Bài giảng Tìm hiểu thị trường chứng khoán

Phân tích đầu tư chứng khoán là việc phối kết hợp đồng thời hệ thống các nguồn thông tin, các phương pháp phân tích khoa học và khả thi gắn kết với sự phát triển của từng thị trường. Thông qua các phương pháp, chỉ tiêu phân tích thích hợp cùng với các tập hợp và lựa chọn thông tin sẽ cho các lời giải cần thiết trong các quyết định đầu tư chứng khoán. Hiệu quả của phân tích đầu tư chứng khoán sẽ là một nhân tố khách quan để kéo dài khoảng cách giữa 2 canh bạc là canh bạc đỏ đen và canh bạc có tính toán thông qua những cơ sở khoa học có độ tin cậy cao.

doc131 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tìm hiểu thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khu vực cũng như của từng quốc gia; - Các chiến lược và chính sách kinh tế tài chính của các quốc gia như: chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ cho nền kinh tế nội địa… - Sự can thiệp của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: chính sách đầu tư, hỗ trợ, chính sách lãi suất.. - Các liên kết kinh tế của các khu vực, các quốc gia, các tập đoàn kinh tế … - v.v… Tất cả các yếu tố trên đã, đang và sẽ luôn luôn là các yếu tố tác động trực tiếp tới tương lai của từng doanh nghiệp trên các khía cạnh như: khả năng xuất khẩu, sức cạnh tranh, quan điểm và các chiến lược đầu tư trong nước cũng như ra nước ngoài của doanh nghiệp… ►Phân tích nền kinh tế quốc gia Thực tế đã chứng minh rằng bên cạnh sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, mỗi nền kinh tế của từng quốc gia đều có những thế mạnh và khó khăn riêng trong chiến lược phát triển của mình. Điều đó đã là lời giải đáp thỏa đáng là tại sao trong cùng một giai đoạn lịch sử có những nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, nhưng ngược lại có không ít những nền kinh tế vẫn chưa thể thoát ra khỏi cảnh đói nghèo và lạc hậu. Nền kinh tế quốc gia là ngôi nhà thường trú mà trong đó các doanh nghiệp tồn tại và hoạt động. Do đó, để đánh giá tương lai của một doanh nghiệp thì không được bỏ qua việc xem xét môi trường kinh tế vĩ mô của quốc gia sở tại. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường kinh tế vĩ mô của các quốc gia ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai bao gồm: - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): sự tăng trưởng GDP phản ánh sự phồn thịnh của quốc gia, là chỉ tiêu cơ bản phản ánh tổng quát thực trạng của nền kinh tế, thể hiện mức độ cơ hội để doanh nghiệp có thể thực thi các chiến lược đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của mình. - Tỷ lệ lạm phát: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thực lực cũng như triển vọng phát triển của từng nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cao và có xu hướng gia tăng làm giảm sút thu nhập thực tế từ đầu tư chứng khoán. - Tỷ lệ thất nghiệp: là tỉ lệ người lao động trong tổng lực lượng lao động chưa tìm được việc làm. Chỉ tiêu này phản ánh công suất hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu này cũng cần phải đặt trong mối quan hệ về trình độ phát triển công nghệ của từng quốc gia để có thể đánh giá khách quan nền kinh tế của từng quốc gia. - Lãi suất: lãi suất bình quân của nền kinh tế là yếu tố cơ bản cấu thành chi phí sử dụng vốn, chi phối thường xuyên đến quá trình ra các quyết định đầu tư. Các mức lãi suất cao sẽ làm giảm giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai, từ đó làm giảm tính hấp dẫn của các cơ hội đầu tư chứng khoán. Lãi suất (lãi suất thực) là yếu tố chủ yếu cấu thành chi phí đầu tư kinh doanh, là giới hạn để lựa chọn phương hướng đầu tư. Do đó, khi phân tích tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán, chúng ta phải xem xét và dự báo lãi suất. Lãi suất phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: quy mô nguồn tiền gửi tiết kiệm; quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế; sự can thiệp của chính phủ;... - Thâm hụt ngân sách: Là yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định tăng thu ngân sách và cắt giảm chi tiêu của chính phủ, tăng lãi suất huy động vốn,... từ đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất thị trường, giá cả và tình hình lạm phát, nghĩa vụ đóng thuế của các chủ thể kinh doanh, nhu cầu của thị trường,... - Tâm lý của công chúng: tâm lý của công chúng ảnh hưởng trực tiếp quy mô cầu tiêu dùng của thị trường. Nếu người tiêu dùng tin vào thu nhập trong tương lai của họ sẽ tăng thì họ sẵn sàng tăng chi tiêu. Tương tự, nếu người kinh doanh dự đoán rằng nhu cầu đối với sản phẩm của họ sẽ tăng thì họ sẽ gia tăng sản xuất và dự trữ. Do đó, tâm lý của công chúng người tiêu dùng ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế nói chung cũng như cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Chu kỳ của nền kinh tế: sự thay đổi tuần hoàn các trạng thái kinh tế theo trình tự: Tăng trưởng - Suy thoái - Phục hồi của nền kinh tế quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các doanh nghiệp. Điều này lưu tâm các nhà đầu tư chứng khoán rằng trong đầu tư luôn luôn phải có một cái nhìn xa hơn, rộng hơn về viễn cảnh của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chu kỳ của nền kinh tế. ► Phân tích chính sách của Chính phủ “ Người ta không thể vỗ tay bằng một bàn tay”. Điều đó đã khẳng định vai trò tất yếu khách quan của Nhà nước, của Chính phủ đối với nền kinh tế của từng quốc gia. Nói cách khác, sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế vĩ mô chịu sự chi phối trực tiếp bởi vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trong phân tích chính sách của Chính phủ liên quan tới đầu tư chứng khoán cần quan tâm đến 2 chính sách lớn là: - Chính sách tài chính: chính sách tài chính của Chính phủ bao gồm các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư phát triển. Thuế là một định chế tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách giá cả hàng hóa của doanh nghiệp, đến thu nhập thực tế của người tiêu dùng và các chủ thể kinh doanh. Tương tự, tăng hoặc giảm chi tiêu của Chính phủ sẽ làm thay đổi quy mô nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ. - Chính sách tiền tệ: chính sách tiền tệ của Nhà nước có liên quan đến việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, điều tiết cung ứng tiền tệ để kích thích đầu tư và tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến cơ chế lãi suất. Bởi vậy, chính sách tiền tệ của Chính phủ sẽ chi phối đến chiến lược huy động vốn, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Khi phân tích về môi trường pháp luật của một quốc gia cần quan tâm đến các khía cạnh: tính đồng bộ, tính khả thi, tính hiệu quả, tính ổn định và tính quốc tế của hệ thống pháp luật đó. Một môi trường pháp lí đồng bộ, hiệu quả, ổn định… là môi trường tốt cho hoạt động đầu tư chứng khoán, góp phần hạn chế rủi ro, và ngược lại một môi trường pháp lí không đồng bộ, hiệu lực thấp, thay đổi thường xuyên… sẽ làm gia tăng nguy cơ rủi ro pháp luật trong đầu tư chứng khoán. ► Phân tích ngành Phân tích ngành thực chất là phân tích quan hệ cung - cầu một, hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ do một ngành nào đó đảm nhận. Doanh nghiệp là một trong những hạt nhân trực tiếp cấu thành cung của ngành. Khi phân tích ngành cần quan tâm đến các nội dung cơ bản: - Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm liên quan trực tiếp tới chiến lược quy mô sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tương thích với các giai đọan trong chu kỳ sống sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đó thay đổi thì hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng sẽ bị thay đổi. Dưới góc độ đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư không những quan tâm tới lợi nhuận của một kỳ đầu tư trong hiện tại mà còn phải quan tâm tới lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai đối với các chứng khoán có thể đầu tư. Với khía cạnh đó, khi nào mua, khi nào bán chứng khoán là một trong những vấn đề mà nhà đầu tư phải quan tâm. - Phân tích cơ cấu và các thế lực của ngành: Thương trường như chiến trường. Đó là hệ quả tất yếu của cơ chế thị trường do sự hiện diện và chi phối của quy luật cạnh tranh. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là tổng hòa của các yếu tố như: khả năng tài chính, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh doanh, uy tín tên tuổi của doanh nghiệp…Ảnh hưởng của cạnh tranh tới sự sống còn của các doanh nghiệp thường được biểu hiện dưới các hình thức như: mối đe doạ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu cũng như các đối thủ tiềm năng, sức ép từ các sản phẩm cùng loại thay thế, thế độc quyền của người mua, người bán... - Xác định hệ số rủi ro của ngành (hệ số β), từ đó tính toán lợi suất đòi hỏi của nhà đầu tư theo mô hình CAPM E(R) = Rf + β(Rm - Rf) Trong đó: E(R) là mức lợi suất đòi hỏi của nhà đầu tư Rf : lãi suất phi rủi ro Rm : mức sinh lời bình quân của thị trường β : hệ số rủi ro của ngành Phân tích ngành có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả của mỗi quyết định đầu tư. - Tỷ suất sinh lời của các ngành là khác nhau -> việc phân tích ngành sẽ giúp nhà đầu tư chọn được những ngành có lợi suất cao để đầu tư. - Ngay trong một ngành, lợi suất cũng không ổn định -> việc phân tích ngành sẽ giúp nhà đầu tư tìm được cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc. - Các ngành khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau -> việc phân tích ngành sẽ giúp nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro của ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương xứng cần phải đạt được. - Từ thực tế, mức độ rủi ro của mỗi ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian. Việc phân tích mức độ rủi ro của từng ngành trong quá khứ giúp nhà đầu tư có thể dự đoán rủi ro của nó trong tương lai. ● Phân tích doanh nghiệp Trong đầu tư, ngạn ngữ thường có câu: “Trông giỏ bỏ thóc”. Không có một nhà đầu tư nào lại không quan tâm tới địa chỉ nơi mà anh ta muốn đầu tư vốn để tìm kiếm một mức lợi nhuận như mong muốn với rủi ro thấp nhất. Doanh nghiệp là nơi trực tiếp sử dụng vốn đầu tư và là nơi trực tiếp hứa hẹn sẽ đem lại những lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư. Bởi vậy, việc phân tích doanh nghiệp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp tới việc lựa chọn chứng khoán để đầu tư. ► Phân tích chiến lược phát triển của doanh nghiệp Các nội dung chính cần quan tâm trong phân tích chiến lược phát triển doanh nghiệp bao gồm : * Lịch sử của doanh nghiệp Đôi khi việc nghiên cứu quá khứ của một doanh nghiệp là điều rất có ích để có thể hiểu rõ được chiến lược phát triển của nó ở hiện tại và tương lai. Ví dụ : một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ bằng việc thâu tóm các doanh nghiệp khác sẽ hầu như không có sự thay đổi trong chiến lược của nó trong tương lai, trừ khi có biến động lớn về cơ cấu quyền lực. * Nguồn nhân lực Con người là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tồn vong và phát triển của một doanh nghiệp. Trong phân tích về nguồn nhân lực người ta thường quan tâm đến hai dạng sau : - Người lãnh đạo Thực tế cho thấy, khả năng của người lãnh đạo, uy tín, tiếng tăm của họ là nguyên nhân dẫn đến những thành công của các doanh nghiệp mà họ điều hành. Người lãnh đạo trong các công ty cổ phần lớn thường có tầm nhìn xa trông rộng hơn các chủ doanh nghiệp nhỏ. Các nhà lãnh đạo sắp đến tuổi nghỉ hưu cũng có xu hướng hạn chế việc theo đuổi các dự án cỡ lớn. Điều này có nguy cơ làm giảm khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong nhiều năm sau. Chính vì thế tuổi tác cũng có tầm quan trọng như khả năng quản lí của người lãnh đạo. - Người lao động Người lao động là hạt nhân của năng lực phát triển của doanh nghiệp. Người lao động có trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ có nhiều khả năng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác các chi phí đào tạo và quá trình tuyển dụng các nguồn nhân lực cũng cần được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, bởi nó là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. * Nguồn lực tài chính Chiến lược của một doanh nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ với khả năng tài chính của nó. Người ta sẽ suy nghĩ như thế nào về một doanh nghiệp khẳng định mong muốn phát triển nhờ vào những nguồn lực bên ngoài, vay nợ nhiều nhưng lại không có tài sản gì đáng kể ? Một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính hùng mạnh là điều kiện tốt để không ngừng nâng cao vị thế, thương hiệu và khả năng chiếm lĩnh thị trường, không chỉ trong nước mà còn cả thị trường quốc tế. * Khách hàng và nhà cung cấp Sự phát triển của một doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng và nhà cung cấp của họ. Hãy thử tưởng tượng, nếu doanh nghiệp có một khách hàng chiếm tới hơn 50% doanh số thì điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng đó chuyển sang mua hàng của một nhà cung cấp khác, hoặc khách hàng đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì lí do đó, một doanh nghiệp quá tập trung vào một nhóm khách hàng hay nhà cung cấp, hoặc chỉ có một số khách hàng lớn thường bị đánh giá có mức độ ổn định tài chính và khả năng toán thấp hơn so với những doanh nghiệp có nhiều khách hàng nhỏ. * Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để xác định lợi nhuận dự kiến của các kỳ đầu tư chứng khoán trong tương lai. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là các định hướng phát triển có tính chất dài hạn được thể hiện trên các kế hoạch chủ yếu của doanh nghiệp như: - Kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ, - Kế hoạch sản phẩm, - Kế hoạch phát triển thị trường, - Kế hoạch huy động vốn dài hạn, - v.v… Một chiến lược kinh doanh mang tính khả thi là một chiến lược được hoạch định trên cơ sở các tham chiếu về tình hình và triển vọng của thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế, về chính sách kinh tế vĩ mô và sự can thiệp của Chính phủ, về khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho các chỉ tiêu kế hoạch…Với các nhà đầu tư, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn địa chỉ đầu tư vốn của mình. ► Phân tích tài chính doanh nghiệp Tình hình tài chính doanh nghiệp được ví như một bức tranh toàn cảnh sống động và đầy đủ về “tình trạng sức khỏe” của một doanh nghiệp. Nếu xem xét các báo cáo tài chính doanh nghiệp giống như là bảng liệt kê các thông số ban đầu về thể trạng của cơ thể con người, thì phân tích các báo cáo tài chính được ví như việc các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm, giải phẫu để chẩn đoán bệnh. Do đó, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp được coi là một trong những nội dung quan trọng và không thể bỏ qua khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu của một doanh nghiệp cụ thể, bởi vì tình hình tài chính hiện tại sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của doanh nghiệp. ♦ Nguồn thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp: Thông thường, để xem xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích căn cứ vào các dữ liệu thực tế được phản ánh thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán và được công khai trên TTCK. (1) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả thực trạng về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là thời điểm kết thúc một niên độ kế toán). BỘ, TỔNG CÔNG TY……… ĐƠN VỊ………… BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày……tháng……năm……. Đơn vị tính…………… Tài sản Nguồn vốn I. Tài sản lưu động và ĐTNH (tài sản ngắn hạn) 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5.Tài sản ngắn hạn khác I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn II. TSCĐ và ĐTDH (tài sản dài hạn) 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5. Tài sản dài hạn khác II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu - Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Thặng dư vốn cổ phần - Các quỹ (đầu tư phát triển, dự phòng tài chính) - Lợi nhuận chưa phân phối… 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng tài sản Tổng cộng nguồn vốn CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi 4. Nợ khó đòi đã xử lí 5. Ngoại tệ các loại 6. Dự toán chi hoạt động 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán - Phần tài sản: + Về mặt kinh tế: phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp đã hình thành và sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp (gồm cả TSCĐ thuê tài chính). + Về mặt pháp lý: phản ánh số tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. - Phần nguồn vốn: + Về mặt kinh tế: phản ánh qui mô và kết cấu các loại nguồn vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. + Về mặt pháp lý: phản ánh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể cung ứng vốn cho doanh nghiệp. (2) Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là một quý hoặc năm). BỘ, TỔNG CÔNG TY……… ĐƠN VỊ………… KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Quý………. năm……… Phần I - Lãi, lỗ Đơn vị tính…………… Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước Lũy kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp còn dựa vào một số báo cáo tài chính khác như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh về kết quả kinh doanh… ♦ Nội dung phân tích: Trên cơ sở hệ thống số liệu đã được phản ánh ở các báo cáo tài chính liên quan, để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp người ta thường tính toán và phân tích một số các chỉ tiêu sau: ■ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán Hệ số thanh toán chung = Tổng giá trị tài sản Tổng nợ (1) Hệ số thanh toán chung phản ánh 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Nếu hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất hết vốn chủ sở hữu và đang đi đến bờ vực phá sản. Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị TSCĐ và ĐTDH Tổng nợ dài hạn (2) Hệ số thanh toán nợ dài hạn phản ánh 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Giá trị TSLĐ và ĐTNH Tổng nợ ngắn hạn (3) Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các TSLĐ của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn = TSLĐ và ĐTNH – hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn (4) Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà lượng tiền sẵn có vào ngày lập bảng cân đối kế toán và lượng tiền mà doanh nghiệp hi vọng có thể chuyển đổi được từ đầu tư tài chính và các khoản phải thu để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cao đem lại sự an toàn về tình hình tài chính, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại các hệ số thanh toán thấp thể hiện tiềm năng thanh toán kém. Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có mặt không tốt, do doanh nghiệp tồn trữ khối lượng tiền quá lớn, một loại tài sản gần như không sinh lời. ■ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn (5) Hệ số tự tài trợ = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn (6) Nhìn chung hệ số tự tài trợ cao phản ánh doanh nghiệp rất chủ động về vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có kết cấu nguồn tài trợ và cơ cấu tài sản khác nhau. Do vậy không thể dựa vào từng chỉ tiêu mà có những đánh giá xác đáng về doanh nghiệp. Tỉ trọng vốn cố định = Giá trị TSCĐ và ĐTDH Tổng tài sản (7) Tỉ trọng vốn lưu định = Giá trị TSLĐ và ĐTNH Tổng tài sản (8) Các chỉ tiêu phản ánh quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn (9) - Quan hệ giữa TSCĐ và nguồn dài hạn Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu (Vcsh) + Nợ dài hạn (Nợdh) Nếu TSCĐ > Nguồn dài hạn chứng tỏ nguồn tài trợ không hợp lý, doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng thiếu và mất khả năng thanh toán do dùng nguồn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. - VLĐ thường xuyên = Vcsh + Nợdh - Giá trị còn lại của TSCĐ (VCĐ) - Vốn lưu động thuần = TSLĐ và ĐTNH - Tổng nợ ngắn hạn (Net working capital) ■ Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân (10) Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân Giá trị hàng bán bình quân 1 ngày (11) Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong 1 kì, hàng tồn kho luân chuyển được bao nhiêu lần. Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày từ khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi bán được hàng. Nhìn chung, so với kì trước, vòng quay hàng tồn kho giảm, hay thời gian của 1 vòng quay hàng tồn kho tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh không thay đổi). Nguyên nhân làm giảm vòng quay hàng tồn kho có thể do: - Hiệu quả quản lí yếu tố đầu vào không tốt, - Chu kì sản xuất kéo dài, - Thành phẩm hàng hóa không bán được, - Chính sách dự trữ vật tư, hàng hóa, - Các nguyên nhân khách quan khác. Thận trọng khi phân tích: trường hợp vòng quay hàng tồn kho tăng song phản ánh xu hướng tài chính không tốt (sau khi bán, hàng khan hiếm, giá cả đầu vào tăng, không có hàng bán…). Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán chịu trong kì Phải thu bình quân (12) Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu bình quân Doanh thu bán chịu bquân 1 ngày (13) Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ người mua thành tiền. Nó cho thấy hiệu quả của cơ chế quản lí tín dụng của doanh nghiệp. Nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản phải thu bình quân tăng, hay kì thu tiền bình quân ngắn hơn so với kì trước thường được coi là tốt, bởi các tác động tích cực sau: - Làm giảm vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, - Giảm nhu cầu vốn của doanh nghiệp (trong điều kiện quy mô sản xuất không thay đổi). - Tăng hiệu quả sử dụng vốn. - Tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản phải thu bình quân giảm, hay kì thu tiền bình quân dài hơn so với kì trước thường được đánh giá là không tốt. Nguyên nhân của tình trạng đó có thể là: - Công tác giám sát, quản lí nợ của doanh nghiệp không tốt. - Khách nợ cố tình chây ỳ, hoặc lâm vào tình trạng thiếu / mất khả năng thanh toán. - Kết quả của những biện pháp nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp… Lưu ý: cần thận trọng khi phân tích trong các trường hợp, vòng quay khoản phải thu tăng song lại phản ánh xu hướng tài chính không tốt do các khoản phải thu giảm kéo theo kết quả tiêu thụ giảm. Cần phân tích kĩ nguyên nhân để có cách nhìn nhận đánh giá chính xác. Kỳ thanh toán (phải trả) bình quân = Phải trả bình quân Doanh thu mua chịu bquân 1 ngày (14) Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần VLĐ bình quân (15) ■ Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập Chỉ số lợi nhuận/ doanh thu (doanh lợi) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần (16) (Net profit margin - lợi nhuận biên) Trên thực tế, mức độ lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong một ngành thì công ty nào quản lí và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận / doanh thu (lợi nhuận ròng) cao hơn. Chỉ số lợi nhuận/ tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn bình quân (17) Chỉ số lợi nhuận/ vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn CSH bình quân (18) ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác trên thị trường. Thông thường ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì tỉ số này cho thấy được khả năng sinh lời của công ty so với các công ty khác. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau. Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS) = Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành (19) Tài sản ròng một cổ phiếu thường (NAV) = Tổng tài sản - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành (20) Cổ tức một cổ phiếu thường (DPS/ DIV) = Thu nhập ròng - Cổ tức CPUĐ - Thu nhập giữ lại Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành (21) Nhìn chung các chỉ số trên (16,17,18,19,20,21) càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Song để có cái nhìn toàn diện hơn, cần so sánh với các chỉ số của chính doanh nghiệp ở các thời kì trước và so sánh với số trung bình của ngành hoặc của các doanh nghiệp có điều kiện tương tự trong cùng ngành. Hệ số chi trả cổ tức (DPS/ EPS) = Tổng cổ tức đem chia cho cổ phiếu thường Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi (22) hoặc, Hệ số chi trả cổ tức = 1 – tỉ lệ thu nhập giữ lại Hệ số chi trả cổ tức thường được tuyên bố tại đại hội cổ đông thường niên, nói lên cổ tức của cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập, nó cũng nói lên chính sách chia cổ tức của công ty. Chính sách này có thể thay đổi theo từng thời kì và do đó nó phản ánh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Suất cổ tức hiện hành = Cổ tức 1 cổ phiếu thường (DPS) Thị giá cổ phiếu thường (23) Suất cổ tức hiện hành phản ánh thu nhập của nhà đầu tư tính trên vốn thực anh ta phải bỏ ra để có được cổ tức tương ứng. ■ Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty Hệ số thu nhập giữ lại (b) = 1 - hệ số chi trả cổ tức (24) Hệ số thu nhập giữ lại là 1 yếu tố quan trọng nói lên sự tích lũy của công ty cho tương lai, góp phần vào tốc độ phát triển của công ty sau này. Hệ số giá / thu nhập (P/E) = Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) Thu nhập ròng của một cổ phiếu (EPS) (25) P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho mỗi đồng thu nhập. Một công ty hiện tại có thu nhập chưa cao, nhưng lại được thị trường đánh giá cao về tiềm năng phát triển thì P/E sẽ cao, và ngược lại. Chỉ số thị giá / thư giá (M/B) = Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) Giá trị sổ sách 1 CP thường (book value) (26) Chỉ tiêu này cho biết giá cổ phiếu đang bán trên thị trường đắt hơn, rẻ hơn hay bằng mệnh giá. Tương tự như P/E, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ công ty được đánh giá có triển vọng phát triển trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng (growth rate) = Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE (27) ♦ Quy trình và kĩ thuật phân tích đầu tư bằng các chỉ số tài chính: Trên thực tế, số lượng các loại chứng khoán được cung ứng cho thị trường là rất lớn. Vì vậy, nhà đầu tư không thể tiến hành phân tích tất cả các loại chứng khoán hiện có trên thị trường. Ngay cả các nhà phân tích chuyên nghiệp, tùy theo điều kiện và những thế mạnh riêng mà họ có thể chỉ chuyên phân tích chứng khoán ở một ngành hoặc một nhóm ngành nhất định. Để đạt hiệu quả cao trong phân tích, nhà đầu tư cần tuân thủ một quy trình bao gồm các bước sau : - (1) Lựa chọn 1 vài doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực (ngành) mà mình quan tâm để tìm thông tin. - (2) Phân tích, so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp giữa các thời kì và với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, hoặc số trung bình của ngành. Mỗi chỉ số đề cập ở phần trên chỉ cung cấp một số thông tin về mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Do vậy, việc phân tích tài chính chỉ đặc biệt có ý nghĩa khi có một số chuẩn mực để so sánh, ví dụ so sánh các chỉ số của cùng một doanh nghiệp giữa các thời kì khác nhau để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp ; so sánh các chỉ số của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, với ngành, hay với công ty hoạt động tốt nhất trong cùng ngành để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty được lựa chọn phân tích. - (3) Đánh giá tổng quát về các cổ phiếu, trái phiếu đã phân tích; so sánh đối chiếu với mục tiêu đã xác định để ra quyết định đầu tư. Việc phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và dự báo triển vọng của nó ở tương lai, do đó nếu chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu, phân tích là các báo cáo tài chính thì có thể có những nhìn nhận đánh giá lệch lạc, thiếu xác đáng về một doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải kết hợp với các nội dung phân tích cơ bản khác, so sánh với mục tiêu đã xác định để có quyết định đầu tư thích hợp. Thực tế cho thấy không có một quyết định đầu tư nào là đúng cho mọi điều kiện và mọi chủ thể đầu tư. 5.2.2.2. Phân tích kỹ thuật (technical analysis) ● Khái niệm Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng các dữ liệu thị trường (dữ liệu thống kê về diễn biến giá và khối lượng chứng khoán giao dịch), các học thuyết thị trường mang tính kỹ thuật và biểu diễn thực trạng giao dịch qua các mô hình, biểu đồ để nghiên cứu, phân tích, nhận dạng, đánh giá các trào lưu lên xuống giá của thị trường trong hiện tại. Trên cơ sở đó, dự đoán xu hướng biến động giá của từng loại chứng khoán cụ thể, của nhóm ngành, hoặc của tất cả các loại chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường trong tương lai. Thông qua phân tích kỹ thuật, các nhà phân tích sẽ xác định các thời điểm thích hợp cho việc mua, hay bán chứng khoán. Bởi vì theo tính quy luật, nếu xem xét trong một khoảng thời gian đủ mức cần thiết của thống kê, các dao động ngẫu nhiên của giá chứng khoán đều gắn liền và chịu sự chi phối của một số các yếu tố nào đó. Mà sự ngẫu nhiên rời rạc đó sẽ tạo thành một chuỗi gắn với một xu hướng cơ bản nhất định. Trong phân tích kỹ thuật, các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp biểu đồ, các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật, hoặc là hệ thống xếp hạng. ● Các nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích kĩ thuật - Thông tin từ SGDCK về tình hình giao dịch: quan hệ cung cầu về từng loại chứng khoán và toàn thị trường, kết quả giao dịch (khối lượng, giá và tổng giá trị thị trường), khối lượng chứng khoán mua bán nhiều nhất, số mã chứng khoán tăng giá nhiều nhất, số mã chứng khoán giảm giá nhiều nhất…. - Thông tin từ các tổ chức niêm yết, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: sự tham gia của các quỹ đầu tư, giao dịch của cổ đông nước ngoài… Đặc biệt cần quan tâm lưu ý các thông tin nhạy cảm như: giao dịch cổ phiếu quỹ, tách gộp cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, trả cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu, giao dịch của cổ đông lãnh đạo, giao dịch thâu tóm, sáp nhập… ● Các chỉ số của TTCK Một trong những điều quan tâm nhất của nhà đầu tư là xem xét sự biến động về giá chứng khoán. Để có một cái nhìn tổng quan về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường, người ta đưa ra các chỉ số thị trường như chỉ số của thị trường cổ phiếu, chỉ số của thị trường trái phiếu. Trên thực tế, chỉ số của thị trường cổ phiếu lôi cuốn hơn sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Các chỉ số của thị trường cổ phiếu được sử dụng phổ biến là chỉ số giá, chỉ số tổng giá trị thị trường, vòng quay cổ phiếu niêm yết… Các chỉ số thị trường được công bố công khai, nhờ đó người đầu tư có thể thấy được sự biến động giá cổ phiếu và mức độ hoạt động của thị trường. ■ Chỉ số giá cổ phiếu ► Khái niệm chỉ số giá Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ánh mức giá bình quân của chứng khoán tại một ngày nhất định so với ngày gốc. Chỉ số giá cổ phiếu là chỉ số phản ánh mức giá bình quân của cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc. Chỉ số giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường, của giá cổ phiếu, tình hình giao dịch trên thị trường và là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kĩ thuật. Mỗi chỉ số được xây dựng theo những phương pháp khác nhau. Một chỉ số thị trường được xây dựng tốt sẽ cung cấp một sự chỉ dẫn khách quan về giá cả của tổng thể nghiên cứu. Ngược lại, một chỉ số xây dựng kém sẽ chỉ đưa ra những gì mà nó không có tính đại diện của tổng thể. Tuy nhiên, nếu tổng thể là đồng nhất thì thậm chí một chỉ số được xây dựng kém cũng cho ta một dấu hiệu tốt về xu hướng vận động của nó. Để xây dựng một chỉ số giá cổ phiếu, người ta phải xác định dung lượng mẫu, cơ cấu mẫu, phương pháp tính, ngày cơ sở, điểm cơ sở. - Kích thước mẫu: mẫu được chọn phải là một tỉ lệ có ý nghĩa thống kê của tổng thể nghiên cứu. Những mẫu lớn thường cung cấp những dấu hiệu rõ ràng hơn về tổng thể. Nhưng nếu mẫu quá lớn và quá đa dạng sẽ không kinh tế và không hấp dẫn các nhà đầu tư chuyên nghiệp. - Cơ cấu mẫu: mẫu phải có tính đại diện cho tất cả các bộ phận của tổng thể nghiên cứu. Tùy theo chỉ số nghiên cứu khác nhau (ngành, hay toàn bộ thị trường…) mà lựa chọn cơ cấu cổ phiếu thích hợp. Một mẫu nghiên cứu không nên chỉ bao gồm những công ty lớn. Đối với chỉ số của ngành cần phải chọn những công ty mà tất cả không cùng trong một ngành hẹp… - Phương pháp tính: phương pháp tính là yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ biến động của chỉ số giá. Tùy theo các yêu cầu khác nhau trong phân tích mà chọn phương pháp tính nhất định (bình quân số học đơn giản, bình quân gia quyền...). - v.v… Chỉ số giá có thể tính cho từng ngành như chỉ số bình quân công nghiệp, vận tải, dịch vụ công cộng Dow-Jones của Mĩ (DJIA), hoặc nhóm ngành như chỉ số hỗn hợp bình quân Dow-Jones, hoặc cho toàn thị trường như chỉ số Hangseng, VN Index… Chỉ số giá được tính theo thời gian và theo thị trường làm cơ sở để so sánh tình hình, xu hướng thị trường theo thời gian, hoặc không gian, hay giữa các vùng lãnh thổ khác nhau. ►Các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu Có nhiều phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu. Sau đây là một số phương pháp cơ bản: (1) Phương pháp bình quân đơn giản Đây là chỉ số bình quân số học đơn giản, không có sự tham gia của quyền số. Trong các trường hợp tách gộp cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phiếu, tăng vốn, người ta tiến hành điều chỉnh “số chia - å Pi0 ” để đảm bảo tính liên tục của chỉ số theo thời gian. Cách điều chỉnh số chia được quy định khác nhau ở mỗi thị trường. å Pit It = ______ x I0 å Pi0 It là chỉ số giá bình quân, Pit là giá cổ phiếu i kỳ nghiên cứu, Pi0 là giá cổ phiếu i kỳ gốc, I0 là chỉ số giá cơ sở thường là 100. Cách tính này có đặc điểm là cổ phiếu có giá trị càng cao thì càng có ảnh hưởng lớn đến số bình quân. Sự tăng giá 1% của cổ phiếu có giá trị cao thì ảnh hưởng nhiều hơn so với sự thay đổi giá 1% của cổ phiếu có giá trị thấp. Mức bình quân không phản ánh giá bình quân vì hệ số chia thay đổi liên tục. Chỉ số này chỉ phản ánh đúng khi độ lệch chuẩn nhỏ. Các chỉ số trung bình công nghiệp Dow-Jones (Dow-Jones Industrial Average - DJIA) của Mỹ, chỉ số Nikkei 225 của Nhật, chỉ số tổng hợp MIB của Ý áp dụng cách tính này. (2) Phương pháp bình quân gia quyền giá trị Phương pháp chỉ số bình quân gia quyền giá trị khác phương pháp bình quân giản đơn ở chỗ có sử dụng quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết. Đặc điểm của phương pháp này là loại cổ phiếu nào có số lượng niêm yết và giá giao dịch càng cao thì có tác động càng lớn tới chỉ số giá. Trong các cổ phiếu có cùng mức giá, cổ phiếu nào có số lượng niêm yết nhiều hơn (thường là cổ phiếu của các công ty lớn - các cổ phiếu dẫn dắt thị trường) sẽ có tác động tới chỉ số giá nhiều hơn. Những cổ phiếu giao dịch ít vẫn có ảnh hưởng, không phản ánh được thực thi thị trường. Việc đưa ra chỉ số này nhằm so sánh giá trị thị trường hiện tại với một giá trị tham chiếu, hay còn gọi là giá trị cơ sở tại 1 thời điểm xác định trước đó (gọi là kỳ gốc hay kỳ cơ sở). Thông thường giá trị cơ sở được chọn là 100. Chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên các biến về giá và số lượng cổ phiếu đang lưu hành (hoặc đang niêm yết trên thị trường). Chỉ số Tổng giá trị thị trường kỳ hiện hành tổng hợp = _______________________________ x 100 Tổng giá trị thị trường kỳ cơ sở Hai phương pháp thường được dùng để tính chỉ số giá này là phương pháp Laspeyres và Paascher. + Phương pháp Laspeyres: dựa trên lượng cổ phiếu kỳ cơ sở (kỳ gốc) åQi0 Pit It = ______ x I0 å Qi0Pi0 Trong đó: It là chỉ số giá bình quân Laspeyres, Qi0 là khối lượng cổ phiếu i (quyền số) kỳ gốc, hoặc cơ cấu khối lượng kỳ gốc. Do quyền số là khối lượng cổ phiếu kì gốc nên phương pháp này có nhược điểm là không phản ánh được cơ cấu biến đổi của thị trường. + Phương pháp Paascher: dựa trên lượng cổ phiếu kỳ hiện hành åQit Pit It = ______ x I0 å QitPi0 Trong đó: It là chỉ số giá bình quân Paascher, Qit là khối lượng cổ phiếu (quyền số) kỳ báo cáo hoặc cơ cấu khối lượng kỳ báo cáo. Phương pháp tính này dựa trên quyền số là khối lượng cổ phiếu kì so sánh nên phải thường xuyên cập nhật số liệu cổ phiếu niêm yết kì so sánh (hay kì báo cáo). Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất, nhiều nước áp dụng nhất. Các chỉ số như Kospi của Hàn quốc, Nyse Composite, S & P 500 của Mỹ, Topix của Nhật, FTSE 100 của Anh, TSE của Đài Loan, Hang-seng Hongkong và CAC 40 của Pháp được tính dựa trên phương pháp Paascher. Còn chỉ số FAZ và DAX của Đức được tính theo phương pháp Laspeyres. ►Một số chỉ số giá cổ phiếu * Chỉ số chứng khoán Việt Nam: VN Index åQit Pit VN Indext = ______ x I0 å Qi0Pi0 Trong đó: Pit giá hiện hành của cổ phiếu i, Qit là khối lượng cổ phiếu i niêm yết trên thị trường, Pi0 là giá cổ phiếu i kỳ gốc, Qi0 là khối lượng cổ phiếu i kỳ gốc. I0=100 Ví dụ: Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 Tên công ty Mã cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP niêm yết Giá thị trường Cơ điện lạnh REE 16.000 15.000.000 240.000.000.000 Cáp VL VT SAM 17.000 12.000.000 204.000.000.000 Tổng 444.000.000.000 444.000.000.000 VN Index = _______________ x 100 = 100 444.000.000.000 Vào ngày 2/8/2000 kết quả giao dịch như sau: Tên cty Mã cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP niêm yết Giá thị trường Cơ điện lanh REE 16.600 15.000.000 249.000.000.000 Cáp VL VT SAM 17.500 12.000.000 210.000.000.000 Tổng 459.000.000.000 459.000.000.000 VN Index = _______________ x 100 = 103,38 444.000.000.000 →Các trường hợp phải tính số chia mới: Trong quá trình tính toán chỉ số VN-Index bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu cổ phiếu niêm yết như: niêm yết mới, niêm yết bổ sung, tách gộp cổ phiếu. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó. Do đó, cần điều chỉnh số chia cho phù hợp với những thay đổi về tình hình cổ phiếu niêm yết trên thị trường. - Trường hợp 1: Khi có cổ phiếu mới được niêm yết và giao dịch trên thị trường, sẽ điều chỉnh số chia cũ (d0: å Qi0Pi0 ) như sau: åQi1 Pi1 D = ______ x d0 å Qi0Pi1 D là số chia mới. Vào ngày 4/8/2000 kết quả giao dịch như sau: Tên công ty Mã cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP niêm yết Giá thị trường Cơ điện lanh REE 16.900 15.000.000 253.500.000.000 Cáp VL VT SAM 17.800 12.000.000 213.600.000.000 Giấy Hải phòng HAP 16.000 1.008.000 16.128.000.000 Transimex TMS 14.000 2.200.000 30.800.000.000 Tổng 514.028.000.000 Điều chỉnh số chia mới D như sau: P(ree) x Q(ree) + P(sam) x Q(sam) + P(hap) x Q(hap) + P(tms) x Q(tms) D = d0 x ------------------------------------------------------------------------------------------- P(ree) x Q(ree) + P(sam) x Q(sam) D = 444.000.000.000 x 514.028.000.000 / 467.100.000.000 = 488.607.219.010 514.028.000.000 VN Index = _______________ x 100 = 105,2 488.607.219.010 Như vậy, chỉ số VN Index ngày 4/8/2000 tăng 1,82 điểm (105,2 - 103,38) = 1,76% (1,82/ 103,38) so với phiên trước (2/8/2000). - Trường hợp 2: Tổ chức niêm yết tăng vốn điều lệ D0 x V1 D1 = _______ V1 - AV Trong đó: D1 hệ số chia mới, D0 hệ số chia cũ (D0 = å Q0iP0i), V1 là tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết (V1 = å Q1iP1i), AV là giá trị điều chỉnh cổ phiếu. - Trường hợp 3: Hủy niêm yết, giảm vốn điều lệ. D0 x V1 D1 = _______ V1 + AV * Chỉ số Dow-Jones Chỉ số Dow-Jones do hai nhà kinh tế người Mỹ là Charles Henry Dow và Edward David Jones xây dựng năm 1884. Chỉ số Dow-Jones bao gồm 4 chỉ số và được tính theo phương pháp bình quân giản đơn. - Dow-Jones công nghiệp (DJIA - Dow Jones Industrial Average) được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp hàng đầu (blue chip) Hoa Kỳ. - Dow-Jones vận tải (DJTA - Dow Jones Transportation Average) được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 20 công ty vận tải hàng đầu Hoa Kỳ. - Dow-Jones dịch vụ (DJUA - Dow Jones Utilities Average) công cộng được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 15 công ty dịch vụ công cộng hàng đầu Hoa Kỳ. - Dow-Jones hỗn hợp được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của toàn bộ 65 cổ phiếu kể trên. Để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố có tính chất kĩ thuật như tách và gộp cổ phiếu, phát hành thêm… người ta đã sử dụng “số chia” (Divisor) để xác định chỉ số giá khi có những thay đổi này. Số chia cũng thường xuyên được thay đổi để phù hợp với thực tế về việc tách, gộp… cổ phiếu ở từng thời kỳ như năm 1985 số chia là 1,09; năm 1988 là 0,754; năm 1992 con số này là 0,4627….. Chỉ số Dow-Jones được tính toán và công bố đều đặn trên các phương tiện thông tin đại chúng với tần suất 30phút /lần, phù hợp với diễn biến giao dịch cổ phiếu trên TTCK Newyork của Hoa Kỳ. Nó được coi là một trong những thước đo quan trọng, tổng quát và là cơ sở để dự báo diễn biến của thị trường. Các trào lưu lên, xuống giá cổ phiếu được thể hiện thông qua sự tăng giảm chỉ số Dow-Jones qua các thời kỳ. Theo quan điểm của lý thuyết Dow-Jones, nếu căn cứ vào thời gian, xu hướng biến động giá cổ phiếu được cấu thành bởi 3 xu hướng: - Xu hướng dài hạn (xu hướng chính) thể hiện diễn biến giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian tương đối dài từ vài tháng tới vài năm - Xu hướng trung hạn (xu hướng trung gian, xu hướng phụ) thể hiện diễn biến giá cổ phiếu trong những khoảng thời gian cấu thành trong xu hướng dài hạn. - Xu hướng ngắn hạn (xu hướng thứ yếu) là những dao động giá cổ phiếu hàng ngày thậm chí qua các phiên giao dịch liền kề. Thông qua việc biểu đồ hóa diễn biến giá cổ phiếu, các nhà phân tích xác định các “đỉnh cao” và “điểm đáy” nhất thời cũng như xu hướng cơ bản tất yếu của một thời kỳ nhất định làm cơ sở để dự báo xu hướng giá trong tương lai. * Một số chỉ số TTCK khác - Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc, ngày gốc là 3/1/1990. - Chỉ số Nikkei của Nhật là số bình quân của 225 cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu của SGDCK Osaka. - Chỉ số Hangseng của Hông Kông là số bình quân gia quyền của 33 loại cổ phiếu. Ngày gốc là 31/7/1994. - Chỉ số CAC của Pháp là số bình quân của 240 cổ phiếu hàng đầu tại SGDCK Paris. Ngày gốc là 31/12/1981. - Chỉ số FT 30 của Anh, tính từ 30 cổ phiếu hàng đầu tại SGDCK Luân đôn, thời gian gốc là 1935. - Chỉ số DAX của Đức là số bình quân của 30 cổ phiếu hàng đầu, ngày gốc là 31/12/1987. Riêng chỉ số này giá trị gốc là 1000. ■ Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật Ngoài chỉ số giá chứng khoán, các nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu kỹ thuật để dự báo diễn biến trong tương lai của thị trường. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản: (1) Quy mô thị trường Quy mô của thị trường được biểu hiện thông qua một số chỉ tiêu cụ thể như: tổng giá trị thị trường, khối lượng và giá trị giao dịch. Tổng giá trị thị trường (còn gọi là số vốn hóa) là tổng số vốn cổ phần tính theo giá trị thị trường của các công ty có cổ phiếu niêm yết và được tính theo công thức sau: V = åQiPi V là tổng giá trị thị trường Qi là số lượng cổ phiếu i niêm yết trên thị trường Pi là giá trị thị trường của cổ phiếu i Khối lượng và giá trị giao dịch cho thấy mức độ hoạt động của thị trường và được SGDCK, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thông báo hàng ngày. Các nhà phân tích kĩ thuật thường xem xét một cách cẩn thận những con số này vì lịch sử cho thấy sự thay đổi của khối lượng giao dịch có nhiều khả năng dẫn đến các xu hướng về giá. Các nhà phân tích cho rằng, thông thường khi khối lượng giao dịch tăng thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên. (2) Nhịp độ hoạt động của thị trường Nhịp độ hoạt động của thị trường thường được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: Vòng quay vốn của thị trường = Tổng giá trị chứng khoán được giao dịch trong một thời kì Tổng giá trị thị trường của chứng khoán niêm yết bình quân Hệ số giao dịch cổ phiếu niêm yết = Tổng số cổ phiếu niêm yết được giao dịch Tổng số cổ phiếu niêm yết Chỉ số này cũng có thể tính bằng giá trị: Hệ số giao dịch cổ phiếu niêm yết = Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết được giao dịch Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết Vòng quay của cổ phiếu = Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết giao dịch trong một thời kì Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết bình quân trong kì (3) Tỷ số quyền chọn bán/ quyền chọn mua Là tỷ số thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tổng số quyền chọn bán với tổng số quyền chọn mua đang lưu hành trên TTCK. Thông thường theo kinh nghiệm lịch sử, tỷ số này ở mức 65% là con số lý tưởng. Vì các quyền chọn bán có lợi trong trường hợp thị trường giảm giá, trong khi quyền chọn mua có lợi khi thị trường tăng giá. Mức chênh lệch giữa tỷ số thực tế của thị trường trong các thời điểm khác nhau so với con số 65% được coi là thước đo để dự báo xu hướng vận động của thị trường. Nhiều nhà phân tích kĩ thuật cho rằng, tỉ số này tăng là dấu hiệu của một thị trường sắp suy giảm, do vậy nó là dấu hiệu cảnh báo một cơ hội mua vào. Phân tích đầu tư chứng khoán là việc phối kết hợp đồng thời hệ thống các nguồn thông tin, các phương pháp phân tích khoa học và khả thi gắn kết với sự phát triển của từng thị trường. Thông qua các phương pháp, chỉ tiêu phân tích thích hợp cùng với các tập hợp và lựa chọn thông tin sẽ cho các lời giải cần thiết trong các quyết định đầu tư chứng khoán. Hiệu quả của phân tích đầu tư chứng khoán sẽ là một nhân tố khách quan để kéo dài khoảng cách giữa 2 canh bạc là canh bạc đỏ đen và canh bạc có tính toán thông qua những cơ sở khoa học có độ tin cậy cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS, TS Đinh Văn Sơn, Thị trường chứng khoán, nhà xuất bản Thống kê, 2005. 2. TS Đào Lê Minh (chủ biên), Ủy ban chứng khoán nhà nước, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002. 3. Trường đại học Tài chính Kế toán, Giáo trình Thị Trường chứng khoán, nhà xuất bản Tài chính, 2000. 4. PGS, TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Thị Trường chứng khoán, nhà xuất bản Thống kê, năm 2000. 5. PGS, TS Bùi Kim Yến, đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Thị trường chứng khoán, nhà xuất bản Lao động - xã hội, năm 2007. 6. Luật chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Lao động - xã hội, năm 2007. 7. Các văn bản pháp quy khác về chứng khoán và TTCK. 8. Trung Dũng, Bí quyết đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà xuất bản Lao động - xã hội, năm 2007. 9. PGS, TS Nguyễn Thị Mùi (chủ biên), Học viện Tài chính, Kinh doanh chứng khoán, nhà xuất bản Tài chính, 2007. 10. Ths Lê Thị Mai Linh (chủ biên), Ủy ban chứng khoán nhà nước, Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003. 11. Lê Văn Thủy, Cẩm nang người tư vấn kinh doanh và đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, nhà xuất bản Tài chính, 2007. 12. Bùi Nguyên Hoàn, GS. Raymond L.Chiang (chủ biên), Thuật ngữ thông dụng về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002. 13. Đặng Quang Gia, Từ điển thị trường chứng khoán, nhà xuất bán Thống kê, 1996. 14. Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Cẩn, 144 câu hỏi đáp về thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê, 2002. 15. Bùi Trí Dũng, Đầu tư chứng khoán, nhà xuất bản Tài chính, 2002. 16. The Stock Market Really Works. 17. Securities Market in Japan, published by Japan Securities Research Institue, 1992. 18. Securities Market in Asia, published by The Asia Securities Analysts Council, 1992. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia TTCK 1.1.1. Cơ sở hình thành TTCK 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của TTCK 1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK 1.2. Phân loại thị trường chứng khoán 1.2.1. Theo đối tượng giao dịch 1.2.2. Theo các giai đoạn vận động của chứng khoán 1.2.3. Theo cơ chế hoạt động 1.2.4. Theo thời hạn thanh toán 1.3. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 1.3.1. Chức năng của TTCK 1.3.2. Vai trò của TTCK 1.3.3. Các khía cạnh tiêu cực trên TTCK 1.4. Các điều kiện để hình thành và phát triển TTCK 1.4.1. Điều kiện về kinh tế 1.4.2. Điều kiện về pháp lí 1.4.3. Điều kiện về nhân lực 1.4.4. Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật Chương 2: Chứng khoán 2.1. Khái niệm và các đặc trưng của chứng khoán 2.1.1. Khái niệm và phân loại chứng khoán 2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của chứng khoán 2.2. Các loại chứng khoán 2.2.1. Trái phiếu 2.2.2. Cổ phiếu 2.2.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư 2.2.4. Các chứng khoán phái sinh 2.3. Phát hành và niêm yết chứng khoán 2.3.1. Phát hành chứng khoán 2.3.2. Niêm yết chứng khoán Chương 3: Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán 3.1. Giao dịch chứng khoán trên TTCK tập trung - sở giao dịch 3.1.1. Khái niệm và cơ cấu tổ chức sở giao dịch chứng khoán 3.1.2. Thành viên của SGDCK 3.1.3. Các nguyên tắc hoạt động của SGDCK 3.1.4. Lệnh và các định chuẩn lệnh 3.1.5. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá 3.1.6. Phương thức giao dịch 3.1.7. Quy trình giao dịch 3.1.8. Một số giao dịch đặc biệt 3.2. Giao dịch chứng khoán trên thị trường phi tập trung - OTC 3.2.1. Khái niệm và đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC 3.2.2. Yết giá trên thị trường OTC 3.2.3. Quy trình giao dịch trên thị trường OTC Chương 4: Hệ thống lưu kí, thanh toán bù trừ và thông tin TTCK 4.1. Hệ thống đăng kí, lưu kí, thanh toán bù trừ chứng khoán 4.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của hệ thống đăng kí, lưu kí và thanh toán bù trừ chứng khoán 4.1.2. Quy trình đăng kí, lưu kí và thanh toán bù trừ chứng khoán 4.2. Hệ thống thông tin TTCK 4.2.1 Thông tin và vai trò của hệ thống thông tin TTCK 4.2.2. Một số thông tin cơ bản về TTCK 4.2.3. Các yêu cầu về công bố thông tin Chương 5: Phân tích đầu tư chứng khoán 5.1. Đầu tư chứng khoán 5.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư chứng khoán 5.1.2. Các hình thức đầu tư chứng khoán 5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán 5.2. Phân tích đầu tư chứng khoán 5.2.1. Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán 5.2.2. Các phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán http: //pages.stern.nyu.edu/~adamodar/New_Home_Page/invemgmt/invmg.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_thi_truong_chung_khoan_chuan__7439.doc
Tài liệu liên quan