69 Câu hỏi đáp Luật đất đai

Câu 1: Hãy phân tích luận đề: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai như thế nào? Câu 2: Tại sao nhà nước Việt Nam qui định khung giá cho từng loại đất? Nhằm mục đích gì? Quan điểm của anh, chị về khung giá như thế nào trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay? Câu 3: Gia đình ông A là công chức ở tỉnh H được cơ quan cấp 01 gian nhà cấp bốn năm 2000, cơ quan tiến hành thanh lý nhà cho cán bộ công chức của cơ quan, gia đình ông H nộp tiền thanh lý. Tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh H làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho gia đình ông A, đồng thời thu 10 triệu đồng tiền sử dụng đất. Ông A không nộp, với lý do ông đã nộp tiền thanh lý nhà và đất cho cơ quan? Hãy phân tích sự việc trên? Câu 4: Điều 10 khoản 2 Luật đất đai 2004 qui định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN". Quan điểm của anh, chị về qui định trên? Câu 5: Hãy cho biết quan hệ pháp luật đất đai thuộc quan hệ pháp luật hành chính hay quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ minh hoạ? Câu 6: Hãy cho biết các trường hợp sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai hay không? giải thích tại sao? Câu 7: Hãy nêu những hành vi bị cấm trong Luật đất đai 2003, cho ví dụ minh hoạ? Câu 8: Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất? Câu 9: Gia đình bà A sử dụng 1000m2 đất nông nghiệp trong đô thị, nay diện tích đó được quy hoạch thành đất ở. Câu 10: ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17 Hiến pháp 1992, Điều 5 Luật đất đai 2003) theo anh, chị sở hữu toàn dân thì người chủ sở hữu là ai? chủ sở hữu có mấy quyền năng pháp lý? Câu 11: Tại sao Nhà nước Việt Nam qui định mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng? Hiện nay nhà nước ta khuyến khích phát triển kinh tế trang trại thì việc qui định hạn mức sử dụng đất có hạn chế gì không? Câu 12: Gia đình ông A là công chức Nhà nước, năm 1990 gia đình ông nhận chuyển nhượng một thửa đất trồng lúa diện tích 500m2 của một hộ gia đình nông dân ở ngoại thành Hà Nội, nhưng chưa sang tên chước bạ. năm 2004, diện tích đó được qui hoạch thành đất ở? Hỏi: Gia đình ông A có được tiếp tục sử dụng đất trồng lúa hiện nay chuyển thành đất ở không? Tại sao? Câu 13: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai 1993, 1998, 2001, 2003 như thế nào? Trên thực tế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ có bất cập gì? Câu 14: Căn cứ để phân loại đất theo Luật đất đai năm 2003 là gì? Theo anh, chị cách phân loại như vậy đã phù hợp với điều kiện ở Việt Nam chưa. Câu 15: Vợ chồng ông A và bà C có 4 con, hai người con đã định cư ơ nước ngoài, hai người con ở trong nước cùng sử dụng chung với vợ chồng ông là 18.000m2, đất nông nghiệp. Mảnh đất trên do ông A đứng tên chủ hộ, năm 1996 ông A mất, bà C làm thủ tục sang tên bà là chủ hộ. Năm 1997, bà sang tên cho con trai lớn là anh T với diện tích là 7/500m2 đất, con trai thứ hai là K sử dụng chung với bà là 10.500m2. Năm 2002 bà C chuyển về ở với T và muốn lấy bớt một phần đất do anh K sử dụng cho anh T, nhưng anh K không đồng ý và đòi chia thừa kế quyền sử dụng đất, Bà C gửi đơn kiện lên Toà án. Theo anh (chị) vụ việc trên sẽ được giải quyết như thế nào theo quy định của luật đất đai hiện hành? Câu 16: Quy hoạch sử dụng đất là gì? Anh, chị có nhận xét gì về việc lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiện nay? Câu 17: Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được qui hoạch trong Luật đất đai 2003 như thế nào? Anh, chị có nhận xét gì về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương mình? Câu 18: Ông A có diện tích đất ở là 250m2, năm 2000 ông chuyển nhượng diện tích đất trên cho người khác để vào Nam sinh sống, UBND xã yêu cầu ông A phải nộp 3 triệu đồng tiền lệ phí đất? Câu 19: Hãy trình bày và phân tích nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003? theo anh, chị nội dung quản lý nào quan trọng nhất? Tại sao? Câu 20: Phân tích mối quan hệ giữa ngành luật đất đai và ngành luật dân sự? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 21: Việc quy hoạch khung giá cho từng loại đất của NN nhằm mục đích gì? anh, chị có bình luận gì về khung giá đất đai? Câu 22: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được qui định trong Luật đất đai năm 2003 như thế nào? anh chị có nhận xét gì về việc giải quyết các tranh chấp đất đai hiện nay? Câu 23: Gia đình ông D hiện đang sinh sống tại tỉnh 11 năm 1990, gia đình ông khai hoang được 5ha đất hoang hoá và đưa vào sản xuất nông nghiệp. Tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh H ra quyết định thu hồi, sau đó giao cho bộ quốc phòng xâydựng nhà ở cho cán bộ quân đội, nhưng không đền bù mà chỉ được hỗ trợ công khai phá là 25.000đ/m2 với ký do đát khai hoang trên sử dụng không hợp pháp? Câu 24: Hãy phân tích công cụ tài chính trong hoạt động quản lý NN về đát đai? theo anh, chị trong điều kiện hiện nay NN ta nên sử dụng công cụ nào để quản lý đất đai cho hiệu quả nhất? Câu 25: Thị trường bất động sản là gì? những loại đất nàoa được tham gia thị trường bất động sản? anh, chị có nhận xét gì về thị trường BĐS ở nước ta hiện nay? Câu 26: Năm 1979 gia đình ông A được cơ quan B phân cho một gian nhà cấp bốn diện tích 40m2. Năm 1996, cơ quan B tiến thành thanh lý nhà và đất cho các hộ gia đình đang ở, ông A đã trả toàn bộ tiền thanh lý cho cơ quan B. Tháng 8 năm 2004, UBND thành phố H (đô thị đặc biệt) tiến hành giải toả khu nhà ông A đang ở, đồng thời lên phương án đền bù cho mỗi m2 đất ở đó có giấy tờ hợp lệ là 13.000.000đ, trong khi đó giá chuyển nhượng trên thị trường ở vị trí nhà ông A tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và đền bù là 50.000.000đ trên một m2, ông A và một số gia đình không đồng ý với mức đền bù trên. Theo anh, chị giá đền bù như vậy đã thoả đáng chưa? ý kiến của anh, chị như thế nào về việc đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay? Ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Câu 27: Người SD đất phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính đôí với NN? mục đích của qui định về nghĩa vụ tài chính là gì? Câu 28: Chủ tịch UBND tỉnh H uỷ quyền cho chủ tịch UBND huyện K ký kết quyết định cho 19 ha đất nông nghiệp cho trường trung học NN để XD khu nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, đồng thời thu của trường 300 triệu đồng tiền giao đất. Sau khi được giao đất, trường trung học nông nghiệp tự ý san lấp 2 ha đất nông nghiệp để cấp cho cán bộ, nhân viên nhà trường làm nhà ở. Anh, chị hãy phân tích sự việc trên? Câu 29: Trường hợp nào NN thu hồi đất của người đang sử dụng đất? Khi phát triển kinh tế như XD khu đô thị mới, xây nhà để bán hoặc cho thuê có cần áp dụng thủ tục thu hồi đất không? Quan điểm của anh, chị như thế nào về việc thu hồi đất ở các khu đô thị mới hiện nay? Câu 30: khi được cấp giấy chứng nhận về quyền SDĐ, người SD cần có những loại giấy tờ gì, anh chị có nhận xét gì về tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ hiện nay? Câu 31: Hãy cho biết các quyết định giao đất, cho thuê đất sau đây đúng hay sai? giải thích rõ, tại sao? Câu 32: Trình tự và thủ tục giao đất, cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo người Việt Nam định cư ở nước người, cá nhân nước ngoài? Câu 33: Luật đất đai 2003 quy định những trường hợp nào để đòi lại đất khi cho mượn, cho thuê đất ? liên hệ tại địa phương anh, chị? Câu 34: Xã D có 1.200m2 đất ao hồ, dự định sẽ san lấp để chia cho các hộ gia đình trong xã xây dựng nhà ở. Trong khi đang chờ ý kiến của UBND tính, thị xã D đã thuê công ty B san lấp ao hồ và phân lô chỉ cho các hộ gia đình có khó khăn trong xã, đồng thời thu hồi mỗi hồ 70 triệu đồng tiền sanlấp mặt bằng. Sau khi nhận đất một số hộ đã chuyển nhượng cho người khác để kiếm lười. Anh, chị hãy phân tích sự việc nói trên cơ sở pháp luật đất đai hiện hành? Câu 35: Phân tích nội dung quản lý NN về đất đai? Trong các nội dung đó nội dung nào NNQL yếu nhất ở thời điểm hiện nay? Câu 36: Hãy nêu các nguyên tắc trong việc thu hồi về đền bù giải phóng mặt bằng? quan điểm của anh, chị như thế nào về việc đền bù hiện nay, đền bù theo quan hệ dân sự hay quan hệ hành chính? Câu 37: Gia đình ông A có 500m2 đất nông nghiệp trồng lúa đã đượcu cấp GCN QSD Đất. Cuối năm 2001, xảy ra cơn sốt đất gia đình ông đã tự ý san lấp toàn bộ 500m2 đất nông nghiệp để chuyển nhượng cho gia đình ông B với giá 5 triệu đồng 1m2. Tháng 8 năm 2004, chủ đầu tư tiến hành triển khai dự án này XD khu đô thị mới, và bồi thường cho gia đìnhông B mỗi m2 đất NN là 135.000đồng, ông B khiếu kiện lên Hội đồng đền bù và giải phóng mặt bằng của quận. Anh, chị hãy bình luận, phân tích sự việc trên? Câu 38: Hãy Phân tích thẩm quyền của các cơ quan NN trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai? Hiện nay tranh chấp loại nào hay xảy ra nhiều nhất? vì sao? Câu 39: Khi nào một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được coi là hợp pháp? tại sao trên thực tế thường xảy ra hiện tượng chuyển nhượng ngầm đất đai? Câu 40: Một doanh nghiệp tư nhân thuê đất của NN để làm xưởng phục vụ mục đích SXKD với thời hạn 20 năm kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1998, một công ty nước ngoài ngỏ ý muốn liên doanh với DN tư nhân này theo hình thức bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, bên nước ngoài góp vốn bằng tiền và máy móc thiết bị. Hỏi: doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có được góp vốn bằng giá trị quyền SD đất thuê của NN để liên doanh với nước ngoài không? tại sao? Câu 41: Hãy nêu các điều kiện về việc sở hữu nhà và quyền SD đất của người VN ở nước ngoài? người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng đất ở VN không? tại sao? Câu 42: Phân biệt ngành Luật đất đai với Luật Hành Chính? Câu 43 : Hãy nêu những điều cấm trong Luật đất đai 1993 và phân tích các điều khoản cấm đó? Câu 44: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất? Câu 45: ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo anh(chị) việc hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay như thế nào? Câu 46: Tại sao Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng? Câu 47: Chứng minh Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung 1998 và 2001 quan tâm đế quyền và lợi ích của người sử dụng đất? Câu 48: Căn cứ đê phân biệt loại đất theo Luật đất đai 1993 là gì? Theo anh (chị) cách phân loại đã khoa học chưa? Câu 49: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ đất đai thông qua hai công cụ quan trọng là quy hoạch và pháp luật. Anh (chị) có nhận xét gì về hai công cụ quản lý này trong giai đoạn hiện nay? Câu 50: Hãy trình bày và phân tích nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 1993? Câu 51: Phân tích mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật dân sự? Câu 52: Hãy phân tích khía cạnh kinh tế trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai? Câu 53: Người sử dụng đất nông nghiệp muốn chuyển dổi phải làm thủ tục tại cơ quan nào? Nhà nước có khuyến khích việc chuyển đổi hay không? Câu 54: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định trong pháp luật đất đai. Nhận xét về quyền và nghĩa vụ trong thực tế? Câu 55: Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào với Nhà nước. Mục đích của việc quy định các nghĩa vụ tài chính? Câu 56: Luật đất đai quy định: "Trong trường hợp thật cần thiết,Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bịt hu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ "Phân tích quy định này? Câu 57: Anh (chị) có nhận xét gì về tình hình giao đất, cho thuê đất hiện nay? Câu 58: Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nười sử dụng đất phải có giấy tờ gì? Nhân xét về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Câu 59: Căn cứ để các cơ quan Nhà nước ra quyết định giao đất cho thuê đất? Câu 60: Đối tượng nào được giao đất lâm nghiệp? Câu 61: Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quan trọng nhất, yếu nhất? Câu 62: Khi thu hồi đất Nhà nước dền bù theo nguyên tắc nào? Câu 63: Phân tích thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai. Hiện nay tranh chấp loại nào hay xảy ra nhiều nhất? Câu 64: Khi nào một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp.Tại sao trên thực tế thường xảy ra hiện tượng chuyển nhượng ngầm đất đai? Câu 65: Hãy nêu các điều kiện sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nướn ngoài. Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng đất đai ở Việt Nam? Câu 66: Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền gì?Tại sao hiẹn nay có hiện tượng người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Câu 67: Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích gì? Tại sao một quy hoạch sử dụng đất có thể được điều chỉnh nhiều lần. Phân tích ưu và nhược điểm của việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết? Câu 68: Anh (chị) có nhận xét gì về thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay? Câu 69: Chính quyền xã có nhiệm vụ gì trong quản lý Nhà nước về đất đai. Nhân xét về tình hình quản lý của chính quyền cấp xã?

doc51 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 15214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 69 Câu hỏi đáp Luật đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động tích cực đến đời sống kinh tế ở nông thôn, nó bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản xuất,thực hiện được chính sách của Đảng và Nhà nước ta là:"người cày có ruộng". Việc pháp luật đưa ra hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn xuất phát từ những nguyên nhân như tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở nông thôn, phần lớn người nông dân không có đủ việc làm. Mật độ dân cư nông thôn quá dày đặc trên 1 ha, đất canh tác(khoảng 2 người/ ha đất canh tác).Tình trạng khan hiếm ruộng đất trong nông nghiệp đặc biệt là ở miền Bắc đã dẫn đến mối tương quan giữa ruộng đất-dân số-lao động trở lên hết sức căng thẳng.Trong những năm gần đây mặc dù sản lượng lương thực của cả nước nói chung là tăng nhưng đa số nông dân vẫn có mức thu nhập thấp vì nguồn sống của hộ chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Tách khỏi ruộng đất người nông dân mất luôn nguồn sống chính. Đa số nông dân có thu nhập thấp,chỉ đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, không có khả năng đầu tư thêm chosản xuất trên quy mô lớn và cũng không có khả năng đầu từ vào các lĩnh vực khác, bởi vậy việc áp dụng chính sách hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là cần thiết. Câu 47: Chứng minh Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung 1998 và 2001 quan tâm đế quyền và lợi ích của người sử dụng đất? Trước Luật đất đai 1993 chúng ta đã có Luật đất đai 1987.Luật đất đai 1987 khẳng định.Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thong snhất quản lý, Nhà nước giao đât cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có hạn hoặc tạm thời. Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng quyền lợi hợp pháp trên đất được giao kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kêt quả đầu tư khi thấy còn sử dụng đất và đất đó được giao cho người khác sử dụng theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Luật đất đai 1993 mở rộng hơn hình thức giao quyền cho người sử dụng đất. Ngoài việc Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuê đất. Luật đất đai 1993 mở rộng hơn các quyền đối với người sử dụng đất. Ngoài quyền sử dụng đất đúng mục đích được giao hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hậngio đất. Luật đất đai sửa đổi bỏ sung 1998 cho phép gia đình, cá nhân có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để hợp tác sản xuất kinh doanh, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong thời hạn thuê đất. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng đó tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn được góp bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp lâm nghiập nuôi trồng thuỷ sản làm muối mở rộng công nghiệp chế biên dịch vụ nằhm phát triển sản xuất. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền có quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng đất gắn liền với công trình kiến trúc, với kết cấu hạ tầng đã được xây dựng trên đất đó cho thuê quyền sử dụng gắn liền với công trình kiến trúc, với kết cấu hạ tầng đã được xây dựng trên đất đó, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất lại tổ chức tín dụng Việt Nam; góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm có quyền thế chấp tài sản thuộc sở dhữu của mình gắn liền với đất thuế tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay tiền chuyển nhượng tài sản thuốc ở hữu của mình gắn liền với đất thuê; Doanh nghiệp Nhà nước có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thuê để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê cho cả thời gian thuê, đã trả trước tiền thuê đất nhiều năm nếu thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm có quyền: thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê cùng với tài sản thuọc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thuê trong thời hạn thuê ùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, cho thuê lại quỳen sử dụng. Luật đất đai sửa đổi, bổ sung 2001 quy định thế chấp quyền sử dụng đất cho phép tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền thế chấp haợc bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó tại Việt Nam không phân biệt đó là tổ chức tín dụng đó là của Việt Nam hay của nước ngoài. Câu 48: Căn cứ đê phân biệt loại đất theo Luật đất đai 1993 là gì? Theo anh (chị) cách phân loại đã khoa học chưa? Căn cứ để phân loại đất theo Luật đất đai 1993 là mcụ đích sử dụng chủ yếy của đất. Điều 11 Luật đất đai 1993 nêu rõ: "Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu được phân thành các loại sau đây": 1.Đất nông nghiệp. 2.Đất lâm nghiệp. 3.Đất khu dân cư nông thôn. 4.Đất đô thị 5.Đất chuyên dùng. 6.Đất chưa sử dụng. Nhìn chung cho đến nay cách phân loại này vẫn được các nhà làm luật các nhà quản lý chấp nhận xem là khoa học. Trải qua các lần sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001. Điều 11-Luật đất đai 1993 vẫn được giữ nguyên đã nói lên điều đó. Mặt khác các loại đất cũng có thể được phân loại theo một cách khác gồm 5 loại sau đây: 1.Đất nông nghiệp. 2.Đất lâm nghiệp. 3.Đất ở 4.Đất chuyên dùng. 5.Đất chưa sử dụng. Cách phân loại này sẽ không phân biệt đất dân cư nông thôn và đất đo thị thuần tuý căn cứ vào mục đích sử dụng của đất.Mục đích nông nghiệp lâm nghiệp đất ở rõ ràng nên phân thành một loại đất.Các mục đích khác tập trung vào loại đất chuyên dùng còn các loại đất chưa được sử dụng ở các vùng sữ quy mô vào loại đất chưa sử dụng. Câu 49: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ đất đai thông qua hai công cụ quan trọng là quy hoạch và pháp luật. Anh (chị) có nhận xét gì về hai công cụ quản lý này trong giai đoạn hiện nay? Pháp luật và quy hoạch là hai công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai: Pháp luật có vai trò duy trì mọi trật tự kỷ cương cần thiết cho quản lý và sử dụng đất đai trong xã hội. Quy hoạch đất đai chính là sự tính toán phân bổ đất đai cụ thể và hợp lý về số lượng, chất lượng, vị trí không gian cho các mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và từng địa phương ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Quy hoạch là sự tính toán sử dụng quỹ đất sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Pháp luật và quy hoạch đã được Nhà nước xác định là công cụ quản lý Nhà nước về đất đai.Tuy nhiên trong thực tế hai công cụ này còn nhiều bất cập. Đất đai là một vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm trong đời sống xã hội, do sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường những năm gần đây nảy sanh nhiều vấn đề phức tạp mà các quy định pháp luật đất đai hoặc là không có, chưa được ban hành kịp thời hoặc có nhưng nhưng không phù hợp chòng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng đất. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành nhiều: ở Trung ương có 100 văn bản trong đó có 19 văn bản của Quốc hội và UBTVQH, văn bản của Chính phủ gồm 23 Nghị định,6 công văn,3 Nghị quyết,12 chỉ thị,10 Quyết định thong tư và Thông tư liên bộ.Tuy nhiên thực tế hệ thống văn bản pháp luật trên vẫn chưa bao quát toàn diện những vấn đề, những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Mặt khác do tình trạng ban hành nhiều văn bản pháp luật đất đai từ Trung ương đến địa phương nên kể cả người quản lý lẫn người sử dụng đất khó mà cập nhật, kiểm kỹ, nắm chắc được khết những quy định trong lĩnh vực này. Quy hoạch đất đai quả thực đang là vấn đề nổi cộm ở nước ta.Bởi vì thực tế cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất còn tràn lan (hiện trong cả nước có tới 9 viện quy hoạch chuyên trách hàng trăm Công ty tư vấn vừa thiết kế công trình vừa quy hoạch), chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi.Nhìn chung công tác quy hoạch mới chỉ dừng lại ở mục tiêu về giao thông, phân khu chức năng mà chưa có sự tính toán sao cho sử dụng đất có quả.Thời gian thực hiện quy hoạch còn chưa rõ hoặc bị kéo dài làm cho hiệu quả quản lý thấp. Hiện nay trong 61 tỉnh thành phố mới có 47 tỉnh thành phố được Chính phủ xét duyệt việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.Còn về quy hoạch chi tiết cho quận huyện, thị xã, xã, phường đến nay nhiều địa phương chưa làm. do đó công tác quy hoạch chưa trở thành công cụ quản lý thực sự có hiệu quả. Bên cạnh những bất cập trong pháp luật, quy hoạch sử dụng đất hai công cụ này cũng đã có những mặt tiến bộ phù hợp với tình hình thực tế.Về cơ bản pháp luật đất đai đã tạo điều kiện thực hiện việc giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật tạo điều kiện quan trọng cho việc sử dụng đất có hiệu quả và hình thành thị trường quyền sử dụng đất... Câu 50: Hãy trình bày và phân tích nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 1993? Điều 13 - Luật đất đai 1993 quy định: "Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm". 1.Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất,lập bản đồ địa chính. 2.Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất. 3.Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý,sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 4.Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 5.Đăng ký đất đai, lập và quả lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 6.Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể kệ về quản lý, sử dụng đất. 7.Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. -Hoạt động đánh giá đất và lập bản đồ địa chính.Đây là việc làm hết sức quan trọng,nó tạo cơ sở ban đầu cho công tác quản lý đất đai, đặc biệt trọng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xác định giá đất. -Quy hoạch kế hoạch hoà việc sử dụng đất.Quyhoạch sử dụng đất là sự tính toán phân bổ đất đai cụ thể về số lượng,chất lượng, vị trí, không gian...cho các mục tiêu kinh tế xã hội.Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất bởi bì kế hoạch sử dụng đất là biện pháp để thựch hiện quy hoạch. -Hoạt động của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật:Quản lý Nhà nước về đất đai không thể thiếu văn bản pháp luật.Nó là cơ sở pháp lý trng quy trình quản lý Nhà nước về đất đai.Chính vì vậy văn bản yâu cầu của thực tế. -Giao đất,cho thuê đất, thu hồi đất. +Giao đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho tổ chức,hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.Căn cứ để giao đất,cho thuê đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án đầu tư, ghi trong thiết kế dã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc chấp nhận bằng văn bản về địa diểm diện tích đất, đơn xin giao đất. +Thuê đất là việcNhà nước thực hiện cho người có nhu cầu sử dụng đất thuê đất trong thời hạn và theo mục đích mà Nhà nước quy định.Trong một số trường hợp Nhà nước cho phép người sử dụng đất được quỳen cho thuê lại đất đã thuê của Nhà nước. +Thu hồi đất:Trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng,lợi ích quốc gia Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất.Người sử dụng đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Ngoài ra,Nhà nước thu hồi đất theo các quy định khác của pháp luật. Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản chuyển đi nơi khác, giảm nhu cầu sử dụng đất, cá nhân sử dụng đất chết mà không có người tiếp tục sử dụng đất đó. Đất không được sử dụng trong thời hạn12tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quỳen cho phép. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao. Sử dụng đất không đúng mục đích được giao. Người sử dụng đất cố ý khôg thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đất giao không đúng thẩm quyền. -Đăng ký đất đai:Khi cơ quan Nhà nước có thầm quyền giao đất cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất mà chưa đăng ký thì người sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. -Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thực pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ởTrung ương phát hành.Cơ quan nào có thẩm quyền quyết dịnh giao đất thì có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.Cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Thống kê, kiểm kê đất đai: Thống kê, kiểm kê đất đai là tổng hợp các số liệu tập hợp từ việc theo dõi quá trình biến động đất đai, từ quá trình sử dụng đất đai việc thóng kê đất đai tiến hành một năm một lần, kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần do UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện. -Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quả lý sử dụng đất.Hoạt động này có ý nghĩa nhiều mặt trong công tác quản lý Nhà nước đối với đất dai. Nó bảo đảm cho các văn bản quản lý Nhà nước về đất dai,các chính sách về đất đai được thực hiện nghiêm chỉnh bởi các chủ thể quản lý và người sử dụng đất.Hoạt động này cho phép Nhà nước có sự điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với thực tế. -Giải quyết tranh chấp về đất đai: đất đai là vấn đề phựctạp.Trong thực tiễn tranh chấp về đất dai thường xuyên xảy ra.Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai phải tìm ra biện pháp giải quyết để phát triển sản xuất ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Câu 51: Phân tích mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật dân sự? Luật dân sự là một ngành luật trog hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và các qun hệ nhân thân. Xét về bản chất, quyền sở hữu đất đai là một quyền đặc biệt, chỉ thuộc về Nhà nước.Mặc dù nó không thuộc sở hữu của chủ sử dụng đất,nhưng họ được Nhà nước cho phép chiếm hữu, sử dụng khai thức các lợi ích từ đất được phép chuyển quyền sử dụng đất từ chủ sử dụng đất này sang chủ sử dụng đất khác. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất (Tổ chức, cá nhân hộ gia đình) được quy định trong hiến pháp 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1995, 2001 và trong Bộ Luật dân sự 1995. Các quy định của ngành Luật đất đai là cơ sở cho các quy định của ngành Luật dân sự về quyền sử dụng đất. Bộ Luật dân sự cụ thể hoá quyền năng của chủ sử dụng đất trong ngành Luật đất đai. Bộ Luật dân sự là phương tiện để các quy định của Luật đất đai về quyề sử dụng đất đi vào cuộc sống, hiện thực hoá trong đời sống. Câu 52: Hãy phân tích khía cạnh kinh tế trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai? Trong quản lý Nhà nước về đất đai, Nhà nước sử dụng nhiều phương pháp quản lý, nhiều công cụ quản lý khác nhau. Đó là phương pháp hành chính, giáo dục thuyết phục, phương pháp cưỡng chế và bên cạnh đó có phương pháp kinh tế. Các công cụ quan trọng đó là công cụ tài chính. Sự hiện diện của phương pháp kinh tế, công cụ tài chính trong quản lý Nhà nước về đất đai đã phản ánh khía cạnh kinh tế trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Phương pháp kinh tế là cách thức Nhà nước tác động gián tiếp vào các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thông qu các lợi ích kinh tế để họ tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất, nhưng phải bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích theo quyêt định giao đất haợc thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Biểu hiện thành công nhất của phương pháp kinh tế trong quản lý Nhà nước về đất đai là việc áp dụng khoán sản phẩm trong nông nghiệp phối hợp với việcgiao quyền sử dụng đất lâu dài cho tổ chức cá nhân, hộ gia đình để phục vụ cho sản xuất. Đây thực sự là động lực to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và sử dụng có hiệu quả đất đai. Khía cạnh kinh tế trong quản lý Nhà nước về đất đai được biểu hiện cụ thể nhất trong việc Nhà nước sử dụng công cụ tài chính làm công cụ quản lý. Sử dụng công cụ tài chính trong quản lý Nhà nước về đất đai là việc Nhà nước sử dụng phối hợp các lợi ích kinh tế từ các mối quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai để tác động đến các chủ thể sử dụng đất để đạt được mục tiêu quản lý. Nhà nước đã sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính để thực hiện công tác quản lý của mình.Công cụ tài chính được sử dụng rộng rãi nhất trương công tác quản lý về đất đai là thuế .Theo Luật đất đai kiện hành Nhà nước sử dụng các loại thuế.Thuế sử dụng đất nông nghiệp. -Thuế chuyển quyền sử dụng đất. -Thuế nhà đất. Bên cạnh công cụ thuế Nhà nước còn quy định lệ phí địa chính, giá cả cho từng loại đất để quản lý. Lệ phí địa chính là khoản tiền người sử dụng đất phải nộp khi được cơ quan Nhà nước phục vụ các công việc về địa chính đó là khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục hồ sơ địa chính, chứng nhận biến động về đất đai. Giá cả đất đai là biểu hiện cụ thể của việc thừa nhận "đất đai là hàng hoá đặc biệt" để tạo cơ sở để tính các loại thuế đặc biệt là thuế chuyển quyền sử dụng đất. Ngoài các công cụ tài chính vơ bản trên tín dụng ngân hàng cũng đang đượcnghiên cứu ứng dụng vào quản lý Nhà nước về đất đai và bước đầu phát huy tác dụng trên thực tế. Câu 53: Người sử dụng đất nông nghiệp muốn chuyển dổi phải làm thủ tục tại cơ quan nào? Nhà nước có khuyến khích việc chuyển đổi hay không? Pháp luật đất đai quy định hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đất ở được chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau khi có đủ các điều kiện sau: -Thuận tiên cho sản xuất và đời sống. -Sau khi chuyển đổi đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn theo quy dịnh của pháp luật. Theo khoản1-Điều31-Luật đất đai1993: "Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND xã, ở đô thị làm tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh". Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thông qua hợp đồng chuyển đổi theo mẫu do tổng cục địa chính ban hành.Hồsơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm:Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất; giấy chứn nhận quyền sử dụng đất.Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tạiUBND xã,phường,Thị trấn nơi có đất chuyển đổi.Sau khi các nhận vào văn bản hợp đồng chuyển đổ quyền sử dụng đất trong trường hợp đươc chuyển đổi quyền sử dụng đất các bên chuyển đổi quỳen sử dụng đất (nộp thuế chuyển quyền) nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật. Chuyển đổi quyền sử dụng đất chủ yếu diễn ra với đất nông nghiệp.Trong quá trình giao đất nông nghiệp tất cả các loại đất xấu, tốt, xa, gần đen ra chia đều cho các hộ nông dân, vì vậy sự manh mún về đất nông nghiệp là phổ biến. Một hộ gia đình có tới 20 thửa ruộng, ở trung du miền núi có hộ đạt mức kỷ lục 53 thửa tổng diện tích cộng lại khoảng dưới 2 ha. Việc chia đất manh mún ảnh hưởng lớn đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá tác của người nong dân, làm giảm năng suất lao động gây cản trở trong việc sản xuất kinh tế hàng hoá nông nghiệp. Bởi vậy Nhà nước khuyến khích các hộ gia đình nông dân chuyển đổi ruộng cho nhau. *Chuyển đổi đất nông nghiệp không phải nộp thuế chuyển quyền.Đất ở phải nộp thuế. Câu 54: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định trong pháp luật đất đai. Nhận xét về quyền và nghĩa vụ trong thực tế? Điều73-Luật đất đai1993 sửa đổi bổ sung một số điều năm1998và2001 quy định người sử dụng đất có những quyền sau đây: 1.Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao. 3.Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 4.Hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ cải tạo đất mang lại. 5.Được Nhà nước hướng dẫ và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất. 6.Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đế quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, đươc bồi thường về đất khi bị thu hồi. 7.Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất. 8.Đươc quyền khiếu nại tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp luât về đất đai. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành người sử dụng đất không chỉ có quyền chiếm hữu sử dụng mà còn có các quyền ăng khác là: quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, cho thuê cho thuê lại, thừa kế, thế chấp hoặc bảo lãnh và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh liên kết. Các quyền này được biểu hiện ở hộ gia đình cá nhân tổ chức sử dụng đất khác nhau Trước Luật đất đai 1993 chúng ta đã có Luật đất đai 1987.Luật đất đai 1987 khẳng định.Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thong snhất quản lý, Nhà nước giao đât cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có hạn hoặc tạm thời. Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng quyền lợi hợp pháp trên đất được giao kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kêt quả đầu tư khi thấy còn sử dụng đất và đất đó được giao cho người khác sử dụng theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Luật đất đai 1993 mở rộng hơn hình thức giao quyền cho người sử dụng đất. Ngoài việc Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuê đất. Điều79-Luật đất đai 1993 quy định: "Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây". 1.Sử dụng đất đún mục đích, đún ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất. 2.Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và tăng khả nang sinh lợi của đất. 3.Tuân theo những quy định vè bảo vệ môi trường khong làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 4.Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của của pháp luật. 5.Nộp tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật. 6.Bồi thường cho người có đất bị thu hổi để giao cho mình. 7.Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi. Trong thực tế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu xem xét. Người sử dụng đất nhiều khi chưa sử dụng các quyền năng của mình.Ví dụ như quyền chuyển đổi đất nông nghiệp. Các hộ nông dân ít sản xuất trên quy mô lớn. Ngoài ra còn có tình trạng người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình khong đúng trình tự thủ tục quy định (chuyển nhượng ngầm quyền sử dụng đất). Người sử dụng đất nhìn chung còn có sự vi phạm về nghĩa vụ.Tình trạng lấn chiếm đất, "nhảy dù" xuống các diện tích đất chưa sử dụng khá phổ biến. Người sử dụng đất do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ đất, chậm trễ trong việc giao lại đất khi bị thu hồi. Câu 55: Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào với Nhà nước. Mục đích của việc quy định các nghĩa vụ tài chính. Các nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện với Nhà nước. -Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất sử dụng vào mục đích.Hộ gia đình cá nhân làm nhà ở.Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê. Tổ chức kinh tế đầu từ xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gán liền với kết cấu hạ tầng đó.Tổ chức kinh tế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất có thu tiền để chi phí quyết định mà không phải đền bù thiệt hại về đất cho người bị thu hồi phải nộp 100% tiền sử dụng đất và trường hợp bồi thường đền bù thiệt hại về đất thì được trừ số tiền thực tế đã đền bù nhưng mức độ tối đa không quá 90% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách. -Tiền sử dụng đất khi được chuyển mục đích sử dụng đất. +Đối với hộ gia đình cá nhân. Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp đất lâm ngiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ và đất làm muối khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang làm đất ở theo quy hoạch được duyệt phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức đất ở. +Đối với tổ chức. Tổ chức đan sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trong thủy sản và làm muối, đất sử dụng vào mục đích an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,đất chuyên dùng khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang thành đất ở, xây dựng kết cấu hạ tầng phải nộ 100% tiền sử dụng. +Tổ chức đang sử dụng đất thuê khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép snag xây dựng nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng cho thuê phải nộp 100% tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước trường hợp tổ chức đã nộp tiền thuê đất tính đến thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất mà còn dư thì được trừ số tiền thuê còn dư đó vào tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách, trường hợp phải đền bù thiệt hại về đất thuê thì được trừ số tiền thực tế đã đến bù nhưng không qua 90% số tiền sử dụng đất phải nộp vào ngân sách. -Lệ phí địa chính khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục hồ sơ địa chính, chứng nhận biến đọng về đất đai. Người sử dụng đất mà không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất nhưng phù hợp với quy hoạc, không có tranh chấp khi được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau: +Đối với đất đô thị: Trường hợp sử dụng đất ở ổn định trước ngày18/12/1980 thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Trường hợp sử dụng đất ở ổn đinh từ ngày18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật đất đai có hiệu lực) thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất. Trường hợp sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 trở về trước sau thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Nếu do chuyển nhượng của người sử dụng đất trước đó không có giấy tờ hợp lệ chỉ có giấy tờ mua,bán chuyển nhượng giữa hai bên được UBND xã, phường thị trấn xác nhận phải nộp tiền sử dụng đất. -Đối với đất khu dân cư nông thôn. Trường hợp sử dụng đất ở ổn định trước ngày31/5/1990 thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Trường hợp sử dụng đất ở ổn định từ ngày31/5/1990 đến trước ngày15/10/1993 thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất. Trường hợp sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 trở về trước sau thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Nếu do nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất trước đó không có giấy tờ hợp lệ chỉ có giấy mua, bán, chuyển nhượng giứa hai bên UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất. -Thuế: +Thuế sử dụng đất nông nghiệp. +Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất. +Thuế nhà đất. Mục đích của quy định nghĩa vụ tài chính. -Sử dụng làm công cụ tài chính phục vụ cho quảnlý Nhà nước về đất đai. -Tác động vào ý thức người sử dụng đất đẻ họ sử dụng tiết kiệm có hiệu quả. -Thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất kết hợp hài hoà các lớiich. -Tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước phục vụ cho phúc lợi xã hội. Câu 56: Luật đất đai quy định: "Trong trường hợp thật cần thiết,Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bịt hu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ "Phân tích quy định này? Thực chất quy định này là một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với đất đai.Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích. Trong quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và về đất đai nói riêng cần phải trú trọng việc kết hợp hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước lợi ích của người sản xuất đất bởi vì đât đai không chủ là tài sản chung của quốc gia của cộng đồng, mà còn là tư liệu sản xuất và là cơ sở vật chata quan trọng của bản thân người sử dụng đất. Quy định trên nhằm mục đích xử lý tốt mối quan hệ giữa các lợi ích để tỏa động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế đồng thời giảm bớt xung đột giữa người quản lý và người sử dụng đất đai loại trừ dần những nguyên nhân làm nảy sinh tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Quy định này cuãng để gián tiếp khẳng định quy định Nhà nước giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình , cá nhân tổ chức sử dụng.Việc quy định về thu hồi đất có đền bù nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi. Quy định này cũng cho thấy được bản chất của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Câu 57: Anh (chị) có nhận xét gì về tình hình giao đất, cho thuê đất hiện nay? Giao đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho tổ chức hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Thuê đất là Nhà nước trực tiếp cho người có nhu cầu sử dụng đất được thuê đất theo thời hạn và theo mục đích mà Nhà nước cho phép sử dụng đất được quyền cho thuê lại đất đã thuê của Nhà nước. Trong thực tế trong những năm qua việc giao đất, cho thuê đất có những tiến bộ đáng kể. Các quyết định giao đất đã xác lập quyền sử dụng đất cho nhiều hộ gia đình, cá nhân tổ chức phù hợp nguyện vọng mong muốn của người sử dụng đất, từ đó đất đai được giao sử dụng có hiệu quả thiết thực. Việc cho thuê đất cũng có nhièu cải tiến. Thời gian giải quyết đơn xin thuê đất được rút ngắn phù hợp với nhu cầu của cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong việc giao đất cho thuê đất vẫn còn những vướng mắc. Việc giao đất cho thuê đất căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của chúng ta còn quá nhiều hạn chế điều chỉnh liên tục làm cho việc giao đất cho thuê đất gặp khó khăn hiệu quả thấp. Đất đã giao, đã cho thuê chậm được đưa vào sử dụng. Một vấn đề nữa là sự vi phạm thẩm quyền giao đất, cho thuê đất. Có tình trạng UBND phường xã đã có nơi ra quyết đinh giao đất... Việc giao đất chưa được quy định cụ thể rõ ràng về mục đích sử dụng dẫn đến tình trạng người thực hiện đợc giao đất rồi để đất đó mà không thực hiện các hoạt động sản xuất. Đất đô thị khi quy hoạch các khu đo thị các khu công nghiệp giao đất rừng cho dân dẫn đến hậu quả là người sử dụng đất có cơ hội chuyển mục đích đất trái phép. Câu 58: Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nười sử dụng đất phải có giấy tờ gì? Nhân xét về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? (Theo công văn số 1427/ĐC ngày 3.10.1995 của Tổng cục Địa chính). Người sử dụng đất có một trong các giấy tờ sau được cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quỳen theo quy định của pháp luật về đất đai. -Những loại giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thểm quyền giao đất cho thuê đất trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai trong từng thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng đất, từ đó đến nay. -Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp. -Giấy tờ do cơ quan thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp. -Giấy tờ thừa kế nhà đất, tặng, cho nhà đất đưa UBND xã phường thị trấn xác nhận và đất đó không có tranh chấp. -Bản án hoặc quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. -Giấy tờ giao nhà tình nghĩa. -Giấy tờ chuyển nhượng đất đai mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã phường, thị trấn thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã, phường, thị trấn. Tham khảo: Người sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Người được thừa kế quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở hoặc tài sản mà khong có tranh chấp về thừa kế nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. -Người khai hoang đất đai từ 1980 trở về trước phù hợp với quy hoạch liên tục sử dụng và không có tranh chấp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. -Người nhận chuyển nhượng đất ở thực sự có yêu cầu được chính quyền địa phương xác nhận. -Người sử dụng đất ổn định không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch được chính quyền cấp xã xác nhận, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay nhìn chung là tiến độ chậm. Theo báo cáo công tác 9 tháng đầu năm của Tổng cục địa chính năm 2001 mới khoảng 641.000 hộ trong tổng số4.547.000 hộ sử dụng đất đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 14% tổng số Qua thực tế đền bù giải phóng mặt bằng thì nhiều tỉnh phía nam trong tổng số100% nhà đất được đền bù chỉ30% là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Có thể khẳng định rừng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều vấn đề cần xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, việc người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là điều cần phải được lý giải cặn kẽ và sâu sắc. Câu 59: Căn cứ để các cơ quan Nhà nước ra quyết định giao đất cho thuê đất? Căn cứ chung nhất để Nhà nước ra quyết định giao đất, cho thuê đất. -Văn cứ vào quỹ đất của địa phương. -Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. -Căn cứ vào nhu cầu, khả năng sử dụng đât của người sử dụng đất được ghi trong luận chứng kinh tế , kỹ thuật, ghi trong dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. -Đơn xin giao đất của người sử dụng. +Căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất lâm nghiệp. -Tuỳ thuộc voà quỹ đất lâm nghiệp của địa phương. -Trên cơ sở quy hoạch đất lâm nghiệp, quy hoạch rừng các loại của từng địa phương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. -Căn cứ vào nhu cầu khả năng sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức được ghi trong dự án quản lý xây dựng khu rừng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. -Căn cứ vào đơn xin giao đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận. +Căn cứ để giao đất ở khu dân cư nông thôn. -Dựa vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất khu dân cư nông thông đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. -Căn cứ vào mức đất ở nông thôn cho mỗi hộ gia đình theo quy định của chính phủ. -Căn cứ vào đơn xin giao đất của hộ gia đình có nhân khẩu thường trú tại địa phương. +Căn cứ để giao đất đo thị: Cơ bản gióng như giao đất khu dân cư nông thôn. Câu 60: Đối tượng nào được giao đất lâm nghiệp? Nhà nước giao đất lâm nghiệp không thu tiền CD Đ cho các đối tượng sau: -Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm muối mà có nguồn sống chính (chủ yéu) là thu nhập có đưọctwf các hoạt động sản xuất đó, được UBND xã, phwongf, thịt rấ nơi có đất lâm nghiệp xác nhận. -Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. -Doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng đất lâm nghiệp do Nhà nước giao trước ngày01/01/1999. -Trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, trường học trường dạy nghề. -Tổ chức khác thuộc các thành phần kinh tế đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp theo nghị định số02/NĐChính phủ ngày15/10/1994 của Chính phủ trước ngày 01/01/1995 được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn giao đất khi hết thời hạn đã giao phải chuyển sang thuê đất. -Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất lâm nghiệp kết hợp với quốc phòng. -Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình các nhân trong nước, tổ chưc và cá nhân nước ngoài thuê đất để sử dụng vào mục địch lâm nghiệp. -Đất được quy hoạch để gây dựng, phát triển rừng sản xuất. -Đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít rung yếu. -Đất rừng đặc dụng để kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thaní dưới tán rừng theo quy định của Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn. Câu 61: Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quan trọng nhất, yếu nhất? Nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai xem câu 12. Có thể khẳng định rằng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, thì lĩnh vực hoạt động của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật là nội dung quan trọng nhất. Nó quan trọng nhất bởi các lý do sau đây: -Các văn bản pháp luật là nơi các chính sách đất đai của Đảng được quy phạm hoá.Chúng ta khẳng định chính sách và pháp luật là công cụ quan trọng nhất để quản lý nhà nước về đất đai thì hoạt động ban hành văn bản pháp luật về đất đai không thể khong chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. -Quản lý Nhà nước nói chung, quản lý Nhà nước vì đất đai nói riêng không thể thiếu các văn bản pháp luật. Nó ổn định các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai, nó là cơ sở pháp lý trong quy trình quản lý Nhà nước về đất đai. -Các văn bản pháp luật còn chi phối ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Mặc dù hoạt động ban hành văn bản pháp luật là nội dung quan trọng nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai nhưng nó cũng là một trong những khâu yếu nhất. Văn bản ban hành nhiều mà khôg đồng bộ, toàn diện. -Các văn bản có tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn. -Nhiều văn bản ban hành không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta cũng là một nội dung quản lý còn nhiều yếu kém.Các quy hoạch, kế hoạch còn tản mạn, tính khả thi thấp chỉ trú trọng phân khu chức năng mà chưa tính toán để sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý. Câu 62: Khi thu hồi đất Nhà nước dền bù theo nguyên tắc nào? Các nguyên tắc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. -Nguyên tắc công bằng, dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong đền bù khi thu hồi đất. Việc thu hồi đất phải dựa vào hiện trạng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy định của pháp luật để đối xử công bằng với các đối tượng sử dụng đất có đất bị tu hồi. Phải quán triệt từ tưởng lấy dân làm gốc đề bàn bạc dân chủ, công khai, công khai hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đẻ tìm ra giải pháp mực đền bù hợp lý khi các văn bản pháp luật chưa phù hợp. -Nguyên tắc pháp chế: Việc đền bù cho người sử dụng đát có đất bị thu hồi phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, đối tượng được đền bù không được "tách luật" để làm sai ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, chính sách của Nhà nước. -Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng và lợi íc của người sử dụng đất. Khi đền bù nếu chỉ coi trọng lợi tích của Nhà nước thì việc thu hồi đất khó thực hiện.Ngược lại chỉ quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất thì sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia.Nguyên tắc này nếu được thực hiẹn tốt sẽ góp phần ổn định đời sống người sử dụng đất bịt hu hồi đất đồng thời chính sách của Nhà nước được thực hiện hiệu quả. -Nguyên tắc đền bù hợp lý. Câu 63: Phân tích thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai. Hiện nay tranh chấp loại nào hay xảy ra nhiều nhất? Giải quyết tranh chấp về đất đai là một nọi dung quan trọng trong quản lý Nhà nước vè đất đai. Theo khoản 2,3 Điều 38 Luật đất đai 1993 thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai của cơ quan Nhà nước được quy định như sau: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất khôg có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do UBND giải quyết theo quy định: -UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức giữa tổ chức với tổ chức nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình. -UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức, hộ gia đình cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương. Trong trường hợp không đồng ý với quyết đinh của UBND đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên cí hiệu lực thi hành. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do toà án quyết định. Quán triệt từ tưởng lấy dân làm gốc Nhà nước khuyến khích hoà giải đất đai trongnhân dân. Việc quy định thẩm quyền giải quyết cho các cơ quan Nhà nước để tránh tình tạn đơn từ khiếu kiện khiếu nại về đất đai, chuyển lòng vòng chậm được giải quyết ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của nhân dân. Về tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính.Đ39 Luật đất đai1993 quy định do đó UBND các đơn vị hành chính có tranh chấp cũng phối hợp giải quyết.Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí haợc viẹc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định. -Nếu việc tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh thì do chính phủ quyết định. -Nếu việc tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội quyết định. -Hiện nay các tranh chấp về địa giới là tranh chấp xảy ra nhiều nhất do tính lịch sử của đất đai. Câu 64: Khi nào một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp.Tại sao trên thực tế thường xảy ra hiện tượng chuyển nhượng ngầm đất đai? Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai quy định theo đó người sử dụng đất (gọi là bên nhận quyền sử dụng đất) còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng. Một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện: -Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng dất phải được lập thành văn bản theo mẫu do Tổng cục địa chính ban hành, đối tượng của hợp đồng hợp pháp. -Chủ thể hợp đồng hợp pháp: +Người được chuyển nhượng có giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được phép chuyển nhượng. +Người được chuyển nhượng có quyền nhận chuyển nhượng. Thực tế thường xảy ra hiện tượng chuyển ngầm đất đai là do các nguyên nhân: -Các bên muốn trốn khoản thuế chuyển quyền. -Do thủ tục chuyển nhượng rườm rà, phức tạp. -Do bên chuyển nhượng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu không chuyển nhượng ngầm thì việc chuyển nhượng không thể thực hiện được. Đây là hậu quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chạm trễ gây khó khăn cho người sử dụng đất trong việc thực hiện các quyền. Câu 65: Hãy nêu các điều kiện sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nướn ngoài. Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng đất đai ở Việt Nam? Theo Điều6-Nghị dịnh số81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ về viẹc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mu nhà ở tại Việt Nam thì điều kiện để được mua nàh tại Việt Nam phải có đủ các giấy tờ sau: -Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam haợc họ chiếu, giấy tờ hợp lệ của nước ngoài cấp.Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu giấy tờ hợp lệ của người nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận có quôc tịch Việt Nam haợc giấy xác nhận mất quốc tích Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân.Giấy tờ được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận thuộc các đối tượg được mua nhà ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành Nhà nước chỉ cho phép chuyển nhượng: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở. Điều kiện được nhận chuyển quỳen sử dụng đất được quy định: có nhu cầu sử dụng đất, đất dưới hạn mức vấn đề về hộ khẩu.Chính vì vậy người nươc ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Câu 66: Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền gì?Tại sao hiẹn nay có hiện tượng người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất nộp các khoản tiền sau đây: -Lệ phí địa chính (tiền sử dụng đất). -Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa nộp tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất phải nộp tiều sử dụng đất, thuế chuyển quyền. -Chi phí cần thiết cho việc đăng ký kê khai đo vẽ nhà, đất. Người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do: -Tình trạng vi phạm pháp luật của những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Thực tế là vấn đề hạn mức đất theo quy định chỉ áp dụng cho các trường hợp giao đất mới mà không áp dụng đối với các trường hợp đã giao trước Nghị định 04năm2002 nhiều địa phương lại ấp dụng hạn mức khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp trước đó kể cả đó là dất thổ cư gia đình đã sinh sống nhiều đời. -Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Tiền sử dụng đất phải nộp khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Câu 67: Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích gì? Tại sao một quy hoạch sử dụng đất có thể được điều chỉnh nhiều lần. Phân tích ưu và nhược điểm của việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết? Quy hoạch sử dụng đấtchính à sự tính toán phần đất đai cụt hể và hợp lý về só lượng, chất lượng vị trí không gian cho các mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và từng địa phương ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Nhà nước đặt vấn đề quy hoạch sử dụng đất vì các mục đích cơ bản sau đây. -Sử dụng đất có hiệu quả cao nhất. -Bảo đẩm đất được sử dụng tiết kiệm. -Bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong tương lai. -Đưa vào sử dụng các diện tích chưa sử dụng. -Phân khu chức năng giải quyết các vấn đề giao thông. -Chực hiện các chính sách đầu tư, xây dựng sản xuất theo ý đồ của Nhà nước ... Thực tế là các quy hoạch sử dụng đất ơ nước ta thường bị điều chỉnh nhiều lần. Hiện trạng trên bắt nguồn từ sự thay đổi các điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, sự biến động về chính sách phát triển, sự yếu kém trong công tác quy hoạch dẫn đến các quy hoạch khi thực hiện không hiệu quả và phải điều chỉnh. Việc điều chỉnh các quy hoạch chi tiết có những ưu và nhược điểm riêng. *Ưu điểm: -Tạo ra tính thiết thực, tính khả thi của quy hoạch.Quy hoạch ngày càng phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội. *Nhược điểm: -Chi phí tốn kém cho công tác ưuy hoạch. -Làm cho các dự án chậm được triển khai, đóng băng các dự án. -Tạo kẽ hở cho những tiêu cự trong quản lý Nhà nước về đất đai. -Thời gian điều chỉnh quy hoạch kéo dài có thể quy hoạch được xây dựng lại không còn thiết thực khả thi và phải tiếp tục điều chỉnh. Câu 68: Anh (chị) có nhận xét gì về thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay? Thị trường bất đông sản ở nước ta đã được hình thành từ cuối những năm 1980 dưới các hình thức chuyển nhượng mua bán dưới dạng "xác nhậ tay" mà không cần thông qua các thủ tục pháp lý. Điều đó đã làm cho thị trường bất đông sản vốn đã phức tạp lạ càng thêm rối ren. Để điều tiết thị trường bất đông sản hoạt động theo đúng quy luật thị trường Nhà nước đã có những công cụ và phương thức điều tiết thiết thực, thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt ban hành các quy định về đăng ký bất đông sản, thuế chuyển quyền, giá đến bù đất khi thu hồi giải phóng mặt bằng..Tuy vậy thị trường bất đông sản của nước ta vẫn còn nhiều "vấn đề". Cho đến nay thị trường bất đông sản ở nước ta vấn là thị trường phi chính quy. Việc mua bán,trao đổi đất đai, nhà ở chủ yếu diễn ra dưới các hình thức viết trao tay mà khong có xác nhận của chính quyền sở tại ở cả thành thị và nông thôn và cả ở những nơi đã quy hoạch đang quy hoạch và còn chưa quy hoạch. Việc chậm chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cho các chủ sử dụng đất không có điều kiện pháp lý để tham gia giao dịch chuyển quyền sử dụng đất. Do đó hình thức chuyển nhượng này đầy những yếu tố rỉu ro mà Nhà nước không thể kiểm soát nổi dẫn tới tình trạng phát triển tự phát, giao dich ngầm - phi chính quy về bất đông sản, phát triển theo hướng đầu cơ, thiếu lành mạnh gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước, đồng thời làm phát sinh nhiều tranh chấp dẫn đến khiếu kiện nhất là khiếu kiện trong việc bồi thười thiệt hạ khi Nhà nước thu hồi đất. Trong quá trình vận động, để đạt được những kết quả hữu hiệu mà cac chủ thể tham gia hoạt động thì chúng ta lại thiết một yếu tố hết sức cơ bản là vấn đề thông tin thị trường bất động sản như thông tin về quy hạch, về giao đất, thu hồi đất. Những thông tin sai lệch về quy hoạch về kế hoạch, về sự thay đổi chính sách của Nhà nước đã làm cho các quan hệ cung cầu biến đông mạnh tạo ra các "cơn sốt" về đất trong đó có cả những "cơn sốt ảo" về đất. Thị trường bất động sản ở nước ta chưa được định hướng bởi một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bởi hệ thống các cơ quan quản lý có đủ năng lực để phát triển toàn diện lành mạnh. Các giải pháp. -Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. -Quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đất đai. -Xây dựng khung giá cho từng loại đất phù hợp. Câu 69: Chính quyền xã có nhiệm vụ gì trong quản lý Nhà nước về đất đai. Nhân xét về tình hình quản lý của chính quyền cấp xã? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì UBND xã là cấp quản lý và sử dụng 5% đất công ích do HDND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. UBND xã có thể cho hộ gia đình, cá nhận thuê để sử dụng vào sử dụng nông nghiệp nuôi trồng thuỷ dản . Tiền thu được từ việc cho thuê đất được sử dụng cho nhu cầu công ích của cấp xã theo quy định của pháp luật hoặc lấy tiền đó xây dựng các công trình tại xã khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. UBND không được dùng quỹ đất 5% để giao cho nhân khẩu tăng thêm hàng năm trong xã. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trên tổ quốc và công dân hoà giải các tranh chấp đất đai. UBND xã lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử dụng đất. Chính quyền cấp xã trong những năm qua nhìn chung đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình. Diện tích quỹ đất công ích đã được cho thuê đem lại những hiệu quả thiết thực đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, vấn đền là có những chính quyền cấp xã đã cấp đất trái pháp luật, sử dụng tiền cho thuê 5% quỹ đất công tích còn có nhiều vấn đề phải nghiên cứu, xem xét.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69 Câu hỏi đáp Luật đất đai.doc