Sinh kế cộng đồng và tình trạng khai thác – nuôi trồng thủy sản vùng hồ thủy điện Đồng Nai 3, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông

- Thiết lập cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng và tuyên truyền cho người dân địa phương về việc bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản kết hợp thả giống bổ sung hàng năm để ngăn chặn suy giảm nguồn lợi thủy sản vùng hồ. - Đặt vấn đề ký kết văn bản hợp tác giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Đồng Nai 3. - Tập huấn và phát triển các mô hình nuôi thủy sản để tận dụng mặt nước và giảm áp lực đối với hoạt động khai thác nguồn lợi. - Tăng cường quản lý hành chính, lập kế hoạch phát triển dài hạn chú trọng đến vấn đề cải thiện nguồn lực xã hội cho cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3 nhằm ổn định sinh kế.

pdf10 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh kế cộng đồng và tình trạng khai thác – nuôi trồng thủy sản vùng hồ thủy điện Đồng Nai 3, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 17 SINH KẾ CỘNG ĐỒNG VÀ TÌNH TRẠNG KHAI THÁC – NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3, HUYỆN ĐĂK G’LONG, TỈNH ĐĂK NÔNG COMMUNITY LIVELIHOODS AND SITUATION OF FISHING - AQUACULTURE AT HYDROPOWER RESERVOIR OF DONG NAI 3, DAK G’LONG DISTRICT, DAK NONG PROVINCE Nguyễn Văn Quỳnh Bôi1, Trần Văn Phước1 Ngày nhận bài: 05/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 08/7/2016; Ngày duyệt đăng:15/12/2016 TÓM TẮT Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA – Rapid Rural Appraisal) và phương pháp điều tra xã hội sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc, nghiên cứu đã cho thấy cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3 là một cộng đồng “thủy diện” chỉ được hình thành gần đây với cư dân từ nhiều vùng khác nhau. Do nguồn lực hạn chế và cơ cấu dân số trẻ (chỉ 7,1% dân số trên tuổi lao động), hầu hết cư dân của cộng đồng tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập, chủ yếu là nuôi cá lồng (45,8%) và khai thác thủy sản (41,7% tổng số hộ). Đời sống của các hộ, do vậy, dễ bị tổn thương với 4,2% số hộ ở tình trạng nghèo đói (thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000 VND/tháng). Theo đó, nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy thoái do áp lực khai thác. Từ khóa: cộng đồng và nguồn lợi thủy sản, điều tra xã hội, nguồn lực, sinh kế ABSTRACT Applying methods of Rapid Rural Appraisal and social survey using semi-structured questionnaire, the study showed that residential community at Dong Nai 3 reservoir was a “water-based living” just formed recently by people from many different areas. Due to limited livelihood resources and young population structure (only 7.1% population was over working age), almost people of the community involved in income generating activities, mainly fi sh cage-culture (45.8%) and fi shing (41.7% total households). Therefore, households living was easily vulnerable with 4.2% total households in poverty (income per capita was less than 400,000 VND per month). Accordingly, fi sheries resources were likely decreased due to fi shing pressure. Keywords: community and fi sheries resources, social survey, assets, livelihoods 1 Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong bối cảnh suy thoái môi trường và nguồn tài nguyên sinh vật nói chung, thủy sinh vật nói riêng, vai trò của nguồn lợi thủy sinh vật đối với đời sống cộng đồng ngày càng được chú trọng. Bên cạnh giá trị đối với hệ sinh thái và cảnh quan - môi trường, nguồn lợi thủy sản còn góp phần tạo công việc cho cư dân địa phương, tăng thu nhập cho các hộ và cộng đồng. Do đó, phát triển kinh tế địa phương đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản là những vấn đề luôn được các quốc gia đang phát triển quan tâm. Đối với Việt Nam, do tầm quan trọng 18 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 của nguồn lợi thủy sản, ngày 13/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020. Mục tiêu tổng thể của Chương trình là bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản Đến nay vẫn tìm thấy không nhiều các nghiên cứu tập trung cụ thể vào vấn đề liên quan giữa nuôi trồng và nguồn lợi thủy sản với sinh kế những cộng đồng dân cư khu vực quanh các hồ chứa thủy điện, đặc biệt ở Việt Nam và nhất là ở Tây Nguyên. Trong phạm vi khu vực, công bố của Phounsavath năm 1998 về một nghiên cứu điển hình đối với hai cộng đồng nghề cá tại hồ chứa Nam Ngum, Lao P.D.R nhấn mạnh đến vai trò quản lý dựa trên cộng đồng đối với nghề cá hồ chứa nhằm phát triển nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản. Chuyên khảo của Mạng lưới trung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á - Thái Bình dương (Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacifi c - NACA) về tình trạng nghề cá hồ chứa tại 5 quốc gia châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan [11] cũng phần nào cho thấy ý nghĩa của vấn đề kinh tế - xã hội (bao gồm thu nhập và sinh kế) trong việc quản lý và khai thác các nguồn lợi của hồ chứa. Tập trung vào các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư trong vùng, có công bố của Hồ Mạnh Tuấn và cộng sự năm 2008 về một ng- hiên cứu điển hình ở hai hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Bình Phước. Gần đây, một công bố của Lê Ngọc Châu và cộng sự (2011), về hiện trạng khai thác cá ở một số hồ chứa nhỏ (<1.000 ha) thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đề cập đến công cụ và năng suất khai thác giữa hai nhóm hồ có và không có tổ chức quản lý khai thác. Ở khu vực Tây Nguyên, một nghiên cứu của Phan Đình Phúc và cộng sự tại 2 hồ Easoup và Lak (tỉnh Daklak trước đây) được công bố năm 2009 nhấn mạnh vai trò đồng quản lý đối với hồ chứa nhỏ. Ngoài các công bố trên, rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến cơ sở sinh kế của những cộng đồng sống trong khu vực lân cận các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện. Bài báo này trình này nguồn lực và hoạt động sinh kế, bao gồm cả khai thác và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng cư dân khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 3, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hồ Đồng Nai 3 nằm ở khu vực tiếp giáp hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Là hồ chứa thủy điện, hồ Đồng Nai 3 bắt đầu xây dựng cuối năm 2004 và hoàn thành năm 2011 với diện tích khoảng 56 km2, tổng dung tích chứa nước là 1 tỷ 400 triệu m3. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2014 tại khu vực hồ chứa thủy điện Đồng Nai 3, thuộc địa bàn huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid - Rural Appraisal) và phương pháp điều tra xã hội sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc. Thông tin và dữ liệu được khảo sát bao gồm 5 nội dung là thông tin chung về hộ (họ và tên, địa chỉ, số điện thoại) và cơ cấu sinh kế (số thành viên của hộ, tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp,), thông tin về kinh tế - đời sống (thông tin về nhà - đất, tiện nghi đời sống, thu nhập và tích lũy,), các hoạt động sinh kế chính (khai thác thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt,), thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sinh kế, và hỗ trợ của chính quyền/ban ngành địa phương. Do số hộ cư trú vùng lòng hồ thuộc phạm vi nghiên cứu không lớn (60 hộ theo số liệu điều tra trước đây của Công An địa phương) nên nghiên cứu đã khảo sát tất cả các hộ bắt gặp trong các chuyến khảo sát thuộc khu vực nghiên cứu. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê địa phương. Nguồn số liệu sơ cấp được tổng hợp dựa trên quá trình phỏng vấn các hộ dân sống trong khu vực hồ thông qua bộ câu hỏi điều tra. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn hiện trạng kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng nguồn lợi thủy sản ở địa phương, các cán bộ quản lý cấp huyện và xã được phỏng vấn với tính chất là người am hiểu thông tin (key informant). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 19 Số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được tổng hợp và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel (Version 2007). Thông tin được xử lý theo từng nội dung dựa trên phiếu điều tra. Sinh kế của các cộng đồng nghiên cứu được phân tích dựa theo khung sinh kế bền vững đề xuất bởi Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (United Kingdom Department for International Development - DFID) [3]. Hình 1. Hình ảnh hồ thủy điện Đồng Nai 3 (Nguồn hình trái: https://www.google.com/maps/@12.437142,107.608326,10z; truy cập ngày 23/10/2014) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Khái quát về hồ thủy điện Đồng Nai 3 Trước đây, hồ Đồng Nai 3 thuộc sự quản lý của Ban Quản lý Công trình thủy điện 6. Hiện nay, Công ty Thủy điện Đồng Nai 3 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý đập, vận hành nhà máy và phát điện. Riêng về khía cạnh thủy sản, theo Phòng Nông nghiệp huyện Đăk G’Long - tỉnh Đăk Nông, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào đề cập đến việc kết hợp giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông trong vấn đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi hồ Đồng Nai 3. Thuộc phạm vi hành chính tỉnh Đăk Nông, Ủy ban Nhân dân các xã Quảng Khê, Đăk Som, và Đăk Plao - huyện Đăk G’Long chịu trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý và bảo vệ hồ theo Nghị định số 112/2008/NĐ - CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Có thể do lý do này mà những vấn đề liên quan đến bảo tồn nguồn lợi thủy sản cũng như phát triển nuôi trồng thủy sản hồ Đồng Nai chưa được chú ý đúng mức [7]. 2. Nguồn lực sinh kế của cộng đồng cư dân vùng hồ thủy điện Đồng Nai 3 Cộng đồng cư dân vùng hồ Đồng Nai 3 chỉ được hình thành trong những năm gần đây sau khi hồ được ngập nước bao gồm cư dân từ nhiều vùng khác nhau kể cả Việt kiều từ Cambodia trở về. Phần lớn cư dân của cộng đồng không có đất tại địa phương nên gần như tất cả các hộ đều cư trú trên những nhà-bè trôi nổi trên mặt hồ. Trong thực tế, số hộ vùng lòng hồ thay đổi hàng năm phụ thuộc vào sinh kế, chủ yếu dựa trên nguồn lợi thủy sản khai thác được. Do vậy, có thể xem cộng đồng dân cư vùng lòng hồ Đồng Nai 3 là một cộng đồng mang tính chất tạm thời. 2.1. Nguồn lực tự nhiên Mặc dù gần rừng nhưng tài nguyên rừng không được xem là nguồn lực tự nhiên đối với sinh kế cộng đồng dân cư vùng lòng hồ do việc khai thác rừng bị cấm và tập quán đời sống “thủy diện”. Có thể nói nguồn lực tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 là nguồn lợi thủy sản vùng hồ và mặt nước để thực hiện nuôi trồng thủy sản đối với một số hộ. 2.2 Nguồn nhân lực Tuổi trung bình của cư dân thuộc cộng đồng là 27, thay đổi từ 1 đến 66. Trong số 161 nhân khẩu thuộc 48 hộ được khảo sát, 51 nhân khẩu dưới tuổi lao động (31,7%), 98 nhân khẩu trong tuổi lao động (60,9%) và 12 nhân khẩu trên tuổi lao động (7,5%). 20 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 Số nhân khẩu từ 45 và 50 tuổi trở xuống lần lượt là 130 và 139 người, tương ứng tỷ lệ 86,1% và 92,1%. Những kết quả này cho thấy cấu trúc dân số cộng đồng vùng lòng hồ Đồng Nai 3 rất trẻ (Hình 2). Kết quả điều tra còn cho thấy số nhân khẩu trong hộ thay đổi từ 1 đến 7, phổ biến từ 3 – 4 nhân khẩu/hộ với tỷ lệ nam/nữ là 93/68. Trình độ học vấn của cộng đồng rất thấp. Khảo sát cho thấy chỉ có 1 em thuộc hộ có nhà trên đất liền, chiếm gần 2% nhóm dưới tuổi lao động và 0,6% tổng dân số, còn đi học (lớp 6). Tất cả các trường hợp còn lại đều đã nghỉ học. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng cộng đồng cư dân vùng lòng hồ không có bất kỳ lao động nào có trình độ chuyên môn. Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động đạt đến lớp 5 và lớp 6 lần lượt chiếm 2 tỷ lệ cao nhất là 10,2% và 14,3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động mù chữ chiếm 15,5% tổng dân số và lên đến 25,5% số nhân lực trong độ tuổi lao động. Hình 2. Một số đặc trưng về nhân khẩu và lao động của cộng đồng vùng lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 2.3. Nguồn lực tài chính Chỉ có 12 hộ (25%) cung cấp dữ liệu về đất và rẫy tại địa phương đăng ký hộ khẩu với diện tích đất thay đổi trong khoảng 120 - 30.000 m2, trung bình là 6.500 m2. Có 30 hộ (62,5%) không cung cấp dữ liệu này, 1 hộ (2,1%) xác nhận đang ở nhờ, 5 trường hợp (độc thân hoặc mới lập gia đình) không có đất (10,4%). Theo lý thuyết, có thể xem đây là một bộ phận tạo nên nguồn lực sinh kế đối với các hộ. Tuy nhiên, rất khó đánh giá khía tài chính của nguồn lực này đối với cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3. Bên cạnh đó, xem xét toàn bộ cộng đồng cư dân khu vực lòng hồ Đồng Nai 3, chỉ có 1 hộ (2,1%) có nhà gỗ xây dựng năm 2009 với giá trị hiện nay khoảng 500 triệu và 3 hộ (gần 6,3%) có nhà tạm xây dựng trên đất được quy hoạch cho nhà máy thủy điện. Tất cả các hộ còn lại (91,6%) đều cư trú trên bè có diện tích trung bình 28 m2, phổ biến từ 15 đến 24 m2. Được làm từ năm 2008 trở lại đây, giá trị của bè ước tính thấp nhất 1 triệu và cao nhất là 60 triệu, trung bình 15,5 triệu. Tuy nhiên, hầu hết số hộ có phương tiện đi lại và thực hiện hoạt động sinh kế là ghe xuồng. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 4,2% số hộ (2 hộ) không có ghe xuồng, 8,3% (4 hộ) chỉ có xuồng chèo tay với giá trị không lớn. Tất cả các hộ còn lại đều có ghe máy có công suất từ 5 HP đến 24 HP với giá trị từ 5 triệu đến 60 triệu. Bên cạnh đó, tiện nghi đời sống và phương tiện hoạt động rất hạn chế do điều kiện vùng hồ. Chỉ có 2 hộ (4,2%) có xe cơ giới (xe “công nông”) phục vụ hoạt động sinh kế, khoảng 20 hộ (41,7%) có xe máy (gởi nhờ các nhà trên đất liền) và 9 hộ (18,8%) có tivi. Thậm chí, 2 hộ (4,2%) khẳng định không có bất cứ tiện nghi đời sống nào. Những dữ liệu này cho thấy rằng, nhìn chung, nguồn lực tài chính của cộng đồng khu vực lòng hồ Đồng Nai 3 không đáng kể. Xem xét về mặt hỗ trợ, trong số 48 hộ được khảo sát, chỉ có 1 trường hợp (2,1%) được “Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng” (thuộc Dự án Bảo tồn thiên nhiên khu vực Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông) hỗ trợ không hoàn lại 14 triệu cho các hoạt động sinh kế và 1 trường hợp (2,1%) được vay vốn hỗ trợ dành cho các hộ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 21 cận nghèo từ Ngân hàng chính sách huyện. Bên cạnh đó chỉ có 11 trường hợp (22,9%) được hỗ trợ từ người thân hoặc bạn bè, 1 trường hợp (2,1%) được đầu tư từ chủ bè lân cận và 6 trường hợp (12,5%) phải vay ngoài. Đối với cộng đồng cư dân vùng hồ thủy điện Đồng Nai 3, không có trường hợp nào vay vốn từ các ngân hàng. Khảo sát cho thấy 32 hộ (gần 66,7%) xác nhận có nhu cầu vay vốn nhưng không vay được do không có hộ khẩu và nơi cư trú ổn định, 1 hộ (2,1%) khẳng định không dám vay, chỉ có 7 hộ (14,6%) không có nhu cầu vay vốn. Kết quả ngày một lần nữa xác nhận nguồn lực tài chính của cộng đồng khá hạn chế. 2.4. Nguồn lực vật lý Khảo sát cho thấy cộng đồng cư gần như không có nguồn lực vật lý. Do không có hệ thống cung cấp nước nên 1 hộ (2,1% tổng số hộ) sử dụng nước mưa và 5 hộ (10,5%) mua nước bình để uống; ngoài 1 hộ (2,1%) sử dụng nước suối, tất cả các hộ còn lại (85,4%) sử dụng nước hồ phục vụ mục đích sinh hoạt. Tùy theo khu vực đặt bè, khoảng cách đến trường cấp I & II lên đến 15 km. Để đến được các trạm hoặc trung tâm y tế, nhiều hộ phải vượt quãng đường 20 km (đến trạm xá xã Đăk Som và trạm xá xã Quảng Khê, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông hoặc bệnh viện huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng). Do thiếu cơ sở hạ tầng và phương tiện, đối với nhiều hộ (18,8%), việc tiếp cận thông tin thường chậm và không đầy đủ, chỉ qua radio và thông tin từ những bè kế cận. Việc phát triển sinh kế, theo đó, rất khó khăn. 2.5. Nguồn lực xã hội Kết quả khảo sát chỉ ra rằng mặc dù được quan tâm nhiều từ chính quyền huyện và xã nhưng do điều kiện khách quan, cộng đồng gần như không có bất kỳ tổ chức xã hội nào. Việc xây dựng và triển khai hoạt động hỗ trợ do vậy cũng rất hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 2 hộ (4,2% tổng số hộ) xác nhận chính quyền địa phương có hỗ trợ phao cứu sinh, màn và gạo (100 kg) đối với 4 hộ đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn tổ chức tập bơi cho trẻ em. Tuy nhiên, có đến 31 hộ (64,6%) cho rằng không có bất kỳ hỗ trợ nào từ chính quyền hoặc các cơ quan ban ngành địa phương. Số còn lại (15 hộ - 31,3%) xác nhận không biết rõ. Kết quả này chỉ ra rằng chính quyền các cấp nên chu trọng đến việc xây dựng các tổ chức xã hội cho cộng đồng cư dân vùng lòng hồ. Bên cạnh việc hỗ trợ để ổn định đời sống cho cộng đồng, điều này cũng góp phần bảo đảm trật tự-trị an và quản lý hành chính vùng lòng hồ. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trấn Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh năm 2012 về nguồn lực sinh kế của các cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam nói chung, những kết quả trình bày trên đây cho thấy nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3 kém hơn hẳn. Điều này chỉ ra rằng cộng đồng vùng hồ Đồng Nai 3 rất dễ bị tổn thương về sinh kế và đời sống [2]. 3. Hoạt động sinh kế Do đa số cư dân vùng lòng hồ phải thực hiện nhiều hoạt động sinh kế nên nguồn thu nhập của một lao động trong nghiên cứu này được phân chia thành 3 nhóm bao gồm thu nhập chính (hoạt động sinh kế thường xuyên và tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất), nguồn thu nhập phụ thứ nhất (hoạt động sinh kế phụ tạo nên nguồn thu thứ hai cho lao động nếu có) và nguồn thu nhập phụ thứ hai (các hoạt động sinh kế bổ sung tạo nên nguồn thu thứ ba nếu có). Nhìn chung, sinh kế của cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 rất hạn chế, cơ hội công việc thấp, đặc biệt đối với phụ nữ (Bảng 1). Do đời sống thủy diện1, gần như mọi nhân khẩu có khả năng đều tham gia các hoạt động sinh kế. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy rất khó đánh giá tỷ lệ số nhân khẩu tham gia vào một loại hình hoạt động tạo thu nhập cụ thể. Trong thực tế, hai hoạt động 1 Đời sống “thủy diện” trong bài viết này đề cập đến tập quán cư trú và sinh hoạt trôi nổi trên mặt nước, khai thác nguồn lợi thủy sản và/hoặc diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản nhằm tạo thu nhập. 22 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 tạo thu nhập phổ biến tại vùng hồ thủy điện Đồng Nai 3 là nuôi cá lồng bè (chủ yếu là cá lóc đen) với sự tham gia của 22/48 hộ (45,8% tổng số hộ) và khai thác thủy sản với 20/48 hộ (41,7%). Hai hoạt động sinh kế này có mối liên hệ qua lại rất chặt chẽ với 86,4% số hộ nuôi cá bè (19 hộ) có sinh kế phụ là khai thác thủy sản và 35% số hộ khai thác thủy sản (7 hộ) có sinh kế phụ là nuôi cá bè dựa vào nguồn cá tạp khai thác được bằng vó đèn. Số hộ có hoạt đông sinh kế chính khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Bảng 1. Các hoạt động tạo thu nhập và số nhân lực tham gia (% tổng dân số) ở cộng đồng cư dân vùng hồ Đồng Nai 3 Hoạt động Nguồn thu thập chính Nguồn thu thập phụ thứ nhất Nguồn thu thập phụ thứ hai Ghi chú Nuôi cá lồng bè 31 (19,3) 8 (5) 0 Khai thác cá 28 (17,4) 33 (20,5) 0 Đốt than 6 (3,7) 0 0 Buôn bán tạp hóa 6 (3,7) 0 0 Buôn bán/khai thác lồ ô 3 (1,9) 0 1 (0,6) Buôn bán cá 1 (0,6) 1 (0,6) 0 Lái máy xúc 1 (0,6) 0 0 Làm rẫy 0 1 (0,6) 0 Cho thuê rẫy 0 1 (0,6) 0 Làm thuê 0 6 (3,7) Làm công theo giờ hoặc theo ngày Nghề mộc 0 0 1 (0,6) Nội trợ/phụ việc nhà* 41 (25,5) - - Không có việc làm chính thức và đã nghỉ học (39 nữ và 2 nam, thấp nhất nam 13 tuổi và cao nhất nữ 58 tuổi) Tổng 117 (72,7) 50 (31,1) 2 (1,2) * Phụ việc nhà trong các hoạt động sinh kế được xem là hoạt động tạo thu nhập Trong khảo sát này, có 5 hộ (10,4%) không cung cấp thông tin về tài chính, 26 hộ (54,2%) xác nhận có tích lũy hàng năm nhưng không cung cấp thông tin chi tiết và 1 hộ (2,1%) không xác định được vấn đề tích lũy tài chính. Với 40 hộ (83,3%) cung cấp thông tin, kết quả khảo sát khía cạnh tài chính cho thấy mức thu nhập phổ biến và chi phí thường xuyên hàng tháng của hộ lần lượt dao động từ 2,5 triệu cho đến 8 triệu và 1,5 đến 6 triệu với tỷ lệ sai khác không lớn (Bảng 2). Điều đáng lưu ý là là phạm vi biến động của những dữ liệu này rất lớn, theo đó là độ lệch so với giá trị trung bình, cho thấy sự phân hóa thu nhập rất cao giữa các hộ trong cộng đồng. Tuy nhiên, do điều kiện sống vùng lòng hồ nên chi phí bất thường không đáng kể, tối đa chỉ từ 1 đến 2 triệu trong một năm. Có đến 13 hộ (27,1%) xác nhận không có tích lũy, thậm chí có 2 hộ (4,2%) cho biết thu nhập không đáp ứng đủ các chi phí. Dựa trên các kết quả điều tra, có thể ước tính trung bình thu nhập theo đầu người ở cộng đồng vùng hồ Đồng Nai 3 khoảng 2 triệu/tháng, thay đổi từ 0,3 đến 8 triệu/người/tháng. Kết quả này chỉ ra rằng, nhiều hộ của cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3 có đời sống rất khó khăn. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 23 Mặc dù không hoàn toàn chính xác do nhiều hộ đã không cung cấp thông tin, phạm vi thay đổi khá rộng của thu nhập bình quân/ người/tháng đã phản ảnh thực tế khác biệt về nguồn lực sinh kế của các hộ trong cộng đồng. Đối với cộng động dân cư vùng hồ Đồng Nai 3, 79,2% tổng số hộ (38 hộ) đạt mức sống trung bình so với Thông tư này 22/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2014 - 2015 và 4,2% tổng số hộ khảo sát (2 hộ chiếm 4,9% số hộ cung cấp thông tin) thuộc diện nghèo (có thu nhập trên đầu người dưới 400.000 đồng tháng theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2014 - 2015). Theo khía cạnh tổn thương, các kết quả khảo sát về chiến lược sinh kế (tỷ lệ hộ không có nguồn thu ổn định, tỷ lệ hộ không có khả năng tích lũy, tỷ lệ hộ làm thuê,...), sức khỏe (khả năng tiếp cận các trung tâm y tế), mạng lưới xã hội (tỷ lệ số hộ có nhu cầu được hỗ trợ ở bất kì hình thức nào, tỷ lệ hộ không tiếp cận nguồn thông tin), nguồn nước (phần trăm số hộ sử dụng nguồn nước tự nhiên, phần trăm số hộ không có nguồn cung ứng nước phù hợp) [13]. chỉ ra rằng cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3 có khả năng chịu tổn thương về sinh kế rất cao. 4. Nguồn lợi thủy sản và tình hình khai thác - nuôi trồng thủy sản khu vực hồ Đồng Nai 3 Theo ý kiến của cộng đồng địa phương, hồ Đồng Nai 3 có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế đã được khai thác như cá lăng, lóc, trê, trắm, mè, chép, thác lác, rô-phi, bống tượng, ba ba,...Theo thông tin từ những người am hiểu, nguồn lợi thủy sản hồ Đồng Nai 3 có nguồn gốc từ sông Đồng Nai. Thêm vào đó, huyện Đăk G’Long đã cho thả 1 tạ cá giống (bao gồm các loài cá lăng, lóc, trôi, trắm, mè,) vào năm 2013 để phát triển nguồn lợi cá kinh tế cho hồ. Nhờ đó, nhiều hoạt động khai thác đã được tiến hành với tính chất là một trong hai hoạt động sinh kế chính của cộng đồng cư dân vùng hồ. Kết quả khảo sát cho thấy 85,4% tổng số hộ của cộng đồng (41 hộ) tham gia khai thác thủy sản. Trong số đó, 48,8% số hộ khai thác (20 hộ) hoạt động với tính chất là sinh kế chính và 51,2% (21 hộ) với tính chất là sinh kế phụ. Tùy theo điều kiện riêng về vốn đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm hoạt động,... một hộ có thể thực hiện nhiều phương thức khai thác khác nhau như vó đèn (kích thước mắt lưới 2a < 1 cm), thả lờ (bao gồm cả lờ dây với kích thước mắt lưới 2a < 1 cm), đánh lưới, câu giăng, câu cắm,... Trong thực tế, hai hình thức khai thác bắt gặp nhiều nhất là vó đèn và đánh lưới, lần lượt chiếm tỷ lệ 26/41 và 24/41 số hộ đang hoạt động khai thác. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 3 hiện có trên 176 vó đèn (hộ ít nhất là 4 và cao nhất là 20 vó với diện tích trung bình 10 m2/vó) và hơn 645 lờ dây (hộ sử dụng ít nhất là 25 và cao nhất là 200 lờ với chiều dài từ 8 đến 12 m). Xem xét về tính ổn định, khảo sát cho thấy sản lượng khai thác rất biến động theo mỗi trường hợp, cao nhất có thể lên đến 30 kg/ngày đêm. Đối với vó đèn khai thác cá sơn (được sử dụng làm thức ăn nuôi cá lóc), kết quả khảo sát cho thấy sản lượng trung bình khoảng 4 – 5 kg/ vó/đêm. Theo đó, 25 trường hợp (xấp xỉ 61% Bảng 2. Tình hình tài chính gia đình của cộng đồng vùng hồ thủy diện Đồng Nai 3 STT Tham số Trung bình (± độ lệch chuẩn) Khoảng dao động 1 Tổng thu nhập hộ (triệu/tháng) (no=40) 6,0 (± 3,2) 1,5 – 18 2 Chi phí thường xuyên của hộ (triệu/tháng) (no=41) 4,1 (± 1,7) 1,5 – 9 3 Chi phí bất thường của hộ (triệu/năm) (no=48) Không đáng kể 1 – 2 4 Tích lũy tài chính của hộ (triệu/năm) (no=26) 19,6 (± 25) 0 – 120 no – số hộ phản hồi khảo sát Số liệu trung bình được trình bày dưới dạng giá trị trung bình (± độ lệch chuẩn) 24 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 tổng số hộ tham gia khai thác) đánh giá rằng hoạt động khai thác thủy sản vùng hồ không ổn định do nguồn lợi đã giảm sút đáng kể, từ 50% đến 80% tùy theo nhận xét của mỗi hộ. Tuy nhiên, cũng có 12 hộ (29,3%) cho rằng hoạt động này mang tính ổn định, 1 ý kiến (2,4%) nhận định thu nhập từ hoạt động này ổn định hơn so với khi sống trên đất liền và 1 trường hợp khác (2,4%) đánh giá tạm ổn định. Các trường hợp khác không có ý kiến. Theo khía cạnh tài chính, rất khó đánh giá chính xác hiệu quả của từng loại hình hoạt động khai thác. Do điều kiện vùng hồ, thông thường chi phí đầu tư thuyền bè và chi phí đi lại khá cao nên mỗi hộ có thể kết hợp nhiều phương thức khai thác và cả hoạt động sinh kế khác trong đời sống thường nhật. Nhìn chung, tùy theo điều kiện riêng của mỗi hộ, hoạt động khai thác thường được thực hiện quanh năm (lên đến 300 ngày/ năm, thậm chí cao hơn) với thu nhập thay đổi từ 100.000 - 400.000 đồng/ngày đêm sau khi trừ chi phí. Một hoạt động sinh kế quan trọng khác của các hộ vùng lòng hồ Đồng Nai 3 là nuôi cá bè để tận dụng mặt nước và nguồn cá tạp (chủ yếu là cá sơn) khai thác được. Theo kết quả điều tra, có 34 trường hợp (70,1% tổng số hộ khảo sát) cung cấp thông tin về nuôi cá bè, trong đó 22 hộ (45,8% số hộ) xác nhận nuôi cá bè là sinh kế chính và 7 hộ (14,6%) là sinh kế phụ. Bên cạnh đó, 2 hộ (4,2% tổng số hộ) đã tạm ngưng hoạt động và 3 hộ (6,3%) đang thử nghiệm. Các đối tượng nuôi phổ biến nhất là cá lóc đen, ngoài ra còn có cá lóc bông và cá bống tượng. Hiện có 1 hộ (2,1%) đang thử nghiệm nuôi cá diêu hồng, chép và mè vinh. Cho đến nay, hoạt động nuôi bè của cộng đồng địa phương chỉ mang tính tự phát dựa vào kinh nghiệm. Xem xét về khía cạnh kinh tế của hoạt động nuôi cá bè, chi phí hoạt động chủ yếu là tiền cá giống và tiền thuốc phòng trị bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện khai thác thức ăn tự nhiên gần đây trở nên khó khăn, nhiều hộ phải tăng thêm chi phí đối với thức ăn công nghiệp. Do vậy, tương tự trường hợp quy cách lồng bè, chi phí hoạt động thay đổi rất lớn theo mỗi trường hợp riêng. Kết quả điều tra cho thấy chi phí trung bình cho 1 bè cá lóc đen 18 m2 có thể bao gồm 5 triệu tiền cá giống, 2 - 4 triệu tiền thuốc phòng trừ dịch bệnh và 60 triệu tiền thức ăn cho vụ nuôi 8 tháng. Theo đó, lợi nhuận thu được thay đổi từ 40 đến 240 triệu/ vụ nuôi (6 đến 10 tháng) tùy theo mức độ đầu tư. Vào thời điểm khảo sát, tại vùng hồ, bệnh đối với cá nuôi đã xuất hiện tương đối phổ biến với 19/34 trường hợp cung cấp thông tin xác định thường gặp các loại bệnh ký sinh trùng gây tuột nhớt, lỏ loét, trắng thân,... Theo đó, 15 hộ (51,8% tổng số hộ nuôi) đánh giá hoạt động nuôi không ổn định do nguồn thức ăn tự nhiên khai thác được giảm sút nghiêm trọng (60 – 80%) và thị trường đầu ra không ổn định. Bên cạnh đó một số hộ còn nhận định rằng môi trường nuôi bắt đầu bị ô nhiễm. Chỉ có một trường hợp đánh giá rằng hoạt động nuôi trong khu vực mang tính ổn định. Từ những kết quả khảo sát, tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình nuôi thủy sản cho cộng đông cư dân địa phương là việc làm cần thiết. Điều này không chỉ góp phần ổn định đời sống mà còn giảm áp lực đối với hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản. Như đã trình bày trên đây, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào đề cập đến việc kết hợp giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông trong vấn đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Đồng Nai 3. Do đó, vấn đề này nên được đặt ra. Riêng đối với huyện Đăk G’Long, chỉ có thể tập trung cho vấn đề quản lý các hộ sống trong vùng lòng hồ thuộc phạm vi quản lý hành chính. Do vậy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk G’Long không thể đánh giá vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên của hồ Đồng Nai 3. Riêng về nuôi trồng thủy sản, hồ Đồng Nai 3 được đánh giá có tiềm năng phát triển nuôi lồng bè, thậm chí đối với các đối tượng cá nước lạnh. Tuy hiện tại chưa có mô hình nuôi nào được triển khai nhưng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang lập kế hoạch kết hợp với Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 25 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông thí điểm các mô hình nhằm phát triển sinh kế cho cộng đồng vùng hồ Đồng Nai 3. Các vấn đề được trình bày trên đây cho thấy tình hình khai thác thủy sản tại hồ Đồng Nai 3 tương tự tình hình khai thác tại một số hồ chứa không nuôi cá và không được quản lý thuộc tỉnh Bình Phước trong những năm trước đây với nhiều loại ngư cụ thô sơ bao gồm cả các ngư cụ mang tính hủy diệt nguồn lợi [1]. Đối với hồ Đồng Nai 3, các ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi là vó đèn và lờ dây (kích thước mắt lưới 2a thấp hơn nhiều so với quy định là 1,8 - 2 cm tùy theo loại ngư cụ). Bên cạnh đó, thời gian khai thác gần như quanh năm càng thúc đẩy sự suy giảm nguồn lợi. Khảo sát thường xuyên bắt gặp cá con và cá mang trứng trong sản phẩm khai thác đã lý giải phần nào hiện trạng nêu trên. Kết quả này cho thấy vấn đề bảo vệ nguồn lợi theo Công văn số 291/SNN-TS của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông tại vùng hồ không được thực hiện triệt để. Khảo sát chỉ ra rằng người tham gia khai thác không nắm rõ về các ngư cụ, thời gian khai thác và kích thước tối thiểu đối với các đối tượng được cho phép đánh bắt theo phụ lục kèm theo Công văn nêu trên. Để ngăn chặn tình trạng suy thoái nguồn lợi, có thể kết hợp việc thả giống bổ sung hàng năm với bảo vệ và khai thác hợp lý các loài cá có khả năng tự sinh sản trong môi trường hồ chứa [4]. Theo đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần chú ý đến công tác quản lý, tăng cường tuyên truyền kết hợp với việc thả giống hàng năm nhằm bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Đồng Nai 3. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3 là cộng đồng dân cư “thủy diện”, được hình thành gần đây với cấu dân số trẻ với 86,1% dân số dưới 45 tuổi và tỷ lệ nam cao hơn nữ. - Cộng đồng dân cư vùng hồ có nguồn lực hạn chế và sinh kế kém đa dạng với 2 hoạt động chính là khai thác và nuôi trồng thủy sản lần lượt chiếm tỷ lệ 48,8% và 45,8% tổng số hộ. - Cộng đồng nghiên cứu có khả năng chịu tổn thương về mặt sinh kế cao. - Hoạt động nuôi cá lồng tại vùng hồ chỉ mang tính tự phát dựa trên kinh nghiệm của mỗi hộ. - Nguồn lợi thủy sản đang giảm sút đáng kế do thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ. Hoạt động khai thác bằng các công cụ bị cấm và khai thác vào mùa vụ sinh sản thường xuyên xảy ra ở hồ Đồng Nai 3. 2. Kiến nghị - Thiết lập cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng và tuyên truyền cho người dân địa phương về việc bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản kết hợp thả giống bổ sung hàng năm để ngăn chặn suy giảm nguồn lợi thủy sản vùng hồ. - Đặt vấn đề ký kết văn bản hợp tác giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Đồng Nai 3. - Tập huấn và phát triển các mô hình nuôi thủy sản để tận dụng mặt nước và giảm áp lực đối với hoạt động khai thác nguồn lợi. - Tăng cường quản lý hành chính, lập kế hoạch phát triển dài hạn chú trọng đến vấn đề cải thiện nguồn lực xã hội cho cộng đồng dân cư vùng hồ Đồng Nai 3 nhằm ổn định sinh kế. LỜI CẢM ƠN Các tác giả xin chân thành cảm ơn đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh Đắk Nông” đã cung cấp tài chính để tiến hành khảo sát. Xin cảm ơn Kỹ sư Nguyễn Đình Trung và Kỹ sư Võ Văn Quí đã hỗ trợ thực hiện điều tra. 26 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Ngọc Châu, Nguyễn Phú Hòa, Lê Thanh Hùng, Vũ Cẩm Lương, 2011. Hiện trạng khai thác cá ở một số hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh ( edu.vn/data/fi le/40; truy cập ngày 27/04/2013). 2. Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2012. Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Mã số: CS-2012-02). Khoa Kinh tế Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 3. Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á (NACA), 2006. Cẩm nang phương pháp đánh giá nông thôn và phân tích sinh kế bền vững (bản dịch của Dự án Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá - IMOLA), FAO - Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế. 4. Phan Đình Phúc, John Sollows, Nguyễn Quốc Ân, Đỗ Tịnh Lợi, Nguyễn Ngọc Vĩnh, Trương Hà Phương, Võ Thế Dũng, Nguyễn Quốc Nghị, Nguyễn Lương Nho, Phan Thương Huy, Thái Ngọc Chiến, 2004. Hiện trạng nghề cá hồ Eakao tỉnh Daklak. Tuyển tập các công trình nghiên cứu công nghệ (1984 - 2004). Bộ Thủy sản - Trung tâm nghiên cứu thủy sản III. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 5. Phan Đinh Phúc, Lý Ngọc Tuyên, Lê Văn Diệu, và Dương Tuấn Phương, 2009. Đánh giá mô hình đồng quản lý nghề cá hồ chứa Easoup và hồ Lăk - Daklak. Hội nghị đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam - Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa. 6. Nghị định số 112/2008/NĐ – CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi. 7. Niên giám thống kê năm 2013 (05-2014). Chi cục thống kê huyện Đăk G’Long. 8. Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, 2013. Phụ lục 2, 3, 4 và 5 (Công văn số 291/SNN-TS), 27/03/2013. 10. Thông tư số 22/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2014 – 2015. Tiếng Anh 11. De Silva, S.S. and Amarasinghe, U.S. (eds.). Status of reservoir fi sheries in fi ve Asian countries. NACA Monograph No. 2. Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacifi c, Bangkok, Thailand, 2009. 12. Ho Manh Tuan, Harvey Demain and Amararatne Yakupitiyage. Strategies to improveove livelihood of the rural poor: A case study in two small reservoirs in Binh Phuoc province, Viet Nam. Aquaculture sia Asia Magazine Vol. XIII, No. 1 January-March 2008. 13. Micah B. Hahn, Anne M. Riederer, Stanley O. Foster. The Livelihood Vulnerability Index: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change-A case study in Mozambique. Global Environ. Change, 2009. (in press - doi:10.1016/j.gloenvcha.2008.11.002) 14. Sommano Phounsavath. Community-based fi sheries management as an approach to participatory management of reservoir fi sheries – A case study of two fi shing villages at the Nam Ngum reservoir, Lao P.D.R. A thesis submitted in partial fulfi llment of the requirements for the degree of Master of Science. Asian Institute of Technology, 1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_ke_cong_dong_va_tinh_trang_khai_thac_nuoi_trong_thuy_sa.pdf
Tài liệu liên quan