Phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên

Cơ sở nảy sinh các quan hệ KTHT của nông dân đều bắt nguồn từ áp lực kinh tế. Do vậy, các hộ nông dân sản xuất chè ở Thái Nguyên phải nâng cao ý thức cộng đồng trong hợp tác sản xuất và tiêu thụ chè, tăng cường hợp tác với nhau trong mua sắm các yếu tố đầu vào nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường và khoa học công nghệ. Không ngừng hợp tác trong xây dựng uy tín và danh tiếng của địa phương như: Chè Thái Nguyên, Tân Cương, Trại Cài, La Bằng,. đó là tiềm năng to lớn để các hộ sản xuất chè ở Thái Nguyên thực hiện khác biệt hoá sản phẩm, khai thác và gia tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh chè.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(44)/Năm 2007 120 phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ chè ở tỉnh thái nguyên Trần Quang Huy (Tr−ờng ĐH Kinh tế & QTKD- ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp đ] cho thấy kinh tế hợp tác có vai trò hết sức qua trọng. Nó giúp làm đ−ợc những việc mà từng ng−ời, từng nông hộ không làm đ−ợc hoặc làm kém hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm đ−ợc nhiều khoản chi phí, huy động đ−ợc nhiều vốn, nhân lực, đ−a nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần chuyên môn hoá, tập trung hoá phát triển sản xuất. Cùng với sự phát triển của kinh tế nói chung, hợp tác đ] trở thành sự cần thiết khách quan trong sản xuất nông nghiệp. Ngành sản xuất chè ở Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở Thái Nguyên còn nhiều khó khăn. Các hình thức hợp tác còn nghèo nàn, thiếu tính hệ thống và mang nặng tính tự phát. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm tổng kết làm rõ những lợi ích thiết thực của các mối quan hệ hợp tác và h−ớng dẫn những ng−ời làm chè ở tỉnh Thái Nguyên lựa chọn những hoạt động hợp tác hiệu quả. 2. Khái niệm về hợp tác, kinh tế hợp tác(KTHT) và hợp tác xã (HTX) Lịch sử phát triển của x] hội loài ng−ời chính là lịch sử của sự phát triển lực l−ợng sản xuất, đi đôi với nó là một quan hệ sản xuất phù hợp. Sự hợp tác giữa ng−ời với ng−ời không chỉ vì yêu cầu của sản xuất mà còn cả yêu cầu của cuộc sống để dựa vào nhau, giúp đỡ nhau và bảo vệ cho nhau. C. Mác đ] phân tích quá trình phát triển của chủ nghĩa t− bản theo ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn, công tr−ờng thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Đó là ba giai đoạn phát triển tuần tự của lực l−ợng sản xuất, t−ơng ứng với nó là quan hệ sản xuất phù hợp. • Hợp tác “Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện đ−ợc, hoặc thực hiện đ−ợc cũng kém hiệu quả so với hợp tác”. Theo C. Mác và Ăngghen, “Ng−ời ta không thể sản xuất đ−ợc nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau”. Sự kết hợp đó là sự hợp tác với nhau trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói, hợp tác là một nhu cầu khách quan trong mọi hoạt động của đời sống x] hội, đặc biệt là trong lao động sản xuất. Bàn về hợp tác, dựa trên những t− t−ởng của Mác - ăngghen về hợp tác hoá, Lê - Nin quan niệm “không chỉ có một hình thức duy nhất là HTX sản xuất, mà đó là con đ−ờng rộng lớn bao gồm nhiều hình thức, nhiều cấp độ từ giản đơn đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn”. Sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi sự phát triển của lực l−ợng sản xuất. Lực l−ợng sản xuất càng phát triển thì phân công lao động x] hội theo h−ớng chuyên môn hoá ngày càng cao dẫn đến phải có sự hợp tác chặt chẽ trong lao động sản xuất. • Kinh tế hợp tác KTHT là một hình thức quan hệ kinh tế tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với −u thế và sức mạnh của tập Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(44)/Năm 2007 121 thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên. Với khái niệm trên, chúng ta hiểu thực chất KTHT là hoạt động hợp tác của con ng−ời trong lĩnh vực kinh tế trên cơ sở tự nguyện, nhằm phát huy sức mạnh tập thể để đạt đ−ợc những mục tiêu chung vì lợi ích của các thành viên tham gia. Hình thức, quy mô của KTHT rất đa dạng và ở nhiều trình độ khác nhau. KTHT là ph−ơng thức hoạt động kinh tế phổ biến ở các n−ớc trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ của x] hội. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, KTHT là một hình thức kinh tế hỗ trợ các hộ nông dân với t− cách là đơn vị kinh tế tự chủ phát triển. • Hợp tác x HTX trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân và các trang trại là một hình thức tổ chức KTHT ở trình độ cao, đ−ợc hình thành trong quá trình hợp tác hoá và dựa trên cơ sở tự nguyện của các thành viên tham gia. Theo Luật HTX, “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình (sau đây gọi chung là x] viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức theo Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng x] viên tham gia HTX, sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - x] hội của đất n−ớc.” HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ. Hoạt động của HTX chủ yếu nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh tế của các thành viên tham gia với ph−ơng châm giúp đỡ lẫn nhau (cũng là giúp đỡ chính mình). Ngoài ra, hoạt động của HTX còn mang tính cộng đồng x] hội - t−ơng trợ, giúp đỡ cộng đồng. Bởi vậy lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của HTX. 3. Kinh tế hợp tác - xu h−ớng phát triển tất yếu của kinh tế tiểu nông Khi nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tác mang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công cùng làm giúp nhau... Khi nền kinh tế thị tr−ờng mà đặc biệt là nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình tái sản xuất ngày càng tăng cả về quy mô và chất l−ợng dịch vụ, nh− dịch vụ về giống, phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi, chế biến và tiêu thụ nông sản...Trong điều kiện nh− vậy, từng hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn, hoặc không đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so với hợp tác. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác th−ờng xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày công, giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành HTX. Nhờ đó, các hộ nông dân có thể chống lại sự chèn ép mua rẻ, bán đắt của t− th−ơng, có thêm vốn, thêm kinh nghiệm sản xuất và tiến hành sản xuất theo h−ớng hiệp tác, chuyên môn hoá nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế sản xuất tiêu thụ chè ở Tỉnh Thái Nguyên vẫn là sản xuất nhỏ, những khó khăn về vốn đầu t− thâm canh, lao động, thị tr−ờng, xây dựng và phát triển th−ơng hiệu,... mà các hộ nông dân không tự giải quyết đ−ợc khi b−ớc vào sản xuất hàng hoá tất yếu họ phải hợp tác(liên kết) với nhau, nhờ vào sự trợ giúp lẫn nhau và những trợ giúp của Nhà n−ớc. Hình thức và cấp độ hợp tác của các hộ nông dân sản xuất chè có thể từ giản đơn đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ mua sắm các yếu tố đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm. KTHT không dừng lại ở giới hạn không gian nào, nó phụ thuộc vào sự phát triển của lực l−ợng sản xuất, nhu cầu, ý chí và lợi ích của các thành viên tham gia. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(44)/Năm 2007 122 4. Quan điểm của Đảng và Nhà n−ớc về KTHT trong giai đoạn hiện nay Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đ] khẳng định đ−ờng lối kinh tế và chiến l−ợc phát triển của đất n−ớc trong những năm tới, nhấn mạnh chủ tr−ơng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó “kinh tế nhà n−ớc cùng với kinh tế tập thể càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đ] xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt”. Các HTX dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng r]i những ng−ời lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành. Nhà n−ớc giúp các HTX đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, nắm bắt thông tin, mở rộng thị tr−ờng, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển HTX, giải quyết nợ tồn đọng. Khuyến khích việc tích luỹ phát triển có hiệu quả vốn tập thể trong HTX. Tổng kết việc chuyển đổi và phát triển HTX theo luật HTX... Nh− vậy KTHT và HTX đ−ợc xem là thành phần kinh tế tập thể trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đ−ợc phát triển đa dạng về hình thức tổ chức trên nền tảng sở hữu của ng−ời lao động - x] viên và sở hữu kinh tế tập thể của các hình thức KTHT và HTX. Điều đó hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu đ] rút ra từ quá trình phát triển KTHT và HTX trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong 10 năm thực hiện luật hơp tác x] từ 1/1/1997 đến nay. Để tăng c−ờng khả năng cạnh tranh của kinh tế hộ trong nền kinh tế thị tr−ờng, các hộ nông dân ngày càng nhận thức rõ vai trò và xu thế tất yếu của hợp tác, KTHT và HTX. Năm 1996, Luật HTX đ] đ−ợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/1997, nhiều HTX đ] đ−ợc tổ chức lại và thành lập mới. Đến nay số l−ợng các HTX trên cả n−ớc không ngừng tăng lên. Nhiều HTX làm ăn có hiệu quả, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho các x] viên. Đảng và Nhà n−ớc ta đ] ban hành những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ nông dân tham gia HTX theo mô hình mới với nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và b−ớc đầu đạt đ−ợc những kết quả khả quan. 5. Phát triển KTHT trong sản xuất và tiêu thụ chè ở Thái Nguyên Cây chè là một loại cây trồng mũi nhọn, có tính hàng hoá cao của tỉnh Thái Nguyên. Ng−ời sản xuất chè chỉ sử dụng một phần rất nhỏ sản phẩm cho gia đình, phần sản phẩm còn lại đem tiêu thụ trên thị tr−ờng. Khi sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu dịch vụ đảm bảo cho quá trình sản xuất ngày càng tăng về số l−ợng và chất l−ợng. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, quá trình phân công lao động theo h−ớng chuyên môn hoá cũng ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi những ng−ời tham gia vào quá trình sản xuất phải có sự hợp tác với nhau một cách chặt chẽ. Vì vậy, những ng−ời tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ chè tất yếu cần phải hợp tác với nhau một cách toàn diện trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất tiêu thụ, bao gồm từ việc tạo vốn, chọn giống, mua sắm các yếu tố đầu vào, tổ chức sản xuất, chăm sóc, thu hái chế biến, tiêu thụ ... cho đến việc hình thành th−ơng hiệu hàng hoá. Thái Nguyên có 66.312 hộ nông sản xuất chè và có tổng số 54.755 hệ thống máy chế biến chè xanh thủ công (máy xao, máy vò chè quy mô hộ gia đình) và đáp ứng chế biến đ−ợc khoảng 50 % tổng sản l−ợng. Quá trình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân đ−ợc thực hiện d−ới hai hình thức là hộ sản xuất cá thể và các HTX. Các hoạt động hợp tác đ−ợc thể hiện trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, tiêu thụ chè. Trên cơ sở nhu cầu hợp tác của các hộ nông dân sản xuất chè, nhiều HTX chuyên sản xuất chè đ] đ−ợc thành lập nh−: HTX chè Tân H−ơng (x] Phúc Xuân - T.P. Thái Nguyên), HTX chè Tân C−ơng (x] Tân C−ơng- T.P. Thái Nguyên),... HTX chè Thiên Hoàng (x] Minh Lập - H. Đồng Hỷ). Tính đến năm 2006, Thái Nguyên có 8 HTX chuyên chè. Các HTX này đ] b−ớc đầu phát huy đ−ợc thế mạnh của tập thể Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(44)/Năm 2007 123 thông qua việc thực hiện các dịch vụ sản xuất cho các thành viên, kiểm soát quá trình sản xuất và chất l−ợng, tiêu thụ sản phẩm cho các x] viên d−ới nh]n hiệu sản phẩm của HTX với giá cao hơn hoặc bằng với giá x] viên tự tiêu thụ. Phần còn lại các hộ không tham gia HTX, do yêu cầu của thực tiễn sản xuất chè đ] tiến hành các hoạt động hợp tác ở mức độ giản đơn d−ới các hình thức nhóm hộ, tổ đổi công trong một số khâu của quá trình sản xuất nh−: bảo vệ thực vật, thu hái chè và trao đổi thông tin thị tr−ờng, kinh nghiệm sản xuất,... Nhìn chung, các hộ nông dân sản xuất chè ch−a nhận thức đầy đủ về lợi ích của kinh tế hợp tác và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hợp tác. Các mối quan hệ hợp tác còn nghèo nàn, mức độ hợp tác và ý thức cộng đồng còn ở mức độ thấp. Bên cạnh các hộ nông dân và các HTX, còn có khá nhiều các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh chè. Tr−ớc đây chè Thái Nguyên chủ yếu do các nông lâm tr−ờng trồng từ những năm 1960 - 1970 trên địa bàn các huyện nh− Đồng hỷ (Nông tr−ờng chè Sông Cầu nay là Công ty chè Sông Cầu), Đại từ (Nông tr−ờng chè Quân chu nay là Công ty cổ phần chè Quân chu), Phú L−ơng (Nông tr−ờng Phú L−ơng), Phổ Yên (Nông tr−ờng Bắc Sơn nay là Cty chè Bắc Sơn)... Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 36 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh chè. Các doanh nghiệp này đ] thu mua và chế biến công nghiệp đạt khoảng 50% sản l−ợng chè búp t−ơi. Thực tế cho thấy, các nhà máy chỉ có đủ nguyên liệu để chế biến trong 6 tháng chính vụ, còn trong các tháng đầu và cuối năm không đủ nguyên liệu do ng−ời dân tự chế biến chè xanh thủ công, không bán chè búp t−ơi. Nhìn chung công nghệ chế biến của các doanh nghiệp đều lạc hậu chủ yếu là sơ chế chè đen để bán cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh có khả năng xuất khẩu. Sản phẩm của các doanh nghiệp này đều có chất l−ợng thấp, hầu nh− ch−a có nh]n hiệu. Hiện tại chỉ có một số doanh nghiệp có sản phẩm đ−ợc gắn nh]n hiệu với bao bì, mẫu m] khá hấp dẫn nh− công ty TNHH một thành viên Chè Sông Cầu, Công ty TNHH Hoàng Bình,... Còn lại đa số các doanh nghiệp chỉ sản xuất, chế biến sản phẩm thô hoặc chè bán thành thành phẩm. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của việc thành lập các doanh nghiệp chế biến chè trong những năm gần đây, phân bố không t−ơng xứng với quy mô sản xuất nông nghiệp đ] gây ra sự tranh mua, bán nguyên liệu. Các đơn vị chế biến chè đầu t− cho sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, nên nguyên liệu đầu vào của các nhà máy luôn ở trạng thái bị động. Nhiều vùng, việc đầu t− chăm sóc ch−a đầy đủ, chỉ đảm bảo từ 50% - 60% mức quy trình thâm canh cần thiết. Phân bón, thuốc BVTV sử dụng không đúng chủng loại, hiện t−ợng sau khi phun thuốc trừ sâu từ 3-4 ngày thu hái chè vẫn còn. Ng−ời dân thu hái chè ch−a quan tâm đến loại phẩm cấp chè nguyên liệu, mua bán theo thoả thuận trực tiếp. Chính những điều trên đ] đặt ra cho các đơn vị chế biến chè là phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các hộ nông dân sản xuất chè nguyên liệu trong việc h−ớng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc đồi chè, đảm bảo cho việc sản xuất lâu dài, chất l−ợng, an toàn thực phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nh− vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh chè ở tỉnh Thái Nguyên đ−ợc tổ chức d−ới nhiều hình thức. Các doanh nghiệp đ] tiến hành các quan hệ hợp tác với hộ nông dân trong sản xuất chè nguyên liệu nh−: đầu t− vật t− ứng tr−ớc, h−ớng dẫn quy trình trồng và chăm sóc chè, kỹ thuật thâm canh chè,... trên cơ sở đó tiến hành ký kết hợp đồng mua chè búp t−ơi đảm bảo nguyên liệu cho chế biến. Các hộ nông dân đ] hợp tác với nhau trong các khâu của quá trình sản xuất tiêu thụ chè nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Việc hợp tác trong xây dựng và phát triển th−ơng hiệu của các hộ nông dân còn rất mờ nhạt. Bên cạnh đó, các hộ nông dân sản xuất chè ở Thái Nguyên cũng đ] nhận đ−ợc sự hợp tác của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thông qua các tổ chức đoàn thể hoặc trực tiếp hợp tác với các hộ nông dân trong cung ứng vốn. Các tổ chức chính quyền thông qua Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông trợ giúp các hộ sản xuất chè bằng các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ xúc tiến th−ơng mại, trợ giá cây giống, vay vốn −u đ]i đầu t− cho cây chè. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(44)/Năm 2007 124 6. Kết luận Cơ sở nảy sinh các quan hệ KTHT của nông dân đều bắt nguồn từ áp lực kinh tế. Do vậy, các hộ nông dân sản xuất chè ở Thái Nguyên phải nâng cao ý thức cộng đồng trong hợp tác sản xuất và tiêu thụ chè, tăng c−ờng hợp tác với nhau trong mua sắm các yếu tố đầu vào nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Tăng c−ờng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị tr−ờng và khoa học công nghệ. Không ngừng hợp tác trong xây dựng uy tín và danh tiếng của địa ph−ơng nh−: Chè Thái Nguyên, Tân C−ơng, Trại Cài, La Bằng,... đó là tiềm năng to lớn để các hộ sản xuất chè ở Thái Nguyên thực hiện khác biệt hoá sản phẩm, khai thác và gia tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh chè. Nhà n−ớc phải kịp thời ban hành luật, các pháp lệnh và các chế tài để điều chỉnh hành vi của các bên tham gia hợp tác là một yêu cầu khách quan về chức năng, nhiệm vụ của Nhà n−ớc đồng thời cũng vì lợi ích trong mối quan hệ giữa các thành viên với cộng đồng hợp tác và toàn thể x] hội. Đó còn là vì sự nghiệp phát triển kinh tế x] hội của đất n−ớc, phát triển nông thôn mà bắt đầu là từ nông nghiệp và nông dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến những nông dân còn gặp nhiều khó khăn  Summary The development of cooperative economy is an indispensable factor in tea production and commercialization in Thainguyen province. At present, the economic cooperation is still small and simple in terms of forms and size. This does not meet the needs of the devepoment of commodity prodcution in market economy. This study presents the practical benefits of the cooperative economy and guides the tea producers to select efficient cooperation activities in order to develop their production Tài liệu tham khảo [1]. PGS. TS. Nguyễn Văn Bích, TS. Chu Tiến Quang, GS. TS. L−u Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. PGS,TS. Phạm Thị Cần - PGS, TS. Vũ Văn Phúc - PGS, TS. Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở n−ớc ta hiên nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3]. GS. TS. Chu Văn Cấp (chủ biên) (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin về ph−ơng thức sản xuất T− bản chủ nghĩa, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4]. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghi quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung −ơng Đảng khoá IX, Số 13 - NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. [5]. Nguyễn Điền(1996), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn trên thế giới và Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. [6]. Luật Hợp tác xf (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_hop_tac_trong_san_xuat_tieu_thu_che_o_tin.pdf
Tài liệu liên quan