Yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang

Thứ tư, cần có những biện pháp để quản lý môi trường vùng nuôi một cách hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, vị trí lồng nuôi đặt xa bờ từ 50 - 400m. Tuy nhiên, những lồng nuôi đặt càng xa bờ có tác động tích cực đến hiệu quả nghề nuôi. Do vậy, về lâu dài cần quan tâm giải quyết một số vấn đề chính: (i) Tuyên truyền vận động để hộ nuôi không sử dụng quá nhiều lượng thức ăn hữu cơ làm ô nhiễm vùng nuôi. (ii) Định kỳ có các đánh giá về môi trường nuôi tại khu vực để khuyến cáo cho những hộ nuôi, (iii) Quy hoạch vùng nuôi để có những chính sách phát triển hợp lý với các ngành kinh tế khác như: vận tải, du lịch, v.v góp phần hạn chế những tác động ô nhiễm môi trường từ những ngành kinh tế này gây ra.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG BÈ TẠI VÙNG BIỂN NAM DU, TỈNH KIÊN GIANG FACTORS AFFECT THE PRODUCTIVITY OF CAGE FISH FARMING IN THE NAM DU COASTAL, KIEN GIANG PROVINCE Ong Nhất Oanh1, Phạm Hồng Mạnh2 Ngày nhận bài: 24/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 20/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Bài viết này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang thông qua việc sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để xây dựng mô hình nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu tới năng suất nuôi của các hộ nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du. Kết quả phân tích cho thấy mật độ thả giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, tỉ lệ sống, khoảng cách đặt lồng nuôi, kinh nghiệm và rủi ro là những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nuôi của hộ, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Trong khi đó, thời gian nuôi, vốn đầu tư, tập huấn, đối tượng nuôi và tiếp cận tín dụng không ảnh hưởng tới năng suất nuôi. Từ khóa: hiệu quả nghề nuôi, nghề nuôi cá biển, hàm sản xuất ABSTRACT This study aims to analyze the factors affecting productivity fi sh farming in sea cages Nam Du, Kien Giang through the use of production function Cobb-Douglas to build a model to quantify the impact of these factors to study yield of cage fi sh farmers in the Nam Du. Analysis results showed that stocking density, feed costs, labor costs, survival rate, distance put cages, experiences and risk factors signifi cantly affect the yield of the household and statistical signifi cance at 1%, 5% and 10%. Meanwhile, the culture period, investment capital, training, objects and access to credit does not signifi cantly affect the yield. On this basis, the study also proposes a number of policies and measures to improve the effi ciency of fi sh farming cages in Nam Du, Kien Giang. Keywords: effi cient farming, fi sh farming, production function 1 Ong Nhất Oanh: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang 2 TS. Phạm Hồng Mạnh: Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiên Giang là tỉnh, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với bờ biển dài trên 200 km, Kiên Giang có tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20 - 50m và có hơn 100 đảo lớn nhỏ là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển tại Đồng bằng Sông Cửu Long [8]. Nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở Kiên Giang gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là ở đảo Hòn Mấu, Hòn Ngang (xã Nam Du), Hòn Củ Tron (xã An Sơn), Hòn Tre (xã Hòn Tre) huyện Kiên Hải; quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên hay quần đảo Bà Lụa, thuộc xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương... Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang [2] trong năm 2005, toàn tỉnh chỉ có 131 lồng bè trên biển nuôi cá mú, cá bớp, với sản lượng khoảng 90 tấn/năm, thì đến năm 2008, số lồng bè nuôi cá đã tăng lên 546 lồng, với sản lượng 693 tấn/năm và hiện nay lên đến 925 lồng, sản lượng hơn 1.200 tấn/năm. Chỉ tính trong 5 năm (2005 - 2009), số lồng bè nuôi cá trên biển ở Kiên Giang đã tăng hơn 7 lần và sản lượng thủy sản thu hoạch tăng hơn 13,3 lần. Kết quả này chứng tỏ, nghề nuôi cá lồng bè trên biển đang phát triển đúng hướng [2]. Kiên Hải là một trong những huyện có hoạt động nuôi cá lồng bè trên biển phát triển mạnh của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG tỉnh Kiên Giang [3]. Tuy nhiên, nuôi cá lồng bè ở khu vực này đã và đang gây ra nhiều vấn đề cho các hộ nuôi tại khu vực này, như: hoạt động nuôi còn mang tính tự phát, các yêu cầu về kỹ thuật nuôi chưa được thông tin đầy đủ, số lồng bè thủy sản tăng quá nhanh dẫn đến chất lượng nguồn nước suy giảm,... Điều này đã dẫn đến năng suất nuôi của các hộ tại khu vực này bị giảm sút [6]. Việc đánh giá năng suất nghề nuôi cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn là rất cần thiết nhằm xác định những vấn đề cần quan tâm nhằm cải thiện năng suất và hiệu quả nghề nuôi tại khu cực này góp phần thúc đẩy hoạt động nghề nuôi cá lồng bè phát triển ổn định và lâu dài. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết Nuôi trồng thuỷ sản là quá trình hoạt động liên quan đến các vấn đề sinh học. Quá trình sản xuất liên quan đến việc sử dụng các nguồn lợi ở nước, lao động, và quản lý để tạo ra các sản phẩm thuỷ sản đáp ứng cho nhu cầu của con người và xã hội. Trong quá trình sản xuất, các nhà khoa học [1], [4], [6], [7] thường quan tâm đến sản lượng khi các yếu tố đầu vào như thức ăn, con giống, quản lý chất lượng nước, Trong khi đó, các nhà kinh tế quan tâm đến cả hai sản lượng và năng suất. Hàm số sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm làm ra tại một thời điểm nhất định với một công nghệ nhất định. Sản phẩm nuôi trồng thủy sản thường đa dạng và là kết quả của hàng loạt các yếu tố đầu vào. Chất lượng và năng suất của sản phẩm làm ra được quy định bởi việc sử dụng mỗi yếu tố đầu vào cũng như mối quan hệ tương tác giữa chúng. Hàm số sản xuất thủy sản được biểu diễn dưới dạng [3]: Y = f(X1, X2, X3, ..., Xn) Trong đó: Y - Sản lượng thủy sản X1 - Lượng thức ăn X2 - Kích cỡ thả X3 - Tỷ lệ sống X4 - Mật độ thả Xn - Các biến số liên quan đến tăng trưởng của cá 2. Mô hình nghiên cứu Xuất phát từ cơ sở lý thuyết [3] và tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan [1], [4]. Mô hình nghiên cứu đề xuất được đề nghị như sau: Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi cá lồng bè, nghiên cứu đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để ước lượng. Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng: W = A. MATDOα1 .THOIGIα2 .TH_ANα3 .VON_DTα4 .LADOα5 .TILSOα6 .KCAHα7 .KNGα8 TAPHUANα9 .RUIROα10 .TDUNGα11 .DTGNUIα12 Các biến trong mô hình bao gồm: Trong đó: W: năng suất cá lồng bè nuôi thương phẩm của hộ nuôi (triệu đồng/m3 lồng nuôi) Mật độ thả giống (MATDO): Mật độ thả giống của hộ nuôi (con/m3). Mật độ thả giống là số lượng giống hoặc trọng lượng giống được thả trên một đơn vị diện tích mặt nước hay lồng bè nuôi. Để xác định mật độ thả thích hợp cho diện tích nuôi hay lồng nuôi và từng phương thức nuôi, các yếu tố cần quan tâm là diện tích mặt nước, nguồn thức ăn, năng lực của người nuôi Nhiều thí nghiệm trên thế giới đã kết luận rằng năng suất nuôi tỷ lệ thuận với mật độ giống thả, tới một điểm cực đại thì năng suất bắt đầu giảm [9]. Vì vậy, với các yếu tố và nguồn lực sẵn có của người nuôi thì nhân tố này sẽ có một mối quan hệ dương (+) với năng suất nghề nuôi cá lồng bè. Thời gian nuôi (THOIGI): Thời gian nuôi/vụ của hộ nuôi tính bằng tháng. Vì chu kỳ sinh trưởng của cá tương đối dài và do nhu cầu của thị trường về trọng lượng cá thu hoạch phải đạt từ 0,8 kg trở lên, do vậy, đối với cá mú và cá bóp phải đạt từ 7kg trở lên nên để đảm bảo cá thu hoạch đạt được trọng lượng theo yêu cầu nên các hộ nuôi phải nuôi với thời gian từ 10 tháng đến 12 tháng. Việc nuôi đạt thời gian nói trên hoặc dài hơn không những đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn tăng sản lượng, tăng năng suất trên cùng một diện tích. Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng rằng tăng thời gian nuôi/vụ sẽ làm tăng thêm năng suất nuôi của hộ. Chi phí thức ăn (TH_AN): Là biến thể hiện chi phí thức ăn/vụ nuôi, tính bằng triệu đồng/m3 lồng nuôi. Thức ăn là nhân tố không kém phần quan trọng trong hoạt động nuôi. Thức ăn cá tạp tươi hay thức ăn công nghiệp có chất lượng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, phát triển của cá giúp cho người nuôi rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí. Do vậy nghiên cứu kỳ vọng rằng biến này sẽ có quan hệ đồng biến với sản lượng nuôi. Vốn đầu tư (VON_DT): Là lượng vốn mà hộ nuôi bỏ ra để đầu tư cho hoạt động nuôi, tính bằng triệu đồng/m3 lồng nuôi. Vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất; việc đầu tư bài bản, đúng, đủ nguồn thức ăn, bảo dưỡng lồng bè Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 137 định kỳ sẽ mang lại kết quả cao. Do vậy, nghiên cứu kỳ vọng quy mô vốn đầu tư sẽ làm tăng năng suất nuôi cá lồng bè của hộ. Chi phí lao động (LADO): Chi phí lao động trên 1 đơn vị diện tích nuôi (triệu đồng/m3 lồng nuôi/vụ nuôi). Tỉ lệ sống (TILSO): Tỉ lệ sống của giống thả/m3 lồng nuôi. Khoảng cách (KCAH): Là biến thể hiện khoảng cách đặt lồng nuôi so với bờ của hộ nuôi, tính bằng mét (m). Đây là yếu tố mang tính kỹ thuật, có tác động rất quan trọng đối với lợi nhuận của nghề nuôi cá lồng bè ở quần đảo Nam Du. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc lớn vào điều kiện môi trường nước. Do vậy, những hộ càng nuôi xa bờ thì càng có điều kiện đảm bảo cho môi trường nước không bị ô nhiễm. Trên thực tế, nơi đây ngư dân đặt lồng bè đan xen với khu vực neo đậu tàu thuyền, nên sẽ bị ảnh hưởng do các chất thải ra từ tàu đánh cá và giảm sản lượng nuôi. Vì thế, nghiên cứu kỳ vọng khoảng cách đặt lồng có tác động tích cực tới hiệu quả nghề nuôi. Kinh nghiệm (KNG): Là biến thể hiện số năm hoạt động nghề nuôi cá lồng bè, kỳ vọng mang dấu (+). Kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm từ những vụ nuôi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, càng trải qua nhiều vụ nuôi thì người dân sẽ càng hiểu rõ được đối tượng nuôi của mình. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho người nuôi nắm bắt kịp thời và xử lý một cách có hiệu quả trong vụ nuôi, biết được mùa vụ thích hợp, thời điểm thả giống, cách cho ăn và quản lý chăm sóc lồng nuôi, Tập huấn (TAPHUAN): là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ nuôi được tập huấn và nhận giá trị 0 cho trường hợp ngược lại. Vấn đề tập huấn kỹ thuật nuôi có vai trò rất quan trọng vì nuôi cá lồng bè mới là phương pháp mới cần áp dụng khoa học kỹ thuật để thực hiện vụ nuôi nhằm đạt hiệu quả cao. Việc hiểu được tầm quan trọng khi thả nuôi đúng thời vụ, xây dựng lồng bè, chọn con giống, cho ăn hợp lý... đều là những bước quyết định đến kết quả sản xuất sau cùng. Do vậy, nghiên cứu kỳ vọng rằng những hộ được tập huấn kỹ thuật sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả nghề nuôi. Rủi ro (RUIRO): Là biến dummy, thể hiện thiệt hại từ quá trình nuôi, nhận giá trị 0 nếu hộ không gặp thiệt hại, nhận giá trị 1 nếu hộ gặp phải rủi ro. Trong nghiên cứu, kỳ vọng của biến này ảnh hưởng xấu (-) đến năng suất nuôi của hộ. Tín dụng (TDUNG): là biến dummy, thể hiện khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, nhận giá trị 1 nếu hộ tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng chính thức, giá trị 0 cho các trường hợp khác. Trong nghiên cứu, kỳ vọng của biến số này mang dấu (+). Đối tượng nuôi (DTGNUI): là biếm dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ nuôi cá mú, và giá trị 0 nếu hộ nuôi cá bớp. Trong các đối tượng nuôi, nuôi cá bớp có mức độ rủi ro thấp hơn cá mú. Yếu tố này có tác động xấu (-) đến năng suất nuôi của hộ. Do vậy, nghiên cứu giả định rằng những hộ nuôi cá mú năng suất nuôi sẽ giảm so với nuôi cá bớp. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những hộ nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, Kiên Giang với hai đối tượng nuôi chủ yếu là bá bớp và cá mú trong thời gian từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011. Nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, như: phương pháp điều tra thực địa, phương pháp thống kê và phân tích kinh tế lượng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Khái quát về mẫu nghiên cứu Điều tra 150 hộ nuôi cá lồng bè tại vùng biển đảo Nam Du, số mẫu thu về đạt chất lượng nghiên cứu là 128 mẫu. Trong 128 chủ hộ nuôi thì nữ giới chỉ chiếm tỉ lệ 15,6%, số chủ hộ nuôi là nam giới chiếm tỉ lệ 84,4%. Tuổi của chủ hộ nuôi cũng rất đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 30 đến dưới 50, chiếm tỉ lệ 77,4%, số chủ hộ có độ tuổi dưới 30 và trên 50 chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ dưới 30%. Tuổi chủ hộ nhỏ nhất là 27, lớn nhất là 57 và trung bình là 41,5 tuổi. Đối tượng nuôi của chủ hộ chủ yếu là cá bớp, với tỉ lệ chiếm trên 70% tổng số hộ nuôi. Số hộ nuôi cá mú chiếm 20,3% và số hộ nuôi cả hai loại cá này chỉ chiếm 8,6%. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá biiển nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố về con giống, mật độ thả giống Qua khảo sát tại các hộ nuôi này cho thấy mật độ thả cá mú trung bình là 6,23 con/m3 thể tích lồng, trong khi đó mật độ thả cá bớp trung bình là 2,47 con/m3 thể tích lồng. Tỉ lệ sống của cá mú trung bình là 83.67%, trong khi tỉ lệ sống của cá bớp cao hơn nhiều, trung bình là 97,11%. Số lần cho ăn đối với các đôi tượng nuôi này ít nhất là 1 lần/ngày và nhiều nhất là 2 lần/ngày. Trung bình mỗi hộ nuôi cho cá ăn đạt 1.96 lần/ngày. Thời gian nuôi của cả hai đối tượng tương đối dài, thời gian nuôi ngắn nhất là 240 ngày và dài nhất là 360 ngày, trung bình thời gian nuôi của các đối tượng này là 285 ngày/vụ nuôi. Khoảng cách từ địa điểm đặt lồng nuôi tới bờ đối với các hộ này cũng rất khác nhau. Khoảng cách lồng nuôi tới bờ ngắn nhất là 50m, dài nhất là 400m và trung bình là 168,75m. Một số chỉ tiêu kỹ thuật về hoạt động nuôi được thể hiện trong bảng 1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 138 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, Kiên Giang Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang, tác giả đã sử dụng biến số năng suất (tính theo giá trị) làm biến đo lường. Biến số này được xem xét trong mối quan hệ giữa các biến số nghiên cứu thông qua kiểm định tương quan và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các yếu tố của mô hình hồi qui có dấu như dự đoán và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, ngoại trừ 5 yếu tố không có ảnh hưởng rõ ràng tới năng suất nuôi, bao gồm: thời gian nuôi, vốn đầu tư, tập huấn, đối tượng nuôi và tiếp cận tín dụng. Kết quả phân tích ban đầu mô hình về yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của hộ nuôi được thể hiện trong bảng 2. Bảng 1. Một số chỉ tiêu kỹ thuật về hoạt động nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, Kiên Giang ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Mật độ thả mú Con/m3 2.00 20.00 6.23 Mật độ thả bớp Con/m3 1.00 6.00 2.47 Tỉ lệ sống cá mú % 15.00 97.00 83.67 Tỉ lệ sống cá bớp % 90.00 100.00 97.11 Số lần cho ăn Lần/ngày 1.00 2.00 1.96 Khối lượng 1 lần cho ăn Kg 16.00 800.00 151,34 Thời gian nuôi Ngày 240 360 285 Khoảng cách lồng nuôi tới bờ m 50 400 168,75 Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra Bảng 2. Kết quả phân tích hồi qui yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, Kiên Giang Tên biến Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa Hệ số hồi qui chuẩn hóa Giá trị thống kê t Sig. (Constant) 2,489 2,523 0,013 Mật độ thả giống 0,310 0,200 3,226 0,002 Thời gian nuôi -0,218 -0,031 -,555 0,580 Chi phí thức ăn 0,456 0,557 9,513 0,000 Vốn đầu tư 0,039 0,068 ,892 0,374 Chi phí lao động -0,242 -0,231 -2,347 0,021 Tỉ lệ sống 0,435 0,433 3,964 0,000 Khoảng cách 0,369 0,227 4,172 0,000 Kinh nghiệm 0,356 0,240 2,544 0,012 Tập huấn 0,044 0,032 ,589 0,557 Rủi ro -0,364 -0,233 -2,364 0,020 Tín dụng 0,023 0,015 0,141 0,888 Đối tượng nuôi 0,077 0,045 0,407 0,685 R2 Adjust 0,663 F- Statistic 21,791 (sig.= 0,000) Durbin-Watson 2,289 Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra Từ kết quả phân tích cho thấy, mô hình nghiên cứu đã giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới năng suất nuôi cá lồng bè là 67,10%, các giả thuyết hồi qui đều không bị vi phạm. Trong các yếu tố nghiên cứu thì chi phí thức ăn và tỉ lệ sống có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất nuôi. Mật độ giống thả Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 139 và rủi ro là những yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất tới năng suất nuôi tại khu vực này. Mật độ thả giống: Yếu tố này có tác động thuận chiều tới năng suất nuôi của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong hoạt động nuôi trồng nói chung và nuôi biển nói riêng thì mật độ thả giống có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh số lượng con giống trên 1 đơn vị diện tích. Tùy vào đối tượng nuôi, đặc điểm của môi trường mà có mật độ giống thả khác nhau. Đối với hoạt động nuôi biển tại khu vực đảo Nam Du do mới phát triển gần đây nên điều kiện môi trường biển có thể còn thích hợp cho đối tượng nuôi này phát triển, do vậy hộ nuôi có điều kiện để tăng năng suất từ hoạt động nuôi của mình. Thời gian nuôi: Biến số này có tác động ngược chiều tới năng suất nuôi của hộ. Thời gian nuôi là yếu tố đảm bảo cho đối tượng nuôi phát triển theo chu kỳ sinh học. Tăng thời gian nuôi ở thời kỳ đầu của chu kỳ sinh học thì trọng lượng cá nuôi càng tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu thời gian quá dài thì trọng lượng nuôi lại không tăng, thậm chí còn giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với chu kỳ sinh học của đối tượng thủy sản. Tuy nhiên, biến số này trong nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Chi phí thức ăn: Yếu tố này có tác động thuận chiều với năng suất nuôi của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thức ăn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, số lượng thức ăn được cung cấp đầy đủ thì cá nuôi sẽ phát triển tốt và trọng lượng nuôi sẽ tăng nhanh, ngược lại cá nuôi sẽ kém phát triển, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của hộ nuôi. Điều này cũng được thể hiện trong chi phí nuôi của hộ. Trong các khoản chi phí thì chi phí cho thức ăn của hộ chiếm rất lớn, gần 50% so với tất cả các khoản chi phí khác. Chi phí lao động: có tác động thuận chiều đến năng suất nuôi. Lao động là 1 trong các yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động sản xuất. Khi lao động của hộ nuôi được đảm bảo thì các công đoạn trong hoạt động nuôi được thực hiện nhanh chóng từ khâu chuẩn bị giống, kỹ thuật nuôi đến các hoạt động khác. Điều này đã làm cho năng suất nuôi tăng. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh kinh tế, khi số lao động nuôi tăng thêm sẽ làm cho năng suất biên giảm dần theo qui luật vốn có của lao động. Trong nghiên cứu cho thấy trong điều kiện nuôi hiện tại, yếu tố lao động có lại có ảnh hưởng xấu đến năng suất nuôi của hộ và biến số này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Tỉ lệ sống: Tỉ lệ sống của giống thả nuôi có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo cho hộ nuôi nâng cao năng suất của mình. Tỉ lệ giống thả sống tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố, từ chất lượng con giống, điều kiện môi trường sống và chăm sóc Trong hai đối tượng nuôi thì tỉ lệ sống của cá bớp là cao, trong khi đó tỉ lệ sống của cá mú là thấp hơn nhiều. Kết quả phân tích mô hình cho thấy, tỉ lệ sống của giống thả có tác động lớn nhất và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Khoảng cách: kết quả nghiên cứu, biến khoảng cách có dấu như kỳ vọng. Khoảng cách từ lồng nuôi tới bờ có tác động thuận chiều với năng suất nuôi. Xét về mặt lý thuyết, khoảng cách càng xa bờ thì điều kiện môi trường nuôi biển ít bị ô nhiễm, sự thay đổi thường xuyên các dòng hải lưu là điều kiện thuận lợi để cho cá nuôi phát triển và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho gia tăng năng suất nuôi. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của mô hình. Yếu tố này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kinh nghiệm: Kinh nghiệm nuôi có tác động thuận chiều tới năng suất nuôi của hộ. Đối với nghề cá ở Việt Nam nói chung và hoạt động nuôi nói riêng thì hoạt động sản xuất này phụ thuộc khá lớn vào kinh nghiệm thực tiễn của hộ. Những hộ càng có kinh nghiệm nuôi lâu năm thì càng rút ra được nhiều bài học thực tiễn từ quá trình nuôi cá lồng bè và khả năng làm cho năng suất nuôi của hộ gia tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của mô hình nghiên cứu đó là kinh nghiệm nuôi của hộ có tác động tích cực tới năng suất nuôi và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Rủi ro: Trong kết quả phân tích cho thấy, yếu tố rủi ro có tác động xấu tới năng suất nuôi của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Phần lớn những hộ nuôi cá mú có mức độ thiệt hại từ hoạt động nuôi khá cao, trong khi đó tỉ lệ thiệt hại do nuôi cá bớp lại thấp hơn nhiều. Chính điều này đã làm ảnh hưởng tới năng suất nuôi của hộ. Tập huấn: Trong mô hình nghiên cứu yếu tố này có tác động dương tới năng suất nuôi của hộ. Những hộ có điều kiện được tập huấn về kỹ thuật nuôi từ các cơ quan chuyên trách ngành thủy sản sẽ có điều kiện để nâng cao kiến thức, và do vậy có điều kiện để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động nuôi của mình. Tuy nhiên, trong mẫu điều tra Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 140 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG cho thấy số hộ được tham gia tập huấn nghề nghiệp là khá ít, do vậy trong kết quả nghiên cứu biến số này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Đối tượng nuôi (cá bớp = 1): Trong 128 hộ nuôi được khảo sát có tới 91/128 hộ nuôi cá bớp chiếm tỉ lệ 71,09%. Tuy vậy giá trị của cá bớp không cao bằng cá mú. Kết quả phân tích của mô hình cho thấy rằng hộ nuôi cá bớp có tác động thuận chiều tới năng suất nuôi của hộ. Tuy nhiên biến số này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Tín dụng: Yếu tố này có tác động thuận chiều tới năng suất nuôi của hộ. Những hộ tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức sẽ có điều kiện vốn liếng để đầu tư và tổ chức sản xuất tốt, vì vậy sẽ làm gia tăng năng suất nuôi. Mặc dù vậy, yếu tố này không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Như vậy, những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đến năng suất nuôi của hộ và có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% bao gồm: mật độ thả giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, tỉ lệ sống, khoảng cách, kinh nghiệm và rủi ro từ hoạt động nuôi. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận về lý thuyết sản xuất để ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Từ kết quả điều tra cho thấy đối tượng nuôi của chủ hộ chủ yếu là cá bớp, với tỉ lệ chiếm trên 70% tổng số hộ nuôi. Số hộ nuôi cá mú chiếm 20,3% và số hộ nuôi cả hai loại cá này chỉ chiếm 8,6%. Mật độ thả cá mú trung bình là 6.23 con/m3 thể tích lồng, trong khi đó mật độ thả cá bớp trung bình là 2.47 con/m3 thể tích lồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nuôi tại khu vực này bao gồm: mật độ giống thả, chi phí thức ăn, tỉ lệ sống của con giống, khoảng cách đặt lồng nuôi và kinh nghiệm nuôi của hộ. Trong các yếu tố trên, thì tỉ lệ sống của con giống và chi phí thức ăn có ảnh hưởng lớn nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng suất nuôi cho các hộ nuôi cá lồng bè tại khu vực này, đó là: Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước cần đảm bảo nguồn giống ổn định, qui chuẩn tỉ lệ và mật độ thả giống để các hộ nuôi yên tâm đầu tư. Nghề nuôi cá mú, cá bớp lồng bè đang được phát triển nhanh chóng ở vùng biển đảo Nam Du cũng như các địa phương khác trong nước. Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi hoàn toàn dựa vào giống tự nhiên gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các cơ quan quản lý và nghiên cứu của ngành nông nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu sinh sản giống nhân tạo các loài cá biển trên quy mô rộng đảm bảo có đủ số lượng và chất lượng về con giống nhằm hạn chế việc khai thác cá giống ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, việc khuyến cáo kỹ thuật về tỉ lệ giống thả trên/đơn vị diện tích sẽ là thông số đầu vào quan trọng để nâng cao hiệu quả nghề nuôi tại khu vực này. Thứ hai, cần nghiên cứu các loại thức ăn công nghiệp phù hợp với những đối tượng nuôi này để thay thế thức ăn tươi sống mà các hộ nuôi đang sử dụng như hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong cơ cấu chi phí nghề nuôi cá biển tại khu vực này và ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới năng suất nuôi của hộ gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ làm giảm đáng kể chi phí nuôi, nâng cao hiệu quả nghề nuôi, đồng thời vừa đảm bảo được môi trường nuôi không bị ô nhiễm do dư lượng thức ăn tươi sống gây ra. Thứ ba, nâng cao trình độ đối với lao động làm nghề nuôi cá biển. Kết quả phân tích cho thấy chi phí lao động tác động ngược chiều tới năng suất của nghề nuôi cá lồng bè tại khu vực này. Việc sử dụng nhiều lao động đã làm tăng chi phí nuôi, trong khi chất lượng lao động lại khá thấp và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do vậy, để nâng cao hiệu quả nghề nuôi, các cơ quan quản lý cần: (i) quy hoạch lao động trong ngành nuôi tại khu vực, (ii) Hỗ trợ trong việc đào tạo lực lượng lao động cho những hộ làm nghề nuôi này, (iii) Chuyển giao công nghệ về những đối tượng nuôi đang được nuôi chủ yếu. Thứ tư, cần có những biện pháp để quản lý môi trường vùng nuôi một cách hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, vị trí lồng nuôi đặt xa bờ từ 50 - 400m. Tuy nhiên, những lồng nuôi đặt càng xa bờ có tác động tích cực đến hiệu quả nghề nuôi. Do vậy, về lâu dài cần quan tâm giải quyết một số vấn đề chính: (i) Tuyên truyền vận động để hộ nuôi không sử dụng quá nhiều lượng thức ăn hữu cơ làm ô nhiễm vùng nuôi. (ii) Định kỳ có các đánh giá về môi trường nuôi tại khu vực để khuyến cáo cho những hộ nuôi, (iii) Quy hoạch vùng nuôi để có những chính sách phát triển hợp lý với các ngành kinh tế khác như: vận tải, du lịch, v.v góp phần hạn chế những tác động ô nhiễm môi trường từ những ngành kinh tế này gây ra. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể (2010), Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi xen tôm sú - cá kình ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 2. Vũ Trọng Hội (2010), Điề u tra hiệ n trạ ng kỹ thuậ t và đá nh giá hiệ u quả kinh tế - xã hộ i củ a nghề nuôi lồ ng bè mộ t số loà i cá biể n có giá trị kinh tế tạ i Thà nh phố Hạ Long, tỉ nh Quả ng Ninh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. 3. Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình kinh tế thủy sản, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Bảo Sơn (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, nghề nuôi cá Chẽm thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang. 5. Lê Xân, 2007. Công nghệ sản xuất giống cá biển - những giải pháp để nhanh chóng làm chủ, hoàn thiện và chuyển giao cho sản xuất. Kỷ yếu Hội nghị Nuôi biển toàn quốc, 9-10, 2006. Viện NCNTTS I, Hà Nội, 16-23. 6. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, Rạch Giá. 7. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2010, 2011), Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2010, 2011, Kiên Giang. 8. UBND tỉnh Kiên Giang (2011), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030, Rạch Giá. 9. De Silva, S.S. and Phillips, M.J., (2007), A review of cage aquaculture: Asia (excluding China), In M. Halwart, D. Soto and J.R. Arthur (eds). Cage aquaculture - Regional reviews and global overview. FAO Fisheries Technical Paper. No. 498, 18–48.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyeu_to_anh_huong_toi_nang_suat_nghe_nuoi_ca_long_be_tai_vung.pdf