Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sự đa hình của gen Cytochrome B của gà hồ và gà mía phục vụ cho công tác bảo tồn giống

Gà Hồ và gà Mía ở 20 tuần tuổi có khối lượng cơ thể tương đối lớn: Đối với gà Hồ: nuôi theo phương thức chăn thả con trống đạt 2123,68 gam/con, con mái đạt 1713,33 gam/con, nuôi theo phương thức bán chăn thả gà có khối lượng lớn hơn: con trống đạt 2285,56 gam/con, con mái đạt 1786,57 gam/con. Đối với gà Mía: nuôi theo phương thức chăn thả con trống đạt 1916,26 gam/con, con mái đạt 1704,26 gam/con, nuôi theo phương thức bán chăn thả gà có khối lượng lớn hơn: con trống đạt 2087,86 gam/con, con mái đạt 1808,67 gam/con. Nhìn chung gà Hồ và gà Mía đều sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nuôi chăn thả và bán chăn thả, có thể phát triển nhằm tăng quy mô đàn.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sự đa hình của gen Cytochrome B của gà hồ và gà mía phục vụ cho công tác bảo tồn giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 3 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỰ ĐA HÌNH CỦA GEN CYTOCHROME B CỦA GÀ HỒ VÀ GÀ MÍA PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN GIỐNG Nguyễn Mạnh Hà*, Vũ Thị Hương Giang Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đề tài tiến hành khảo sát khả năng sinh trưởng ở gà Hồ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và gà Mía (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), kết quả cho thấy: Khối lượng gà Hồ ở 20 tuần tuổi: con trống đạt 2123,68-2285,56 gam/con, con mái đạt 1713,33-1786,57 gam/con. Khối lượng gà Mía ở 20 tuần tuổi: con trống đạt 1916,26-2087,86 gam/con, con mái đạt 1704,26- 1808,67 gam/con. Đề tài tiến hành phân tích sự đa hình của gen cytochrome b của gà Hồ và gà Mía bằng 4 enzyme giới hạn: HincII, HhaI, NcoI và SaII. Các enzyme giới hạn đều có chung một điểm cắt trên gen cytochrome b: điểm cắt của enzyme HincII tạo ra 2 băng có kích thước 520bp và 680 bp, điểm cắt của enzyme Hhal tạo ra 2 băng có kích thước 400bp và 800bp, điểm cắt của enzyme NcoI tạo ra 2 băng có kích thước 540bp và 660bp, điểm cắt của enzyme SaII tạo ra 2 băng có kích thước 530bp và 670bp. Từ khóa: Khả năng sinh trưởng của gà Hồ và gà Mía, sự đa hình của gen cytochrome b của gà Hồ và gà Mía. MỞ ĐẦU* Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống gà Hồ và gà Mía hiện đang được các nhà khoa học quan tâm. Đây là hai giống gà bản địa hướng thịt nổi tiếng ở nước ta, với tầm vóc tương đối to, thịt chắc và thơm ngon, từ lâu đã được người dân ưa chuộng. Mặc dù có nhiều ưu điểm, song hai giống gà này vẫn chưa được nhân rộng và phát triển như các giống gà khác. Để có cơ sở khuyến cáo phát triển chăn nuôi đồng thời tìm hiểu sự đa dạng di truyền của hai giống gà trên, đề tài tiến hành khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của gà Hồ và gà Mía đồng thời phân tích sự đa hình của gen cytochrome b nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền của hai giống gà trên. Nếu có sự đa hình của gen cytochrome b sẽ có sự đa dạng về di truyền và ngược lại. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gà Hồ và gà Mía nuôi và khảo sát trong giai đoạn từ 1-20 tuần tuổi. * Tel: 0912 004 814; E.mail: manhnguyenha@yahoo.com Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nuôi khảo sát: +. Gà Hồ được nuôi tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. +. Gà Mía được nuôi tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. - Phân tích đa hình gen: được tiến hành tại Viện Chăn nuôi Quốc gia. - Thời gian: Từ 8/2010 đến 8/2011 Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu - Xác định các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Hồ và gà Mía nuôi chăn thả trong nông hộ. - Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của gà Hồ và gà Mía nuôi khảo theo hình thức bán chăn thả giai đoạn từ 1-20 tuần tuổi. So sánh với gà nuôi theo hình thức chăn thả. - Phân tích và xác định sự đa hình gen cytochrome b của 2 giống gà: Gà Hồ, gà Mía. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 4 Phương pháp nghiên cứu *) Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, lô ĐC là gà nuôi đại trà trong nông hộ theo hình thức chăn thả, lô TN là gà nuôi trong nông hộ theo hình thức bán chăn thả. Sơ đồ thí nghiệm TT Diễn giải ĐVT Gà Hồ Gà Mía Lô ĐC Lô TN Lô ĐC Lô TN 1 Số gà nuôi con 63 60 70 60 2 Thời gian nuôi tuần 20 20 20 20 3 Phương thức nuôi Chăn thả Bán chăn thả Chăn thả Bán chăn thả 4 Thức ăn KPCS KPCS + Bổ sung thóc, ngô KPCS KPCS + Bổ sung thóc, ngô 5 Địa điểm nuôi TT Hồ TT Hồ Xã Đường Lâm Xã Đường Lâm Ghi chú: KPCS: Khẩu phần cơ sở là cám của hãng Proconco theo giai đoạn tuổi của gà *) Phương pháp xác định sinh trưởng, phát triển của gà Tiến hành cân và đo kích thước một số chiều đo của gà để đánh giá sinh trưởng phát triển của hai giống gà. Gà trong thí nghiệm được nuôi từ sơ sinh đến hết 20 tuần tuổi. Gà được nuôi tách mẹ trong 3 tuần đầu (úm gà), tiêm chủng (Newcastle, đậu), thức ăn có bổ sung thêm Premix khoáng - VTM. Cân, đo các chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình, kích thước các chiều đo. *) Phương pháp phân tích đa hình gen Tiến hành tách chiết, tinh sạch DNA (từ máu gà) và xác định sự đa hình gen mã hóa cytochrome b giữa 2 giống gà Hồ và gà Mía. Các chỉ tiêu theo dõi và cách tiến hành - Sinh trưởng tích lũy (gam/con) - Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) - Sinh trưởng tương đối (%) Gà được cân để xác định khối lượng cơ thể ở các giai đoạn: mới nở, 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi... 20 tuần tuổi. Giai đoạn mới nở đến 4 tuần tuổi sử dụng cân đồng hồ có độ chính xác 0,5 gam, các giai đoạn sau sử dụng cân đồng hồ có độ chính xác 5 gam. - Phân tích sự đa hình gen mã hóa cytochrome b ở các mẫu máu gà. Chọn mỗi giống 55 con (gồm gà ở lô TN và lô ĐC), các cá thể không có quan hệ họ hàng thân thuộc với nhau. Mỗi cá thể lấy 1ml máu tĩnh mạch cánh. Mẫu phân tích để xác định sự đa hình gen cytochrome b được phân tích bằng máy xác định trình tự tự động ABI PRISMTM 3100 Genetic Analyzer. Các mẫu được điện di trong các vi mao quản 80cm x 50µm. Sử dụng các phần mềm ABI PRISMTM 3100 Data collection v2.0, DNA Sequencing Analysis, SeqScape và BioEdit để xử lý số liệu. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu thô được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Mintab 13. - Xử lý số liệu phân tích gen: theo phương pháp phân tích thống kê và bằng phần mềm Arlequin 3.0. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sinh trưởng tích lũy Sinh trưởng tích lũy của gà Hồ Qua bảng 1 cho thấy, với số liệu thu được khi tiến hành điều tra và nuôi khảo sát nhìn chung về sinh trưởng tích lũy tuân theo quy luật chung của gia cầm. Khối lượng gà nuôi khảo sát luôn cao hơn khối lượng của gà điều tra qua các tuần tuổi và sự sai khác về khối lượng cơ thể của gà điều tra so với gà khảo sát có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nguyên nhân có sự sai khác là do gà nuôi khảo sát theo hình thức bán chăn thả ít vận động hơn, được ăn no hơn so với gà nuôi chăn thả tự do. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 5 Bảng 1. Sinh trưởng tích lũy của gà Hồ (g/con) Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN n xmX ± Cv% n xmX ± Cv% Mới nở 63 31,89a ± 0,15 3,74 60 32,15a ± 0,11 2,55 1 61 63,05a ± 0,29 3,63 59 63,78a ± 0,24 2,91 2 59 96,59a ± 0,56 4,47 57 97,61a ± 0,42 3,27 3 59 138,08a ± 0,57 3,19 57 144,72b ± 0,69 3,58 4 57 190,26a ± 1,36 5,40 56 200,98b ± 1,13 4,20 5 57 264,82a ± 2,85 8,12 56 297,86b ± 1,94 4,86 6 57 378,51a ± 3,88 7,73 56 418,84b ± 2,67 4,78 7 57 489,82a ± 4,87 7,51 55 568,64b ± 4,04 5,27 8 57 623,51a ± 6,19 7,50 55 728,45b ± 5,65 5,75 9 56 776,61a ± 8,13 7,84 55 892,82b ± 7,59 6,31 10 ♂ 22 988,41a ± 9,73 4,62 18 1121,67b ± 10,61 4,01 ♀ 34 868,82a ± 6,72 4,51 36 998,19b ± 7,36 4,43 Chung 56 915,80a ± 9,63 7,87 54 1039,35b ± 9,99 7,06 12 ♂ 21 1291,67a ± 15,28 5,42 18 1474,72b ± 16,96 4,88 ♀ 34 1062,21a ± 11,80 6,48 36 1197,78b ± 12,16 6,09 Chung 55 1149,82a ± 17,77 11,46 54 1290,09b ± 20,43 11,64 14 ♂ 21 1548,81a ± 19,02 5,63 18 1776,94b ± 17,27 4,12 ♀ 34 1261,76a ± 9,38 4,33 36 1394,86b ± 10,52 4,52 Chung 55 1371,36a ± 21,08 11,40 54 1522,22b ± 26,32 12,71 16 ♂ 20 1803,75a ± 18,17 4,51 18 2062,22b ± 20,78 4,27 ♀ 33 1457,25a ± 11,34 4,47 35 1582,50b ± 10,65 4,04 Chung 53 1588,02a ± 24,24 11,57 53 1742,41b ± 32,57 13,74 18 ♂ 19 2032,63a ± 16,49 3,54 18 2182,50b ± 15,79 3,07 ♀ 33 1632,12a ± 11,02 3,88 35 1701,57b ± 7,54 2,62 Chung 52 1778,46a ± 28,51 11,56 53 1864,91b ± 32,40 12,65 20 ♂ 19 2123,68a ± 27,94 5,73 18 2285,56b ± 22,22 4,13 ♀ 33 1713,33a ± 14,64 4,91 35 1786,57b ± 11,84 3,92 Chung 52 1863,27a ± 30,85 11,94 53 1956,04b ± 34,49 12,84 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Gà Hồ có khối lượng sơ sinh từ 31,98 - 32,15g/con. So với kết quả công bố của Lê Công Cường (2007) [1] là 31,79 g. Bùi Hữu Đoàn và cs (2006) [2] cho biết là 35,1 g. Như vậy, kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả đã công bố. Giai đoạn 20 tuần tuổi, khối lượng con trống đạt: 2123,68 g/con (số liệu điều tra); 2285,56 g/con (số liệu khảo sát). Khối lượng con mái đạt: 1713,33 g/con (số liệu điều tra); 1786,57 g/con (số liệu khảo sát). Điều này còn cho thấy giống gà Hồ là giống gà nội có tầm vóc khá lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 6 Sinh trưởng tích lũy của gà Mía Bảng 2. Sinh trưởng tích lũy của gà Mía (g/con) Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN n xmX ± Cv% n xmX ± Cv% Mới nở 70 29,97a ± 0,18 4,89 60 30,33a ± 0,16 4,01 1 67 58,76a ± 0,40 5,55 58 59,74a ± 0,34 4,27 2 66 107,73a ± 0,77 5,83 57 109,77a ± 0,69 4,72 3 66 176,82a ± 2,00 9,18 57 188,54b ± 0,68 2,72 4 64 238,11a ± 3,01 10,13 56 253,64b ± 1,57 4,62 5 64 301,17a ± 3,94 10,47 56 339,46b ± 2,17 4,78 6 64 398,14a ± 4,82 9,68 56 439,11b ± 2,93 5,00 7 63 501,75a ± 5,18 8,20 55 536,09b ± 3,45 4,77 8 63 677,68a ± 9,10 10,66 54 685,09a ± 4,88 5,23 9 62 833,15a ± 8,81 8,33 54 901,48b ± 8,26 6,74 10 ♂ 25 1005,40a ± 16,26 8,08 23 1056,30b ± 12,59 5,72 ♀ 37 932,30a ± 13,35 8,71 30 993,17b ± 9,76 5,38 Chung 62 961,77a ± 11,21 9,18 53 1020,57b ± 8,83 6,30 12 ♂ 25 1250,60a ± 14,17 5,67 23 1346,30b ± 12,02 4,28 ♀ 36 1108,75a ± 13,52 7,32 30 1218,50b ± 10,08 4,53 Chung 61 1166,89a ± 13,30 8,90 53 1273,96b ± 11,65 6,66 14 ♂ 24 1492,50a ± 15,60 5,12 23 1574,57b ± 14,32 4,36 ♀ 36 1284,03a ± 11,50 5,38 30 1397,17b ± 9,72 3,81 Chung 60 1367,42a ± 16,18 9,17 53 1474,15b ± 14,70 7,26 16 ♂ 24 1645,21a ± 22,92 6,82 22 1759,55b ± 14,15 3,77 ♀ 34 1435,44a ± 14,65 5,95 30 1554,33b ± 11,72 4,13 Chung 58 1522,24a ± 18,65 9,33 52 1641,15b ± 16,78 7,37 18 ♂ 24 1782,71a ± 20,18 5,55 21 1929,52b ± 18,48 4,39 ♀ 34 1571,18a ± 14,33 5,32 30 1692,83b ± 14,96 4,84 Chung 58 1658,71a ± 18,12 8,32 51 1790,29b ± 20,10 8,02 20 ♂ 23 1916,26a ± 23,36 5,85 21 2087,86b ± 23,76 5,22 ♀ 34 1704,26a ± 16,72 5,72 30 1808,67b ± 13,77 4,17 Chung 57 1789,81a ± 19,44 8,20 51 1923,63b ± 23,14 8,59 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Kết quả ở bảng 2 cho thấy khối lượng cơ thể gà Mía khi mới nở là 29,97 g/con với gà điều tra; 30,33 g/con với gà nuôi khảo sát, so với công bố của Lê Viết Ly và cs (2001) [3] gà Mía mới nở có khối lượng cơ thể là 34 g, như vậy kết quả của chúng tôi là thấp hơn. Nhưng kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả công bố của Lê Thị Nga (2004) [4] gà Mía khi mới nở có khối lượng 30,59 g; Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [5] cho biết khối lượng khi mới nở của gà Mía là 31,1g. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 7 Giai đoạn 20 tuần tuổi, khối lượng gà trống Mía đạt: 1916,26g (số liệu điều tra) và 2087,86g (số liệu khảo sát); Gà mái Mía đạt khối lượng là: 1704,26 g (số liệu điều tra) và 1808,67g (số liệu khảo sát). Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà Hồ Bảng 3. Sinh tưởng tuyệt đối và tương đối của gà Hồ Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN n Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trưởng tương đối ( %) n Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trưởng tương đối ( %) 0 - 1 61 4,45 65,64 59 4,52 65,94 1 - 2 59 4,79 42,02 57 4,83 41,93 2 - 3 59 5,93 35,36 57 6,73 38,88 3 - 4 57 7,45 31,78 56 8,04 32,55 4 - 5 57 10,65 32,77 56 13,84 38,84 5 - 6 57 16,24 35,34 56 17,28 33,76 6 - 7 57 15,90 25,64 55 21,40 30,34 7 - 8 57 19,10 24,02 55 22,83 24,64 8 - 9 56 21,87 21,87 55 23,48 20,28 9-10 ♂ 22 30,26 24,00 18 32,69 22,72 ♀ 34 13,17 11,21 36 15,05 11,14 Chung 56 19,89 16,45 54 20,93 15,17 10-12 ♂ 21 21,66 26,60 18 25,22 27,20 ♀ 34 13,81 20,03 36 14,26 18,18 Chung 55 16,72 22,66 54 17,91 21,53 12-14 ♂ 21 18,37 18,11 18 21,59 18,59 ♀ 34 14,25 17,17 36 14,08 15,20 Chung 55 15,82 17,57 54 16,58 16,51 14-16 ♂ 20 18,21 15,21 18 20,38 14,86 ♀ 33 13,96 14,38 35 13,40 12,60 Chung 53 15,48 14,64 53 15,73 13,49 16-18 ♂ 19 16,35 11,93 18 8,59 5,67 ♀ 33 12,49 11,32 35 8,51 7,25 Chung 52 13,60 11,31 53 8,75 6,79 18-20 ♂ 19 6,50 4,38 18 7,36 4,61 ♀ 33 5,73 4,80 35 6,07 4,87 Chung 52 6,06 4,66 53 6,51 4,77 Qua bảng 3 cho thấy: Về sinh trưởng tuyệt đối của gà điều tra và gà nuôi khảo sát đều tăng dần trong những tuần đầu và đạt cao nhất ở 8-9 tuần tuổi (đạt 21,87 g/con/ngày ở gà điều tra và 23,48 g/con/ngày ở gà nuôi khảo sát). Từ tuần tuổi 9-10, sinh trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần và ở giai đoạn 18-20 tuần tuổi đạt 6,06g/con/ngày đối với gà điều tra, 6,52 g/con/ngày đối với gà khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Hồ hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển theo giai đoạn của gia cầm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 8 Về sinh trưởng tương đối: giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi, từ 65,64 - 65,94 % ở 1 tuần tuổi giảm xuống còn 15,17 - 16,45 % ở 9 - 10 tuần tuổi. Sinh trưởng tương đối giảm mạnh ở giai đoạn từ tuần thứ 14 trở đi so với giai đoạn 1 tuần tuồi. Theo chúng tôi là do ở giai đoạn này thức ăn của gà không đáp ứng đủ dinh dưỡng nên sinh trưởng của gà Hồ giảm dần. Điều này vẫn hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển chung của gia cầm. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà Mía - Sinh trưởng tuyệt đối Kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy độ sinh trưởng tuyệt đối qua số liệu điều tra và nuôi khảo sát đều tăng dần từ 1 - 9 tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm. Bảng 4. Sinh tưởng tuyệt đối và tương đối của gà Mía Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN n Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trưởng tương đối ( %) n Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trưởng tương đối ( %) 0 - 1 67 4,11 64,88 58 4,20 65,31 1 - 2 66 7,00 58,83 57 7,15 59,04 2 - 3 66 9,87 48,56 57 11,25 52,81 3 - 4 64 8,76 29,55 56 9,30 29,45 4 - 5 64 9,01 23,38 56 12,26 28,93 5 - 6 64 13,85 27,73 56 14,23 25,60 6 - 7 63 14,80 23,03 55 13,85 19,89 7 - 8 63 25,13 29,83 54 21,29 24,40 8 - 9 62 22,21 20,58 54 30,91 27,28 9-10 ♂ 25 24,61 18,74 23 22,12 15,82 ♀ 37 14,16 11,23 30 13,10 9,68 Chung 62 18,37 14,33 53 17,01 12,39 10-12 ♂ 25 17,51 21,74 23 20,71 24,14 ♀ 36 12,60 17,29 30 16,10 20,38 Chung 61 14,65 19,27 53 18,10 22,09 12-14 ♂ 24 17,28 17,64 23 16,30 15,63 ♀ 36 12,52 14,65 30 12,76 13,66 Chung 60 14,32 15,82 53 14,30 14,57 14-16 ♂ 24 10,91 9,73 22 13,21 11,10 ♀ 34 10,82 11,14 30 11,23 10,65 Chung 58 11,06 10,72 52 11,93 10,72 16-18 ♂ 24 9,82 8,02 21 12,14 9,22 ♀ 34 9,70 9,03 30 9,89 8,53 Chung 58 9,75 8,58 51 10,65 8,69 18-20 ♂ 23 9,54 7,22 21 11,31 7,88 ♀ 34 9,51 8,13 30 8,27 6,62 Chung 57 9,36 7,60 51 9,52 7,18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 9 Số liệu ở bảng 4 cho thấy gà Mía sinh trưởng tuyệt đối ở 8 - 9 tuần tuổi là cao nhất (số liệu điều tra: 25,13 g/con/ngày, số liệu khảo sát: 30,91 g/con/ngày). Sau 9 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần. Đến 20 tuần, sinh trưởng tuyệt đối của gà Mía là: 9,36 g/con/ngày (số liệu điều tra) và 9,52 g/con/ngày (số liệu khảo sát) - Sinh trưởng tương đối Kết quả ở bảng 4 cho thấy sinh trưởng tương đối qua 2 số liệu điều tra và khảo sát đều giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi, từ 64,88 - 65,31 % ở 1 tuần tuổi giảm xuống còn trung bình 7,60 - 7,18 % ở 20 tuần tuổi. Xác định sự đa hình gen mã hóa cytochrome b Để kiểm tra sự đa hình trong trình tự nucleotide của gen cytochrome b trên hai giống gà nghiên cứu chúng tôi dùng một số enzyme giới hạn để có thể nhận biết sơ bộ sự khác nhau giữa chúng. Phản ứng cắt bằng enzyme HincII Theo lý thuyết enzyme HincII có 1 điểm cắt tại vị trí nucleotide 514 trên gen cytochrome b nên chúng tôi dự kiến kết quả cắt bằng enzyme này sẽ tạo ra 2 băng có kích thước 520 và 680 bp. Thành phần hỗn hợp của phản ứng cắt gồm: 15µl sản phẩm PCR, 1,5 µl đệm Tango (10x), 6,5µl nước và 1µl enzyme. Hỗn hợp của phản ứng được ủ ở nhiệt độ 370C, qua đêm. Kết quả ở hình 1 cho thấy tất cả mẫu gà đều có chung một điểm cắt duy nhất của enzyme HincII, hai băng thu được có kích thước khoảng 520 bp và 680 bp phù hợp với tính toán lý thuyết. Điều này cũng chứng tỏ rằng, không có sự đa hình về trình tự nucleotide ở vị trí nhận biết của enzyme HincII trên gen cytochrome b của 2 giống gà Hồ và Gà Mía. Phản ứng cắt bằng enzyme HhaI Theo lý thuyết enzyme HhaI có 1 điểm cắt trên gen cytochrome b tại vị trí nucleotide 263 nên chúng tôi dự kiến kết quả cắt bằng enzyme này sẽ tạo ra 2 băng có kích thước ∼ 400 và 800 bp. Thành phần hỗn hợp của phản ứng cắt gồm: 15 µl sản phẩm PCR, 1,5 µl đệm Tango (10x), 6,5µl nước và 1 µl enzyme. hỗn hợp phản ứng được ủ ở 370C, qua đêm. Hình 1: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng HincII trên gel agarose 1,5% M: Thang DNA Marker 100 bp; Vị trí số 2: gà Hồ; vị trí số 4: gà Mía. Hình 2: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng HhaI trên gel agarose 1,5%. M: Thang DNA Marker 100 bp; Vị trí số 2: gà Hồ; vị trí số 4: gà Mía Kết quả ở hình 2 cho thấy cả 2 giống gà đều có chung 1 điểm cắt của enzyme HhaI, kích thước 2 đoạn thu được là 400 và 800 bp, phù hợp với tính toán lý thuyết, không thấy xuất hiện sự đa hình trong trình tự nhận biết của enzyme này trên các mẫu nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 10 Phản ứng cắt bằng enzyme NcoI Thành phần hỗn hợp của phản ứng cắt bằng enzyme NcoI gồm: 15 µl sản phẩm PCR, 1,5 µl đệm số 4 (10x), 7,3 µl nước và 1,2 µl enzyme NcoI (Biolabs). Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 370C, qua đêm. Theo lý thuyết NcoI có một điểm cắt trên gen Cyt b, kết quả thu được 2 băng có kích thước khoảng 540 bp và 660 bp. Hình 3: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng NcoI trên gel agarose 1,5% M: Thang DNA Marker 100 bp; Vị trí số 2: gà Hồ; vị trí số 4: gà Mía Hai băng thu được có kích thước phù hợp với tính toán lý thuyết. Kết quả cho thấy không có sự đa hình trong trình tự nhận biết của enzyme NcoI trên hai mẫu gà nghiên cứu. Phản ứng cắt bằng enzyme SaII Thành phần hỗn hợp của phản ứng cắt bằng enzyme SaII gồm: 15 µl sản phẩm PCR, 1,5 µl đệm số 0 (10x), 7,3µl nước và 1,2 µl enzyme SaII. Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 370C, qua đêm. Theo lý thuyết SaII có một điểm cắt trên gen cytochrome b, kết quả thu được 2 băng có kích thước khoảng 530 bp và 670 bp. Kết quả ở hình 4 cho thấy cả 2 giống gà đều có chung 1 điểm cắt của enzyme SaII, kích thước 2 đoạn thu được là 530 và 670 bp, phù hợp với tính toán lý thuyết, không thấy xuất hiện sự đa hình trong trình tự nhận biết của enzyme này trên các mẫu nghiên cứu. Như vậy, theo kết quả điện di thu được, tất cả các mẫu gà nghiên cứu đều có chung điểm cắt đối với các enzyme HincII, HhaI, NcoI và SaII, từ đó có thể kết luận chúng không có sự khác biệt đa hình nào trong trình tự nhận biết của các enzyme này. Như vậy, tại các điểm cắt của các enzyme không có sự khác nhau về trình tự nucleotide của hai gen mã hóa cytochrome b ty thể của hai mẫu gà nghiên cứu hay nói cách khác hai gen mã hóa cytochrome b ty thể của hai mẫu gà nghiên cứu có sự đồng nhất cao vể trình tự nucleotide. Hình 4: Ảnh điện di sản phẩm cắt bằng SaII trên gel agarose 1,5% M: Thang DNA Marker 100 bp; Vị trí số 2: gà Hồ; vị trí số 4: gà Mía KẾT LUẬN Gà Hồ và gà Mía ở 20 tuần tuổi có khối lượng cơ thể tương đối lớn: Đối với gà Hồ: nuôi theo phương thức chăn thả con trống đạt 2123,68 gam/con, con mái đạt 1713,33 gam/con, nuôi theo phương thức bán chăn thả gà có khối lượng lớn hơn: con trống đạt 2285,56 gam/con, con mái đạt 1786,57 gam/con. Đối với gà Mía: nuôi theo phương thức chăn thả con trống đạt 1916,26 gam/con, con mái đạt 1704,26 gam/con, nuôi theo phương thức bán chăn thả gà có khối lượng lớn hơn: con trống đạt 2087,86 gam/con, con mái đạt 1808,67 gam/con. Nhìn chung gà Hồ và gà Mía đều sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nuôi chăn thả và bán chăn thả, có thể phát triển nhằm tăng quy mô đàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 3 - 11 11 Gen mã hóa cytochrome b ở gà Hồ và gen mã hóa cytochrome b gà Mía có sự đồng nhất về trình tự sắp xếp của các nucleotide tại các vị trí cắt của các enzyme giới hạn. Kết quả thí nghiệm của đề tài bước đầu khẳng định không có sự đa hình của gen mã hóa cytochome b của hai giống gà Hồ và gà Mía. Do không xác định thấy sự đa hình của gen mã hóa cytochrome b trong đề tài nên có thể khẳng định không có sự đa dạng di truyền của hai giống gà Hồ và gà Mía. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Công Cường (2007), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 2. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Văn Lưu (2006), “Một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Hồ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, số 4 + 5/2006, tr 99 - 104. 3. Lê Viết Ly, Bùi Quang Tiến, Hoàng Văn Tiệu, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Thúy (2001), Chuyên khảo bảo tồn quỹ gen vật nuôi ở Việt Nam (phần gia cầm), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Thị Nga (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa ba giống gà Mía, Kabir, Jiangcun, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi. 5. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Mạnh Hùng (1999), "Khả năng sản xuất của gà Mía nuôi tại Thụy Phương", Chuyên san Chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam. SUMMARY STUDY ON CAPACITY OF GROWTH AND VARIETY OF GENE CYTOCHROME B OF HO AND MIA CHIKEN TO SERVE BREED PRESERVATION Nguyen Manh Ha*, Vu Thi Huong Giang College of Agriculture anf Forestry - TNU The subject was surveyed on capacity of growth of Ho chicken (Ho town, Thuan Thanh district, Bac Ninh province) and Mia chicken (Duong Lam village, Son Tay town, Ha Noi city), the results showed that: the body weight of Ho chicken on 20 age week is 2123,68-2285,56 gram/chicken for cock and is 1713,33-1786,57 gram/chicken for hen; the body weight of Mia chicken on 20 age week is 1916,26-2087,86 gram/chicken for cock and is 1704,26-1808,67 gram/chicken for hen. The subject analyse the varyety of gen cytochrome b of Ho and Mia chicken by 4 limited enzyme HincII, HhaI, NcoI and SaII. The limited enzyme have a same of cutting point on gen cytochrome b: the cutting point of enzyme HincII maked two bands with size 520bp and 680bp, the cuting point of enzyme HhaI maked two bands with size 400bp and 800bp, the cutting point of enzyme NcoI maked two bands with size 540bp and 660bp, the cutting point of enzyme SaII maked two bands with size 530bp and 670bp. Key words: The capacity of Ho chicken and Mia chicken, the variety of gen cytochrome b of Ho and Mia chicken Ngày nhận bài: 18/4/2013; Ngày phản biện: 24/7/2013; Ngày duyệt đăng:10/9/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS. Trần Tố- Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0912 004 814; E.mail: manhnguyenha@yahoo.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_va_su_da_hinh_cua_gen_cytoch.pdf
Tài liệu liên quan