Nông nghiệp - Cây lạc

Yếu tố quan trọng nhất quyết định vùng trồng lạc. Năng suất lạc phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố đất đai. - Tiêu chuẩn của đất trồng lạc tốt: đất tơi xốp, đất nhẹ, có thành phần cát thô, cát mịn nhiều hơn đất sét, lạc ưa đất sáng màu hàm lượng chất hữu cơ dưới 2%. - Đất có thành phần cơ giới nhẹ để: + Giúp lạc mọc mầm dễ + Rễ phát triển mạnh cả chiều sâu và chiều ngang + Đủ O2 cho vi khuẩn hoạt động + Thuận lợi tối đa cho quá trình đâm tia, quả phát triển tối đa + Thu hoạch dễ dàng - Độ pH thích hợp cho đất trồng lạc 5,5-6,5. → Đất thịt nhẹ, đất cát pha: Tỷ lệ cát thô cao, đất cát ven biển Nghệ An không bị chua, tỉ lệ cát thô cao thích hợp cho việc trồng lạc. → Đất bạc màu (Hà Bắc) cát mịn cao, tầng canh tác mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, trồng lạc để cải tạo đất. → Đất sét, đất thịt mất kết cấu không thích hợp cho trồng lạc.

pdf11 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp - Cây lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/18/15 1 Cây lạc Arachis hypogaea L. Chương 1. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất Cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, tất cả các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao: - Lipid: 45-50% + 80% a. béo không no: a. olêic và a. linolêic, + 20% a. béo no: a. panmetic và a. stearic Tỷ lệ: a. olêic/ a. linolêic - Protein: 26-34% + Có đầy đủ 8 a.a không thay thế, - Vitamin: B1, B2, B3, PP, E, F. - Hydratcacbon: C15H30 và C19H38 → hương thơm, vị Năng lượng: 100g hạt lạc 590 Calo > đậu tương (411 Calo) > Gạo (356 Calo) > Trứng vịt (189 Calo) → Sử dụng chế biến thức ăn: lạc rang, lạc luộc, bơ lạc, kẹo lạc, sữa lạc, fomat lạc, dầu ăn, Cây lạc là cây có giá trị trong chăn nuôi + Thân, lá xanh → thức ăn tươi cho gia súc, hoặc ủ → cho lợn + Quả lạc non: Tận dụng cho trâu bò → tăng tỉ lệ sữa. + Khô dầu lạc: Đứng thứ 3 trong các loại khô dầu làm thức ăn chăn nuôi, chứa 50% protein, + Cám lạc: từ vỏ quả lạc dùng làm thức ăn cho chăn nuôi Cây có tác dụng cải tạo đất: + Cây trồng lý tưởng trong các hệ thống luân canh. + Cây bổ sung đạm cho đất, sau 1 vụ: 40-70 Kg N/ha + Thân lá: 5-10 tấn lá/ha → nguồn phân hữu cơ để cải tạo TPCG + Cây che phủ, chống xói mòn trên đất đồi Mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị.  Đối với nước ta lạc cũng là cây đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng. Hiện nay chúng ta đã có một số nhà máy chế biến dầu lạc tinh luyện với công nghệ và thiết bị hiện đại, có khả năng chế biến được nhiều loại dầu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới - Lịch sử trồng trọt 3000 năm, nguồn gốc Nam Mỹ. TK XVIII mới được phát triển. Bằng nhiều con đường đã đưa cây lạc đi khắp thế giới. - Đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu thực vật Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) Thế giới 24.590,1 15,6 38.201,3 Châu Á 13.343,2 18,4 24.514,1 Châu Phi 10.052,6 10,0 10.053,1 Châu Mỹ 1.166,1 30,9 3.602,9 Châu Âu 10,6 8,3 8,7 Châu Úc 17,6 12,7 22,5 Trung Quốc 4.620 31,2 14.340 Ấn Độ 6.850 10,7 7.340 Nigeria 2.300 17,0 3.900 Mỹ 610 38,3 2.340 - Trước 1945: chủ yếu miền núi phía Bắc: S ≈ 5.000 ha, NS: 7,4 tạ/ha Sau 1975: có > 100.000 ha, NS: >9,3 tạ/ha Từ1990 trở lại đây diện tích và năng suất lạc tăng lên khá nhanh S: 256.000 ha NS: 2,09 tấn/ha. SL: 538.000 tấn - Phân bố sản xuất lạc ở Việt Nam như sau: Phân vùng Diện tích (%) Năng suất (tấn/ha) Trung du miền núi phía Bắc 29,8% 17,1 ĐB. Sông Hồng 13,5% 23,9 Bắc Trung bộ 23,3% 2,10 Nam Trung bộ 8,6% 1,51 Tây Nguyên 7,8% 1,62 Đông Nam bộ 11,6% 2,86 ĐB. Sông Cửu Long 5,4% 31,2 Những tiến bộ về sản xuất lạc ở nước ta trong thời gian qua: + Nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt: L23, L14, L18, + Cải tiến kỹ thuật trồng: - Che phủ nilông cho lạc - Thời vụ, mật độ, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hợp lý Triển vọng phát triển cây lạc ở nứơc ta: + Cây có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm quan trọng. Đây là nguồn prôtêin và lipit quan trọng đối với người dân. + Lạc dễ trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới sẽ là một nguồn thực phẩm giàu protein chủ yếu của nứơc ta. + Đất đai nông nghiệp bị rửa trôi và phong hóa nhanh ... vì thế là cây trồng cải tạo đất trong hệ thống canh tác đa canh ở nước ta. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cần tạo vùng sản xuất tập trung để nâng cao tỉ lệ lạc thương phẩm và phấn đấu năng suất cao. Hợp tác quốc tế, lai và chọn tạo giống mới có NS, PC cao phù hợp với các vùng trồng lạc. Ngoài ra cần tổ chức hệ thống biện pháp kỹ thuật hợp lý, phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều ngành, nhiều cấp mới mong tạo ra những bước tiến trong thâm canh sản xuất lạc để sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 7/18/15 2 Theo dự báo của Viện chiến lược quốc gia: - Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng > 2 lần trong 10 năm (2001-2010) -Tốc độ tăng NS: 2006-2010 đạt 6,6%/năm - Đến hết năm 2010: NS bình quân: 2,2 tấn/ha, sản lượng 840.000 tấn, ăn trực tiếp: 500.000 tấn, xuất khẩu: 200.000 nghìn tấn, còn lại đưa vào chế biến thức ăn Trong thời gian tới 2010-2020: + Đưa S: 450.000 ha và NS: 2,7 tấn/ha vào năm 2020, + Sản lượng: >1,2 triệu tấn. + Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ là hai vùng sản xuất lạc hàng hóa xuất khẩu lớn, chiếm 45% S và SL cả nước. Chương 2. Đặc điểm sinh vật học 1. Phân loại Nguồn gốc Nam Mỹ, thích ứng với khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới Họ đậu (Fabacae), chi Arachis, 2n = 20. Loài lạc trồng trọt: A. hypogaea Phân loại lạc trồng:  Dựa vào dáng cây: - Dạng đứng đứng (A. hypogaea Fastigrata) - Dạng bò (A. hypogaea Procombens) - Dạng trung gian: dạng bụi, nửa bò, dạng nghiêng ngả  Dựa vào số hạt trong quả: - Loại hình Peru: 3-4 hạt/quả - Lọại hình Braxin: 1-2 hạt/quả  Dựa vào đặc điểm phân cành, đặc điểm nở hoa: - Nhóm phân cành liên tục: Virginia - Nhóm phân cành xen kẽ: Valencia, Spanish Nhóm phân cành liên tục Nhóm phân cành xen kẽ Chủ yếu phân cành cấp 1, cấp 2, ít có cành cấp 3, cấp 4 Phân cành cấp cao, có thể phân tới các cành cấp 3, cấp 4 Thân chính có hoa và quả Thân chính không bao giờ có hoa Sự ra hoa: trên cặp cành đầu tiên hoa ra liên tục, các cành trên không theo quy luật này thường có từ 6 - 8 đốt mang hoa. Sự ra hoa: trên cặp cành ngang đầu tiên hoa ra xen kẽ, cụ thể: 2 đốt đầu ra cành sinh dưỡng, đốt 3, 4 ra hoa, 2 đốt tiếp ra cành. Kết quả tập trung ở gần gốc Kết quả rải rác, không tập trung ở phần gốc TGST:120 ngày Hạt không có thời gian ngủ nghỉ Hạt có thời gian ngủ nghỉ, cần có thời gian bảo quản (3 - 4 tháng) Bệnh đốm lá: rất mẫn cảm với bệnh Bệnh đốm lá: ít mẫn cảm với bệnh. 2. Đặc điểm thực vật học a. Rễ lạc  Rễ cọc: Rễ chính và rễ bên Trên rễ có nhiều nốt sần: - Nốt sần: do vi khuẩn cộng sinh cố định N (Rhizobium Vigna) - Sự hình thành nốt sần: Do phản ứng của rễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi lạc 4-5 lá thật bộ rễ tiết ra mùi thơm → vi khuẩn xâm nhập ở miền lông hút → "dây xâm nhiễm“ → phân chia nhanh → rễ phình to → nốt sần 7/18/15 3 - Đặc tính vi khuẩn: + Là vi khuẩn hảo khí + Chuyên tính khá cao + Ưa pH trung tính (pH từ 5,5-6,5) - Phẩm chất nốt sần tốt biểu hiện + Kích thước và khối lượng lớn + Khi ép nốt sần quan sát thì dịch nốt sần có màu nâu đỏ Nếu dịch màu xanh hoặc nâu nhạt chứng tỏ nốt sần đã thoái hoá hoặc vô hiệu → Liên hệ biện pháp kỹ thuật xới xáo b. Thân lạc  Thân thảo non: tròn đặc, già: có cạnh, rỗng giữa  Thân có khoảng 25-30 đốt Tuỳ giống, điều kiện ngoại cảnh,...  Thân có màu xanh, đỏ tím (tuỳ thuộc vào giống)  Thân có lông tơ trắng Mật độ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống  Chiều cao thân chính biến động rất lớn (40-100 cm) Tuỳ thuộc vào giống, điều kiện kỹ thuật canh tác, mùa vụ c. Cành lạc:  Lạc có thể phân cành cấp I, II, III, IV nhưng chủ yếu là cành cấp I và II  Chiều dài cành biến động từ 20-100 cm tuỳ giống, thời vụ,....  Căn cứ vào chiều dài và góc độ của thân chính với cành cấp I chia ra các dạng: - Dạng lạc đứng: chiều dài thân chính tương đương với chiều dài cành cấp I và góc cành so với thân chính thường nhỏ (góc nhọn) - Dạng lạc bò: chiều dài thân ngắn hơn với chiều dài cành cấp I và góc cành so với thân chính thường lớn hơn (góc tù)  Khả năng dẫn truyền của thân lạc mạnh: Giải phẫu ngang thân lạc → quan sát thấy sự sắp xếp libe thân theo bó dạng hình cánh cung quanh tượng tầng Hai cành cấp I đầu tiên mọc từ nách lá mầm, thường mọc đối cách qua thân chính Ở lạc có cặp cành cấp I đầu tiên và các cặp cành cấp II mọc từ cành cấp I thứ nhất (tuỳ thuộc vào dạng hình phân cành). Những cặp cành này quyết định rất lớn đến năng suất lạc, nhất là ở dạng lạc đứng d. Lá lạc  Lá mầm: Có tác dụng quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời gian đầu  Lá thật: - Lá kép có 4 lá chét - Hình dạng khác nhau là tuỳ giống: hình tròn, hình trứng, bầu dục,.... Chú ý: Trên cây có thể có những lá thật không phải là lá kép có 4 lá chét (3, 5, 6,....) → lá biến thái không đặc trưng cho giống Lá thật Lá mầm Lá chét Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 7/18/15 4  Lá kèm: phần còn lại trong quá trình biến thái của lá - Vị trí tại gốc cuống lá kép - Có khả năng quang hợp cho cây - Có hình dạng khác nhau:hình mũi mác, mỏ chim Hình dạng lá kèm là một chỉ tiêu dùng để phân biệt giống e. Hoa lạc  Hoa màu vàng, lưỡng tính (tự thụ phấn là chính)  Hoa ra thành chùm: 2-7 hoa, có khi tới 15 hoa) Cấu tạo hoa lạc: - Đế hoa - Lá đài - Cánh cờ - Cánh bên - Cánh thìa - Nhị hoa - Nhụy hoa Chú ý: Ở cây lạc thường có 1 số hoa mọc ở gốc bị đất che phủ, kích thước thường bé,màu nhạt ống đài ngắn, cánh hoa không mở gọi là hoa dưới đất (hoa ngậm). Hoa ngậm vẫn có khả năng thụ phấn thụ tinh và kết quả như hoa bình thường. f. Tia lạc:  Sau khi hoa thụ tinh (khoảng 5-7 ngày sau nở hoa), lớp tế bào ở đầu cuống hoa phân chia mạnh thành tia quả •Tia phát triển nhanh, hướng địa đưa các tế bào noãn đã thụ tinh nằm ở đầu tia đâm xuống đất (sau nở 8-11 ngày) •Tia đâm xuống đất sâu 3-7 cm thì phình ra, phát triển theo chiều ngang → quả. g. Quả lạc: Hình dạng quả bao gồm: Quả dạng bình thường, lưỡi búa, bồ đào, chuôi, gẫy khúc,... 7/18/15 5  Vỏ quả dày, có từ 10-16 đường gân dọc và nhiều đường gân ngang → vỏ có hình dạng lưới xù xì  Trên quả có eo (eo lưng và eo bụng) căn cứ vào eo để phân biệt giống  Quả có mỏ: mỏ quả có thể tù, bằng hoặc hơi nhọn tuỳ giống → phân biệt các giống lạc với nhau h. Hạt lạc:  Hình dạng: hình bầu dục, hình thoi, hình hạt đào, hình tam giác  Màu sắc: trắng hồng, hồng, tím, đỏ,...  Cấu tạo hạt lạc 3. Các thời kì sinh trưởng phát triển 1. Thời kì mọc mầm - Từ khi gieo đến khi mọc (lá thật đầu tiên xuất hiện) - Kéo dài 5-7 ngày, rét, khô hạn: 15-20 ngày - Trong quá trình nảy mầm, trong hạt có quá trình biến đổi sinh lý, sinh hoá sâu sắc dưới tác động của điều kiện môi trường: Lipit → Glyxerin → Triozophotphat → Glucozo Lipit → Axit béo → Axetilacofecmen A ↑ Protein dự trữ → a. amin Quá trình hút nước: + Hướng chủ động: để hoạt hoá các men → hạt nảy mầm + Hướng bị động: hạt chết (mất sức nảy mầm) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt - Điều kiện ngoại cảnh: + Nhiệt độ: thích hợp 25 - 300C, <120C hạt chết. + Độ ẩm đất: 70 - 80%. + 02 đủ + Chất lượng hạt giống + Kỹ thuật: Làm đất, độ sâu gieo hạt... → Biện pháp kỹ thuật 2. Thời kỳ cây con - Từ khi mọc đến khi hoa đầu tiên xuất hiện trên cây - Kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống và mùa vụ (nhiệt độ) VD: Giống lạc L14- vụ xuân 40 ngày, vụ thu 30 ngày. - Cây sinh trưởng chậm đặc biệt trước TK 3 lá (chưa có nốt sần). - Phân hoá đốt và mầm hoa → ánh sáng rất quan trọng. Cần cân đối sinh trưởng thân chính, cành và mầm hoa - Rễ phát triển mạnh, sâu, rộng,nốt sần bắt đầu được hình thành và tăng nhanh về mặt số lượng. - Thời kì cây con cây lạc dễ bị nhiều loại sâu bệnh phá hại. → Biện pháp kỹ thuật: + Bón thúc N sớm vào thời kỳ 3 lá + Xới xáo sớm lúc cây đạt 3 lá và thường xuyên. + Phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 7/18/15 6 3. Thời kỳ ra hoa, đâm tia: - Do thời gian phân hoá mầm hoa kéo dài → thời gian ra hoa kéo dài. (Khoảng 25-40 ngày tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh) - Hoa nở lúc 6-8h. Trời âm u, hoa nở muộn hơn. - Quá trình thụ phấn trước khi nở khoảng 4-6h - Quá trình thụ tinh diễn ra khoảng 10h sau khi thụ phấn. - Toàn bộ thời gian ra hoa của lạc có thể chia thành 3 TK nhỏ: + TK đầu (chớm hoa): 1-3 ngày, 1-2 hoa/cây/ngày. + TK hoa rộ: 10-15 ngày, 5-7 hoa/cây/ngày. → Hoa hữu hiệu → Tạo điều kiện cho hoa ra tập trung + TK hết hoa: 1-3 ngày, 1-2 hoa/cây/ngày. - TK mẫn cảm với ngoại cảnh bất thuận: hạn, rét, sâu bệnh. - TK khủng hoảng nước Cần cân bằng sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Hiện tượng lốp đổ: + Do bón quá nhiều N, không cân đối với P, K. + Giàu N, nghèo P, Ca, sự phân bố các chất dinh dưỡng không hợp lý chỉ tập trung ở thân lá mà không chuyển về quả, hạt được. → Biện pháp kỹ thuật - Sự hình thành tia sau nở hoa 5-7 ngày Điều kiện để cho quả lạc phát triển: + Ẩm độ, bóng tối + Cần có sự cọ xát cơ giới. Ngoài ra cần có đủ 02 và đủ các chất dinh dưỡng → Biện pháp kỹ thuật cần tác động: + Xới và vun cao + Bón vôi bột: 300-500 kg/ha, lúc sáng sớm trên mặt lá. Thời kỳ ra hoa - làm quả diễn ra 2 hoạt động sinh lý mạnh: - Cây vừa hình thành vừa phát triển cơ quan sinh thực - Các bộ phận dinh dưỡng tăng nhanh về khối lượng Cả hai quá trình này đều đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Quan hệ sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng vừa tương hỗ vừa cạnh tranh: + Cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng nếu sinh trưởng mạnh, đạt trọng lượng khô cao, diện tích lá lớn tạo tiền đề cho số quả nhiều, quả chắc. Nhưng vào thời kỳ chín, các bộ phận dinh dưỡng phải giảm trọng lượng để tích luỹ chất khô vào hạt. + Nếu sinh trưởng dinh dưỡng quá lớn, nhất là vào thời kỳ chín của hạt, sinh trưởng dinh dưỡng vẫn ở tốc độ tăng trưởng lớn, sản phẩm quang hợp và nguồn đạm hấp thu không được vận chuyển về quả hạt mà vẫn tập trung ở đầu cành, đầu thân làm cây bị lốp đổ, giảm năng suất. + Trong kỹ thuật trồng trọt cần chú ý mối quan hệ giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng, trên cơ sở tạo cho sinh trưởng dinh dưỡng tốt ở giai đoạn đầu, là cơ sở tạo năng suất lạc. 4. Thời kỳ kết quả đến chín - Sau thời kỳ hoa rộ, tia đâm xuống đất phát triển thành quả Quá trình hình thành quả + Thay đổi hình dạng đầu tia (sau 5-6 ngày) + Hình thành quả non (9-10 ngày) + Quả đạt kích thước tối đa (18-20 ngày) + Hạt xuất hiện (30 ngày) + Hạt to, mẩy (40 ngày) + Hạt chín (60 ngày) - TK chín: hạt biến đổi hình thái, sinh lý, sinh hóa: + Hàm lượng nước, đạm, glucoza giảm dần + Hàm lượng lipit, protein tăng dần và đạt tối đa khi thu hoạch - Cân đối sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực: → Biện pháp kỹ thuật cần chú ý ở thời kỳ quả chín: + Phòng trừ sâu bệnh + Duy trì độ ẩm thích hợp (60-70%) 4. Yêu cầu sinh thái của cây lạc 1. Nhiệt độ - Cây yêu cầu nhiệt độ cao. Tổng tích ôn 2600-40000C, tùy theo giống và mùa vụ. - Nhiệt độ thích hợp: 25-350C - Nhiệt độ ảnh hưởng toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của lạc: + Nhiệt độ thấp: Mọc chậm Cây con còi cọc, chậm phân hóa <15-18oC ảnh hưởng xấu tới TPTT < 200C: cản trở vận chuyển vật chất → hạt chậm chín, gân không rõ thân xanh, lá bạc trắng + Nhiệt độ cao: tiêu hao dinh dưỡng → yếu cây con - Cây lạc mẫn cảm với T0 : T0 cao - ra hoa sớm, thấp – ra hoa muộn Nhiệt độ thích hợp cho từng thời kì như sau: + TK mọc mầm: 25-300 C + TKcây con: 25-300 C + TK ra hoa: 24-330 C + TK kết quả: 25-350 C (∑tích ôn +2/3 ∑ cây) + TK chín: 25-280 C 7/18/15 7 2. Ánh sáng - Cây ngày ngắn, nhưng phản ứng với quang chu kỳ rất yếu. → Có thể xem như cây trung tính: Thời gian chiếu sáng trong 1 ngày không ảnh hưởng đến sự ra hoa của lạc, có thể gieo nhiều vụ. - Thời gian sinh trưởng của lạc hầu như chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí mà không phụ thuộc vào quang chu kỳ . - Cây C3, hiệu quả sử dụng quang năng không bằng cây C4 (mía...) tuy nhiên lạc là cây ưa sáng. Thời kỳ nở hoa, những ngày có nắng, hoa nở tập trung, quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi . Trong quá trình trồng trọt cần chú ý: + Phải đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho lạc phát triển . + Không được trồng xen trong trường hợp cây trồng chính khép tán. + Không nên trồng với mật độ quá dày cây vươn cao, phân hoá hoa ít. 3. Yêu cầu về nước - Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. - Ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc. - Suốt chu kỳ sống cây yêu cầu lượng nước từ 450-700mm. - Cần Lượng mưa tập trung nhiều hơn vào thời kỳ ra hoa, làm quả. Thời kỳ này chiếm lượng nước bằng 2/3 tổng lượng nước cây cần. - Thời kỳ khủng hoảng nước là thời kỳ ra hoa, nếu để hạn năng suất giảm lớn. - Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, cây có khả năng chịu hạn tốt nhất tuy nhiên hạn kéo dài cũng có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Độ ẩm đất thích hợp cho cây lạc qua từng thời kỳ: + TK mọc: 70-80%. + TK cây con: 60-70% + TK ra hoa, đâm tia: 70-80% + TK làm quả: 70-80% + TK chín: 60-70% 4. Đất trồng - Yếu tố quan trọng nhất quyết định vùng trồng lạc. Năng suất lạc phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố đất đai. - Tiêu chuẩn của đất trồng lạc tốt: đất tơi xốp, đất nhẹ, có thành phần cát thô, cát mịn nhiều hơn đất sét, lạc ưa đất sáng màu hàm lượng chất hữu cơ dưới 2%. - Đất có thành phần cơ giới nhẹ để: + Giúp lạc mọc mầm dễ + Rễ phát triển mạnh cả chiều sâu và chiều ngang + Đủ O2 cho vi khuẩn hoạt động + Thuận lợi tối đa cho quá trình đâm tia, quả phát triển tối đa + Thu hoạch dễ dàng - Độ pH thích hợp cho đất trồng lạc 5,5-6,5. → Đất thịt nhẹ, đất cát pha: Tỷ lệ cát thô cao, đất cát ven biển Nghệ An không bị chua, tỉ lệ cát thô cao thích hợp cho việc trồng lạc. → Đất bạc màu (Hà Bắc) cát mịn cao, tầng canh tác mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, trồng lạc để cải tạo đất. → Đất sét, đất thịt mất kết cấu không thích hợp cho trồng lạc. Chương 3. Kỹ thuật trồng trọt 1. Chế độ trồng trọt 1.1. Chế độ luân canh  Lạc là cây trồng cạn có hàm lượng đạm cao trong thân lá, là đối tượng cho nhiều loại sâu bệnh khác nhau gây hại. Nếu trồng lạc liên tục trên một mảnh đất làm giảm năng suất  Lạc là loại cây trồng thuộc họ đậu có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng cố định nitơ khí quyển thành nitơ cung cấp cho cây trồng. Do vậy đưa lạc vào các công thức luân canh để cải tạo đất. Sau 1 vụ trồng lạc đã để lại cho đất từ 40-70 kg đạm/ha .  Vì vậy lạc là cây trồng trước hoặc cây trồng sau rất tốt trong các công thức luân canh.  Tuỳ thuộc điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu và tập quán canh tác của địa phương để bố trí chế độ luân canh thích hợp:  + Vùng cao, không chủ động nước. Lạc xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ đông + Đất bãi: Lạc xuân - Ngập nước - Cây vụ đông + Đất chuyên màu: Mạ mùa - Lạc thu - Cây khoai lang + Vùng đất cát ven biển Nghệ An: Lạc xuân - Vừng - Rau Hoặc Lạc xuân - Lúa mùa - Khoai tây hoặc rau các loại 1.2. Trồng xen  Việc trồng xen lạc với cây trồng khác cũng đã được nhân dân ta áp dụng từ lâu đời ở các địa phương khác nhau, như việc trồng xen lạc vào ruộng ngô, mía, sắn, các loại cây ăn quả và cây công nghiệp như cam, chè... Cách làm này không chỉ tận dụng đất hạn chế cỏ dại, chống xói mòn, đỡ công chăm sóc, chống hạn cho cây trồng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế trên nhiều mặt. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Huế, nếu trồng lạc thuần thì năng suất lạc đạt 20,1 tạ/ha. Trong trường hợp xen lạc vào ngô thì năng suất lạc là 18 tạ/ha, năng suất ngô đạt 25 tạ/ha.  Lạc là cây ưa sáng, có bộ tán lá thấp, có bộ rẽ ăn sâu. Khi trồng xen cần chú ý: + Nếu coi lạc là cây trồng chính, mỗi m2 lạc có thể trồng xen 1-2 cây ngô + Nếu coi lạc là cây trồng phụ: trồng xen với cây trồng hàng rộng vào thời kì chưa khép tán. Có thể trồng xen với mía, sắn hoặc cà phê, chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. 7/18/15 8 2. Giống lạc và chuẩn bị hạt gieo 2.1. Giống lạc Một giống lạc tốt là giống thích hợp với điều kiện địa phương và cho năng suất cao. ở Việt Nam thường trồng một số giống lạc sau: * Giống Sen Nghệ An: Là giống địa phương có nguồn gốc ở Nghệ An, trồng hầu hết ở các tỉnh phía Bắc.  ưu điểm: + Thời gian sinh trưởng 120 ngày + Sinh trưởng, phát triển trong điều kiện không cần thâm canh cao. + Có thể cho năng suất từ 13-15 tạ/ha. + Quả rất đẹp, hạt có màu sắc đẹp, màu trắng hồng, đều hạt tròn căng. + Chất lượng dầu cao ăn béo. + Xuất khẩu phù hợp, được ưa chuộng. + Tỷ lệ nhân cao: 73-75%.  Nhược điểm: Khối lượng 100 hạt đạt 48g (tiêu chuẩn lạc xuất khẩu trên 50g). * Giống LO2: Có nguồn gốc từ Trung Quốc  Ưu điểm: + Là giống cho năng suất cao thuộc loại hình thâm canh. + Quả to, hạt to khối lượng 100 hạt trên 50g. + Chất lượng dầu cao + Năng suất cao đạt 20-30 tạ/ha.  Nhược điểm: Vỏ dày, tỉ lệ nhân thấp. * Giống L14: Có nguồn gốc ở Trung Quốc. Giống này hiện nay được trồng phổ biến, quả nhiều, năng suất cao. * Giống MD7: Là giống do viện KHKTNN tạo ra, mới được công nhận năm 2002.  Ưu điểm: + Có khả năng chống bệnh tốt đặc biệt là bệnh héo xanh. + Năng suất đạt loại khá, đạt 15-20 tạ/ha + Màu sắc hạt trắng hồng, thích hợp xuất khẩu. * Giống Sen lai 75/23: Là giống do BM.CCN tạo ra từ THL Sen Nghệ An và Trạm Xuyên + Là giống tốt, có khả năng chịu nước trời. + Năng suất cao hơn lạc Sen. 2.2. Chuẩn bị hạt gieo Để nâng cao sức nảy mầm cho hạt ở ngoài đồng ruộng cần có những biện pháp sau: + Phơi lại quả giống: giảm ẩm độ trong hạt, tăng khả năng hút nước, kích thích sự nảy mầm của hạt. Biện pháp này đơn giản chủ động trên đồng. + Ngâm ủ hạt giống:  Trong điều kiện nhiệt độ thấp 13-150C nếu gieo trực tiếp trên đồng ruộng thời gian mọc mầm của hạt lâu. Vì vậy cần tiến hành ngâm ủ để rút ngắn thời gian mọc, nâng cao tỉ lệ mọc mầm cho hạt.  Ngâm vào nước ấm từ 2-3h để hạt hút trương, sau đó vớt ra để ráo rồi đem ủ nơi thoáng mát gần bếp hoặc trong đống rơm rạ. Sau 24- 48h hạt nhú phôi trắng. Chọn những hạt nhú phôi đem gieo.  Biện pháp này rất hiệu quả vì tỉ lệ mọc thực tế trên đồng ruộng cao do đã loại bỏ được hạt không nảy mầm, rút ngắn thời gian trên đồng ruộng, tránh hại do rét. Chú ý: - Không nên ngâm ủ trong các trường hợp sau + Rét đậm làm mầm bị chết. + Đất khô không tưới được nước làm cho mầm bị héo. Gieo trồng vụ lạc thu để làm giống cho tỉ lệ mọc mầm rất cao > 98%. - Tạo điều kiện môi trường thuận lợi khi gieo hạt: đất tơi xốp, đủ ẩm, độ sâu của lớp đất gieo hạt thích hợp... 3. Thời vụ 3.1. Cơ sở chung để xác định thời vụ - Yêu cầu sinh thái của cây lạc: nhiệt độ tương đối cao, ưa sáng, ẩm độ đầy đủ vào thời kì ra hoa làm quả. - Đặc điểm của giống lạc (chủ yếu dựa vào thời gian sinh trưởng) VD: vụ xuân, giống chín sớm gieo cuối T2, giống chín muộn gieo đầuT2 - Cơ cấu cây trồng của vùng trồng lạc. 3.2. Thời vụ gieo trồng a. Vụ lạc xuân Là vụ lạc chính của miền Bắc có từ lâu đời, cho sản phẩm chủ yếu.  Gieo vào tháng 2 thu hoạch vào tháng 5, 6.  Đặc điểm khí hậu của vụ lạc này: + Cây lạc sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng tăng dần từ đầu đến cuối vụ, phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây lạc. + T4 có nắng đầy đủ, bắt đầu có mưa thuận lợi cho ra hoa làm quả. + Thời gian thu hoạch có nắng to thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản. + Thời vụ này thường rét và khô hạn khi gieo hạt, hạt mọc chậm, tỉ lệ mọc giảm. Có khả năng bị hạn vào thời kỳ ra hoa nhất là vụ sớm. + TK cây con tiếp tục bị rét, mây mù nhiều, thiếu ánh sáng làm cây con sinh trưởng chậm. Biện pháp khắc phục + Tránh ngày rét ẩm không gieo. + Ngâm ủ hạt giống. + Bón lót đầy đủ phân lân. + Tưới nước bổ sung đặc biệt là vào thời kì ra hoa. + Vào thời kì quả chín cần phải tiêu nứơc. + Đối với đất ngoài bãi gieo sớm hơn, thu hoạch khẩn trương để tránh rủi ro. b. Vụ lạc thu  Là vụ lạc chủ yếu trồng để bán giống.  Gieo vào tháng 7 chủ yếu tháng 8, thu hoạch vào tháng 11,12.  Vụ lạc thu còn gọi là biện pháp giữ giống ngoài đồng ruộng vì rút ngắn thời gian bảo quản giống, tỉ lệ mọc mầm cao, sức sống hạt giống khỏe, hạt có thể nảy mầm trong điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận của vụ lạc xuân.  Đặc điểm khí hậu của vụ lạc thu: + Cây lạc sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng giảm dần từ đầu vụ đến cuối vụ. + Khi gieo hạt thường gặp mưa lớn. + Thời kì sinh trưởng đầu gặp điều kiện nhiệt độ cao (30-350C) rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng, lượng chất khô tích lũy ít, số hoa số qủa ít so với vụ xuân. + Thời kì ra hoa làm quả thường bị khô hạn làm giảm trọng lượng của quả và hạt. + Bệnh đốm lá phát triển nặng hơn vụ xuân. Những điều kiện trên làm năng suất lạc thu chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 vụ lạc xuân, nên khó vận động bà con trồng. 7/18/15 9 Biện pháp khắc phục: + Trồng dày với mật độ 35-40 cây/m2. + Tưới nước bổ sung vào thời kì ra hoa làm quả. + Phòng trừ bệnh đốm lá bằng dung dịch boocđô ngay khi bước vào thời kì ra hoa. + Khi gieo thường gặp mưa cần làm luống cao, mặt luống hẹp, dùng trấu hoặc đất bột hoặc dùng ni lông phủ sau khi gieo hạt, chọn đất nhẹ dễ thoát nước. + Khi thu hoạch về nếu thiếu nắng có thể sấy khô quả. 4. Làm đất  Yêu cầu chung: + Đất tơi xốp, nhỏ để: Giúp hạt nảy mầm được dễ dàng. Nốt sần hình thành sớm và nhiều. Tia đâm xuống dễ dàng giúp quá trình hình thành quả thuận lợi. Thu hoạch thuận lợi. + Đủ ẩm đảm bảo cho hạt hút ẩm. Trong trường hợp đất khô phải tưới nước bổ sung. + Làm đất phẳng, độ ẩm đồng ruộng đồng đều (tránh gây úng cục bộ) tạo điều kiện tưới và tiêu nước dễ dàng. + Sạch cỏ dại.  Sau khi làm đất xong cần lên luống nhằm tạo điều kiện tưới, tiêu nước thuận lợi, chăm sóc tốt, tạo điều kiện để bộ rễ phát triển tốt trên tầng đất mặt.  Kích thước của luống như sau: Rộng 1,2-1,3m; cao 0,2m; rãnh rộng 35-40cm.  Đối với đất ngoài bãi dẽ thoát nước làm theo băng rộng 3-5m. 5. Mật độ, khoảng cách gieo trồng  Bố trí mật độ, khoảng cách hợp lý nhằm sử dụng một cách hợp lý nhất đất đai, dinh dưỡng và ánh sáng tức là giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa cá thể và quần thể để đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích.  Cơ sở để xác định mật độ: + Dựa vào đặc điểm của giống lạc đem gieo: giống sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, tán rộng do đó trồng thưa. Hiện nay có giống LO2 với dáng cây đứng, tán gọn, do đó có thể trồng dày. + Dựa vào thời vụ gieo trồng. + Dựa vào đặc điểm đất đai: + Mức độ thâm canh: đủ phân, tưới tiêu chủ động, phòng trừ sâu bệnh tốt, do đó có thể gieo thưa. Trong trường hợp thiếu phân, không chủ động trong các khâu khác cần gieo dày. Năng suất lạc/đv S = Số cây/đơn vị diện tích x Khối lượng quả/1 cây Yếu tố động dễ tác động nhất vào hệ thống cân bằng này là mật độ. Tác động vào mật độ là yếu tố kỹ thuật quan trọng để đạt năng suất cao. Mật độ cụ thể: + Vụ xuân: 28-34 cây/m2 Khoảng cách 35-40cm x 8-10cm (gieo 1 hạt) Trường hợp gieo cụm 2 hạt: Khoảng cách 35-40 x 16-20cm + Vụ thu: 35-40 cây/m2 Khoảng cách 30-35 x 7-8cm (gieo 1 hạt) 30-35 x 14-16cm (gieo cụm 2 hạt). Tiêu chuẩn hạt giống khi gieo: + Phải có tỉ lệ nảy mầm trên 80% (bằng cách, lấy một ít hạt, ngâm trong cốc nước, rồi đổ nước đi, để giấy ẩm lên trên cốc, sau 24h kiểm tra) + Hạt giống không có mầm mống sâu bệnh + Hạt không được lẫn giống (kiểm tra màu sắc hạt, vỏ quả) + Hạt đồng đều về kích thước (để bảo đảm đều về mặt quần thể) + Hạt phải khô, vê tay, tróc vỏ lụa, độ ẩm =< 8 % Lưu ý: Riêng vụ lạc thu không nhất thiết phải làm như vậy. 6. Bón phân 6.1. Bón phân đạm Vai trò của phân đạm  Đạm là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến sinh trưởng của cây lạc, thiếu đạm cây có biểu hiện lá vàng, sinh trưởng kém, thân lạc còi cọc, phân cành ít, ít hoa, ít quả, trọng lượng quả giảm, năng suất thấp thậm chí không cho thu hoạch vì: + Đạm là thành phần của axit amin cấu tạo nên protein và các hợp chất có đạm khác ở bộ phận non của cây. + Đạm là thành phần của diệp lục. + Đạm là thành phần của protein giữ trữ trong hạt. + Đạm có mặt trong các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây. Các nguồn dinh dưỡng đạm của cây lạc: + Đạm sinh học: Do vi sinh vật cộng sinh cung cấp, nguồn đạm này có thể cung cấp 2/3 tổng lượng đạm mà cây cần. Tuy nhiên nguồn đạm này cung cấp nhiều vào thời kì ra hoa, làm quả, trước thời kỳ 3 lá chưa có. + Nguồn đạm có sẵn ở trong đất, tùy thuộc vào loại đất trồng. + Do bón vào (dạng phân hữu cơ hoặc phân khoáng) Thời kỳ cây hấp thụ đạm nhiều nhất là thời kỳ ra hoa, làm quả kết hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 20-25% tổng thời gian sinh trưởng nhưng hấp thu từ 40-50% tổng lượng đạm. Kỹ thuật bón phân đạm có hiệu quả. + Lần 1: bón sớm khi lạc mới có 2-3 lá kép + Lần 2: bón trước khi lạc ra hoa 7/18/15 10 6.2. Lân  Vai trò của lân + Kích thích cho bộ rễ phát triển, do đó tạo được nhiều nốt sần. + Kích thích phân nhánh, phân cành nhiều, tăng tính chống chịu rét. + Là nguyên tố cung cấp và trao đổi năng lượng dưới dạng ATP rất cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, lipit, quá trình cố định đạm, chuyển hóa các sản phẩm gluxit.  Nhu cầu lân của lạc: khả năng hấp thụ lân của lạc kém, do đó lượng lân bón cho lạc tương đối cao.  Lạc hấp thu lân nhiều nhất vào thời kỳ ra hoa và thời kỳ hình thành quả, chiếm 45% tổng lượng lân mà cây cần.  Thời kỳ sinh trưởng đầu lạc cũng cần nhiều lân. Do phân lân có hiệu quả chậm, do đó nên bón sớm chủ yếu là bón lót. 6.3. Kali  Tồn tại trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối axit hữu cơ trong tế bào.  Vai trò của kali: + Không trực tiếp tham gia vào thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham gia vào hoạt động của các enzim, đóng vai trò là chất điều chỉnh và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cây. + Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp, đặc biệt cần thiết cho quá trình tổng hợp dầu, protein, ngoài ra tham gia vào quá trình trao đổi nước trong cây. + Kali làm tăng việc hình thành mô cơ giới, làm cứng cây, hạn chế xâm nhập của sâu bệnh, tăng tính chống rét, khô hạn.  Trong cây kali tập trung chủ yếu ở bộ phận non, lá  Nhu cầu kali của lạc chủ yếu vào thời kỳ đầu.  Kỹ thuật bón kali cho lạc: bón sớm trước thời kỳ ra hoa (60% nhu cầu kali được hấp thu vào thời kỳ ra hoa, làm quả) 6.4. Canxi  Vai trò của canxi: + Điều chỉnh pH đất tạo môi trường thích hợp cho rễ và VK hoạt động. + Là nguyên tố dinh dưỡng cho cây: Tham gia vào thành phần pectatcanxi là chất gắn kết các tế bào với nhau, có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào. Nếu thiếu thì vỏ quả không hình thành được, vỏ quả bị giòn. Bản thân tia và quả lạc có khả năng đồng hóa Ca, do đó bón vôi bột gần tia và quả rất tốt. Chống lốp, làm tăng lượng đạm hấp thu do rễ và nguồn đạm cố định. Đặc biệt Ca xúc tiến sự chuyển đạm từ thân lá về hạt để tạo protein dự trữ. + Ngăn ngừa sự tích lũy nhôm và các cation gây độc khác.  Kỹ thuật bón: + Nếu có vôi bột sớm, thì bón lót cùng với phân chuồng. + Bón thúc vào thời kỳ lạc ra hoa - hoa rộ, (rạch hàng bón) hoặc thúc sớm khi cây đạt 2 - 3 lá. 6.5. Lưu huỳnh, magiê  Lưu huỳnh: + Là thành phần của một số axit amin cấu tạo nên protein. + Kéo dài thời gian ra hoa của lạc, do đó bón đạm sunfat tốt hơn urê.  Magiê: + Có trong thành phần diệp lục, do đó có tác dụng tốt đối với sự hình thành diệp lục và quang hợp cho cây. Quy trình bón phân chung cho lạc: 1ha trồng lạc cần bón 8-10 tấn phân chuồng 300-400 kg supelân 100-150 kg KCl 50-100 kg ure 500 kg vôi bột  Cách bón: - Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân + 100% KCl + 50% CaO - Thúc 2 lần. + Lần 1: 50% đạm khi lạc có 2-3 lá thật. + Lần 2: 50% đạm + 50% vôi bột khi lạc ra hoa. Ngoài ra, trong sản xuất bón thêm phân vi lượng: Mo, Cu, Zn, trên nền N, P, K. VD: Mo, Bo có tác dụng tốt cho quá trình cố định đạm, tăng tỷ lệ TP,TT, tỷ lệ kết hạt. Cu làm cho màu sắc của quả, hạt tăng lên.  Hiệu quả của phân vi lượng có thể tăng năng suất từ 5-10 %  Cách sử dụng: phun từ 1-2 lần vào thời kỳ lạc bắt đầu ra hoa. - Xử lý phân VK: Đối với những vùng nghèo vi khuẩn - phân nitragin. + Trộn đều hạt giống trước khi gieo, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (nếu không vi khuẩn sẽ bị chết), gieo xong phải lấp đất ngay. + Các gói phân để trong bóng tối. Khi sử dụng loại phân này cần phải giảm một nửa lượng đạm. 7. Chăm sóc cho lạc 7.1. Dặm cây Nên dặm ngay khi thấy mất khoảng. Dặm càng sớm càng tốt, sử dụng các hạt giống đã nứt nanh để tránh sự chênh lệch giữa cây dặm hoặc cây gieo trước. 7.2. Xới vun  Lần 1: Vào thời kỳ cây có 2 - 3 lá thật. Xới nhẹ, làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, cung cấp O2 cho VK hoạt động (chỉ xới xáo, không vun)  Lần 2: Trước khi ra hoa, xới xáo mạnh tay hơn lần 1 (4 - 5cm) sau lần 1 từ 15 - 20 ngày Mục đích: Cung cấp O2, trừ cỏ (lần này không được vun)  Lần 3: Sau khi lạc ra hoa rộ. Tiến hành xới sâu, vun cao, tạo lớp đất tơi xốp, tạo điều kiện bóng tối và ẩm độ cho quả lạc phát triển. Xới vun có thể chạm cặp cành cấp 1. Xới sâu khoảng 5cm. 7.3. Tưới nước, tiêu nước  Tưới nước: dựa vào mùa vụ và nhu cầu nước của cây ở từng thời kì. Thời kỳ ra hoa làm quả là thời kỳ khủng khoảng nước.  Tiêu nước: Miền Bắc dễ úng vào dịp lụt tiểu mãn và cuối vụ lúc quả chín. Vì vậy cần chống úng để tránh hỏng củ lạc. Chân ruộng cao việc làm này dễ thực hiện. Còn đối với chân ruộng thấp cần áp dụng làm mương hai cấp. 7.4. Phòng trừ các loại sâu bệnh Lạc là cây trồng mà trong suốt quá trình sinh trưởng bị nhiều loại sâu bệnh hại khác nhau phá hại. Sâu bệnh phá hại ngay từ lúc cây mới mọc đến khi thu hoạch. Sâu bệnh hại đã làm giảm năng suất lạc có khi đến 20 - 30%.  Nhóm sâu phá hại hạt giống: giế, mối, kiến...chúng ăn hạt khi gieo, chui vào quả ăn hạt vào thời kì quả chín. Biện pháp phòng trừ: + Bằng biện pháp canh tác: Luân canh, ngâm nước ở ruộng... +Bằng thuốc hoá học: phun Basuzin ...  Nhóm sâu ăn lá: Sâu xanh, khoang, con ban miêu...Phá hại nặng từ lúc ra hoa trở đi, nếu xuất hiện với mật độ nhiều ăn trụi lá làm giảm năng suất. Phòng trừ bằng: biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, luân canh...  Nhóm sâu chích hút: Rệp, bọ trĩ, rầy xanh... vừa hại lá vừa là môi giới truyền bệnh. Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 7/18/15 11  Bệnh: + Bệnh chết ẻo lạc: do VK làm cho cây héo đột ngột nhưng lá vẫn xanh. Nguyên nhân gây ra bệnh: do trồng lạc liên tục, đất ẩm ướt. Biện pháp phòng trừ: Luân canh, xới xáo, nhổ bỏ cây ệnh, rắc vôi bột + Bệnh héo rũ: thường hại ở TK cây con làm lá bị héo. Nguyên nhân gây bệnh là do nấm phấn đen và nấm phấn trắng. Nhổ cây lên thấy có sợi nấm trắng, sợi nấm đen bao bọc. Bệnh phát sinh trong điều kiện đất ẩm ướt bí rí, ở những vùng trồng lạc liên tục. Phòng trừ: luân canh, VS đồng ruộng, ngâm nước, nhổ cây bị bệnh... + Bệnh đốm lá lạc: Có 2 loại, đốm đen và đốm nâu - Bệnh đốm đen: Vết bệnh có dạng gần tròn. Bệnh phát triển mạnh vào thời kì ra hoa rộ đến khi quả chín, làm lá rụng nhiều. - Bệnh đốm nâu hại lá và thân. Vết bệnh màu nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rõ, bệnh nặng làm lá rụng hàng loạt. Phòng trừ: phun boocđô + Bệnh rỉ sắt: Nấm xâm nhập vào mặt dưới lá, tạo thành những mụn nhỏ trông như rỉ sắt. Bệnh phát triển mạnh từ ra hoa đến quả chín . Bệnh rỉ sắt, đốm nâu, đốm đen phát sinh phát triển trên cùng một lá, phát triển mạnh khi ẩm độ, nhiệt độ cao. Bệnh phát triển mạnh làm rụng lá sớm, có thể làm năng suất giảm từ 30 - 40%. Phòng trừ: Phun Boocđo 1% vào lúc sau gieo 40 - 45 ngày thì phun dợt 1. Sau đợt 1 từ 2 đến 3 tuần thì phun đợt 2. 8. Thu hoạch Căn cứ vào: - Thời gian sinh trưởng. - Quan sát cây trên đồng ruộng: lá và rụng khoảng 2/3. Nhổ để kiểm tra nếu trên 75% quả chắc là có thể thu hoạch. Biểu hiện quả chắc: vỏ quả màu nâu đen xen lẫn bạc trắng. Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcay_lac_2237.pdf