3 chiến lược Marketing cơ bản

3 chiến lược Marketing cơ bản Có ba chiến lược marketing cơ bản để phát triển doanh nghiệp: (1) Tăng số lượng khách hàng; (2) Tăng số lượng giao dịch trung bình; và (3) Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách hàng quen của doanh nghiệp. Mỗi chiến lược marketing phải được đánh giá bằng khả năng tác động và ảnh hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba yếu tố này. Nếu một trong ba yếu tố này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đã phát triển. Nếu cả ba yếu tố đều tăng thì doanh nghiệp đó phát triển rất tốt. Chiến lược 1: Tăng số lượng khách hàng Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình marketing đầu tư để thu hút nhiều khách hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại. Nếu thực hiện đúng, các chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng. Chiến lược thứ 2: Tăng số lượng giao dịch trung bình Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Họ thường rất quan tâm tới số khách hàng mà họ thường gặp. Số khách quen này thường được phép tiến hành toàn bộ các giao dịch mà không bao giờ bị hỏi liệu có mua thêm sản phẩm hay dịch vụ không? Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm. Nếu khách hàng không tìm thấy lý do để buộc phải mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra lý do để chuyển sang mua của doanh nghiệp khác. Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình

doc9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 chiến lược Marketing cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 chiến lược Marketing cơ bản Có ba chiến lược marketing cơ bản để phát triển doanh nghiệp: (1) Tăng số lượng khách hàng; (2) Tăng số lượng giao dịch trung bình; và (3) Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách hàng quen của doanh nghiệp. Mỗi chiến lược marketing phải được đánh giá bằng khả năng tác động và ảnh hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba yếu tố này. Nếu một trong ba yếu tố này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đã phát triển. Nếu cả ba yếu tố đều tăng thì doanh nghiệp đó phát triển rất tốt. Chiến lược 1: Tăng số lượng khách hàng Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình marketing đầu tư để thu hút nhiều khách hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại. Nếu thực hiện đúng, các chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng. Chiến lược thứ 2: Tăng số lượng giao dịch trung bình Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Họ thường rất quan tâm tới số khách hàng mà họ thường gặp. Số khách quen này thường được phép tiến hành toàn bộ các giao dịch mà không bao giờ bị hỏi liệu có mua thêm sản phẩm hay dịch vụ không? Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm. Nếu khách hàng không tìm thấy lý do để buộc phải mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra lý do để chuyển sang mua của doanh nghiệp khác. Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình. Chiến lược thứ ba: Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp không chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng. Cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên mua sản phẩm của công ty. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp của mình. 4 lỗi thường gặp của các marketeer Marketing lúc nào cũng là yếu tố dẫn đến thành công đầu tiên của doanh nghiệp, nhưng đôi khi các “marketeer” (thương nhân) vẫn mắc phải những lỗi không tha thứ được. Tung sản phẩm ra quá vội vàng Lỗi này lớn nhất và thường gặp nhất trong các công ty nhỏ. Những ý tưởng sản phẩm marketing thường chỉ là chủ quan và các marketeer thì quá tự tin với ý tưởng của mình đến nỗi họ quên nghe ngóng thị trường có chấp nhận hay không. Thực tế ý tưởng chỉ thành công khi xuất phát từ thị trường và vì thị trường. Hiện không có nhiều doanh nghiệp kiểm tra phản ứng của thị trường đối với sản phẩm trước khi tung ra bán, đó là lý do mà nhiều sản phẩm mới tung ra đã chết yểu. Không chứng minh được: Vì sao tôi bán giá thấp? Để mức giá thấp là một cách tiếp thị hay, nhưng đó lại là điểm mà các marketeer thường hay mắc sai lầm vì nếu giá thấp thì người tiêu dùng sẽ đặt ngay câu hỏi về chất lượng sản phẩm: “Liệu có phải tiền nào của nấy không mà giá lại thấp như vậy?” Trong môi trường hiện nay thì lòng tin của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp. Bởi vậy hãy cố gắng chứng minh với khách hàng vì sao sản phẩm của bạn lại có giá rẻ như vậy bằng những công cụ quảng cáo khác kèm theo, nếu không những nỗ lực giảm giá của bạn sẽ vô nghĩa. Không tạo thuận lợi để khách dễ mua Để cạnh tranh, các marketeer vận dụng tối đa “mánh lới” để “chơi trội”. Một nhà quản lý siêu thị đã lập luận rằng nếu giảm bớt máy tính tiền trong siêu thị thì khách hàng sẽ vào nhiều hơn vì khi đó họ phải chờ tính tiền và vì thế khách hàng đi ngoài đường thấy siêu thị đông người sẽ ghé vào mua. Đó là một quan niệm sai lầm vì thời gian của khách hàng đã bị nhà quản lý lãng phí. Khách hàng ngày nay ghét phải chờ đợi. Họ thà trả thêm tiền để được nhận hàng sớm chứ không chịu đợi lâu. Các marketeer cần xem lại những “thủ thuật” như vậy để tránh phản tác dụng. Khách hàng, bao giờ cũng thích những dịch vụ tiện dụng và thoải mái nhất. Chỉ bán một lần và... thôi Có các doanh nghiệp thường chỉ giao dịch một lần với khách hàng và rồi... mất hút. Hiếm có doanh nghiệp nào quan tâm duy trì mối quan hệ với các khách hàng. Hãy nhớ rằng công ty bạn không chỉ có duy nhất một sản phẩm đó, bạn còn cần họ nhiều lần nữa để bán nhiều sản phẩm khác. Bởi vậy các marketeer cần thay đổi quan niệm cho rằng mình luôn đi tìm khách hàng mới. Điều đó chỉ đúng khi bạn đã chắc chắn có một list khách hàng trung thành. 5 bài học để “hút” khách hàng Trong một thế giới kinh doanh cạnh tranh gay gắt, ngày càng có nhiều sản phẩm và dịch vụ có thể thay thế cho nhau mà không hề ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người tiêu dùng. Khi khách hàng biết rằng họ có thể mua sản phẩm tương tự với giá thấp hơn từ một nơi khác, thì bạn sẽ mất khách hàng, trừ phi bạn mang đến cho họ một sản phẩm mà họ không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Joe Calloway, nhà tư vấn thương hiệu và là một diễn giả nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu nhiều công ty thành công để tìm hiểu xem những công ty này đã làm gì để sản phẩm và dịch vụ của họ trở nên “không thể thiếu” đối với khách hàng. Ông đã đúc kết được năm bài học để giúp một công ty chiếm được lòng trung thành của khách hàng. Bài học 1: Giá thấp nhất Bạn muốn có một nhãn hiệu không thể thiếu trong một phân khúc thị trường? Hãy bán sản phẩm với giá thấp nhất! Bài học này có lẽ rõ nhất là từ tập đoàn bán lẻ của Mỹ: “Wal-Mart. Always low prices. Always". (Wal-Mart. Giá luôn thấp. Luôn luôn". Chữ "luôn luôn" có thêm ở cuối câu để khẳng định cho mọi khách hàng hiểu rõ thông điệp này. Với cách làm đó, Wal-Mart có được những người hâm mộ cuồng nhiệt và cả những lời chỉ trích, gièm pha. Chỉ có thể nêu một lưu ý là trên thực tế có rất ít công ty thành công với chiến lược "giá thấp nhất” . Bài học 2: Cạnh tranh với “giá thấp nhất” bằng cách đề nghị "thêm" Làm thế nào để cạnh tranh với "Giá luôn thấp”? Khẩu hiệu của nhà bán lẻ Target là “Expect more. Pay less". (Mong đợi nhiều hơn. Trả ít hơn). Target định vị họ là nhà bán lẻ giảm giá cho dân chịu chơi. Target là sự vui thú, là thời trang, là thời thượng. Một nhà bán lẻ giảm giá lại tự nhận mình là thời thượng. Target cam kết sẽ mang lại những gì mới lạ nhất của thời trang và sự phấn khích cho khách hàng. Đó là cách đáp ứng vế đầu "Mong đợi nhiều hơn" của câu khẩu hiệu. Khi gặp phải một đối thủ cạnh tranh lúc nào cũng định giá thấp hơn mình, bạn có thể nghĩ đến bài học của Target. Hãy hình dung những gì mà khách hàng của bạn muốn có thêm và mang chúng đến với họ bằng một phương thức hoàn toàn mới. Điều này có thể tốn nhiều tiền, nhưng có thể đạt được nếu bạn biết sáng tạo. Bài học 3: Tạo thành một cách sống Khởi đầu chỉ là cuộc đua của những chiếc xe hơi cải tiến động cơ với một số ít "fan" trung thành trên bờ biển Daytona, bang Florida, đến nay NASCAR đã trở thành một "huyền thoại lớn" trong lĩnh vực marketing. Với hàng triệu người Mỹ, NASCAR không chỉ là đua xe, đó còn là một cách sống. Từ bột giặt có chữ NASCAR trên hộp dùng để giặt quần áo có logo NASCAR, đến việc đăng ký du lịch qua trang web của NASCAR hay gọi cho những người bạn "cùng hội, cùng thuyền" bằng điện thoại NASCAR NEXTEL Cup Series, NASCAR là một bằng chứng sống động cho việc biến một thương hiệu trở thành một phần trong cuộc sống khách hàng. Chìa khóa cho thành công của NASCAR là họ đã làm cho sảán phẩm gắn kết với đời sống cá nhân. Họ biết khách hàng của mình muốn gì và cũng biết cách mang đến cho khách hàng những gì họ muốn. Nếu bạn muốn biết một công ty có bao nhiêu cách để tạo thành một cộng đồng với khách hàng của họ, hãy thăm trang web NASCAR.com. Bạn sẽ thấy nó thật tuyệt vời. Bài học thứ 4 và thứ 5: Là những con người tốt mang đến cho khách hàng một sản phẩm tuyệt vời Nếu có một công ty nào đó mà chúng ta nên ngưỡng mộ, tranh đua và học hỏi thì đó chính là Newman's Own. Newman's Own ra đời khi Paul Newman và người bạn A.E.Hotcher tự làm một loại nước xốt salad làm quà Giáng sinh cho bạn bè và hàng xóm. Mọi người được tặng đều đòi thêm và tuyên bố là nếu loại nước xốt này có mặt trên thị trường thì nó sẽ gặt hái thành công lớn. Và thế là hai người bắt đầu bán nước xốt và quả thật đã thu được thành công lớn. Đặc điểm khác biệt đầu tiên của Newman’s Own là chỉ những thành phần gia vị có chất lượng tốt nhất mới được sử dụng, hoàn toàn không có chất bảo quản hay các thành phần hóa học. Paul Newman từng nói rằng: "Có ba nguyên tắc trong kinh doanh nhưng thật không may, tôi không biết nguyên tắc nào cả". Paul chỉ sản xuất sản phẩm theo những tiêu chuẩn cao của ông để người ta sẵn lòng trả tiền vì chất lượng. Đặc điểm khác biệt thứ hai là tất cả lợi nhuận sau thuế sẽ được chuyển cho các hoạt động từ thiện. Từ năm 1982 đến nay, Paul Newman đã chuyển hơn 150 triệu USD cho các tổ chức từ thiện. Không ai phản đối nếu một doanh nghiệp kiếm được tiền và dùng tiền làm từ thiện. Người ta sẽ vui lòng ủng hộ cho công ty kiếm nhiều tiền hơn, nhiều hơn nữa, đơn giản vì đây là một công ty công dân tốt. Và bài học là có hai cách có thể được kết họp để tạo thành một sức mạnh khác biệt: Đừng nhượng bộ trước chất lượng sản phẩm và đừng nhượng bộ trước những giá trị con người! 5 công cụ để xây dựng thương hiệu Xây dựng một thuơng hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện một chiến luợc quảng bá hiệu quả, bạn đừng quên sử dụng tối đa 5 công cụ khác là: logo, hình tuợng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì. Không đặt tên có dấu Tên của nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định huớng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm của công ty. Tên gọi của một thuơng hiệu cần phải đáp ứng đuợc những yếu tố nhu đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc và mang tính quốc tế do vậy tên gọi không nên có dấu của địa phuơng để có thể phát âm dễ dàng qua mọi thứ tiếng. Logo dễ liên tuởng sản phẩm. Logo đuợc thể hiện qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt để tạo sự nhận biết qua mắt nhìn của khách hàng. Logo cần phải tạo đuợc sự khác biệt, dễ nhận biết và phân biệt với các logo khác, có khả năng làm cho nguời xem nhớ đến nó và liên tuởng đến sản phẩm của công ty. Logo cần đuợc thiết kế đơn giản để dễ tái tạo chính xác trên các hình thức in ấn, bảng hiệu, băng rôn, biểu tuợng khác nhau. Khác với tên gọi của nhãn hiệu, logo có thể đuợc thay đổi theo thời gian để phù hợp hơn với thời đại. Hình tuợng tạo thiện cảm Hình tuợng của một nhãn hiệu là cách sử dụng một nhân vật hoặc con vật nào đó (con nai của Vĩnh Tiến, su tử của nuớc tăng lực Đuờng Quảng Ngãi) để diễn tả tính cách riêng biệt của nhãn hiệu. Hình tuợng của nhãn hiệu có thể là nguời thật, vật thật (chú hề Mc Donald, ông thợ sửa chữa của máy giặt Maytag, anh chàng Sony) hoặc là một hình vẽ (con su tử của kem Wall, chú bé Bino). Hình tuợng của nhãn hiệu thuờng đuợc sử dụng nhiều trong các chuơng trình quảng cáo và khuyến mãi hoặc trong các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới để tạo chú ý, sinh động, gợi nhớ, và tạo sự khác biệt. Mục tiêu sử dụng hình tuợng nhãn hiệu thuờng là để tạo thiện cảm của khách hàng đối với nhãn hiệu qua tính cách gần gũi của nguời thật, vật thật hoặc tính cách dễ thuơng, thú vị của nhân vật hoạt hình. Đừng chọn những khẩu hiệu chung chung Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về lợi ích sản phẩm và gợi nhớ. Khẩu hiệu phải lột tả đuợc cái tinh túy của nhãn hiệu và sản phẩm và mang tính đặc trung cho loại sản phẩm đó. Một lỗi thuờng vấp của các câu khẩu hiệu là rất tổng quát nhu "chất luợng cao, phục vụ tốt, giá cả phải chăng, sử dụng hiệu quả". Những câu khẩu hiệu loại này không lột tả đuợc đặc tính và lợi ích riêng biệt của sản phẩm, không tạo đuợc sự khác biệt và đặt vào loại sản phẩm nào cũng đúng; dẫn tới kết quả là khách hàng sẽ không chú ý và không nhớ tới nhãn hiệu khi nghe những câu khẩu hiệu loại này. Nhạc hiệu ngắn, dễ nhớ Nhạc hiệu là một đoạn nhạc hoặc một bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại, đuợc sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm. Nhạc hiệu thuờng mang giai điệu nhanh hoặc chậm, vui tuơi hoặc trang trọng tùy thuộc vào tính cách của nhãn hiệu và sản phẩm. Nếu là sản phẩm dành cho trẻ em thì điệu nhạc cần vui tuơi sinh động, nếu là sản phẩm làm đẹp dành cho phái nữ thì nhạc điệu cần nhẹ nhàng, quyến rũ. Nhạc hiệu thuờng in sâu vào trí nhớ của khách hàng rất lâu nếu đuợc nghe thuờng xuyên trong một giai đoạn. Nhạc hiệu thuờng khó đổi hơn các yếu tố khác trong thuơng hiệu nên cần phải đuợc chọn lựa kỹ càng. Bao bì nổi bật Bao bì đuợc thiết kế cần đạt những tiêu chuẩn nhu tạo nhận biết cho nhãn hiệu qua hình thức, màu sắc, thiết kế, kiểu dáng. Bao bì phải cung cấp những thông tin cần thiết và thuyết phục về lợi ích của sản phẩm cũng nhu cách thức sử dụng và tạo sự tiện lợi cho việc di chuyển và bảo vệ sản phẩm không bị hu hại. Bao bì cần tạo tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm nhu dễ mở, dễ đóng, dễ cầm, dễ cất, dễ lấy sản phẩm ra. Ngoài những tiêu chuẩn về kỹ thuật, bao bì sản phẩm cần có một thiết kế nổi bật có thể đuợc khách hàng nhận biết nhanh khi cùng đuợc trung bày trên một vị trí với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể đuợc thực hiện qua hình dáng, kích thuớc hoặc màu sắc, hình ảnh bắt mắt của bao bì. Để có một nhãn hiệu đuợc nhận biết nhanh, rộng rãi và trở thành quen thuộc đối với khách hàng, những yếu tố trên cần phải đuợc xây dựng một cách đồng bộ dựa trên gía trị và tính cách cốt lõi của nhãn hiệu đuợc định huớng qua việc xây dựng một chiến luợc nhãn hiệu. Nguyễn Trần Quang (Doanhnhan.com) 5 xu hướng tác động tới tiêu dùng Dù văn hóa tiêu dùng của mỗi xã hội mỗi khác nhưng vẫn có điểm chung và không bất di bất dịch mà mỗi năm mỗi khác tùy theo các thay đổi của môi trường sống, các tiến bộ khoa học, sự xuất hiện của các sản phẩm mới, dịch vụ mới và tâm lý con người. Các nhà phân tích và tư vấn thị trường đã đưa ra 5 yếu tố tâm lý tác động mạnh nhất đến xu hướng tiêu dùng trong tương lai. 1. Muốn dung nạp nhiều thông tin hơn trong thời đại bội thực thông tin Dù các nhà khoa học đang cố kéo dài tuổi thọ con người thì bội thực thông tin vì thiếu thời gian tiêu hóa nó vẫn là bài toán khó giải. Trên thực tế, con người đương đại phải tiếp thu nhiều thông tin cùng một lúc, ví dụ như vừa lướt trên net vừa xem truyền hình; vừa lái xe vừa trò chuyện điện thoại; vừa check email trên PDA vừa dự họp. Hậu quả của việc ít có thời gian tập trung lâu vào một thông tin nào là trí nhớ chúng ta cũng sẽ mất nhiều cái đáng nhớ hơn, thậm chí gây ra trầm cảm và stress. Triệu chứng mất trí nhớ tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm (cả đông dược và tây dược) giúp phục hồi trí nhớ ra đời cùng với các khóa hướng dẫn cách nhớ lâu. Không nhớ được bằng trí óc thì người ta nhờ các trợ thủ khác. Thế hệ tương lai muốn tất cả những gì họ từng trải qua và đáng nhớ phải được lưu lại trong thẻ nhớ. Đáp ứng yêu cầu này là mục tiêu chính của một ngành công nghiệp có doanh thu đến 2,5 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2002 và còn tăng nữa. Trong số các giải pháp lưu giữ sáng tạo có Memory Maker Photo Bracelets (một vòng đeo tay mà người mang có thể lưu giữ nhiều hình ảnh kỹ thuật số) với hơn 1 triệu chiếc đã bán hết chỉ trong 6 tháng. 2. Sợ “đồng phục”, muốn độc đáo và độc nhất Tầng lớp trung lưu tại nhiều nước có thói quen khẳng định giai tầng kinh tế của mình bằng việc mua sắm và giải trí. Reinier Evers, người sáng lập Công ty theo dõi xu hướng Trendwatching, gọi đây là “triệu chứng hãnh tiến và đua đòi”. Theo Công ty tư vấn The Boston Consulting Group, thị trường hàng xa xỉ tại Mỹ tăng trưởng 15% mỗi năm, đạt 400 tỷ USD và sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2010. Khi chúng ta đứng trước các món hàng hoặc khi phải trang trí ngôi nhà của mình, khát vọng về sự xa xỉ luôn vượt lên trước sự tiện lợi và tiện nghi dù sự xa xỉ đó không cần thiết. Bề ngoài và tác phong cũng được chú trọng hơn trước. Phong trào xăm cơ thể, xỏ lỗ tiếp tục phát triển như khát vọng “tự khẳng định” mình, để tách mình khỏi đám đông “đồng phục”. Muốn “độc đáo”, “không đụng hàng”, “độc nhất” là tâm lý tiêu dùng khá phổ biến hiện nay. Tâm lý này lan sang cả giai tầng giàu có thích chơi nổi tại những nước nghèo. Theo Công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, trong khi doanh số quần áo may sẵn nói chung năm 2004 chỉ đạt 166 tỷ USD, giảm 5,1% tại Mỹ thì doanh số các loại áo pull với khẩu hiệu “chỉ có mình tôi thôi” tăng 2,2%, đạt 17 tỷ USD. Giới trẻ thời đại hip-hop còn thích một cõi trời riêng “thế giới thứ ba” biệt lập với hai thế giới kia (nơi làm việc và gia đình). Các chuỗi cửa hàng như McDonald’s, Starbucks, Panera Bread và Barnes & Noble đều có những không gian riêng “thế giới thứ ba” như một môi trường thuận lợi, tương đối riêng tư với đầy đủ phương tiện máy móc và thiết bị làm việc phục vụ khách hàng có nhu cầu thoát ly gia đình. 3. Ngại làm những công việc lặt vặt Thay vì tự làm công việc nhà, làm vườn, dọn dẹp, chúng ta sẽ thích thuê người khác làm hơn để còn tập trung vào việc khác. Chức năng nội trợ của người vợ sẽ chuyển phần lớn cho công ty dịch vụ gia đình. Các dịch vụ đơn giản làm đẹp, khám bệnh, sửa chữa không thực hiện tại cửa tiệm, bệnh viện, viện thẩm mỹ nữa mà được làm tại tận hộ gia đình hoặc tại cơ quan vào giờ nghỉ trưa. Điện thoại di động và máy tính xách tay cho phép con người ngồi tại chỗ đưa ra các yêu cầu của mình. Khi không làm việc, con người nghiện mua sắm hơn trước nhưng lại lười biếng bước xuống xe hoặc đến tận cửa hàng, dù họ biết làm vậy là đánh mất “quyền trả giá và chọn lựa” của mình. Thời gian nhàn rỗi ít khiến nhiều người tiêu dùng không còn thích thú hưởng cái quyền này nữa. Nhưng trong xã hội cạnh tranh cao độ họ không lo bị “bóc lột”. Để thỏa mãn những “thượng đế” lười, mô hình dịch vụ cung cấp tận nơi sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, lạc lõng trong chúng ta vẫn còn những người thích tự làm việc, không thích thuê và không tin vào người khác. Họ được xem là thành phần “chống xu hướng” chung của xã hội. 4. Tuổi vàng tiêu thụ “Hãy xếp thành phần khách hàng 19 tuổi còn đi học, khách hàng 37 tuổi đã có công ăn việc làm và khách hàng trung niên 45 tuổi đã có cháu bế vào chung thành phần 35 tuổi” - đó là lời khuyên của một công ty tư vấn tiêu dùng. Khi người già thích quay về với suối nguồn tuổi trẻ và người trẻ muốn sớm có tương lai như người già, thì nói như tờ Los Angeles Times trong một bài viết mới đây thì tuổi “ngưỡng cửa trẻ già” 35 là “tuổi vàng” tiêu thụ. Ai đánh đúng thị hiếu của lứa tuổi này người đó sẽ thắng. Nhưng dù ở lứa tuổi nào, béo phì cũng là vấn nạn. Tâm lý này cũng tạo cơ hội cho kinh doanh. Kinh doanh béo phì có hai mặt, mặt này là giúp người béo giảm cân, giúp sống chung với béo sao cho thoải mái nhất, còn mặt kia là cung cấp trang phục, phụ tùng và những tiện nghi khác thích hợp với họ. Thị trường trang phục và các trang thiết bị kích cỡ lớn dành cho người béo cũng phát triển mạnh. 5. Cam kết ngắn hạn Sống trong một thế giới đầy hoài nghi, bất an và tị hiềm, con người sẽ ít có những cam kết lâu dài như trước. Từ gia đình ra xã hội các cam kết đều ngắn hạn cho phù hợp với các tình thế mới trong từng lĩnh vực. Lúc đó cuộc sống trở nên mong manh hơn nhưng lý thú hơn vì sự thay đổi luôn tạo ra những cái mới, thỏa mãn trí tò mò. Khi thực trạng này xảy ra, các nhà lập pháp và tòa án cũng phải định nghĩa lại hôn nhân cho phù hợp với trào lưu mới. Người già sẽ sống cùng nhau nhiều hơn trong các viện dưỡng lão, hôn nhân bền vững sẽ bị hôn nhân ngắn hạn lấn lướt, số phụ nữ độc thân có con cũng tăng, tuổi thọ ngày càng cao làm phát sinh nhiều vấn đề cho cả gia đình lẫn xã hội. Xu hướng xin con nuôi và mang thai hộ phát triển, giải quyết sự cô đơn bằng cách sống chung bạn bè sẽ đe dọa kiểu sống gia đình. Con người vẫn quan tâm đến một mái nhà nhưng khái niệm về mái nhà chung cũng thay đổi. Khái niệm về đạo đức trong hôn nhân cũng thay đổi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3 chiến lược Marketing cơ bản.doc
Tài liệu liên quan