Ảnh hưởng một số yếu tố tới khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học của chủng acinetobacter calcoaceticus H3 phân lập từ ven biển Việt Nam - Vương Thị Nga

SUMMARY Having surface activity, emulsifiers, foaming agents, biosurfactants are widely used in many industries such as agriculture, chemistry, cosmetics, pharmaceutics, espencially in petroleum industry. Selecting marine biosurfactant-producing microoganisms and studying properties of biosurfactants are necessary to applying in oil pollution treatment. From marine sand samples taken from Vietnam coastal zone, a strain of biosurfactant producing H3 was isolated. Strain H3 was identified as Acinetobacter calcoaceticus (id 99.9%) according to its morphological and 16S rDNA sequences. It grew and produced biosurfactant the most in medium with temperature 30oC, pH7, 0-1% NaCl (w/v) and DO as carbon source. In this condition, strain H3 produced crude biosurfactant of 15.73 g/l with the emulsification index E24 of 80%. Base on GC-MS analyses, the biosurfactant produced by Strain H3 consist of hydrophobic (-CH3) and hydrophilic (-COOH) groups in chemical structure C16H22O4 (1,2 benzendicarboxylic acide, bis 2- metyl propyl ester).

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng một số yếu tố tới khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học của chủng acinetobacter calcoaceticus H3 phân lập từ ven biển Việt Nam - Vương Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 58-65 58 ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ TỚI KHẢ NĂNG TẠO CHẤT HOẠT HÓA BỀ MẶT SINH HỌC CỦA CHỦNG ACINETOBACTER CALCOACETICUS H3 PHÂN LẬP TỪ VEN BIỂN VIỆT NAM Vương Thị Nga*, Kiều Thị Quỳnh Hoa, Lại Thúy Hiền Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam, *ngavuong1978@gmail.com TÓM TẮT: Với đặc tính ưu việt như hoạt động bề mặt, nhũ tương hóa, tạo bọt, chất hoạt hóa bề mặt sinh học (CHHBMSH) được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, hóa học, y dược và đặc biệt là trong công nghiệp dầu khí. Việc phân lập và tuyển chọn các vi sinh vật biển có khả năng tạo CHHBMSH cao cũng như tìm hiểu cấu trúc hóa học của chúng luôn cần thiết nhằm ứng dụng chúng trong xử lý ô nhiễm dầu ven biển. Từ các mẫu cát thu thập tại ven biển Việt Nam, chúng tôi phân lập được chủng vi khuẩn H3 có khả năng tạo CHHBMSH cao. Phân tích trình tự 16S rDNA cho thấy, chủng H3 tương đồng 99,9% với trình tự 16S rDNA của loài Acinetobacter calcoaceticus. Đã tìm được điều kiện tối ưu cho sinh tổng hợp CHHBMSH của chủng này là nhiệt độ 30oC, pH 7, nồng độ NaCl 0-1% và nguồn carbon là dầu DO với chỉ số nhũ hóa E24 đạt 84%, hàm lượng CHHBMSH thô 15,73 g/l. Phân tích GC-MS cho thấy, CHHBMSH do chủng H3 tạo ra có chứa nhóm kỵ nước (-CH3) và nhóm ưa nước (-COOH) với cấu trúc hóa học là C16H22O4 (1,2 benzendicarboxylic axit, bis 2-metyl propyl este). Từ khóa: Acinetobacter, chỉ số nhũ hóa E24, chất hoạt hóa bề mặt sinh học, hydrocarbon, ô nhiễm dầu. MỞ ĐẦU Chất hoạt hóa bề mặt sinh học (CHHBMSH) là những hợp chất lưỡng cực có hoạt tính bề mặt do vi sinh vật tạo ra. Chúng có chứa cả nhóm chức ưa nước và ưa dầu trong cùng một phân tử. Các phân tử này làm giảm sức căng bề mặt giữa pha dầu và pha nước, làm tăng tính linh động và độ hòa tan của hydrocarbon dầu mỏ, giúp hydrocarbon dầu mỏ tan trong nước dưới dạng nhũ tương, từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa vi sinh vật và phân tử dầu do đó dầu dễ dàng bị phân hủy. Đồng thời, CHHBMSH làm tăng hiệu quả phân hủy dầu bằng việc tách vi sinh vật ra khỏi các giọt dầu nhỏ sau khi chúng hoàn thành quá trình phân hủy để thực hiện quá trình phân hủy tiếp theo [6, 12]. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về khả năng tăng cường phân hủy hydrocarbon dầu mỏ bằng CHHBMSH từ vi khuẩn thuộc chi Acinetobacter [1, 3, 6]. CHHBMSH đầu tiên được Bayer [9] tách chiết từ chủng vi khuẩn Acinetobacter calcoaceticus RAG-1. Sau đó, La Rivie [9] phát hiện ra khả năng ứng dụng chất này trong khai thác dầu khí. Theo nhiều công bố, CHHBMSH do vi khuẩn thuộc chi Acinetobacter tạo ra thuộc nhóm Lipopeptide, Emulsan và Alasan [2, 3, 15]. Những chất này an toàn hơn so với CHHBM tổng hợp và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong xử lý ô nhiễm môi trường do dầu mỏ. Ở Việt Nam, vi khuẩn biển có khả năng tạo CHHBMSH đã được nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ trước với sự đa dạng về thành phần loài như: Pseudomonas sp., Rhodococcus sp., Bacillus sp., Shigella sp. và Acinetobacter sp. [7, 8, 14]. Đặc biệt, với sự xuất hiện ở tần suất lớn chi Acinetobacter tại các địa điểm ô nhiễm dầu ven biển đã nói lên vai trò của chúng trong quá trình phân hủy hydrocarbon dầu mỏ. Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến ảnh hưởng của một số yếu tố tới khả năng tạo CHHBMSH của chủng Acinetobacter calcoaceticus H3 cũng như tìm hiểu bản chất hóa học của CHHBMSH tạo thành. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu cho việc ứng dụng CHHBMSH do chủng H3 tạo ra trong xử lý ô nhiễm dầu ven biển Việt Nam. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Chủng vi khuẩn H3 phân lập từ mẫu cát ven biển Việt Nam. Vuong Thi Nga, Kieu Thi Quynh Hoa, Lai Thuy Hien 59 Sử dụng môi trường khoáng Gost 9023-74 bổ sung 5% dầu diezel (DO) để phân lập và nghiên cứu khả năng tạo CHHBMSH của chủng nghiên cứu. Môi trường hiếu khí API RP38 được sử dụng để quan sát hình thái khuẩn lạc. Phương pháp Nghiên cứu hình thái tế bào dưới kính hiển vi điện tử SEM S4800 (Nhật Bản). Đánh giá khả năng tạo CHHBMSH của chủng nghiên cứu bằng xác định chỉ số nhũ hóa E24 (theo Pruthi). Đánh giá sinh trưởng của vi khuẩn bằng đo mật độ quang tại bước sóng 600 nm. Phân loại vi khuẩn dựa vào phân tích trình tự gen 16S rRNA. Phân tích cấu trúc hóa học của CHHBMSH bằng GC-MS. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm phân loại chủng H3 Hình 1. Hình thái khuẩn lạc chủng H3 Hình 2. Hình thái tế bào chủng H3 (độ phóng đại 30.000 lần) Hình 3. Vị trí phân loại của chủng H3 và các loài có quan hệ họ hàng gần Chủng vi khuẩn H3 có khả năng tạo CHHBMSH, được phân lập từ các mẫu cát ven biển Việt Nam. Trên môi trường chọn lọc, khuẩn lạc của chủng H3 màu trắng đục ánh xanh, tròn lồi, bề mặt bóng ướt, đường kính 2,0-3,0 mm (hình 1). Chủng H3 thuộc vi khuẩn gram âm, tế bào hình cầu xếp đôi, ba hoặc kết đám với kích thước 0,7-1,0 m. Đặc biệt, chủng này có cấu Ochrobactrum tritici_AJ242584 Acinetobacter radioresistens_X81666 Acinetobacter baumannii_X81660 Acinetobacter junii_X81664 70 Acinetobacter johnsonii_Z93440 Acinetobacter gyllenbergii_AJ293694 Acinetobacter lwoffii_X81665 100 H1 Acinetobacter soli_EU290155 Acinetobacter baylyi_AF509820 100 H3 Acinetobacter calcoaceticus_ AJ888983 100 100 Acinetobacter psychrotolerans_ AB207814 58 56 58 62 59 0,02 TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 58-65 60 trúc dạng ống pili làm cầu kết nối giữa các tế bào (hình 2). Để xác định vị trí phân loại, chủng vi khuẩn H3 được phân tích trình tự 16S-rDNA và so sánh trình tự thu được với Gen Bank để tìm những loài có trình tự tương đồng với chủng nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trình tự 16S rDNA của chủng H3 tương đồng 99,9% với trình tự 16S rDNA của loài Acinetobacter calcoaceticus AJ 888983 (hình 3). Như vậy, chủng H3 thuộc loài vi khuẩn đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới công bố về khả năng tạo CHHBMSH cũng như phân hủy hydrocarbon dầu mỏ [5, 10, 11]. Để có cơ sở cho việc ứng dụng CHHBMSH do chủng này tạo ra để xử lý ô nhiễm dầu tại Việt Nam, cần thiết phải nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho sinh tổng hợp CHHBMSH cũng như bản chất của CHHBMSH tạo thành của chủng H3. Khả năng tạo CHHBMSH của chủng H3 Khả năng tạo CHHBMSH của chủng vi khuẩn nghiên cứu đã được đánh giá qua chỉ số nhũ hoá E24 (Pruthi). Chỉ số nhũ hóa E24 đặc trưng cho khả năng nhũ hóa với dung môi (có thể là xylen, DO, JetA1) của sản phẩm trao đổi chất do vi sinh vật tạo ra. Chủng H3 được nuôi lắc trên môi trường khoáng Gost có bổ sung 5% dầu DO là nguồn carbon duy nhất. Khả năng sinh trưởng và tạo CHHBMSH của chủng này trong 6 ngày nuôi cấy được trình bày ở hình 4. Kết quả cho thấy, chủng H3 sinh trưởng tốt nhất và tạo CHHBMSH cao nhất sau 4-5 ngày với chỉ số nhũ hóa E24 đạt 74%. Cùng với thí nghiệm đánh giá khả năng nhũ hoá xylen của CHHBMSH, chúng tôi đã tiến hành đánh giá độ ổn định nhũ hoá trong điều kiện nhiệt độ: 4, 50, 70 và 90oC (hình 5). Kết quả cho thấy, CHHBMSH có hoạt tính ổn định ở các nhiệt độ khảo sát. Đây là yếu tố thuận lợi để ứng dụng CHHBMSH do chủng này tạo ra trong điều kiện nhiệt độ cao ở các giếng khoan dầu khí. Hình 4. Sinh trưởng và khả năng tạo CHHBMSH của chủng H3 Hình 5. Độ ổn định nhũ hóa của CHHBMSH do chủng H3 tạo ra ở các nhiệt độ khác nhau Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và tạo CHHBMSH của chủng H3 Ảnh hưởng của nhiệt độ Chủng H3 đã được nuôi lắc trên môi trường khoáng Gost có bổ sung 5% DO trong các điều kiện nhiệt độ 15, 20, 30, 37 và 40oC. Kết quả cho thấy, chủng H3 sinh trưởng và tạo CHHBMSH tốt trong khoảng nhiệt độ từ 22 đến 37oC, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là 30oC với chỉ số nhũ hóa E24 đạt 75% sau 4 ngày nuôi cấy. Ở nhiệt độ cao (40oC) hoặc thấp (15oC), chủng H3 sinh trưởng chậm và yếu với chỉ số E24 chỉ đạt 17-19% (hình 6). Theo các công bố trên thế giới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh trưởng và tạo CHHBMSH của vi khuẩn thường nằm trong khoảng từ 28 đến 30oC [2, 13]. Như vậy, dải nhiệt độ thích hợp cho sinh tổng hợp CHHBMSH của chủng H3 cũng phù hợp với các công bố về vi khuẩn ưa ấm tạo CHHBMSH. Vuong Thi Nga, Kieu Thi Quynh Hoa, Lai Thuy Hien 61 Ảnh hưởng của nguồn carbon Để tìm nguồn carbon thích hợp cho sinh trưởng và tạo CHHBMSH, chủng H3 được nuôi lắc trên môi trường khoáng tối thiểu có bổ sung 5% DO hoặc dầu ôliu hoặc glycerol. Đây cũng là nguồn carbon phổ biển được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng để sinh tổng hợp CHHBMSH. Hình 7 cho thấy, chủng H3 sinh trưởng và tạo CHHBMSH tốt nhất ở nguồn carbon là DO, chỉ số E24 lên tới 77% sau 4 ngày nuôi cấy. Bên cạnh đó dầu ôliu cũng là nguồn carbon thích hợp cho sinh trưởng và tạo CHHBMSH của chủng này với chỉ số E24 đạt 70% sau 5 ngày. Tuy nhiên, chủng H3 không sử dụng glycerol cho sinh trưởng cũng như tạo CHHBMSH. Kết quả này cũng phù hợp với các công bố trong và ngoài nước về nguồn carbon thích hợp cho quá trình sinh tổng hợp CHHBMSH của vi khuẩn là DO và ôliu [1, 7, 8]. Hình 6. Khả năng tạo CHHBMSH của chủng H3 ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau Hình 7. Khả năng tạo CHHBMSH của chủng H3 trên các nguồn cacbon khác nhau Ảnh hưởng của pH pH môi trường nuôi cấy cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng và tạo CHHBMSH của vi khuẩn. Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, pH thích hợp cho sinh trưởng và tạo CHHBMSH của vi khuẩn nói chung đều nằm trong khoảng trung tính đến hơi kiềm. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng sinh tổng hợp CHHBMSH của chủng H3 với dải pH: 6,5; 7; 7,5 và 8. Kết quả chỉ ra ở hình 8 cho thấy, chủng H3 sinh trưởng và tạo CHHBMSH tốt nhất ở pH trung tính (pH7) với chỉ số nhũ hóa E24 đạt 76% sau 4 ngày nuôi cấy. Ở các giá trị pH còn lại, chủng này cũng thể hiện khả năng tạo CHHBMSH tốt khi chỉ số E24 đều đạt 64-74%. So sánh với những công bố của một số tác giả trên thế giới về dải pH thích hợp cho sinh tổng hợp CHHBMSH của chi Acinetobacter, kết quả không có sự sai khác [2, 4]. Ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl Chủng H3 được chúng tôi phân lập từ môi trường biển, nồng độ muối trong nước biển ven bờ của Việt Nam dao động quanh mức 2,5%, do đó chúng tôi lựa chọn các nồng độ muối NaCl: 0; 1; 2 và 3% để nghiên cứu sinh trưởng và tạo CHHBMSH của chủng này. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 9 cho thấy, chủng H3 có khả năng sinh tổng hợp CHHBMSH tốt nhất ở nồng độ NaCl từ 0 đến 1% với khả năng nhũ hoá xylen của dịch nuôi cấy đạt lần lượt là 80% và 79% sau 4 ngày. Tuy nhiên, ở nồng độ muối cao hơn (2-3%), chủng H3 cũng sinh trưởng và tạo CHHBMSH tốt với chỉ số E24 dao động từ 63-68%. Như vậy, với khả năng sinh trưởng và tạo CHHBMSH tốt ở dải NaCl rộng (từ 0 đến 3%) sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng chủng H3 trong xử lý ô nhiễm dầu ven biển Việt Nam. TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 58-65 62 Hình 8. Khả năng tạo CHHBMSH của chủng H3 ở các giá trị pH khác nhau Hình 9. Khả năng tạo CHHBMSH của chủng H3 ở các nồng độ NaCl khác nhau Phân tích sản phẩm CHHBMSH do chủng H3 tạo ra bằng sắc ký khí khối phổ (GC-MS) Chất HHBMSH do chủng H3 tạo ra được tách chiết theo phương pháp của Kretschemer. Theo đó, dịch nuôi cấy được đun nóng ở 80oC trong 30 phút, hạ pH xuống 2 và để lạnh qua đêm, sử dụng phễu chiết để thu CHHBMSH và làm khô sản phẩm. Kết quả cho thấy, CHHBMSH thô do chủng H3 tạo ra có hàm lượng 15,73g/l. So sánh với công bố của Xiao Tang et al. (2008) [16] khi nghiên cứu chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ZJU tạo ra 12,6 g/l CHHBMSH thô trên nguồn cơ chất xylen, thì hàm lượng CHHBMSH do chủng H3 tạo ra là khá cao. Sau khi thu được CHHBMSH thô, chúng tôi tiến hành tinh sạch bằng sắc ký bản mỏng (TCL) rồi phân tích sắc kí khối phổ (GC-MS) để tìm hiểu bản chất hóa học của chất do chủng H3 tạo ra. So sánh kết quả thu được với thư viện chất chuẩn NIST cho thấy, CHHMSH có chứa các nhóm kỵ nước như metyl (-CH3), benzen và các nhóm ưa nước như cacboxylic (-COOH) với cấu trúc hóa học là C16H22O4 (1,2 benzendicacboxylic axit, bis 2- metyl propyl este) (hình 10 và 11). Như vậy có thể nhận định, CHHBMSH do chủng H3 tạo ra có hoạt tính bề mặt và có bản chất hóa học phù hợp với khái niệm CHHBMSH đã nêu trên. Hình 10. Sắc ký khối phổ CHHBMSH do chủng H3 tạo ra Vuong Thi Nga, Kieu Thi Quynh Hoa, Lai Thuy Hien 63 Hình 11. So sánh cấu trúc của CHHBMSH do chủng H3 tạo ra với thư viện chất chuẩn NIST KẾT LUẬN Từ các mẫu cát thu thập tại ven biển Việt Nam, đã phân lập được chủng vi khuẩn H3 có khả năng tạo CHHBMSH và được định tên là loài Acinetobacter calcoaceticus (tương đồng 99,9%). Điều kiện tối ưu cho quá trình sinh tổng hợp CHHBMSH từ chủng nghiên cứu là nhiệt độ 300C, nguồn carbon DO, pH7, nồng độ NaCl 0- 1%, chỉ số nhũ hóa E24 đạt 80% và hàm lượng CHHBMSH thô đạt 15,73 g/l. Chất HHBMSH do chủng H3 tạo ra có chứa các nhóm kỵ nước (-CH3), ưa nước (-COOH) trong phân tử với cấu trúc hóa học có thể là C16H22O4 (1,2 benzendicacboxylic acide, bis 2- metyl propyl ester). Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí của đề tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL2008 T.02 với sự cộng tác giúp đỡ của Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHÁO 1. Bozo-Hurtado L., Rocha C. A., Malave R., Suarez P., 2012. Biosurfactant production by marine bacterial isolated from the Venezuelan Atlantic Front. Bull. Environ. Contam Tocical., 89(5): 1068-72. 2. Cao J., Xu Z., Li L. Z., Shen B., 2009. Biosurfactant-producing petroleum- degrader-Acinetobacter BHSN. J. Ecol. and Rural Environ., 25(1): 73-78. 3. Chamanrokh P., Assadi M. M., Noohi A., Yahyai S., 2008. Emulsan analysis produced by locally isolated bacteria and Acinetobacter calcoaceticus RAG-1. Iran J. Environ. Heath Sci. Eng., 5(2): 101-108 4. Chen J., Huang P. T., Zhang K. Y., Ding F. R., 2012. Isolation of biosurfactant producers, optimization and properties of biosurfactant produced by Acinetobacter sp. from petroleum-contaminated soil. J. Appl. Microbiol., 112(4): 660-71. 5. Dehghan N. G., Moshafi M. H., Sharififar F., Masoumi M. A., 2007. Studies on biosurfactant productiong by Acinetobacter calcoaceticus (PTCC1318). Jundishapur J. Nat. Pharmaceut. Prod., 2(2): 116-123. TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 58-65 64 6. Elioza Z. R., Eugene R., 2002. Biosurfactants and oil bioremediation. Curr. Opinion in Biotechnol., 13: 249-252. 7. Lại Thúy Hiền, Đặng Phương Nga, Đỗ Thu Phương, Hoàng Hải, Phạm Thị Hằng, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Bá Tú, 2007. Chọn chủng vi khuẩn và nấm men tạo CHHBMSH cao từ vùng biển vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà và vùng ven bờ Thừa Thiên Huế. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống: 471 - 475. 8. Lại Thúy Hiền, Nguyễn Thị Thu Huyền, Đỗ Thu Phương, Phạm Thị Hằng, Kiều Quỳnh Hoa, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yên, Hoàng Văn Thắng, Trần Đình Mấn, 2011. Nghiên cứu đa dạng vi khuẩn biển tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học nhằm ứng dụng trong công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc, 5: 297-305. 9. Jitenda D. D., Banat I. M., 1997. Microbial production of surfactants and their commercial potential. American Society Microbiol., 61(1): 47-64. 10. Jonathan W. C. W., Zhenyong Z., Guanyu Z., 2010. Biosurfactants from Acinetobacter calcoaceticus BU30 enhance the bioavailability and biodegradation of polycyclic aromatic hydrocarbons. Proceeding of the Annual International Conference on Soil, Sediments, Water and Energy., 15(5): 36-51. 11. Lee M., Woo S. G., Ten L. N., 2012. Characterization of novel diesel-degrading strains Acinetobacter haemolyticus MJ01 and Acinetobacter johnsonii MJ4 isolated from oil-contaminated soil. World J. Microbiol. and Biotechnol., 28(5): 2057- 2067. 12. Magdalena P. P., Grazyna A. P., Zofia P. S., Swaranjit S. C., 2011. Environmental applications of biosurfactants: Recent Advances. Int. J. of Mol. Sci., (12): 633-654. 13. Mnif S., Chamkha M., Labat M., Sayadi S., 2011. Simultaneous hydrocarbon biodegradation and biosurfactant production by oilfield-selected bacteria. J. Appl. Microbiol., 111(3): 525-536. 14. Nguyễn Thị Sánh, Nguyễn Phương Linh, Nghiêm Ngọc Minh, Đặng Thị Cẩm Hà, 2005. Phân loại và nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tạo CHHBMSH của chủng BT1 được phân lập từ bãi tắm Hạ Long. Tạp chí Công nghệ sinh học, 3(4): 517-528. 15. Toren A., Navon V. S., Ron E. Z., Rosenberg E., 2001. Emulsifying activities of purified Alasan protein from Acinetobacter radioresistens KA53. Appl and Environ. Microbiol., 67(3): 1102-1112 16. Xiao Tang, Yong Zhu, Qin Meng, 2007. Enhance crude oil biodegradability of Pseudomonas aeruginoza ZIU after preservation in crude oil-containing medium. World J. Microbiol. And Biotechnol., 23(1): 7-14. EFFECT OF SOME CULTIVATION CONDITIONS ON BIOSURFACTANT PRODUCTION BY ACINETOBACTER CALCOACETICUS H3 FROM VIETNAM COASTAL ZONE Vuong Thi Nga, Kieu Thi Quynh Hoa, Lai Thuy Hien Institute of Biotechnology, VAST SUMMARY Having surface activity, emulsifiers, foaming agents, biosurfactants are widely used in many industries such as agriculture, chemistry, cosmetics, pharmaceutics, espencially in petroleum industry. Selecting marine biosurfactant-producing microoganisms and studying properties of biosurfactants are necessary to applying in oil pollution treatment. From marine sand samples taken from Vietnam coastal zone, a strain of biosurfactant- Vuong Thi Nga, Kieu Thi Quynh Hoa, Lai Thuy Hien 65 producing H3 was isolated. Strain H3 was identified as Acinetobacter calcoaceticus (id 99.9%) according to its morphological and 16S rDNA sequences. It grew and produced biosurfactant the most in medium with temperature 30oC, pH7, 0-1% NaCl (w/v) and DO as carbon source. In this condition, strain H3 produced crude biosurfactant of 15.73 g/l with the emulsification index E24 of 80%. Base on GC-MS analyses, the biosurfactant produced by Strain H3 consist of hydrophobic (-CH3) and hydrophilic (-COOH) groups in chemical structure C16H22O4 (1,2 benzendicarboxylic acide, bis 2- metyl propyl ester). Keywords: Acinetobacter calcoaceticus, Emulsification index E24, biosurfactant, hydrocarbon, oil pollution treatment. Ngày nhận bài: 30-6-2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3840_13335_1_pb_867_2016638.pdf
Tài liệu liên quan