hay quá ! Châu: Đúng rồi ! Vào chùa trước hết phải rửa tay này. Người Nhật cho như vậy là để làm sạch thân thể và tâm hồn trước khi vào chùa đó ! Mai: Còn nữa tôi thấy nghệ thuật trà đạo ở đay độc đáo thật ! Thy: Có mỗi một chén trà nhưng người Nhật đã gửi gắm biết bao công sức và tình cảm vào đó. Vân Anh: Ở nhà homestay của tôi, gia đình sum họp vào cuối tuần và cùng nhau ăn uống rất vui. Bửu Đạt: Bởi vậy mới thấy người Nhật rất xem trọng giá trị tinh thần Mai: Còn xem trọng cả giá trị hình thức nữa ! Mấy món ăn ở đâymọi người thấy đó ! Trang trí đẹp quá chừng ! Thy: Ở trước mấy cửa hàng cũng có những hình nộm món ăn nhìn thấy là không cầm lòng được nữa. Khiếu thẩm mĩ của người Nhật cao thật. Châu: Món ăn ở đây tôi thấy dường như có nhiều sự kết hợp rất hay. Món Nhật ăn kèm với món Tây tạo cảm giác ngon miệng và mới lạ quá. Mai: Rõ ràng là có một sự hòa trộn giữa văn hóa nước ngoài và văn hóa Nhật, mấy bạn thấy không ? Vân Anh: Đúng rồi. Thy: Ừ cũng đúng... Sang đây, tôi thích nhất là cái cách người ta chào nhau...mọi lúc mọi nơi ! Lịch sự thật. Đạt: Ở Nhật mọi người lịch sự quá. Mình đi trên xe chẳng nghe thấy một tiếng còi, mấy cô nhân viên niềm nở với lại dễ thương quá. Châu: Ở đâu cũng phải xếp hàng, không phân biệt đối xử với ai.Thật là văn minh ! Vân Anh: Hơn nữa, người Nhật rất đúng giờ. Một phút với họ thì dài như một tiếng đồng hồ ! Họ tôn trọng thời gian của người khác, tiết kiệm thời gian cho riêng mình nữa ! Rất nghiêm túc và có trách nhiệm. Thy: Nói chung là lối sống ở Nhật vừa độc đáo và cũng rất thực tế nữa. Mai: Trẻ em ở đây sướng thật. Được chăm sóc và dạy dỗ toàn diện luôn. Bửu Đạt: Ừ ! Vừa được học văn hóa, vừa được học các món truyền thống nữa. Đánh đàn nè, trà đạo nè, và thư pháp nữa. Thích thiệt ! Châu: Mấy bạn ở đây phải tự đi học chứ không được ba mẹ đưa đón như tụi mình. Các em lớp 1 có chút xíu vậy mà phải tự đi bộ đến trường cùng với các anh chị, nhìn thì thấy tội nghiệp nhưng chắc là sẽ có tính tự lập rất cao. Vân Anh: Cách giáo dục ở đây không những trau dồi kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nữa. Bửu Đạt: Không biết mọi người thấy sao chứ tôi nghĩ là Nhật rất biết bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của chính mình. Thy: Chính xác! Bảo tàng Edo, mọi người cũng thấy rồi đó, tái hiện lại rất rõ sự hình thành và phát triển của Edo. Mai: Biết bao nhiêu phong tục tập quán từ xa xưa nhưng họ vẫn cố gắng bảo tồn và lưu giữ. Giống như điệu múa Dekansho mà tụi mình vừa học đấy. Vui lắm mà ! Châu: Qua chuyến di này mới thấy được nước Nhật được như ngày hôm nay là do người Nhật biết cách xây dựng và làm đẹp cuộc sống. Mai: Tôi thấy đây là một tấm gương sáng để mỗi người tự noi theo xây dựng đất nước mình. Đạt: Phải làm sao cho Việt Nam của mình cũng sẽ phát triển như nước Nhật. Thy: Ừphải quyết tâm Mai: Nào 1, 2, 3... Cả 5: Quyết tâm...Yeah ! Báo cáo Workshop Nhóm: Hyogo Ngày thực hiện: 8/7/2009  Những điều “phát hiện” - Lối sống 1) Coi trọng giá trị tinh thần 2) Đúng giờ 3) Lịch sự 4) Mến khách 5) Trước các cửa hàng có những hình nộm món ăn - Văn hóa 1) Gìn giữ, phát huy nét đẹp truyền thống, văn hóa 2) Phong phú - Giáo dục 1) Học sinh cấp 1 tự đi học theo nhóm 2) Học sinh được đào tạo toàn diện, chất lượng tốt 3) Cơ sở vật chất tốt - Môi trường 1) Xanh. Có nhiều cây xanh, nhiều động vật, thực vật quý hiếm 2) Sạch 3) Đẹp  Nội dung thảo luận - Lối sống: 1) Rửa tay trước khi vào chùa. Uống trà đạo. Sum họp gia đình cuối tuần.Coi trọng người, luôn quan tâm bảo vệ gia đình (khi ăn người bố dùng đũa to nhất, trước cửa nhà ghi họ người bố). 2) Coi trọng thời gian của mình và người khác. Rất chăm chỉ. 3) Chào nhau mọi lúc mọi nơi. Luôn sống tôn trọng lẫn nhau (người với người, với vạn vật xung quanh). Người tài xế ít bóp còi. 4) Các bạn trường Konda chuẩn bị rất chú đáo cho cuộc gặp mặt với học sinh Việt Nam, giúp đỡ học sinh Việt Nam nhiệt tình. Con người thân thiện, hiếu khách, được trải nghiệm qua chương trình Homestay nữa. 5) Hình thức cũng quan trọng như chất lượng. - Văn hóa: 1) Tái hiện lại cuộc sống, sự phát triển và hình thành của Edo tại viện bảo tàng Edo-Tokyo. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, văn hóa được duy trì và phát triển. Ở trường cũng dạy các môn truyền thống như thư pháp, đàn Koto, trà đạo, múa truyền thống, các môn thể thao truyền thống. 2) Chắt lọc những điều tiên tiến nhất của phương tây, biến nó giống và thích hợp với nền văn hóa của Nhật Bản. - Giáo dục: 1) Ba mẹ không đưa con đi học. Tập tính tự lập từ nhỏ. 2) Học các môn khoa học, tự nhiên, các môn truyền thống và các kỹ năng sống. Trang bị đầy đủ kiến thức cho tương lai của học sinh. 3) Chính phủ đầu tư nhiều cho giáo dục, coi trọng nền tảng giáo dục để phát triển đất nước. Con người Nhật Bản quan tâm giáo dục. Giáo dục được phân cấp chặt chẽ. - Môi trường: 1) Có ý thức bảo vệ môi trường. Con người yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Môi tường, khí hậu thuận lợi. Trồng cây xanh nhiều thì tốt cho con người (có nhiều Oxy), làm đẹp cảnh quan đô thị, giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà chung của trái đất. 2) Người dân có ý thức rất cao. Chính phủ coi trọng việc bảo vệ môi trường. Áp dụng phương pháp hiện đại để bảo vệ môi trường (phân loại rác, xử lý rát thải hợp lý). Không xả rác bừa bãi. Người dân Việt Nam cần có ý thức tích cực hơn về bảo vệ môi trường, chú tâm về việc xử lý rác thải. 3) Có nhiều danh lam thắng cảnh vì được giữ gìn, bảo vệ. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. * Trong những ngày ngắn ngủi ở Nhật cùng những gì đã trải qua, chúng tôi hiểu được rằng nước Nhật phát triển được tươi đẹp như ngày hôm nay là vì con người Nhật Bản biết cách xây dựng và làm đẹp cuộc sống về cả hình thức lẫn tinh thần. Cảm tưởng của học sinh Việt Nam Nhóm Aomori - Cảm nhận và phát hiện được rất nhiều điều về Nhật Bản: Con người: Thân thiện, lịch thiệp, chính xác Xã hội: vô vùng phát triển cả kinh tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng, truyền thống Thiên nhiên: quá đẹp, quá tuyệt vời. - Chương trình bổ ích và là cơ hội học tập rất lớn cho học sinh Việt Nam. Đồng thời giúp học sinh Việt Nam tìm hiểu về con người, đất nước Nhật Bản và tìm kiếm cơ hội du học. Những người bạn học sinh Việt Nam rất muốn tiếp đón các bạn người Nhật sang ở homestay trong Chương trình trao đổi thanh niên của JENESYS. - Sau khi tham gia Chương trình, em thấy đây thực sự là một chương trình bổ ích và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thông qua Chương trình, em được tiếp xúc, tìm hiểu và học tập lối sống tốt đẹp của người Nhật, những truyền thống văn hoá lâu đời cùng sự phát triển vượt bậc của kinh tế khoa học kỹ thuật của người Nhật Bản. Qua Chương trình em có thêm nhiều người bạn mới và những người “cha mẹ” ở nhà host. Từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa thanh niên và con người hai nước Việt - Nhật. Em mong Chương trình sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng hơn nữa. - Tôi cảm thấy thực sự may mắn và hạnh phúc khi được tham gia Chương trình JENESYS. Tuy phải sống xa gia đình hơn 10 ngày nhưng tôi luôn cảm thấy ấm áp và gần gũi. Mọi người rất chu đáo, rất quan tâm đến nhau. Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều về con người, văn hóa và cuộc sốngcủa người Nhật. Đồng thời, tôi cảm thấy tình cảm của người Nhật với đất nước và con người Việt Nam. Tôi tự hào vì là người Việt Nam. Đây là một chương trình tuyệt vời. Tôi sẽ cố gắng áp dụng những bài học, kinh nghiệm học được và sẽ giữ liên lạc với những người bạn Nhật cũng như gia đình homestay của tôi. - Qua những trải nghiệm và giao lưu, các thành viên trong đoàn đã học được teamwork, nâng cao được ý thức về cách xử sự, cách chào hỏi cũng như ý thức giữ gìn môi trường sạch sẽ. Đặc biệt hiểu và yêu thích nước Nhật, con người Nhật hơn. - Những ngày ở homestay đã giúp em có thêm được những tình cảm vô cùng đặc biệt. Ở Nhật Bản, gia đình homestay như là gia đình thứ hai của em!!! Em tin là sau chuyến đi này, em đã học được những điều vô cùng quý giá, những trải nghiệm thực tế vô cùng bổ ích cho tương lai của em! Em xin dành lời cảm ơn chân thành đến Chương trình và những người Nhật Bản đã giúp đỡ và dành cho chúng em những tình cảm chân thành khi chúng em ở đây! Nhóm Gifu - Quả thực, sau khi tham gia chương trình này, em đã học tập rất nhiều điều, học được những đức tính tốt đẹp của con người như: đúng giờ, nghiêm túc, tự giác, . Em mong rằng, sau khi kết thúc chương trình, về Việt Nam, em có thể đem những thứ mình đã học được ở nước Nhật về để phát triển tư duy, đạo đức tư cách cho bản thân và cũng như những người xung quanh. Và em rất hy vọng sớm được quay trở lại Nhật Bản để học tập, cống hiến hết mình cho đất nước Việt Nam thân yêu, cũng như đất nước Nhật Bản – nơi đã giúp em trưởng thành hơn rất nhiều trong tư duy và nhân cách. - Thực sự em rất ấn tượng với cuộc sống và cách suy nghĩ của người Nhật - họ sống rất văn hoá, hoà nhã, cộng đồng. Dù đời sống phát triển nhưng người Nhật vẫn giữ được những nét văn hoá quý giá từ xa xưa. Và một điều mà em rất khâm phục, đó là ý chí vươn lên, sự say mê với công việc của người Nhật. Họ sẵn sàng “xẻ núi đào sông” để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Và kết quả dành cho họ là rất xứng đáng. Nhật Bản đã phát triển, vươn lên rất mạnh mẽ. Sự phát triển khoa học công nghệ của Nhật đáng để nhiều đất nước nể phục. Còn về văn hoá thì Nhật Bản vẫn giữ được những truyền thống văn hoá đặc sắc, mang đậm phong cách Nhật. Sự lưu giữ và phát triển truyền thống văn hoá của Nhật đáng để con người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung học tập. - Em được tận mắt chứng kiến những điều mà người Nhật đã, đang và sẽ làm được, em càng thấy và hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với tương lai của đất nước mình, con người mình, và cố gắng hơn nữa để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh nhưng vẫn giữ được những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Qua chuyến đi này, tầm mắt của em được mở rộng hơn, hiểu thêm về nước Nhật và sự phát triển của họ. - Là một thành viên đại diện cho Việt Nam, như là một đại sứ thiện chí nhỏ tuổi để tăng cường sự hợp tác, giao lưu, liên kết giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, đó là một sự tự hào lớn lao. Chương trình JENESYS đối với em rất tuyệt vời, thậm chí là phải nói trên cả tuyệt vời. Chương trình này đã để lại cho em những kỷ niệm vô cùng tốt đẹp tại đất nước Nhật Bản xinh đẹp này và hơn thế nữa, nó đã mang đến cho em một kho tàng kiến thức vô cùng rộng lớn với những điều hiểu biết vô tận. - Trải qua những ngày rất thú vị trên đất nước Nhật, hình ảnh về Nhật Bản dần dần hiện lên trong tôi rõ ràng và cụ thể, chứ không mơ hồ như trước. Một đất nước vô cùng sạch sẽ với hệ thống giao thông cực kỳ hiện đại và an toàn. Tôi đã được hiểu thêm về văn hoá của Nhật Bản qua các buổi trải nghiệm về thư pháp, trà đạo, múa Gujo, v.v . Và hơn hết, tôi đã được nói chuyện và tiếp xúc với con người Nhật Bản - điều mà tôi biết là yếu tố quan trọng nhất làm nên đất nước Nhật Bản. Con người Nhật Bản mà tôi cảm nhận là rất thân thiện, kiên trì, rất cộng đồng và cực kỳ sáng tạo. Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ quên những ký ức tốt đẹp về những người bạn Nhật mà tôi đã quen được. Trong 10 ngày tham quan, tôi đã học được rất nhiều điều. - Khi tham gia Chương trình JENESYS, tôi thực sự cảm thấy rất vui và hào hứng. Quá trình tham gia các hoạt động như: giao lưu trường học, homestay hay trải nghiệm các hoạt động văn hoá, tôi thực sự bị thu hút vào chúng. Mỗi ngày khi viết nhật ký, tôi có rất nhiều điều phát hiện mới mẻ về Nhật Bản. Trước đây, tôi chỉ biết Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển tiên tiến. Còn về cụ thể, kiến thức về Nhật Bản đối với tôi mà nói còn rất hạn chế. Sau một khoảng thời gian tuy không thật dài mà tôi đã học thêm rất nhiều điều về Nhật Bản. Tôi cảm thấy yêu đất nước Nhật Bản hơn và hy vọng ngày nào đó, tôi có thể có cơ hội quay lại Nhật Bản để học tập và làm việc! Nhóm Nara - Qua chương trình lần này em học được rất nhiều điều mới mẻ, dường như đó là lần đầu em được biết tới. Trước đây em cứ nghĩ là Nhật là nước công nghiệp nên sẽ không có cảnh quan đẹp nhưng em không ngờ là thiên nhiên Nhật rất đẹp, rất trong lành, đặc biệt là ở Nara. Phong cách phục vụ của các nhân viên ở nhà hàng rất lịch sự, rất chuyên nghiệp. Các di tích lịch sử về Phật giáo, thần đạo rất lớn, rất đẹp và được lưu giữ cẩn thận. Người Nhật Bản rất mến khách, bố mẹ homestay rất quan tâm đến em, chăm sóc rất tận tình. - Được tham gia một chương trình với quy mô lớn với thế này, em đã cảm thấy rất sung sướng và vinh dự. Em rất vui khi ở gia đình homestay, được trải nghiệm cuộc sống Nhật Bản, học hỏi thêm những nét văn hóa Nhật và có thể giao lưu văn hóa giữa hai nước Nhật Bản-Việt Nam với “bố” và “mẹ” ở Nhật. Sau khi về nước em có thể kể cho bố mẹ, bạn bè thầy cô ở Việt Nam về những đức tính và văn hóa của người Nhật, và áp dụng những đức tính vào cuộc sống của em. - Chương trình đã giúp chúng em có được những kinh nghiệm quý báu, những kiến thức của thế giới vô tân mà nếu bó hẹp trong phạm vi đất nước mình, chúng em sẽ không bao giờ biết được hết. Ngoài ra, hoạt động homestay đã giúp chúng em hiểu thêm về lối sống, về con người Nhật Bản chân thành hiếu khách. Bên cạnh đó còn có những họat động như chào xã giao Bộ Ngọai giao tạo điều kiện cho chúng em hiểu hơn rằng chúng em là những chủ nhân tương lại của đất nước, là nhân tố quyết định trong việc xây dựng nền hòa bình hợp tác của hai nước Việt-Nhật. Chương trình đã giúp chúng em trửong thành hơn rất nhiều, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. - Trong suốt một khoảng thời gian khá dài được tham gia chương trình JENESYS, em cảm thấy đây là một khỏang thời gian không thể quên được. Em đã quen biết những bạn bè Nhật rất lịch sự và niềm nở, được sống trong gia đình Nhật Bản vừa hiện đại vừa lưu giữ được nét văn hóa truyền thống., được “ba” “mẹ” tiếp đón và chăm sóc như con cái trong nhà. Được tham chương trình này làm em có thể mở rộng hiểu biết, tận mắt chứng kiến một trong những nền công nghệ kĩ thuật cao tiễn tiến nhất thế giới. Em cảm thấy sự hiểu biết của mình nhỏ hẹp lại càng nhỏ hẹp hơn nữa trong một bầu trời bao la kiến thức. Đây là một sự may mắn, là cơ hội quý báu của chúng em. Em vô cùng hạnh phúc khi dược 10 ngày sống trên đất Nhật. Chuyến đi này làm em mong muốn mình có thể quay lại Nhật Bản một lần nữa. - Sau 10 ngày tham gia chương trình, với những điều em được tận mắt chứng kiến, em cảm thấy thật thú vị. Những kiến thức mà em biết được về Nhật Bản đã được tặng lên rất nhiều và điều đặc biệt ở đây là những kiến thức mà em tìm hiểu được không phải qua sách vở mà chính bản thân em được trải nghiệm và tiếp thu. Hy vọng rằng tình hữu nghị, hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung sẽ ngày càng được thắt chặt hơn nữa. Bản thân em cũng sẽ cố gắng đóng góp một phần công sức bé nhỏ của mình trong việc truyền đạt lại những kiến thức mà mình tìm hiểu được sau khi tham gia chương trình này tới bạn bè, gia đình em và tới tất cả những người xung quanh. Nhóm Hyogo - Chương trình đã cho thấy được sự quan tâm của Nhật đối với việc giao lưu, mở rộng quan hệ với các nước thông qua việc giao lưu thanh thiếu niên. Qua chương trình, em cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm mới, tạo ra ý chí phấn đấu trong học tập, tu dưỡng để xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh hơn. - Chỉ một ngày ngắn ngủi được giao lưu với các bạn học sinh trường Konda chúng em đã cảm nhận được lòng mến khách, thân thiện của học sinh Nhật Bản. Các bạn đã giúp chúng em rất nhiều trong các tiết học đàn tranh, thư pháp và trà đạo. Em nhìn thấy ở các bạn lòng yêu nước nồng nàn. Các bạn không chỉ được học về văn hóa mà còn được học cả về thể chất và các môn học truyền thống. Điều đó thật là bổ ích. - Con người Nhật Bản rất hiền lành, vui tính, hiếu khách, thân thiện, cởi mở. Người Nhật Bản vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống kết hợp với nền khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến của phương Tây. Dù cuộc sống đã đầy đủ tiện nghi người Nhật vẫn không quên được văn hóa truyền thống được chọn lọc kỹ, luôn luôn chào hỏi, cảm ởn, xin lỗi, ... rất lịch sự. - Một nước Nhật thật khác mà em đã hiểu được. Không phải qua các phương tiện truyền thống gian tiếp nữa; một đất nước không phải chỉ với hoa anh đào, kimono, geisha hay các samurai mà còn rất nhiều điều khác nữa mà em đã kham phá ra và thật tâm đắc và cảm phục. Em không biết phải nói gì hơn là cảm ơn ban tổ chức rất nhiều. Những kỷ niệm như thế này, khi tất cả mọi người từ khắp đất nước được tụ lại ở đây, được cùng nhau làm việc và vui đùa, cùng nhau trải nghiệm, sẽ mãi là vô giá đối với mỗi người trong đoàn. Em sẽ không bao giờ quên! Arigato Gozaimashita!! I love JENESYS!! - Qua chuyến đi này, em thấy mình trưởng thành hơn nhiều và hiểu rõ hơn lý do có một đất nước Nhật Bản giàu mạnh đẹp như ngày hôm nay. Em sẽ cố gắng hết mình học tập và rèn luyện để một ngày nào đó có thể góp phần nhỏ cho đất nước, cho tình hữu nghị Việt- Nhật. - Điều đặc biệt đối với em đó là chương trình homestay. Trước khi tham gia homestay, em có lo lắng về vấn đề ngôn ngữ, nhưng sự thân thiện, nhiệt tình và mến khách của chị chủ nhà đã cho em thấy rằng bạn bèở khắp năm châu, không phân biệt dân tộc, màu da, giọng nói, ... Cho dùcó thể có lúc không hiểu nhau nhưng tình bạn giữa em và chị ấy sẽ không phai mờ. Và em tin rằng, tình bạn giữa chúng em sẽ làm chắc thêm sợi dây gắn kết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Em xin chân thành cảm ơn chương trình đã tạo ra cơ hội để chúng em rút ra được kinh nghiệm quý báu, nhiệm vụ mà chúng em sẽ phải làm bây giờ và mai sau. Em tin rằng sẽ có một ngày em có cơ hội dược đến đất nước Nhật Bản một lần nữa và cơ hội đó là do chính em tạo ra. Cảm tưởng của học sinh Nhật Bản - Trong buổi giao lưu với học sinh Việt Nam, tôi học hỏi rất nhiều điều. Lúc đầu, tôi lo lắng và băn khoăn, không biết mình cần phải làm gì. Tôi cũng thấy khó khăn khi các bạn Việt Nam không hiểu tiếng Việt của tôi, nhưng tôi cố gắng dùng “ngôn ngữ cử chỉ”, dùng tiếng Anh, để rồi chúng tôi dần dần hiểu nhau và có buổi giao lưu rất có ý nghĩa. Tôi rất vui khi thấy các bạn Việt Nam vui vẻ tiếp xúc với nhiều loại hình văn hoá truyền thống Nhật Bản. Đối với tôi, đây là buổi giao lưu rất tốt để giúp chúng tôi có được cơ hội hiếm có. - Chúng tôi làm bánh “madolenu” cùng với học sinh Việt Nam. Lúc đầu, tôi lo lắng về bất đồng ngôn ngữ, nhưng lại cảm thấy rất vui và yên tâm khi các bạn Việt Nam nhiệt tình lắng nghe tôi giải thích cho họ. Sau đó, chúng tôi trò chuyện với nhau rất thoải mái, làm nỗi băn khoăn của tôi tan biến hết. Công đoạn trộn các nguyên liệu là rất khó, nhưng các bạn Việt Nam tích cực thực hiện. Khi làm xong, ai cũng nói là “vui lắm, vui lắm”. Lần này là lần đầu tiên tôi cùng làm một việc với người nước ngoài, những người sử dụng ngôn ngữ khác, nên tôi hoàn toàn không biết mình phải làm gì nhưng đây là cơ hội rất tốt để giúp tôi học hỏi nhiều điều và có thời gian vui vẻ cùng nhau. - Chỉ trong 1 tiếng giao lưu với học sinh Việt Nam, tôi suy nghĩ và cảm nhận được nhiều điều. Ấn tượng nhất là cách chào của họ. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng: vì bất đồng ngôn ngữ, nên truyền đạt ý tưởng của mình là rất khó. Nhưng các bạn Việt Nam lúc nào cũng mỉm cười, nhìn thẳng vào mắt khi chào chúng tôi, nên tôi cảm thấy hai bên chúng tôi như đã hiểu nhau rồi. Giọng hát của các bạn cũng hấp dẫn chúng tôi. Các bạn nhiệt tình trình diễn bài hát với nụ cười trên mặt, khiến chúng tôi cảm nhận được tình cảm của họ. Nhờ có buổi giao lưu lần này, tôi nhận ra được nhiều điều. Mặc dù có sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, v.v. nhưng nếu chúng ta làm những điều “bình thường” như chào hỏi, nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện, v.v. với thái độ thành thật, thì có thể truyền đạt được suy nghĩ của mình. Cảm ơn chương trình rất nhiều! - Hôm trước, các thành viên Câu lạc bộ tiếng Anh có được cơ hội giao lưu với học sinh Việt Nam. Tôi mới vào câu lạc bộ chỉ được 3 tháng, vả lại, chưa lần nào giao lưu với người nước ngoài. Đúng như tôi đã nghĩ, lúc đầu, xung quanh chúng tôi có bầu không khí căng thẳng, rất ngại trò chuyện thân mật. Nhưng khi tham gia hoạt động câu lạc bộ trà đạo - cắm hoa, tôi mạnh dạng nói chuyện với bạn: “It is very bitter”. Thành ra, khi rời khỏi phòng trà, chúng tôi trở nên hoàn toàn thân mật. Sau đó, chúng tôi cùng nhau đi xem hoạt động của các câu lạc bộ kiếm đạo, bóng rổ, v.v Đây là cơ hội rất tốt với tôi để có thể tiếp xúc với nền văn hoá nước ngoài không quen thuộc thông qua buổi giao lưu với học sinh Việt Nam. Cảm tưởng của gia đình Homestay - Chúng tôi bắt đầu bằng việc đi chợ mua đồ ăn cùng nhau vì cháu có ý muốn nấu món Việt Nam cho gia đình. Tôi hết sức ngạc nhiên và thán phục là cháu không những nấu ăn thành thạo, ngon mà còn rửa cả đồ bếp sau khi sử dụng xong. Tôi nghĩ rằng, chắc chắn ở nhà cháu thường xuyên giúp cha mẹ mình làm việc nhà. - Học sinh mà gia đình chúng tôi đón nhận là một học sinh nghiêm túc, có tinh thần cầu tiến và nghị lực, nói chung rất tuyệt vời. Mặc dù là những món lần đầu tiên nhưng cháu đều tập ăn và ăn hết. Chúng tôi thật sự vui mừng thấy cháu ăn rất nhiều món và món nào cũng nói “Oishi (ngon)”. Con gái nhà tôi chưa giỏi tiếng Anh, nhưng vẫn cố gắng nói chuyện với cháu. Có lẽ, việc gia đình tôi đón tiếp homestay sẽ là một động cơ khiến con gái tôi có thêm ý chí học tiếng Anh tốt hơn nữa. - Cháu đúng là một học sinh xuất sắc được chọn làm đại diện tới Nhật Bản, chúng tôi đã được gặp gỡ một con người rất có nghị lực và mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Điều mà tôi cảm nhận rõ nhất là sự lễ phép của cháu. Đặc biệt, buổi sáng thức dậy, gặp ai cháu cũng đều chủ động chào “Ohayo- gozaimasu!”. Từ cách thể hiện tình cảm rất chân thật, đến câu trả lời “hai! (vâng)” v.v... Cháu có vẻ quan tâm tới mọi thứ. Nếu có gì không hiểu thì lại tra từ điển và khi hiểu ra hay tâm tắc một điều gì đó thì tươi cười rạng rỡ. - Trong bữa tiệc chia tay, cháu luôn ở bên cạnh chúng tôi. Cháu bắt tay, khoác vai với tôi và con trai của tôi. Trong giây phút chia tay, con vừa nói “I love you!” vừa ôm chặt chúng tôi. Chắc đây là lời chào tạm biệt quý nhất dành cho chúng tôi đến giờ cuối cùng, làm cho chúng tôi vô cùng xúc động. Tôi và con trai cũng nói: “I love you too! Hẹn gặp lai! ” rồi chia tay. Cháu là học sinh ham hiểu biết. Khi sang Nhật, chắc mọi thứ đối với cháu đều thú vị và mới mẻ. Tình cảm tươi sáng của cháu truyền sang chúng tôi, tạo ra khoảng thời gian hết sức ấm cúng trong gia đình. Tôi ước, vào một ngày không xa, tôi sẽ sang thăm Việt Nam để gặp “con trai tôi”. - Cháu là một người rất dễ gần, cái gì cũng muốn thử làm. Trong thời gian chúng tôi cùng tham gia nhiều hoạt động với chau, chúng tôi đã trở lên hiểu nhau. Chúng tôi thử dẫn cháu đi ra sông câu cá, một trải nghiệm mà tôi nghĩ rằng chỉ có địa phương này mới làm được. Hoá ra, cháu câu cá rất giỏi, có lẽ vì năng khiếu. Cháu có vẻ rất vui vì trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ cháu đã câu được 4 con. Chúng tôi đã cùng nhau nướng cá câu được. Ai cũng vừa ăn vừa khen ngon. “Oishidesu-ne!” Đó là kỷ niệm tuyệt vời của chúng tôi. - Cả hai học sinh mà chúng tôi tiếp nhận đều rất tích cực, thử làm nhiều thứ: từ mặc thử trang phục Kiếm đạo, múa kiếm đến ăn ô mai Nhật “umeboshi”, v.v Hai cháu rất thích thiên nhiên tươi đẹp của Sasayama. Vì thế chúng tôi cùng đi ra suối và vui chơi ở dòng suối. Trong bữa tiệc chia tay, tôi rất vui được xem các cháu biểu diễn tiết mục múa, nhưng khi đến giờ kết thúc chương trình, tôi buồn bã vô cùng. Cuối cùng, chúng tôi chia tay với nước mắt đầm đìa. Tôi rất xúc động khi nhận được bức thiếp mà các con tự làm . Đó là tài sản quý báu của gia đình tôi. - Tôi có cảm tưởng như có hai người em gái dễ thương đến nhà. Tôi rất ấn tượng với nụ cười tươi khi các em nói: “Chị ơi, khi nào sang Việt Nam?”, “Chị đến nhà em chơi nhé”. Mặc dù hai quốc gia khác nhau, nhưng chúng tôi có cùng chung sở thích, cùng chung mối quan tâm. Hai ngày đối với chúng tôi trôi qua thật nhanh. Các báo chí Nhóm Aomori ← Báo Touou Nippou Ngày 5/7/2009 Nhóm Gifu Báo Chunichi Ngày 4/7/2009 ↓ Báo Gifu Ngày 5/7/2009 → Nhóm Hyogo ← Báo Touou Nippou Ngày 5/7/2009 ← Báo Yomiuri Ngày 8/7/2009 Báo Mainichi Ngày 4/7/2009 → Nhóm Hyogo ← Báo Kobe Ngày 8/7/2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_chuong_trinh_giao_luu_9878_2001370.pdf