Bài tập nhóm Marketing căn bản - Đề tài: Phân tích môi trường chính trị - Pháp luật thuộc môi trường marketing vĩ mô

3.1. Về phía Nhà nước • Nhà nước cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp cho các DN có cơ sở để bố trí kế hoạch kinh doanh, huy động và phát triển nguồn vốn để vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của DN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các DN. • Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các DN. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp chế nhằm đảm bảo cho các DN hoạt động hiệu quả, năng động và an toàn. • Đổi mới hơn nữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính định hướng tạo điều kiện cho các DN phát triển. Chính sách phải hướng tới sự ổn định và phát triển bền vững, tạo môi trường hấp dẫn và cạnh tranh bình đẳng cho các nhà đầu tư. Đồng thời Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng trong thời kỳ nền kinh tế biến động về giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá để DN có thể yên tâm hoạt động. 3.2. Về phía doanh nghiệp • Để Samsung có thể phát huy hết khả năng và nguồn lực của mình, mỗi cán bộ công nhân viên cần nỗ lực hết mình để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của tập đoàn, cụ thể: • Chấp hành nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Tận dụng cơ hội, ưu đãi của Nhà nước để phát triển DN. • Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên cho các DN, đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn cuả DN.

doc22 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập nhóm Marketing căn bản - Đề tài: Phân tích môi trường chính trị - Pháp luật thuộc môi trường marketing vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KẾ TOÁN ----------&---------- BÀI TẬP MARKETING CĂN BẢN NHÓM: 5 HÀ NỘI - 2018 BÀI TẬP NHÓM PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT THUỘC MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ Giảng viên: Cô Đinh Thị Len NHÓM 5 Lớp 21.10LT2 1. Hoàng Thị Dung - STT: 13 2. Trần Thị Ngọc Hậu - STT: 14 3. Phạm Thị Kim Oanh - STT: 19 4. Nguyễn Việt Phương - STT: 20 5. Phạm Thị Phương Thanh - STT: 22 6. Hồ Thị Cẩm Vân - STT: 24 1. Lý luận chung 1.1.Tổng quan về môi trường Marketing 1.1.1.Khái niệm Theo Philip Kotler: "Môi trường Marketing của Công ty là tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài Công ty có ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu". 1.1.2.Đặc điểm Có thể chia môi trường Marketing thành 2 nhóm cơ bản là: Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường Marketing vĩ mô: gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến mọi nhân tố trong môi trường vi mô cũng như các quyết định marketing của doanh nghiệp. Môi trường nhân khẩu học Môi trường tự nhiên Môi trường kinh tế Doanh nghiệp Môi trường Văn hóa - Xã hội Môi trường công nghệ Môi trường chính trị - pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường Marketing vi mô: bao gồm các yếu tố có liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Người cung ứng Đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp Các trung gian Marketing Khách hàng Giới công chúng Các yếu tố thuộc môi trường Marketing vi mô 1.2.Tổng quan về môi trường chính trị - pháp luật 1.2.1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia. Môi trường chính trị- luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp. Chính trị: Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Bên cạnh việc xem xét thể chế chính sách, vấn đề chủ nghĩa dân tộc cũng cần được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những nhân tố chính trị ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Chủ nghĩa dân tộc có thể được mô tả chính xác nhất như là sự đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế vẫn tồn tại ở tất cả các quốc gia với những mức độ khác nhau. Đây là một trong các nhân tố làm giảm tính hấp dẫn của thị trường. Quản điểm cộng đồng thường có xu hướng chống lại sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, bảo tồn quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia. Để nâng cao tính dân tộc, người tiêu dùng có thể đẩy mạnh phong trào “chỉ mua hàng nội”, hạn chế nhập khẩu, áp dụng thuế quan và các rào cản thương mại (như ở Việt Nam, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” ). Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời, tránh rủi ro chính trị. Doanh nghiệp nước ngoài có thể bị kẹt giữa những tranh chấp chính trị trong một quốc gia và trở thành nạn nhân vô tình của các cuộc xung đột chính trị, tôn giáo.. . Vì những lý do chính trị, một quốc gia có thể tảy chay một quốc gia khác và như thế cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt các họat động thương mại giữa hai quốc gia. Tăng cường hoạt động liên doanh. Liên doanh về cơ bản giảm bớt nhạy cảm với các rủi ro chính trị. Liên doanh có thể giúp giảm thái độ chống đối các doanh nghiệp nước ngoài của người dân quốc gia đó và tăng thêm tiềm lực đàm phán với nước chủ nhà. Mở rộng cơ sở đầu tư, gộp nhiều nhà đầu tư, ngân hàng trong việc tài trợ cho một khoản đầu tư ở nước chủ nhà. Phương pháp này tạo thêm sức mạnh của các ngân hàng trước đe dọa sung công hoặc xâm phạm của Chính phủ. Phương pháp này trở nên đặc biệt có hiệu quả khi chính phủ đó đang là con nợ của các ngân hàng. Khi đó ngân hàng tài trợ có sức mạnh đáng kể trong đàm phán với Chính phủ. Kiểm soát họat động marketing và phân phối hàng hóa trên thị trường thế giới có thể là một cách giảm thiểu rủi ro. Khi quốc gia sung công một khoản đầu tư thì quốc gia đó cũng mất luôn con đường ra thị trường thế giớ Luật pháp: Luật pháp điều chỉnh  các họat động kinh tế trong nội bộ một quốc gia và giữa các quốc gia.Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu một quốc gia có hệ thống luật pháp không ổn định và thiếu đồng bộ, sẽ gây ra tâm lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có tính chất tạm thời, không có dự án đầu tư dài hạn và quy mô lớn. Bên cạnh đó, số lượng các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào các quốc gia này rất hạn chế. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ra đời cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia cung cấp các dịch vụ chuyển phát thư đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xâm nhập vào lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Bưu chính nhưng lại tạo nguy cơ cho VNPT khi phải đối mặt với ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh. Ngày nay, khi thế giới trong tiến trình thống nhất, môi trường luật pháp ở mỗi quốc gia đều có sự hoà đồng với các quy định chung của quốc tế. Cho nên, đối với doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần nghiên cứu theo 3 phương diện: (1). Môi trường chính trị luật pháp của nước chủ nhà (nước xuất khẩu): môi trường này có ảnh hưởng đối với marketing quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các cơ hội xuất khẩu, áp dụng các biện pháp bảo vệ xuất khẩu (chống vi phạm bản quyền tại nước nhập khẩu), hình thành các khu vực sản xuất cho xuất khẩu (khu chế xuất). Các yếu tố cơ bản của môi trường luật pháp, vai trò của Chính phủ chủ nhà thể hiện ở: cấm vận và trừng phạt kinh tế; kiểm soát xuất khẩu (kích thích, hỗ trợ, quản lý và hạn chế xuất khẩu); kiểm soát nhập khẩu (thuế, giấy phép); điều tiết hành vi kinh doanh quốc tế (2). Môi trường chính trị- luật pháp của nước sở tại: ảnh hưởng của chính quyền sở tại đối với các doanh nghiệp nước ngoài thay đổi đáng kể từ nước này sang nước khác. Người làm marketing quốc tế cần cân nhắc những vấn đề sau: + Thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngoài: ví dụ ấn Độ, Việt Nam khống chế ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, quy định hạn ngạch nhập khẩu, hay xuất khẩu. + Sự ổn định chính trị, hệ thống chính trị dễ thay đổi thì chính sách đối với tư bản và hàng hoá nước ngoài cũng thay đổi. Khi nghiên cứu marketing quốc tế, các nhà kinh doanh cần xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với đặc điểm của môi trường. + Thủ tục hành chính: thủ tục hải quan, thu thập thông tin, tiếp xúc thương mại, nạn hối lộ trong những tình huống như vậy, marketing cần áp dụng những dạng khác nhau, phức tạp và hoà nhập hơn, đó là “supermarketing”. + Các chính sách bảo hộ: thực tế kinh doanh quốc tế ngày nay phải đối mặt với một thế giới của thuế quan, hạn ngạch và những rào cản phi thuế được thiết kế nhằm bảo vệ thị trường một nước khỏi sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Dù Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch đã có hiệu lực trong việc giảm bớt các rào cản về thuế, song các nước vẫn sử dụng các biện pháp bảo hộ. Các quốc gia sử dụng các rào cản luật pháp, rào cản hối đoái, rào cản tâm lý nhằm hạn chế hàng hóa vào quốc gia mình. Ngay bản thân các doanh nghiệp cũng hợp tác với nhau để thiết lập các rào cản thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu. Hệ thống phân phối phức tạp ở Nhật Bản là một ví dụ điển hình về rào cản bảo hộ của cấu trúc thị trường đối với thương mại. + Các tiêu chuẩn: rào cản phi thuế quan loại này bao gồm những tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn, chất lượng sản phẩm. Các tiêu chuẩn này nhiều khi được sử dụng quá mức chặt chẽ và quá phân biệt nhằm hạn chế thương mại. Ngày nay, với xu hướng khu vực hoá nền kinh tế, bên cạnh các quy định của từng quốc gia, các quy định của khu vực cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Ví như quy định của EU đối với bao bì và dư lượng chất kháng sinh có trong sản phẩm thuỷ hải sản, nông sản nhập khẩu khu vực thị trường này. (3). Nghiên cứu môi trường luật pháp quốc tế như Incoterms 2000, UCP 500, . các yếu tố môi trường này điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia khác nhau theo một quy định chung. Đây là nội dung nghiên cứu tất yếu đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế. Đặc biệt trong điều kiện xu thế phát triển toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay. Việc buôn bán giữa các quốc gia thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, quy tắc quốc tế chung. Khi tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, việc xác định nguồn luật sử dụng cũng là một vấn đề marketing quốc tế quan tâm. Rất nhiều người cho rằng một tranh chấp xảy ra giữa công dân của các quốc gia sẽ được luật pháp của siêu quốc gia giải quyết. Nhưng đáng tiếc là không hề tồn tại một hệ thống luật pháp siêu quốc gia để giải quyết xung đột phát sinh giữa công dân các nước khác nhau. Tòa án quốc tế tồn tại (Tòa án tại Hague và Tòa tư pháp quốc tế) chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia có chủ quyền trên thế giới chứ không giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức tư nhân. Tranh chấp có thể phát sinh giữa các Chính phủ; giữa một doanh nghiệp với Chính phủ và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tranh chấp giữa các Chính phủ có thể được giải quyết tại Tòa án quốc tế, trong khi tranh chấp giữa Chính phủ với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau được xét xử tại tòa án quốc gia của một trong hai bên hoặc giải quyết thông qua trọng tài. Do không có “luật Thương mại quốc tế” nên tranh chấp giữa các doanh nhân phải sử dụng đến luật pháp quốc gia liên quan. Chính phủ: Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra 1 môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.2.Tác động Có ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ cũng như hoạt động của thị trường. Sự ảnh hưởng diễn ra theo 2 chiều hướng: hoặc là khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là kìm hãm và hạn chế sự phát triển của thị trường. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị bao gồm: hệ thống luật pháp, thể chế; các chính sách và chế độ trong từng thời kì; các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; tình hình chính trị và an ninh... 2. Môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng đến công ty Samsung Electronics tại Việt Nam 2.1. Tổng quan về công ty Samsung Electronics 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Khởi đầu từ Bắc Ninh: Samsung Electronics Vietnam (SEV) Tháng 3/2008, Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam chính thức được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh với quy mô sử dụng đất là 100 héc-ta và tổng vốn đầu tư ban đầu là 700 triệu USD. Ban đầu, nhà máy này có công suất 1,5 triệu chiếc điện thoại di động/tháng với khoảng 2.300 công nhân viên làm việc liên tục. Hơn 1 năm sau, đến tháng 10/2009, nhà máy sản xuất, lắp ráp và ứng dụng công nghệ sản xuất điện thoại di động khép kín hiện đại nhất đã được Samsung khánh thành và đưa vào hoạt động tại Yên Phong, Bắc Ninh. Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã 3 lần tăng quy mô vốn đầu tư cho dự án tại Bắc Ninh. Công ty đã được chấp thuận tăng vốn thêm 1 tỷ USD, lên mức 2,5 tỷ USD. Nhờ đóng góp của Samsung, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam luôn dẫn đầu cả nước trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê, năm 2012, doanh nghiệp này đã xuất khẩu khoảng 12,6 tỷ USD, chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2013, Samsung đạt kim ngạch xuất khẩu trên 23 tỷ USD, đóng góp hơn 18% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.  Kim ngạch xuất khẩu điện thoại VN từ đầu năm đến tháng 8/2014 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Không phủ nhận rằng Samsung chính là doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lớn nhất, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Từ đầu năm 2014 đến nay, kim ngạch xuất khẩu điện thoại của cả nước luôn đạt trên 1,5 tỉ USD/tháng.  Nhà máy thứ hai tại miền Bắc Việt Nam: Samsung Electronics Vietnam NThainguyen (SEVT) hận ra nhiều tiềm năng phát triển lớn tại thị trường Việt Nam như Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài, nguồn lao động dồi dào với chi phí rẻ, Samsung tiếp tục rót vốn đầu tư vào nhà máy thứ hai tại Việt Nam: nhà máy Samsung Thái Nguyên. Được thông qua vào tháng 3/2013 và đến tháng 3/2014, nhà máy Samsung Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động. Dự án này gồm Nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động Samsung (quy mô 1,2 tỉ USD) và Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao (quy mô 2 tỉ USD).  Chỉ sau khoảng 7 tháng, sự xuất hiện và đi vào hoạt động ổn định của nhà máy Samsung Electronic đã mang lại cho Thái Nguyên tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ.  Nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) đã sản xuất trên 6 triệu chiếc điện thoại, doanh thu đạt 2,6 tỷ USD, dự kiến đến hết năm 2014 đạt doanh thu 8 tỷ USD và tiếp tục tăng lên 12 tỷ USD trong năm 2015. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, sau 9 tháng năm 2014, Thái Nguyên dẫn đầu cả nước với quy mô sản xuất công nghiệp tăng 135,2% và tỷ lệ sử dụng lao động tăng 79,7% so với cùng kỳ năm trước.  Đến nhà máy thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh: Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) Trước cuộc đại chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, Samsung tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Sau 2 nhà máy lớn tại miền Bắc Việt Nam, Samsung tiếp tục tấn công vào phía Nam với dự án trị giá 1,4 tỷ USD tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ngày 1/10/2014, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Tập đoàn Samsung và chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Samsung CE COMPLEX tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nội dung giấy chứng nhận đầu tư, một nhà máy lắp ráp, gia công, kinh doanh các sản phẩm điện tử công nghệ cao mang nhãn hiệu Samsung sẽ được đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2016. Như vậy, ban đầu chỉ là lắp ráp, qua 5 năm, từng bước Samsung đã đầu tư cho các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện điện thoại di động và thực sự sản xuất ở Việt Nam. Việt Nam từ “cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” của Samsung, đã trở thành “cứ điểm sản xuất mới”, sau đó là“cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” của tập đoàn này. Từ 245 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của năm đầu tiên, trong năm 2013 Samsung đã đóng góp tới 23,9 tỷ USD cho tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 132 tỷ USD của Việt Nam. Con số này trong năm 2014 dự kiến khoảng 30 tỷ USD, và sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Một tín hiệu đáng mừng nữa, theo thông tin từ tạp chí Bloomberg, Samsung Heavy Industries - công ty đóng tàu lớn thứ 3 thế giới và là thành viên của tập đoàn Samsung đang xem xét lựa chọn một trong ba quốc gia châu Á là Việt Nam, Indonesia và Myanmar để xây dựng nhà máy đóng tàu 950 triệu USD. Trong đó, Việt Nam vốn đã có sẵn lợi thế là nơi đặt nhà máy của Samsung Electronics, chuyên sản xuất điện thoại và đồ dùng công nghệ trong gia đình. 2.1.2.Các sản phẩm kinh doanh Là công ty dẫn đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện tử công nghệ cao và truyền thông kĩ thuật số Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới, bao gồm: DRAM, TV màu sử dụng ống catot (CPT, CDT), SRAM, TFT-LCD glass substrates, TFT-LCD, SNT-LCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng CDMA, TV màu, màn hình, bộ nhớ flash, LCD Driver IC, PDP module, PCB for handhekl, Flame Retardant ABS và Dimethyl Formamide (DMF). 2.1.3.Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Samsung. Đvt: tỷ USD. Nhìn vào kết quả hoạt động của Samsung tại Việt Nam, doanh thu đến từ các nhà máy là Samsung Electronics Vietnam (SEV) tại Bắc Ninh, Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (SEVT) và Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) tại TP. HCM. Kết quả kinh doanh của các nhà máy Samsung tại Việt Nam năm 2017 Theo báo cáo của Samsung, 6 tháng đầu năm SEVT là đơn vị đem về doanh thu lớn nhất 14.507 tỷ Won (12,53 tỷ USD) vượt qua nhà máy SEV tại Bắc Ninh 9.167 tỷ Won (7,92 tỷ USD), SDV mới vào hoạt động cũng đóng góp doanh thu 5.637 tỷ Won (4,87 tỷ USD) còn doanh thu của SEHC là 1.774 tỷ Won (1,53 tỷ USD). Lợi nhuận các đơn vị lần lượt là SEV đạt 1.022 tỷ Won (0,88 tỷ USD), SEVT đạt 1.922 tỷ Won (1,66 tỷ USD), SDV đạt 479 tỷ Won (0,41 tỷ USD) và SEHC là gần 106 tỷ Won (0,09 tỷ USD). Tổng cộng 4 nhà máy của Samsung tại Việt Nam đóng góp tổng doanh thu 31.085 tỷ Won (26,85 tỷ USD) và lợi nhuận 3.529 tỷ Won (3,05 tỷ USD) . Kết quả kinh doanh của các nhà máy Samsung tại Việt Nam năm 2016 (nguồn BCTC Samsung; Đvt: Triệu Won) So với kết quả cùng kỳ năm trước đó, 4 nhà máy của Samsung đều cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu, đáng chú ý SDV chuyển lỗ thành lãi trong khi SEV lại bị sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 của Samsung Việt Nam đạt gần 24.492 tỷ Won (21,16 tỷ USD), như vậy kết quả kinh doanh bán niên trong năm nay của Samsung Việt Nam đã tăng trưởng gần 27% so với cùng kỳ. So sánh kết quả kinh doanh của Samsung Việt Nam qua các năm Trước đó, trong báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016 trình thủ Thủ tướng và Bộ Công Thương, ông Hyun Woo Bang - Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết, doanh thu của Samsung Việt Nam trong năm đạt 46,3 tỷ USD, xuất khẩu 39,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2015. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả nước Việt Nam năm 2016 ước tính đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Như vậy, Samsung đã chiếm tới 22,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng nhẹ so với mức 20% của năm 2015. Trong đó riêng hai nhà máy tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, đóng góp doanh thu khoảng 36 tỷ USD. 2.2.Tác động của môi trường chính trị - pháp luật đến công ty Samsung Electronics 2.2.1.Quan hệ chính trị Việt - Hàn Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc có sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực trong thời gian qua, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho cả hai phía. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ. Sau 25 năm thiết lập quan hệ, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. nhìn lại xu thế đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam trong 25 năm qua có thể thấy giai đoạn đầu, hoạt động đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực tập trung nhiều lao động. Đến những năm gần đây, các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyosung... đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam vốn là thế mạnh của Hàn Quốc. Ví dụ, Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008, đến nay đã đang vận hành hai nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên ==>Với việc quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên thành Đối tác hợp tác chiến lược,  Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực, hợp tác kinh tế Việt – Hàn thời gian tới sẽ tiếp tục thu được những thành quả ấn tượng, góp phần củng cố quan hệ ngoại giao thêm bền chặt. 2.2.2: Tác động của môi trường chính trị đến quyết định đầu tư Một trong những lợi thế của Việt Nam là sự ổn định chính trị khiến Việt Nam trở thành “miền đất hứa” đối với các doanh nghiệp châu Á. Ghi nhận của giới doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cho thấy nội bộ chính trị Việt Nam đang ôn hòa và ổn định. Đời sống chính trị- kinh tế- xã hội không bị đảo lộn, và cũng không gây rối loạn trong dân chúng. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII vừa qua còn được dư luận khen ngợi, cho thấy rõ nền dân chủ ngày một phát triển hơn. Thái độ với nhà đầu tư nước ngoài: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định"Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để Samsung thành công ở Việt Nam." Chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ cũng như các chế độ ưu đãi rất lớn đối với các nhà đầu tư: Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm Samsung phải đóng thuế ở mức 22%, thì khi đầu tư vào Việt Nam, Samsung không phải trả bất cứ một đồng thuế doanh nghiệp nào trong suốt 4 năm liền. Chính phủ Việt Nam dành cho Samsung những ưu đãi như cấp miễn phí 112 hecta đất, miễn thuế doanh nghiệp 4 năm đầu tiên. Sau đó, Samsung sẽ chỉ phải đóng 5%/năm thuế trong 12 năm và 10%/năm trong 34 năm tiếp theo. Sau 4 năm, số tiền thuế doanh nghiệp mà Samsung phải nộp cho ngân sách nhà nước cũng thấp hơn so với ở Hàn Quốc. Đây là một sự tiết kiệm chi phí lớn so với mức thuế 12%/năm mà Samsung phải đóng ở Hàn Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho Samsung. Chi phí điện, nước, thông tin liên lạc cũng rẻ bằng một nửa so với ở Hàn Quốc.  ==>Với những ưu đãi vô cùng hấp dẫn trên, Samsung tiếp tục đầu tư một nghìn tỷ won (982 triệu USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng tại TP.Hồ Chí Minh. Nhà máy này dự kiến sẽ có kích thước bằng 100 sân bóng đá. Những hạn chế còn tồn tại: Trong một đất nước, môi trường chính trị có thể là nguồn rủi ro. Chính sách mới có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm các ngân sách địa phương, ban hành các chính sách, quy định mới về xử lý chất thải độc hại) Ngày 9/4 tại nhà máy Samsung Thái Nguyên có hình ảnh cho thấy khí hóa chất màu vàng liên tục bị rò rỉ ra bên ngoài. Theo báo cáo khí HNO3 nói trên không phải là khí độc và theo kết quả phân tích không khí tại hiện trường cho thấy, nồng độ khí rất thấp chỉ bằng 0.04% so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế tại khu vực làm việc, vì vậy, sự cố trên hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Mặc dù vậy, nhưng Ban giám đốc nhà máy đã ra quyết định ngay lập tức tiến hành cải tiến quy trình quản lý xe rác thải để không xảy ra bất kỳ sự cố khí phát sinh nào nữa, tránh gây hoang mang cho người lao động khi hiểu nhầm đây là khí độc", thông cáo của Samsung nêu rõ. 2.2.3. Ảnh hưởng của môi trường pháp luật Việt Nam đến doanh nghiệp Năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thể chế và môi trường kinh doanh, Quốc hội Việt Nam đã thông qua rất nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Chứng khoán v.v ==>Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng hoàn thiện và là cơ sở pháp lý vững chắc để tạo nền tảng cho hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển, cất cánh. Ưu đãi thuế: Năm 2013, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) là doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam với kim ngạch đạt 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trước đó, năm 2012, SEV cũng đã xuất xưởng hơn 100 triệu sản phẩm/năm, 97% được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường quan trọng như Bắc Mỹ, khối EU, Trung Đông, Nga và các nước châu Á. Kim ngạch xuất khẩu 12,6 tỷ USD, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù kim ngạch suất khẩu luôn ở mức cao song thực tế, ngân sách nhà nước lại được hưởng một phần rất nhỏ do những ưu đãi về chính sách thuế mà Samsung đã nhận được. Nguyên nhân xuất phát từ những chính sách siêu ưu đãi dành cho Samsung. Cụ thể là Samsung hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam  Samsung được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 10% trong vòng 30 năm kể từ năm đầu tiên dự án có lợi nhuận; Miễn thuế thu nhập danh nghiệp trong vòng 4 năm kể từ năm đầu tiên SEVT2 có lợi nhuận chịu thuế; Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 9 năm tiếp theo; Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp sau 9 năm đó; Chính quyền tỉnh hỗ trợ 50% chi phí thuê cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp. Thủ tục hành chính: thủ tục hải quan, thu thập thông tin, tiếp xúc thương mại, nạn hối lộ trong những tình huống như vậy, marketing cần áp dụng những dạng khác nhau, phức tạp và hoà nhập hơn, đó là “supermarketing”. Các chính sách bảo hộ: thực tế kinh doanh quốc tế ngày nay phải đối mặt với một thế giới của thuế quan, hạn ngạch và những rào cản phi thuế được thiết kế nhằm bảo vệ thị trường một nước khỏi sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Dù Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch đã có hiệu lực trong việc giảm bớt các rào cản về thuế, song các nước vẫn sử dụng các biện pháp bảo hộ. Các quốc gia sử dụng các rào cản luật pháp, rào cản hối đoái, rào cản tâm lý nhằm hạn chế hàng hóa vào quốc gia mình. Ngay bản thân các doanh nghiệp cũng hợp tác với nhau để thiết lập các rào cản thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu. Hệ thống phân phối phức tạp ở Nhật Bản là một ví dụ điển hình về rào cản bảo hộ của cấu trúc thị trường đối với thương mại. Các tiêu chuẩn: rào cản phi thuế quan loại này bao gồm những tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn, chất lượng sản phẩm. Các tiêu chuẩn này nhiều khi được sử dung jquá mức chặt chẽ và quá phân biệt nhằm hạn chế thương mại. Ngày nay, với xu hướng khu vực hoá nền kinh tế, bên cạnh các quy định của từng quốc gia, các quy định của khu vực cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Ví như quy định của EU đối với bao bì và dư lượng chất kháng sinh có trong sản phẩm thuỷ hải sản, nông sản nhập khẩu khu vực thị trường này. Thất bại trong việc nghiên cứu môi trường pháp luật và các ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh dẫn đến những hậu quả khôn lường trên thị trường quốc tế. Rủi ro thuế: Đó là sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi khoản thu nhập cũng - như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.2.4. Nền kinh tế mở sau khi gia nhập WTO, các chính sách kinh tế phù hợp hơn khong những với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với cả những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta  Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế. 3. Các biện pháp cải thiện môi trường chính trị-pháp luật 3.1. Về phía Nhà nước Nhà nước cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp cho các DN có cơ sở để bố trí kế hoạch kinh doanh, huy động và phát triển nguồn vốn để vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của DN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các DN. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các DN. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp chế nhằm đảm bảo cho các DN hoạt động hiệu quả, năng động và an toàn. Đổi mới hơn nữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính định hướng tạo điều kiện cho các DN phát triển. Chính sách phải hướng tới sự ổn định và phát triển bền vững, tạo môi trường hấp dẫn và cạnh tranh bình đẳng cho các nhà đầu tư. Đồng thời Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng trong thời kỳ nền kinh tế biến động về giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá để DN có thể yên tâm hoạt động. 3.2. Về phía doanh nghiệp Để Samsung có thể phát huy hết khả năng và nguồn lực của mình, mỗi cán bộ công nhân viên cần nỗ lực hết mình để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của tập đoàn, cụ thể: Chấp hành nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Tận dụng cơ hội, ưu đãi của Nhà nước để phát triển DN. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên cho các DN, đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn cuả DN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_nhom_marketing_can_ban_de_tai_phan_tich_moi_truong_c.doc
Tài liệu liên quan