Nguyên lý thiết kế nhà ở

Ban công (balcon hay balcony): đây là không gian hở hay nửa kín nửa hở, gắn liền với nhà ở hay căn hộ, là nơi tiếp cận với thiên nhiên của các phòng ở trong gia đình. - Lôgia (loggia): là những mặt sàn nằm thụt vào trong mặt nhà với ba phía là tường còn một phía là hở. Lôgia có hai loại chính một là loại để nghỉ ngơi giải trí, ngắm cảnh. Loại còn lại là là để phục vụ nội trợ gắn liền với bếp và khối vệ sinh. - Sân thượng và giếng trời (patio hay atrium): sân thượng là không gian sử dụng cao nhất trong nhà nhờ tận dụng một phầng mái bằng , là nơi trồng cây ngắm cảnh, thư giãn .bên trên không có mái che nhưng có thể có giàn dây leo. Còn giếng trời (patio) là những khoảng sân trống nằm ở giữa không gian ở, không có mái che với diện tích 6m² đến 12 m²

pdf82 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý thiết kế nhà ở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân lực lao động của một đất nước. Thông qua tháp tuổi, ta thấy rõ được đặc thù dân số, dự báo về kinh tế để có những tính toán về quỹ nhà ở cho thích hợp. Ví dụ : tháp tuổi của nước ta cho thấy số người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) chiếm đa số. Do đó xã hội cần dự trù một số lượng lớn nhà ở gia đình, chung cư, ký túc xá..Có nghĩa là chính tháp tuổi đã phản ánh rõ loại hình nhà ở nào có nhu cầu nhiều hay ít, qua đó ta có thể dự báo xây dựng các loại nhà ở cần thiết. Dân số gia tăng thực sự là vấn đề nan giải trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước có diện tích đất nhỏ hẹp và đang trong thời kỳ phát triển như Việt Nam chúng ta. Sức ép về vấn đề dân số tăng nhanh đã tác động mạnh mẽ đến đô thị về mọi mặt như mật độ ở, mức sống trung bình, các yêu cầu về phục vụ dân sinh như nhà trẻ, trường học, bệnh viện 2.2.5 Lối sống của các nhóm xã hội: Hoạt động của con người ngoài ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, giải trí . còn có nhu cầu về tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hoá , thẩm mỹ khác nhau tùy theo nhóm đối tượng. Con người thường coi không gian ở như là các biểu hiện cho ước mong và sự lựa chọn phong cách sống. Ngôi nhà hay căn hộ ở là các biểu hiện năng lực kinh tế, vị trí xã hội và quan niệm về thẩm mỹ. Chính vì vậy khi bàn về các loại mô hình ở, mô hình phát triển đô thị, chúng ta phải nghiên cứu và hiểu rõ vế lối sống của các nhóm xã hội khác nhau để từ đó lý Hình 2.9 :Tháp tuổi dân số Việt Nam qua các năm [ nguồn: U.S Census Bureau, International Data Base và Niên giám thống kê Y tế năm 2000 ] Vi ệt nam: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 44 giải những nhu cầu khát vọng và hành động trong quá trình tổ chức, thiết lập và hoàn thiện môi trường ở của họ. Ví dụ : nhà ở cho các đối tượng như nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, bác sĩthì tổ chức không gian làm việc cho các đối tượng này cần lưu ý những đặc thù riêng phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của họ . Bảng 2.5: Thống kê sự phân tầng của các nhóm xã hội tại TP.HCM [Nguồn: Đề tài nghiên cứu 11-12] Mức sống Nhóm xã hội Giàu có (%) Tb - khá (%) Trung Bình(%) Tb- kém (%) Nghèo Đói (%) 1. Thuần công nhân. 2. Thuần viên chức. 3. Thuần trí thức. 4. Quốc doanh. 5. Ngoài quốc doanh. 6. Khác 0 6,4 6,3 1,9 8,2 3,3 2,5 23,4 44,1 23,3 30,6 13,3 51,3 59,6 45,7 62,3 43,2 40,0 33,3 4,3 3,1 10,7 13,1 26,7 12,8 6,4 0,8 1,9 4,9 16,7 2.3 YẾU TỐ MỸ QUAN : 2.3.1 Mỹ quan chung khu nhà ở : Nhà ở là loại hình kiến trúc được xây dựng nhiều nhất so với các thể loại công trình khác trong đô thị. Do đó mỹ quan của nhà ở có tác động lớn đến mỹ quan chung của đô thị . Thẩm mỹ trong thiết kế nhà ở gắn liền với thẩm mỹ từng căn nhà, dãy phố và thẩm mỹ cả khu nhà ở được quy định trong các quy định của quy hoạch chung. Để mỹ quan khu nhà ở hài hòa với quy hoạch chung, với mỹ quan đô thị thì cần phải : - Khi Quy hoạch khu nhà ở ,người thiết kế cần tôn trọng các cơ sở quy hoạch chung, cần có sự gắn kết không gian khu ở với các tổ chức công trình phúc lợi công cộng, hệ thống đường xá của khu ở, của khu vực đô thị. - Cần tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch chung về mật độ xây dựng, số tầng cao, hệ số sử dụng đất.để không dẫn tới sự quá tải cho hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật. - Giao thông tiếp cận cùng với các hệ thống kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp và thoát nước,) và giao thông vùng đô thị là một trong các yếu tố quyết định đến các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở , đến hình thức kiến trúc từng ngôi nhà . NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 45 - Quy định về màu sắc, chiều cao nhà, khoảng lùi, độ vươn của ban công vv.để tạo được sự thống nhất và hài hòa cho cả dãy phố, cho khu nhà ở . - Sân vườn trước và sau, giếng trời, thông hành điạ dịch .cũng cần được quy định cụ thể để tạo ra một môi trường sống cân bằng, xanh - sạch - đẹp. 2.3.2 Những yêu cầu về mỹ quan đối với kiến trúc nhà ở. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về cái đẹp trong xây dựng nhà ở càng được nâng cao. Mỹ quan là một trong những yêu cầu quan trọng của nhà ở vì thoả mãn yêu cầu sinh hoạt bao gồm cả mức độ tiện nghi và giá trị thẩm mỹ. Tổ hợp kiến trúc ngôi nhà ở và hình thức kiến trúc bên ngoài còn được xác định bởi bố cục mặt bằng, công năng sử dụng, giải pháp kết cấu và vật liệu xây dựng. Phương pháp xử lý tạo hình và tổ hợp của ban công, lô - gia, cửa sổ, cửa đi, cầu thang phải tuân theo các quy luật cơ bản của nghệ thuật tạo hình như nhịp điệu, vần luật, tương phản. Thẩm mỹ trong thiết kế nhà ở gắn liền với thẩm mỹ từng căn nhà, dãy phố và thẩm mỹ cả khu nhà ở. Do đó, Bộ Xây Dựng quy định khá chặt chẽ về “ yêu cầu công tác hoàn thiện và cảnh quan đô thị “ như sau : [ Trích TCVN 9411-2012: Nhà ở liên kế-Tiêu chuẩn thiết kế ]  Công tác hoàn thiện cần phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thích dụng, bền vững và mỹ quan.  Không được xây dựng các kiến trúc bằng vật liệu tạm, thô sơ trong các khu vực đô thị đã ổn định.  Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm thời trên các kiến trúc kiên cố  Không nên sử dụng nhiều màu sắc và nhiều vật liệu trang trí lên bề mặt ngôi nhà. Cần hoàn thiện ngoại thất cho từng ngôi nhà sao cho hài hoà và đồng nhất cho toàn dãy nhà liên kế mặt phố .Khi hoàn thiện phải thống nhất các chi tiết cụ thể, màu sắc và vật liệu xây dựng cho tất cả các loại nhà.  Mái nhà được lợp màu theo từng nhóm hoặc từng khu vực theo quy hoạch quy định. Không được đặt tượng trang trí trên mái nhà. Không cho phép gắn các loại hình tượng trang trí trên ban công.  Cửa đi, cửa sổ phải được sử dụng chất liệu thống nhất cho một khu, một tuyến đường phố hoặc một đoạn phố theo quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 46  Mặt tiền ngôi nhà không được dùng màu sắc có độ tương phản cao với sọc ngang hoặc dọc trên khung cửa sổ và tường lửng. Không được sử dụng các loại vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70 %.  Chi tiết góc cạnh hoặc chi tiết trang trí của công trình không vượt quá 5 % diện tích bề mặt của công trình.  Tường rào xây kín phải dùng chung màu với màu nhà hoặc màu trắng. Các thanh sắt, thanh nhôm của hàng rào phải dùng màu phù hợp với màu của ngôi nhà .  Các loại cửa đi, cửa sổ, tủ quầy hàng hoặc bộ phận trang trí kiến trúc ở độ cao 3,0 m trở xuống không được phép dùng kính tráng thuỷ ngân phản xạ. 2.4 YẾU TỐ KINH TẾ KỸ THUẬT: 2.4.1 Sự phát triển của vật liệu và kỹ thuật xây dựng: Sự phát triển của nhà ở thành phố cũng như nông thôn từ trước tới nay thường dựa trên cơ sở vật liệu địa phương , kết cấu truyền thống như các loại tre, nứa, gỗ, gạch, ngói, xi măng, bệ tông cốt thép, thép. Gần đây người ta đã kết hợp ứng dụng nhiều loại vật liệu mới, nhẹ như thép hợp kim, nhôm, bêtông xốp, nhựa tổng hợp  Kết cấu theo vật liệu tre, nứa, lá gỗ, gạch, ngói, đất: Phần lớn áp dụng cho nhà ở nông thôn nông nghiệp vì các loại vật liệu này có ở khắp các địa phương trong nước và họ tự trồng tự cung tự cấp được, kết cấu thường có khẩu độ 4-6m, bước cột 2-3m, thời gian sự dụng không lâu, phải thường xuyên xây lại. Nhà ở có kết cấu tre nứa, mái lá, mái tranh, tường đất thuộc những gia đình có thu nhập thấp. Nhà ở có kết cấu bằng gỗ, có thể kết hợp với tre, mái ngói hoặc fibrô ximăng thuộc người có thu nhập trung bình trở lên. Hình 2.10 : Nhà tranh tre trên 102 năm tuổi ở huyện Điện Bàn, Quảng Nam : bộ khung cột, kèo, xiên,chính làm bằng gỗ mùn, trong khi rui, mè, đòn tayđều bằng tre, mái lợp tranh, nền nhà bằng đất sét đầm chặt, vách là các tấm phên tre. [ Nguồn : thanhnien.com.vn ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 47 Nhà xây gạch tường bố trí mái ngói hoặc tôn hay fibrô xi măng thường gọi là nhà cấp IV một tầng được xây dựng và sử dụng ở các khu phố lao động ở thành phố hoặc khu công nghiệp. Hệ kết cấu chịu lực là (3m x 4.5m) hoặc (3m x 6m) cột gạch bổ trợ trụ 0.22m x 0.22m, xây thu hồi, mái dốc lợp bằng ngói hoặc vật liệu có giá thành thấp khác. Ưu điểm là giá thành rẻ, nhân công xây dựng không cần kỹ thuật cao, thi công nhanh, không cần thiết bị thi công hiện đại. Nhà gạch xây tường chịu lực thường được ứng dụng cho nhà 2-3 tầng, có thể tối đa 4-5 tầng nếu xử lý nền móng tốt, sàn gỗ (2-3 tầng), tấm đan bê tông cốt thép, panen hoặc xây gạch cuốn (4-5tầng) mái bằng hoặc mái dốc. Hệ chịu lực chính là tường theo phương ngắn nhất nếu vượt các không gian lớn thường có dầm kết hợp. Hệ sàn cũng truyển tải trọng ngang và tường chịu lực, tường biên đôi khi xây thu hồi để tạo mái dốc lợp ngói, loại này đa số là mái bằng có sênô thoát nước phía trong hoặc phía ngoài. Đây là loại nhà khá phổ biến trong thời kỳ đây xây dựng nhà ở trong các khu vực chung cư, nhà tập thể vì nó có nhiều ưu điểm là vật liệu đơn giản dễ sản xuất và cho phép xây dựng theo kiểu thủ công, kỹ thuật xây dựng phổ thông.  Nhà khung cột kết hợp tường chịu lực : Loại này kết hợp chịu lực bằng tường gạch và khung cột thường dùng cho nhà ít tầng (khoảng 3 tầng), thi công đơn giản và có thể xây dựng theo phương pháp thủ công.  Nhà khung sàn bêtông cốt thép đổ liền khối Tường bao và ngăn chia xây bằng gạch, được xây dựng khá phổ biến ớ nước ta hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn. Loại kết cấu này chủ yếu dùng vật liệu bê tông cốt thép, ứng dụng đa dạng cho các loại nhà từ ít tầng đến nhiều tầng vì có rất nhiều ưu điểm như thi công đơn giản, quá trình xây dựng tương đối nhanh nếu có hệ thống cốt pha đầy đủ và hoàn chỉnh. Toàn nhà có độ cứng ổn định cao, có thể áp dụng công nghệ xây dựng truyền thống hoặc công nghệ cao.  Nhà lắp ghép bằng các khối nhỏ Dùng các tấm bê tông cốt thép hoặc không cốt thép có kích thước nhỏ, ghép vào các cột khung sườn nhỏ, mỗi bước cột có thể liên kết cột với móng bằng các hốc chân cột chia thành nhiều khoảng nhỏ có khung sườn cứng, chồng tầng liên kết bằng mũ các đầu cột. Nếu xây dựng 3-5 tầng thì cần chú ý bổ sung hệ dầm nhằm bảo đảm lực ngang, làm cho nhà ổn định. Loại nhà này thi công xây dựng phức tạp hơn và giá thành cũng cao hơn nhà xây gạch nên ít phổ biến.  Nhà tấm lắp ghép lớn NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 48 Loại nhà này được xây dựng hàng loạt theo công nghệ sản xuất sẵn tại các nhà máy, ở trình độ cao của công nghệ hóa xây dựng. Ưu điểm là xây nhanh, gọn nhưng rất cần sự đồng bộ về máy móc sản xuất cũng như trình độ thi công. Loại hình xây dựng này chỉ phát triển khi có sự đầu tư thích đáng của nhà nước về công tác thiết kế và thiết bị máy móc. 2.4.2 Hệ thống trang thiết bị trong nhà ở: Các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị là yếu tố tác động trực tiếp đến không gian ở và điều kiện tiện nghi ở. Khi phân tích về trang thiết bị trong nhà ở cần phân tích rõ nhu cầu sử dụng, kích thước trang thiết bị và các hoạt động của con người trong không gian căn hộ - chỉ số nhân trắc. Chất lượng tiện nghi căn hộ được biểu hiện chủ yếu qua: - Diện tích căn phòng - Chất lượng trang thiết bị - Mỹ quan nội thất Cần phải dựa vào mức độ kinh tế của chủ hộ để có giải pháp thiết kế phù hợp, lựa chọn các trang thiết bị tương ứng với khả năng kinh tế của từng gia đình. Ví dụ:hệ thống quản lý nhà thông minh Smart home Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, nhờ đó các hệ thống kỹ thuật và trang thiết bị cho nhà ở cũng thay đổi không ngừng, người thiết kế cần phải cập nhật để có lựa chọn giải pháp phù hợp. Hình 2.11 : Một chung cư gồm các căn hộ lắp ghép ở NewYork [ Nguồn : www.bustler.net ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 49 2.4.3 Yếu tố kinh tế trong xây dựng nhà ở: Kinh tế trong nhà ở bao gồm hai yếu tố: - Kinh tế trong đầu tư xây dựng nhà ở : bao gồm chi phí thiết kế và chi phí thi công xây lắp , còn gọi là giá thành xây dựng nhà ở. - Kinh tế trong sử dụng nhà ở: là giá trị sử dụng của ngôi nhà vì ngoài giá thành xây lắp, cần quan tâm sự thoả mản nhu cầu sử dụng, chứ không phải là giá trị kinh tế đơn thuần. Vì vậy khái niệm kinh tế trong xây dựng nhà ở là một yếu tố động, có tác động qua lại giữa giá trị đầu tư và hiệu quả sử dụng ngôi nhà. Nói cách khác, nhà ở hay còn gọi là Bất động sản (BĐS) là hàng hoá đặc biệt, do đó, giá cả BĐS có một số đặc trưng riêng. Giá thành xây dựng được tính bằng các chi phí về nguyên vật liệu và các chi phí khác cần thiết để xây dựng nên ngôi nhà. Còn giá trị sử dụng của BĐS phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ: * Vị trí của BĐS: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí mang lại càng cao thì giá trị của BĐS càng lớn. Những BĐS nằm tại trung tâm đô thị sẽ có giá trị lớn hơn những BĐS cùng loại nằm ở các vùng ven ngoại ô. * Địa hình BĐS toạ lạc: địa hình nơi BĐS toạ lạc ở những khu vực thấp, thường hay bị ngập nước vào mùa mưa hay bị hiện tượng triều cường thì giá của BĐS sẽ thấp, ngược lại giá của nó sẽ cao hơn. * Hình thức (kiến trúc) bên ngoài của BĐS (đối với BĐS là nhà hoặc là các công trình xây dựng khác): nếu 2 BĐS có giá xây dựng như nhau, BĐS nào có kiến trúc phù hợp với thị hiếu thì giá trị của nó sẽ cao hơn và ngược lại. * Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng, yên tĩnh hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị BĐS. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 50 CHƯƠNG 3 : QUY HOẠCH KHU Ở VÀ CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở 3.1 QUY HOẠCH KHU Ở : [ 1 ] 3.1.1 Các loại công trình và thành phần đất đai trong khu ở :  Trong khu ở có các loại công trình: - Nhà ở: nhà ở biệt thự, nhà liên kế, nhà chung cư thấp tầng và cao tầng, nhà ở đơn lẻ, theo khối, nhóm hoặc tổ hợp. - Công trình công cộng - được chia theo các nhóm: + Công trình giáo dục: trường tiểu học, trung học cơ sở, nhà trẻ, mẫu giáo + Công trình thương mại dịch vụ - phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân: chợ, siêu thị, cửa hàng, + Công trình hành chính: Uỷ ban nhân dân phường, công an phường + Trạm y tế , thư viện nhỏ hoặc câu lạc bộ - Cây xanh, không gian mở, sân thể thao, sân chơi. - Đường giao thông, bãi đỗ xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật như trạm điện,  Tuỳ theo tính chất của từng khu ở mà các loại công trình trên tương ứng với các thành phần đất được chia theo 4 thành phần cơ bản: + Đất ở: Bao gồm đất xây dựng công trình nhà ở, đường đi (phục vụ nội bộ cụm nhà, nhóm nhà) và sân vườn xung quanh. + Đất công trình công cộng: công trình giáo dục, y tế, hành chánh, thương mại, dịch vụ (phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân) + Đất cây xanh, thể thao: gồm đất cây xanh sử dụng công cộng, mặt nước (khi tính chỉ tiêu cây xanh, mặt nước được tính bằng 50% diện tích cây xanh), vườn hoa nhỏ, sân thể thao. + Đất giao thông: đất xây dựng đường giao thông trong khu ở, không kể đường, sân trong nội bộ nhóm nhà. Đây là cách phân loại với 4 thành phần đất cơ bản nhất thường được sử dụng để đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành. Tuy nhiên hay gặp khó khăn khi phân loại theo dạng này cho các công trình có chức năng hỗn hợp trên cùng một lô đất. 3.1.2 Lựa chọn loại hình nhà ở trong quy hoạch : NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 51 Việc lựa chọn loại hình nhà ở trong quá trình quy hoạch cần tuân theo một số nguyên tắc : - Lựa chọn tỉ lệ các loại hình nhà ở, cơ cấu căn hộ theo nhu cầu thị trường, theo các đối tượng mà dự án dự kiến đáp ứng. Nên có đa dạng loại hình nhà ở, đáp ứng được đa dạng các đối tượng và nhu cầu. Cần có sự thống nhất của chủ đầu tư. Việc lựa chọn loại hình nhà ở quyết định sự thành công của các dự án phát triển nhà ở. Những cơ sở để lựa chọn là : + Đối tượng phục vụ : là người có thu nhập cao, trung bình hay thấp, từ đó quyết định tiêu các loại căn hộ và các loại nhà ở, quyết định tỉ lệ các loại biệt thự, chung cư cao tầng – thấp tầng, nhà liên kế cũng như diện tích phân lô tương ứng. Nếu phải di dời dân cư hiện hữu để giải phóng mặt bằng, đòi hỏi phải có chính sách đền bù, có quỹ nhà ở để di dân và các công tác này cũng tác động đến sự lựa chọn đối tượng phục vụ và tổng mức đầu tư của dự án. + Dạng đầu tư : chủ đầu tư quyết định các phương án về tỉ lệ nhà cho thuê hay xây dựng để bán, tỉ lệ nhà biệt thự, chia lô hay chung cư theo chiến lược kinh doanh của họ. Dạng đầu tư dự án đơn lẻ thường có loại hình nhà khác với các dự án đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật kết hợp xây dựng nhà ở. Loại hình nhà ở, hình dáng kiến trúc cơ bản phải được nghiên cứu kỹ từ giai đoạn thiết kế mẫu nhà cho Quy hoạch chi tiết 1/500 , tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thiết kế kiến trúc giai đoạn sau. Loại hình nhà ở cũng phụ thuộc vào phương thức xây dựng có thể áp dụng trong thi công. Ví dụ nếu sử dụng dạng nhà lắp ghép thì ngay trong quy hoạch, các mẫu nhà lắp ghép phải được lựa chọn để áp dụng. Mặc dù về nguyên tắc các hình thái nhà ở dùng trong quy hoạch chỉ là để tham khảo khi thiết kế kiến trúc nhưng trong thực tế nó lại là những ràng buộc rất lớn cho kiến trúc sư do những giới hạn về hình khối, đường nét, kích thước tổng thể của ngôi nhà. Vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn mẫu nhà. 3.1.3 Cơ cấu quy hoạch và tổ chức không gian trong khu ở : 3.1.3.1 Cơ cấu sử dụng đất : Cơ cấu sử dụng đất là tương quan về tỷ lệ giữa các thành phần đất được sử dụng trong khu ở. Việc thiết lập một cơ cấu sử dụng đất hợp lý là một yêu cầu quan trọng của công tác quy hoạch. Một cơ cấu sử dụng đất hợp lý phải được nhìn nhận trên các khía cạnh 7: 7 Phạm Hùng Cường, Quy hoạch xây dựng đơn vị ở, NXB Xây Dựng, 2012 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 52 - Trước hết là quan điểm vì con người, vì môi trường sống chung của đô thị. Tỷ lệ các thành phần tương quan với nhau đảm bảo cho chất lượng môi trường sống, cho sự phát triển bền vững. - Đảm bảo hiệu quả sử dụng đất trong đô thị, khai thác tận dụng được hết các giá trị đất đai cũng như hạ tầng kỹ thuật. - Cơ cấu đất phù hợp với khả năng đầu tư xây dựng và phương thức quản lý hiện hành. Trong quá trình tính toán, các thành phần đất công trình công cộng như trường học, trạm y tế,.. đã được quy định khá cụ thể theo QCXD. Còn lại tương quan quy mô giữa các công trình thương mại; cây xanh, khu thể thao, không gian mở; đất ở thay đổi tuỳ theo mức sống, đối tượng phục vụ của khu ở. Ví dụ, như khu ở với đối tượng có mức sống cao thường có diện tích cây xanh, mặt nước lớn tương ứng với tỷ lệ đất ở thấp. Rất khó có thể có một cơ cấu sử dụng đất tối ưu chung cho mọi loại hình khu ở do những tham số về quy mô dân cư, mức sống, loại hình nhà ở, tầng cao.giữa các khu ở là khác biệt. Việc tính toán cần căn cứ vào đặc điểm từng loại hình đất cụ thể. Cũng cần tính tới sự biến động của cơ cấu, sự mềm dẻo để có thể đáp ứng sự phát triển và tồn tại lâu dài của khu ở. Trong thực tế một số khu ở kề gần các khu dân cư lân cận khác, cụm nhà ở riêng lẻ cần tăng quy mô của công trình dịch vụ công cộng bởi khả năng phục vụ của các công trình dịch vụ này vượt ra khỏi phạm vi của riêng khu ở. Bảng 3.1 : Tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất trong khu ở theo Quy chuẩn xây dựng Loại đô thị Chỉ tiêu đất (m2/ người) Xây dựng nhà ở Giao thông Công trình công cộng Cây xanh Cộng I – II III – IV V 19 – 21 28 – 35 37 – 47 2 – 2,5 2,5 –3 3 1,5 – 2 1,5 – 2 1,5 3 – 4 3 – 4 3 – 4 25 – 28 53 – 45 45 – 55 3.1.3.2 Tổ hợp nhà và nhóm nhà ở: Việc tổ hợp nhà ở và nhóm nhà dựa trên các nguyên tắc sau: a. Nguyên tắc phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo điều kiện tốt nhất cho môi trường ở. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định lớn đến chất lượng cuộc sống của người ở. Việc quy hoạch dân cư tại vùng nào phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên vùng đó. Bố trí hướng nhà nên theo nguyên tắc : - Nhà ở đặt theo hướng có lợi nhất về gió và nắng: tránh nắng hướng Tây trực tiếp chiếu vào nhà, giảm bớt bức xạ và sự truyền nhiệt vào nhà; ngôi nhà có cửa đón gió tốt và tránh hướng gió xấu. Tạo điều kiện cho gió xuyên phòng, tăng khả năng thông thoáng, giảm bớt tác hại của khí hậu có độ ẩm cao. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 53 - Hạn chế các ảnh hưởng xấu về bức xạ mặt trời tới ngôi nhà, sử dụng cây xanh, mặt nước điều hoà vi khí hậu cho ngôi nhà. Tránh tạo các bề mặt lớn như sân bê tông, mái tôn hắt nắng vào nhà. - Hướng nhà nên bố trí thẳng góc hoặc lệch với hướng gió chính khoảng 10 – 15 độ. Những ngôi nhà quay hướng Tây nên tận dụng sự che chắn của các ngôi nhà phía trước hay các khối cạnh lồi lõm có bóng đổ, hạn chế phần diện tích chịu nắng trực tiếp. ( Hình 3.1) Trong các khu ở có nhiều loại hình nhà ở, cần tổ hợp các nhà ở và các không gian trống hợp lý cho hướng gió tốt lưu thông trong khu ở. Chú ý tới sự ảnh hưởng của các khối cao tầng tới nhà thấp tầng về việc che chắn gió và bức xạ. Không sử dụng nhà cao tầng có chiều dài lớn sẽ như một bức tường chắn gió hạn chế sự thông thoáng cho khu ở. ( Hình 3.2 ) b. Khoảng cách giữa các ngôi nhà đảm bảo yêu cầu thông thoáng gió và phòng hỏa : Trên nguyên tắc các ngôi nhà không che chắn gió của nhau để đảm bảo sự thông thoáng, các ngôi nhà phải được đặt cách nhau một khoảng cách nhất định, khoảng cách đó phụ thuộc vào các yếu tố: + Chiều cao của ngôi nhà: nhà càng cao, khoảng cách giữa các ngôi nhà cần càng lớn. + Chiều dài của ngôi nhà Hình 3.1 : [ Nguồn :Quy hoạch xây dựng đơn vị ở ] Hình 3.2 : [ Nguồn :Quy hoạch xây dựng đơn vị ở ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 54 + Mức độ che chắn gió theo từng hình thức kiến trúc của ngôi nhà. Số tầng nhà 1 5 10 15 Khoảng cách L giữa các dãy nhà (m) 5 (L = 1,5h) 20 (L = 1,3h) 30 (L = 1,0h) 45 (L = 1,0h) Trong đó h là chiều cao của các dãy nhà. Trong thực tế quy hoạch, có nhiều dạng công trình và cách thức bố trí khác nhau, vì vậy theo những nguyên tắc cơ bản trên có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các ngôi nhà trong một số trường hợp. + Nhà dạng tháp cao trên 15 tầng, chiều rộng cạnh nhà dưới 25m: khả năng che chắn gió theo phương ngang thấp hơn nhiều so với nhà có cùng chiều cao ở dạng tấm. Khoảng cách giữa các nhà có thể nhỏ hơn theo quy định. + Giảm khoảng cách nếu nhà dạng tấm có các khoảng trống tầng tạo được tầm nhìn và thông gió cho các ngôi nhà phía sau. + Khoảng cách giữa các ngôi nhà không có cùng chiều cao được tính với chiều cao của nhà ở đầu hướng gió. + Giảm khoảng cách nếu các khối nhà bố trí so le, hạn chế sự che chắn tầm nhìn của nhà trước với nhà sau. ( Hình 3.4) Hình 3.3 : Sơ đồ tương quan tỷ lệ chiều cao nhà và khoảng cách giữa các ngôi nhà (theo QCXDVN) [ Nguồn :Quy hoạch xây dựng đơn vị ở ] Hình 3.4 : Khoảng giữa các ngôi nhà được giảm bớt khi bố trí so le với hướng gió. [ Nguồn :Quy hoạch xây dựng đơn vị ở ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 55 * Theo yêu cầu phòng hỏa: Khoảng cách giữa các ngôi nhà phải đảm bảo các đám cháy từ nhà này không lan sang nhà khác, có tính đến điều kiện có gió và vật liệu chịu lửa của ngôi nhà. Theo QCXDVN 01 – 2008, khoảng cách giữa các công trình xây dựng riêng lẻ hoặc dãy nhà liên kế ( gọi chung là các dãy nhà) quy định như sau: khoảng cách giữa các cạnh dài của hai dãy nhà có chiều cao <46m phải đảm bảo ≥ ½ chiều cao công trình và không được < 7m; các công trình có chiều cao ≥ 46m khoảng cách giữa các cạnh dài của hai dãy nhà phải đảm bảo ≥ 25m. Với nhà cao 15 – 25 tầng dạng tháp, khoảng cách giữa 2 nhà tối thiểu có thể lấy theo yêu cầu PCCC bởi khả năng che chắn gió tới công trình khác thấp. Nên lấy tối thiểu là 25m – 30m để đảm bảo chống cháy từ nhà này sang nhà kia, kể cả khi có gió lớn. Với nhà dạng tấm, khoảng cách L lấy bằng 0,9 – 0,6H ( giảm dần theo chiều cao nhà) là khoảng cách hợp lý tham khảo khi thiết kế Như vậy phối hợp giữa các điều kiện tầm nhìn, thông thoáng gió và phòng hoả sẽ quyết định được khoảng cách hợp lý giữa các toà nhà. Thực tế mỗi nước có quy định khác nhau về khoảng cách nhà do các điều kiện về tự nhiên khác nhau. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam, việc bố trí nhà ở cần chọn hướng nhà sao cho tạo được thông thoáng và ít bị tác động trực tiếp của nắng mùa hè. c. Xây dựng nhà ở phù hợp với địa hình, chú ý những ảnh hưởng của vi khí hậu do tác động của các yếu tố địa hình tới ngôi nhà. Do yếu tố địa hình hướng gió khu vực có thể thay đổi so với hướng gió chủ đạo trong vùng, cần khảo sát đánh giá cụ thể để có sự điều chỉnh về hướng nhà cho phù hợp. Nhà ở xây dựng vùng đồi núi cần dựa theo thế của địa hình để hạn chế san lấp. (Hình 3.5a). Việc trồng cây xanh, bố trí các không gian công năng ngoài nhà cần được bố trí với sự cân nhắc đối với các độ dốc khác nhau của khu đất. (Hình 3.5b). Hình 3.5 a : Hình 3.5 b : [ Nguồn :Residential Landscape Architecture - Norman K. Booth & Jame E. Hiss ,2012 ] - Đường - Đường màn chắn bằng cây vườn cây lâu năm Sảnhngoài nhà Kg làm việc/kho Vườn đá - bãi cỏ Vườn cây thân lớn vườn rau NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 56 d. Tổ chức nhóm nhà tạo điều kiện để tăng cường các quan hệ láng giềng thân thiện . . (Hình 3.6) Việc thiết lập các không gian chung như sân trong của nhóm nhà tạo điều kiện cho các quan hệ giao tiếp của dân cư trong nhóm. Không gian sân vườn kế cận toà nhà hoặc không gian sân trong với sự tập trung của các lối vào toà nhà là nơi tạo điều kiện cho việc tăng cường khả năng gặp gỡ và giao tiếp. e. Tổ hợp nhóm nhà theo yêu cầu về thẩm mỹ không gian Việc đặt các dãy nhà theo một hướng có lợi về môi trường có thể tạo nên đơn điệu trong không gian, vì vậy cần chú ý tới việc vừa tạo hướng nhà tốt vừa có thể tổ chức không gian linh hoạt. Một số đơn nguyên có mặt nhà có thể quay về hướng Tây, tuy nhiên ưu tiên bố trí hướng tốt cho các phòng ngủ. Số toà nhà có căn hộ quay ra hướng xấu nên hạn chế, tối đa là 10%. f Bố trí khoảng lùi hợp lý, hạn chế tiếng ồn của đường giao thông Với nhà ở cạnh đường khu vực, khoảng cách từ mặt nhà tới chỉ giới đường đỏ nên tối thiểu là 10m. Nhà ở gần tuyến đường giao thông chính thành phố cần có dải cây xanh ngăn cách làm giảm tiếng ồn.(Hình 3. 7 ) Hình 3.6 : [ Nguồn :Quy hoạch xây dựng đơn vị ở ] Hình 3.7 : Cây xanh trồng cạnh đường phố tạo hàng rào ngăn cách tự nhiên cho ngôi nhà. [ Nguồn :Residential Landscape Architecture - Norman K. Booth & Jame E. Hiss , 2012, trang 33] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 57 3.2 PHÂN KHU CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở: 3.2.1 Các khu chức năng trong nhà ở: Việc phân khu chức năng cần được thực hiện khi phác thảo mặt bằng, thông thường được phân chia làm hai khu chính: khu sinh hoạt chung – khu sinh hoạt riêng, hay còn gọi là khu ban ngày – khu ban đêm, hoặc khu động – khu tĩnh  Khu sinh hoạt chung: Khu sinh hoạt chung (khu động) là những phòng ốc sử dụng chung và thường tập trung đông người, có thể chấp nhận sự ồn ào, được khai thác sử dụng vào ban ngày là chủ yếu. Nhóm này thường được gắn với sân vườn, cổng ngõ, có mối quan hệ chặt chẽ, thuận tiện với xã hội bên ngoài. Gồm những phòng: Phòng khách. Tiền phòng, sảnh, Phòng ăn, Bếp Phòng sum họp gia đình (cũng có thể đưa vào khu sinh hoạt đêm). Chỗ để xe ô tô, khu vệ sinh, khu phơi  Khu sinh hoạt riêng: Khu sinh hoạt riêng (khu tĩnh) yêu cầu phải yên tĩnh, kín đáo, riêng tư, gắn với sân vườn, ban công, logia, gồm các phòng: Các loại phòng ngủ. Phòng làm việc, học tập, nghiên cứu, giải trí Các phòng vệ sinh riêng Hình 3.8 : Sơ đồ khu chung và riêng - Khu vực chung bố trí gần cửa vào nhà, dễ tiếp cận với đường phố, có thể ồn, không đòi hỏi kín đáo cao - Khu vực riêng cần kín đáo, thoáng mát và yên tĩnh [ Nguồn hình: Kts.Võ Đình Diệp] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 58 3.2.2 Mối liên hệ giữa các khu chức năng: Vấn đề khó nhất trong bố cục không gian nhà ở là sự cân bằng giữa tính riêng tư và tính cộng đồng, để cảm giác không bị xa cách giữa các thành viên trong gia đình nhưng vẫn tạo được sự đầm ấm; để không tạo nên sự tách biệt khỏi xã hội nhưng vẫn tạo được sự chan hòa láng giềng . Muốn vậy: + Phân khu các hoạt động chung và riêng để tạo sự thuận lợi trong sinh họat, nhưng cần có sự tổ hợp với giao thông hợp lý không chồng chéo, nhằm thỏa mãn sự liên hệ thuận lợi giữa các không gian chính như không gian sinh hoạt chung, không gian cá thể, không gian phụ trợ. + Đảm bảo sự độc lập cần thiết giữa các phòng trong không gian cá thể, nhưng vẫn có sự liên hệ với không gian sinh hoạt chung công cộng. + Không gian chính và phụ trong nhà ở phải đáp ứng không chỉ về diện tích cần thiết, mối quan hệ công năng hợp lý mà cả cá tính riêng của từng không gian đó. Khi bố trí các phòng chính phụ cần chú ý đến hướng nắng, hướng gió. + Nhà ở phải đáp ứng được các hoạt động của chức năng gia đình,phân biệt bởi quy mô nhân khẩu, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp + Ngoài ra để đáp ứng các sinh hoạt trên, trong nhà ở còn có các không gian phụ trợ phục vụ khác như kho, phòng kỹ thuật, phòng giặt làtrong trường hợp có thể. Hình 3.9 : Tổ hợp không gian động - tĩnh NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 59 3.3 CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNGTRONG NHÀ Ở: 3.3.1 Các không gian chính:  Phòng khách : Là không gian sinh hoạt chung dành cho mọi thành viên, là nơi nghỉ nơi, trao đổi, tiếp khách. Phòng khách thường liên hệ trực tiếp với tiền phòng và gần với phòng ăn, bếp và phòng ngủ. Diện tích phòng khách thường lớn hơn các phòng khác, diện tích biến thiên từ 16 m² đến 30 m². Hình 3.10 : Hình 3.11 : Các hoạt động chính trong phòng khách NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 60 Tuy nhiên đã có những xu hướng muốn cách tân quan niệm về phòng này: - Tạo một không gian mở, tự do, có thể chứa đựng các hoạt động lễ tân, thậm chí gắn liền với sân vườn, nơi chiêu đãi tiệc ngoài sân. Điều này lại trùng hợp với quan niệm truyền thống của người Việt. - Tạo không gian lưu thông, gắn liền với các phòng ăn, sinh hoạt chung thành một không gian đa chức năng. Hình 3.12 : Các dạng bố trí không gian phòng khách với tâm điểm là khu vực trò chuyện NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 61  Phòng sum họp gia đình ( sinh hoạt chung ) Là không gian lớn có tính chất sử dụng chung cho tập thể các thành viên gia đình và khách thuộc diện thân, tin cậy. Nội dung hoạt động và trang thiết bị nội thất tương đương như phòng khách, tuy nhiên có một số khía cạnh cần lưu ý là gắn liền với khu sinh hoạt đêm (phòng ngủ) để tạo được sự kín đáo ấm cúng của sinh hoạt nội bộ gia đình. Diện tích phòng sinh hoạt chung từ 16m² đến 20 m². Phòng sinh hoạt chung ngày nay với sự xuất hiện của nhiều máy móc giải trí có vẻ như đang tiến hóa dần thành phòng giải trí đa phương tiện (media room). Vì vậy cần bố trí sao cho có một bức vách “đa phương tiện” (media wall) có một tủ hay giá (kệ) bố trí các trang thiết bị nghe nhìn tại nhà như TV, Video, VCD, dàn nhạc, loa.. Nhiều phòng sinh hoạt chung hình thành khu riêng kiểu rạp hát ở nhà (home theater) và khá phổ biến ở các biệt thự cao cấp. Dĩ nhiên, như trên đã nói, phòng sinh hoạt chung gia đình nên gắn liền với bếp để tiện ăn uống, khi giải trí hoặc nên có riêng một quầy bar trong phòng (sinh hoạt chung). Hình 3.13 : Phòng khách mở rộng ra sân vườn của một biệt thự ở ngoại ô Johannesburg, Nam Phi. Thiết kế : SAOTA & Antoni Associates [www.homedsgn.com] Hình 3.14 : Phòng SHC gần các phòng ngủ ở tầng trên và phòng SHC có quầy bar [ www.houzz.com ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 62  Phòng ngủ: Phòng ngủ là loại phòng cần ưu tiên về thông gió và chiếu sáng tự nhiên trong nhà ở. Khi thiết kế phòng ngủ cần chú ý đến các khoảng cách thao tác, kích thước vật dụng ( Hình 3.15 ) Trong nhà ở, phòng ngủ bao gồm các loại sau:  Phòng ngủ cá nhân. (Hình 3.16): Đây là không gian riêng tư của các thành viên trong gia đình, người lớn tuổi, con cái hoặc khách. Hình 3.15 : Khoảng cách thao tác và kích thước vật dụng trong phòng ngủ NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 63 Phòng ngủ tập thể: (Hình 3.17)  Phòng ngủ chính - Master bebroom. Là không gian riêng tư của chủ nhà, thường dành riêng cho vợ chồng gia chủ . Phòng ngủ loại này có diện tích rộng rãi kèm nhiều tiện ích riêng như không gian làm việc, góc giải trí, phòng thay đồ và vệ sinh riêng, ban công-logia hoặc sân vườn Hình 3.17 : Các dạng phòng ngủ tập thể Hình 3.16 : Phòng ngủ cá nhân NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 64 Phòng này được phân khu như sau: + Theo không gian: phòng ngủ / phòng vệ sinh + thay đồ + Theo chức năng: Khu ngủ : Chỗ đặt giường ngủ nên yên tĩnh kín đáo, có bức tường đặc để đưa đầu giường vào, có khỏang trống 2 bên để bố trí 2 bàn đầu giường( table de nuit). Không nên kê giường sát cửa sổ, khó đóng mở cửa và dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động bên ngoài (nắng mưa, tiếng ồn) Khu ngồi chơi : Có 2 hay nhiều chỗ ngồi , có thể có salon, có tầm nhìn ra bên ngoài. Có thể kèm theo một phòng thư giãn hoặc làm việc kế bên phòng ngủ, kết hợp thư viện riêng. Có thể ngăn chia các khu bằng các tủ kệ lửng, cửa trượt, màn kéo. Nên bố trí chỗ ngồi ở balcon nếu có điều kiện. Khu vệ sinh, thay đồ, trang điểm: thường có 02 lavabo (double sinks) trên một mặt bàn đá dài chạy theo bức tường có gương soi , tắm đứng và tắm nằm ( có thể là bể sục khí – jacuzzi). Cạnh phòng tắm là phòng thay đồ rộng có thể đi vào được (walk-in closet:W.I.C), là nơi đặt các tủ quần áo giầy dép, phụ kiện trang sứcvv..có băng ghế ở giữa. Các căn hộ sang trọng hoặc biệt thự có tủ quần áo riêng cho "nàng" và "chàng" (for Her and for Him). Bàn trang điểm có thể kết hợp trong phòng thay đồ hoặc trong phòng ngủ. Hình 3.18 : NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 65 Tủ kho: Các phòng ngủ không có tủ quần áo hay kho sẽ dễ làm cho không gian trở nên bừa bộn hơn. Các tủ tường có vai trò vừa tạo không gian cách ly tiếng ồn, vừa là nơi cất giữ quần áo đồ đạc , tạo sự ngăn nắp cho nội thất phòng ngủ . Tủ tường nên sâu  600 để treo áo, để valise. Các hình thức tủ gồm có: tủ rời , tủ âm tường, tủ kiểu kho hay tủ đi vào trong được (W.I.C). Hình 3.20 : Master bedroom với các khu chức năng : giường ngủ king size (2x2m), bàn làm việc kết hợp kệ sách, sofa trước lò sưởi, chổ đọc sách cạnh cửa sổ. Cạnh bên là phòng vệ sinh và phòng thay đồ ( walk-in closet) rộng rãi, thông với phòng giặt. Hình 3.19 : Master bathroom của một biệt thự . [ nguồn hình : Californian Villas, Narendra Patel ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 66 Hệ thống các phòng ngủ này phụ thuộc vào các yếu tố: - Số nhân khẩu gia đình - Quan hệ giới tính và lứa tuổi của cấu trúc gia đình. - Phong tục tập quán, đặc điểm mô hình văn hoá của gia đình và xã hội. Các thành viên trong gia đình nên có phòng ngủ riêng, độc lập dựa trên nguyên tắc: - Nữ trên 13 tuổi và nam trên 17 tuổi phải có giường riêng. - Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường hay phòng ngủ bố mẹ. Từ những yêu cầu trên, các phòng ngủ được chia ra như sau: - Phòng ngủ các nhân: diện tích tối thiểu 9m², chiều ngang tối thiểu 3m, hệ số vật dụng không quá 0,5. - Phòng ngủ 2 người: diện tích tối thiểu 12 m², hệ số vật dụng không quá 0,5. - Phòng ngủ vợ chồng (master bedroom): diện tích từ 16 m² đến 24 m², có khu vệ sinh riêng. hệ số vật dụng không quá 0,45. - Phòng ngủ tập thể: thường thiết kế cho khoảng 3 người trở lên, phổ biến là phòng ba mẹ và con nhỏ dưới 3 tuổi, diện tích khoảng 16 m² đến 24 m².  Phòng ăn: Các đặc điểm yêu cầu phải có đối với một phòng ăn là: - Có diện tích đủ để bộ bàn ăn, ít nhất là khoảng 15m², ngoài ra còn có các bàn soạn ăn, tủ ly chén. - Cần chú ý đến tầm nhìn của khách ở tư thế ngồi. - Cần tránh các lối đi phải lượn quanh phòng ăn. - Có các mảng tường đặc cần thiết để bố trí tủ buffet hay trình bày ly chén, rượu, các dụng cụ ăn uống có tính thẩm mỹ, chỗ treo tranh trên tường. - Phòng ăn thường dùng về ban chiều, ánh sáng của nó đóng góp phần trang trí cho cảnh quan nhìn từ ngoài vào nhà. - Cần có mối liên hệ giữa phòng ăn với bếp nhưng không nên quá xa. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 67  Khu bếp:  Những thay đổi đáng kể trong quan điểm thiết kế Bếp :  Bếp nên gắn liền hoặc gần với phòng sinh hoạt chung gia đình. Việc gắn liền này có thể: + Trực tiếp: trong đó hai không gian này gắn liền nhau. + Gián tiếp:thường sử dụng sân trong (patio) làm trung gian.  Bếp nên có bàn ăn ngay tại chỗ. Hình 3.21 : NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 68 Phương Tây quan niệm đó là bàn ăn sáng. Trong khi các hoạt động xã hội tăng lên thì sự đoàn tụ gia đình lại giảm xuống, bữa ăn ngày càng không nhất thiết phải tề tựu đủ thành viên trong gia đình. Vì vậy một chỗ ăn gọn lại trở nên đặc dụng. Có hai cách bố trí chỗ ăn này: + Kiểu độc lập hay kiểu đảo (island) (Hình 3.22-a) + Kiểu bán đảo (peninsula) kiểu này được ưa thích hơn vì được gắn liền với bếp làm cho việc dọn ăn dễ dàng hơn.(Hình3.22-b) Trên nguyên tắc, phòng ăn có thể kết hợp với bếp, nếu là một phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp nhất là gần bếp và liên hệ thuận tiện với phòng khách.  Khối bếp và sinh hoạt chung thường được bố trí sao cho có thể từ đó kiểm soát ngôi nhà từ bên ngoài và sân vườn. Nếu kiểm soát được cả vườn trước lẫn vườn sau thì rất tốt vì như vậy sẽ kiểm soát được lối ra vào nhà. Nhưng nếu tình hình an ninh bảo đảm thì việc quan tâm nhiều về phía sân sau tạo sự riêng tư tốt hơn. Hình 3.22 : [ www.houzz.com ] a) b) Hình 3.23 : Mối liên hệ của bếp và SHC trong mặt bằng nhà NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 69  Chất lượng thẩm mỹ của bếp được đề cao Bếp là thành phần khó thiết kế nhất trong ngôi nhà. Từ chỗ là một bộ phận của khối phục vụ, bếp trở nên là một thành phần của khối sinh hoạt chung. Việc thay đổi này khiến bếp không còn là nơi kín đáo với các tủ đựng thức ăn, chén bát lỉnh kỉnh, mắm muối hôi hám mà trở nên là niềm tự hào của căn hộ. Một căn nhà đẹp cần trình diễn (chứ không cần phải che chắn) vẻ duyên dáng của bếp cho người trong và ngoài gia đình thưởng ngoạn.  Bếp cần có quan hệ phức tạp với nhiều thành phần khác: - Nơi ăn nhỏ, có thể gắn liền hay nằm trong bếp. - Phòng sinh hoạt chung gia đình. - Phòng ăn chính. - Nơi ăn ngoài sân (terrace). - Lối vào từ sân. - Garage xe hơi  Bếp cần có quan hệ với các yếu tố thuộc môi trường thiên nhiên như: - Chiếu sáng. - Thông gió. Ngày nay các trang thiết bị tốt về chiếu sáng, hút khói (quạt, máy hút khói) đã cho phép bếp không nhất thiết phải trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài nhưng khi điều kiện cho phép, vẫn phải tận dụng tối đa mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên, không chỉ vì nhu cầu sinh lý, vật chất mà còn là vấn đề thẩm mỹ tâm lý. Tường và vật liệu làm mặt bàn bếp cần phải là vật liệu đẹp, các thiết bị cũng phải có tính thẩm mỹ cao và sạch sẽ. - Diện tích bếp từ 4 m² đến 7 m² và phụ thuộc vào những yếu tố sau: + Phương thức đun nấu. + Kích thước và cách sắp xếp trang thiết bị. + Số người trong gia đình. Bếp hiện đại ở các nước có 3 loại sau: - Bếp ngăn nhỏ: loại này dùng cho hộ ít người hoặc độc thân, cho những nơi có điều kiện ăn uống công cộng, trong bếp chỉ có thiết bị tối thiểu. Ngăn bếp này thường chỉ có chỗ nấu, chậu rửa, và một chỗ chuẩn bị thức ăn nhẹ. (diện tích 1,5m x 2m) - Bếp thông thường: loại này phổ biến nhất trong các loại bếp. Thiết bị làm bếp tương đối đầy đủ, chiều rộng bếp từ 2m đến 2,4m và chiều dài khoảng 3 m. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 70 - Bếp kết hợp với chỗ ăn: loại này có diện tích lớn nhưng bố trí phải tùy theo tập quán dân tộc, điều kiện khí hậu, và điều kiện sử dụng chất đốt.  Bố cục không gian và thiết bị trong bếp: - Việc bố trí các quầy trong bếp phải được chú ý sao cho khoảng cách giữa các quầy cũng như khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý để tiện khai thác cho ngưởi sử dụng cũng như để các thiết bị không ảnh hưởng nhau (gồm có tủ lạnh, lò nấu, máy giặt, các ngăn kéo tủ chia thức ăn và dụng cụ bát đĩa nồi niêu). Cách bố trí các quầy bếp có thể là kiểu hai bàn song song ,chữ L , chữ U hay chữ U hẹp. ( Hình 3.24) - Các không gian cao thấp đều phải được tận dụng làm tủ bếp, dưới gầm bàn, tủ treo, kho treo.thậm chí để cả máy giặt để người làm bếp tiện vừa nấu ăn vừa giặt đồ. - Tam giác làm việc: Bếp gồm 3 thành phần chính là Chậu rửa – Tủ lạnh – Bếp lò. Chúng hình thành một tam giác làm việc (work triangle) các cạnh tam giác này không nên quá lớn, ở các phòng bếp sang trọng và lớn, tổng chiều dài các cạnh nói trên chỉ nên khoảng 3m. - Cần giành ưu tiên cho đỉnh tam giác nơi có chậu rửa ở vị trí tường ngoài có cửa sổ nhìn ra sân , còn 2 đỉnh kia (tủ lạnh và lò) có thể ở cạnh tường trong. Khi dùng bàn bếp kiểu đảo (island) có thể xuất hiện tứ giác làm việc thay cho tam giác. (Hình 3.25 ) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 71 Hình 3.24: Hình 3.25: Tam giác và tứ giác làm việc của bếp Bàn soạn ăn NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 72  Bố trí các thiết bị chính: ( Hình 3.26)  Chậu rửa : là vị trí quan trọng nhất ở bếp, được sử dụng trước khi nấu, trong khi nấu, khi ăn cũng như dọn bàn sau khi ăn. Đó là nơi người nội trợ dùng nhiều nhất trong bếp (ở đây không nhắc đến kích thước chiều cao, rộng của quầy bếp vì đã có trong các sổ tay thiết kế ) Vì vậy vị trí người đứng trước chậu rửa là vị trí phải quan sát được những không gian có quan hệ, nhất là bàn ăn (chú ý không được để các tủ treo che khuất) và không gian bên ngoài theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp Mặt khác , chậu rửa cần có quan hệ với các bộ phận liên quan bên trong như tủ chén bát, giỏ rác, bếp nấu. Cần chú ý để cánh cửa các bộ phận này không va vào nhau. Ngày nay giỏ rác không chỉ có một, có thể phải dùng nhiều giỏ rác để phân chia ngay rác ướt, rác khô và loại rác có thể tái chế. Ở các nhà có diện tích rộng rãi, người ta có thể bố trí riêng chậu rửa cho bộ phận soạn ăn, tiếng Anh gọi là Salad sink.  Tủ lạnh: Được một số tác giả coi là có tầm quan trọng thứ hai. Khi bố trí một tủ lạnh, cần cân nhắc không gian cần thiết để tiếp cận tủ đồng thời khi mở cánh tủ không bị vướng mắc . Tủ lạnh được dùng tới nhiều, trong khi nấu, soan ăn, khi ăn, sau khi ăn cũng như dùng tới trong những lúc giải trí, nghỉ ngơi khác. Vì vậy việc bố trí tủ lạnh cần phải được coi trọng. Không gian bên ngoài còn rất cần thiết khi cần gia công thức ăn (rửa rau, làm gà vịt cá) ở sân ướt phía sau.  Bếp lò: Bếp gas được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ta còn có bếp điện từ và lò vi sóng ngày càng được ưa dùng vì tính tiện lợi, an toàn và sạch sẽ. Đối với bếp gas nên bố trí phía có tường đặc, kín gió để tránh các luồng gió thổi bạt hay làm tắt lửa bếp. Hình 3.26: Tương quan vị trÍ của các thiết bị chính trong bếp. [ www.houzz.com ] TỦ LẠNH CHẬU RỬA LÒ NẤU ĐẢO BẾP NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 73  Bàn ăn nội bộ gia đình: Ở các căn hộ nhỏ, đó chỉ là cái bàn (có khi chỉ là bàn xếp) bố trí trong bếp. Nhưng ở các căn hộ lớn hơn, nên bố trí thành chỗ ăn riêng nhưng vẫn liên hệ trực tiếp với bếp mà không bị cản trở.(Hình 3.27) Có 3 giải pháp chính : - Cần chú ý đến mối giao tiếp giữa bếp và bàn ăn nội bộ để người đang nấu bếp và người đang ăn có thể nói chuyện với nhau. Các thiết kế của phương Tây gần đây ưa dùng loại bàn ăn hay quầy kiểu bán đảo (peninsula) tạo sự liên hệ gần gũi giữa người nấu và người ăn. - Mối liên hệ giao tiếp giữa bếp không gian bên ngoài: Bếp cần có cửa ra sân để phục vụ các bữa ăn ngoài trời mà không phải đi qua khu bàn ăn bên trong, đó là bàn ăn ngoài sân. - Ở Việt Nam, do thức ăn tươi sống còn chiếm tỷ lệ cao, việc liên hệ với sân nước là cần thiết để làm nơi gia công thô. 3.3.2 Các không gian phụ :  Tiền phòng: Từ bậc lên ở ngoài nhà hoặc từ cầu thang và hành lang, trước khi vào các phòng thường phải qua tiền phòng. Tiền phòng là nút giao thông của nhà, là không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài nhà, từ đó phân phối dòng người đi các phòng khác. Tiền phòng còn là không gian đệm giữa môi trường bên trong và bên ngoài nhà. Hình 3.26: Hình 3.27: Các kiểu bếp kết hợp góc ăn NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 74 Vì vậy tiền phòng cũng là nơi mà khách, chủ đều cần có tầm nhìn đến các bộ phận khác. Tuy nhiên những nơi lộn xộn (kho, garage) hay có tính nội bộ như (bếp, sinh hoạt chung gia đình) không nên để thấy từ tiền phòng, ngay một bộ phần gắn liền với tiền phòng là tủ treo áo và phòng vệ sinh cho khách cũng cần một vị trí tế nhị.  Phòng thờ: - Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, nên bàn thờ trong nhà ở gia đình truyền thống thường được lập ở giữa gian chính của ngôi nhà - là vị trí trang trọng nhất. - Tuy nhiên, với những căn nhà có kiến trúc hiện đại, nhà lô phố hiện nay thì cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng. Không gian này nên đặt ở vị trí yên tĩnh nhưng phải tiện cho việc dọn dẹp, nhang khói Hình 3.29: Một góc thờ cúng đơn giản nhưng trang trọng trong ngôi nhà hiện đại Hình 3.28: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 75  Phòng làm việc: Thường gặp ở thể loại nhà ở biệt thự hoặc căn hộ penthouse, cần đặt khu yên tĩnh, đủ rộng và tiện sắp xếp sách vở, máy tính, dụng cụ văn phòng. Diện tích khoảng 9 m² đến 12 m².( Hình 3.30)  Khu vệ sinh: Những yêu cầu cơ bản đối với khối vệ sinh là: - Phân rõ khu vực khô và khu vực ướt - Sử dụng thuận tiện, bố trí nên kết hợp chung với đường ống kỹ thuật. - Bảo đảm hợp lý về chiếu sáng, thông thóang. - Nên đặt cuối hướng gió, có biện pháp tránh ẩm ướt, dễ lau chùi cọ rửa. Hình 3.30: b) Vị trí phòng làm việc trên tổng mặt bằng nhà biệt thự Hình 3.30 : a) Bố trí không gian làm việc ở một góc nhà NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 76 . Khối vệ sinh trong nhà gồm chổ tắm, rửa, xí và tiểu, có 2 dạng tổ chức các thiết bị: - Khối vệ sinh kết hợp: phòng vệ sinh có diện tích từ 4m² đến 12m², tổ chức đầy đủ các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện dạng này thường gặp trong phòng ngủ cá nhân hoặc phòng ngủ vợ chồng ( Master bedroom) - Khối vệ sinh tách biệt: chủ yếu phục vụ cho khu sinh hoạt chung hoặc gắn liền với các phòng ngủ.  Kho và tủ tường: Hình 3.31: Các kiểu phòng tắm thông dụng NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 77 - Trong nhà ở có tủ tường và kho sẽ giải phóng được một số không gian đáng kể. Tủ tường thường dùng để những đồ dùng như vật dụng quần áo, dày dép, đồ dùng hàng ngày - Kho cũng có tác dụng tốt như tủ tường bởi nó có thể dùng để chứa thực phẩm, chất đốt, vật dụng nột thất. Kho có thể tận dụng dưới gầm cầu thang quanh khu vực bếp. - Tủ đi vào được (W.I.C ): khu vực để quần áo và thay đồ gắn liền với khu vệ sinh riêng trong phòng ngủ master. - Tổng diện tích kho và tủ tường trong một căn hộ có thể từ 4% đến 5% tổng diện tích sàn và thường lấy từ 1m² đến 6m² tùy theo quy mô căn hộ.  Nhà xe (garage) và khu giặt ủi: - Tùy theo từng thể loại nhà ở mà chúng ta có các loại nhà xe khác nhau. Đối với nhà biệt thự, thường nhà xe chứa từ 1 đến 2 ôtô con, còn nhà chung cư thì tuỳ theo qui mô số căn hộ mà chúng ta có thể tính toán diện tích cho nhà xe. Hình 3.32: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 78 - Vị trí nhà xe nên nằm gần nhà chính hay trong nhà , tốt nhất là gần lối vào chính để xe ra vào dễ dàng. Có lối đi trực tiếp từ nhà xe đến tiền sảnh , hành lang trong nhà hoặc có lối đi phụ nối với bếp. - Khu giặt ủi có thể cạnh garage hoặc gần phòng gia nhân Hình 3.33: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 79  Ban công, lôgia, giếng trời, sân thượng - Ban công (balcon hay balcony): đây là không gian hở hay nửa kín nửa hở, gắn liền với nhà ở hay căn hộ, là nơi tiếp cận với thiên nhiên của các phòng ở trong gia đình. - Lôgia (loggia): là những mặt sàn nằm thụt vào trong mặt nhà với ba phía là tường còn một phía là hở. Lôgia có hai loại chính một là loại để nghỉ ngơi giải trí, ngắm cảnh. Loại còn lại là là để phục vụ nội trợ gắn liền với bếp và khối vệ sinh. - Sân thượng và giếng trời (patio hay atrium): sân thượng là không gian sử dụng cao nhất trong nhà nhờ tận dụng một phầng mái bằng , là nơi trồng cây ngắm cảnh, thư giãn..bên trên không có mái che nhưng có thể có giàn dây leo. Còn giếng trời (patio) là những khoảng sân trống nằm ở giữa không gian ở, không có mái che với diện tích 6m² đến 12 m² Hình 3.34: Vị trí phòng giặt và các kiểu bố trí phòng giặt NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 80  Sân vườn, cổng, hàng rào : - Những cảnh quan thiên nhiên như vườn tược , cây cối; làm thành một vách ngăn tự nhiên đối với tiếng ồn, bụi, nắng và gió; thiết kế những vị trí trồng cây trong nhà làm cho cảm giác rộng ra và không khí tươi mát; nên tạo những bể cảnh hoặc hồ nhỏ, non bộ kết hợp với bố cục vườn và công trình làm tăng mỹ quan, gây cảm giác hưng phấn, mát mẻ, nhẹ nhàng cho công trình. - Cổng và hàng rào của nhà là một bộ phận rất quan trọng để tạo nên vẻ đẹp cũng như tính độc đáo của ngôi nhà. Cổng và hàng rào không chỉ bảo vệ ngôi nhà mà còn tránh cho ngôi nhà không bị những ánh mắt tò mò của người qua đường. - Hàng rào phải bảo đảm sự thông thoáng với bên ngoài, an toàn cho bên trong. Hình 3.35: Giếng trời trong nhà phố Hình 3.36: Các hình thức hàng rào : đặc - cao , thấp và thưa hoặc dùng cây xanh ngăn cách tự nhiên [ Nguồn : www.houzz.com ]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf123_1_5373.pdf