Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Sasso ông bà được chọn tạo tại Việt Nam

− Khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi đạt 57,51g ở dòng B và 58,21g ở dòng D. Tỷ lệ trứng giống AB đạt 93,66%; tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp đạt 93,95%; tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 87,12%; tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp 82,24%. Tương ứng của trứng CD là: 94,09%; 94,10%; 87,32%; 82,21%. − Tiêu tốn thức ăn cho 1 0 quả trứng giống, cho 1 gà con loại I của gà AB là 3,09 kg và 0,41 kg; của gà CD tương ứng là 2,65 kg và 0,35 kg. Giá thành 1 gà bố mẹ tự sản xuất ra năm 2005 là 28.500 đ, bằng 62 % giá nhập từ Pháp năm 2002

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Sasso ông bà được chọn tạo tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ SASSO ÔNG BÀ ĐƯỢC CHỌN TẠO TẠI VIỆT NAM Trần Thanh Vân1*, Nguyễn Thị Hải1, Đoàn Xuân Trúc2, Nguyễn Văn Xuân2 1 Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên 2Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà ông bà chọn tạo ở Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu sức sản xuất của gà AB và CD đạt xấp xỉ với đàn Sasso ông bà nhập từ Pháp, đến 68 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ bình quân của dòng B là 47,79% và dòng D là 56,56%; tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ cho phôi và tỷ lệ nở trên trứng có phôi của gà AB lần lượt là: 93,66%, 93,95% và 87,12%; của gà CD tương ứng là 94,09%; 94,10% và 87,32%. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống, một gà con loại I của gà AB là 3,09 kg và 0,41 kg; của gà CD tương ứng là 2,65 kg và 0,35 kg. Giá thành cho 1 gà con giống bố mẹ sản xuất ra bằng 62 % so với gà nhập từ Pháp. Từ khoá: Dòng trống, dòng mái, gà con một ngày tuổi, gà ông bà, giá thành, hệ số chuyển hoá thức ăn, khả năng sản xuất, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ cho phôi, tỷ lệ trứng ấp. • Gà thịt lông màu Sasso do hãng SASSO (Selection Avicole de la Sarthe et du Sud Ouest) của Pháp tạo ra, gà Sasso có năng suất khá cao, sản lượng trứng của gà bố mẹ đạt 170-180 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,6-2,7kg, tiêu tốn thức ăn/1 gà con loại I kg [7]. Thực hiện dự án “Phát triển chăn nuôi gà thịt công nghiệp lông màu năng suất, chất lượng cao ở Việt Nam”, năm 2002 Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam đã nh ập gà Sasso từ Cộng hòa Pháp với 4 dòng đơn tính để sản xuất gà bố mẹ, vì vậy sau một chu kỳ khai thác lại tiếp tục nhập với giá 33 đô la Mỹ/con. Tận dụng sai sót lẫn tính biệt trong các dòng gà nhập từ Pháp về Việt Nam, được sự đồng ý của Bộ Nông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ • Trần Thanh Vân, Tel:0912282816, Email: vanmyvuchau@gmail.com nghiệp và PTNT, các nhà khoa học Việt Nam đã nhân thuần, chọn tạo nên các dòng gà Sasso Việt Nam. Nếu thành công trong công việc chọn tạo gà ông bà sẽ góp phần tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu giống gà, chủ động sản xuất con giống phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn sinh học cho các cơ sở giống trong điều kiện vẫn có nguy cơ tái phát dịch Cúm gia cầm. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gà Sasso ông bà được chọn tạo tại Việt Nam gồm 4 dòng (A, B, C và D) với tổng số 1810 con gà 01 ngày tuổi. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Sasso ông bà. Các chỉ tiêu nghiên cứu (Đặc điểm ngoại hình lúc sơ sinh và 20 Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tuần tuổi; Khả năng sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn giai đ oạn hậu bị; Khả năng sinh sản, năng suất và chất lượng trứng; Các chỉ tiêu cho phôi và ấp nở) 2.3. Địa điểm - Xí nghiệp gà giống Tam Đảo - Vĩnh Phúc. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát đàn. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh theo hướng dẫn của hãng Sasso [9] và Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam. Sử dụng thức ăn đậm đặc của hãng Proconco, phối trộn với ngô, thóc theo từng giai đoạn nuôi đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng của hãng Sasso. Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học [4], phần mềm SAS [10] và Microsoft Excel. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm ngoại hình Qua theo dõi cho thấy, lúc mới nở cả 3 dòng A, B, C toàn thân có phủ lớp lông tơ màu nâu vàng, còn dòng D có phủ lớp lông màu trắng. Dòng A, B, D có mỏ màu vàng, còn dòng C có mỏ màu nâu nhạt. Cả 4 dòng đều có chân màu vàng. Đến 20 tuần tuổi 2 dòng trống (A và C) có màu nâu đỏ, dòng mái B có màu nâu nhạt, còn dòng mái D có màu trắng tuyền. Hai dòng trống A và C có mỏ nâu nhạt còn các dòng mái B và D có mỏ vàng. Cả 4 dòng đ ều có mào đơn, chân vàng, da vàng. Như vậy cả 4 dòng gà Sasso ông bà chọn tạo ở Việt Nam đều có các đặc điểm ngoại hình đ ặc trưng, duy trì ổn định như dòng gốc nhập từ Pháp. 3.2. Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể và tiêu thụ thức ăn giai đoạn hậu bị (SS-20 tuần tuổi) Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn này ở cả 4 dòng khá cao, dòng A đạt 93,75%; dòng B: 94%; dòng C: 95% và dòng D: 95,54%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu trên gà ông bà nhập từ Pháp [6].Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi đạt khá sát với yêu cầu tiêu chuẩn của hãng: trống dòng A đạt 2800,22g; mái dòng B đạt 2370,76 g; trống dòng C đ ạt 2796,00g và mái dòng D đạt 2261,36g. Độ đồng đều của gà mái lúc 20 tuần tuổi đạt 84,44 - 87,50%, cao hơn nghiên cứu [6] trên đàn nhập từ Pháp (82-84% so với 84,44-87,50%). Lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn hậu bị của gà trống dòng A cao nhất (10,635 kg/con), tiếp đến là trống dòng C (10,184 kg/con), mái dòng B (9,914 kg/con), thấp nhất là mái dòng D (9,642 kg/con). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu trên dàn gà Sasso chọn tạo ở Việt Nam giai đoạn đầu [5] nhưng thấp hơn nghiên cứu trên đàn gà Sasso nhập từ Pháp [1]. 3.3. Khả năng sinh sản Kết quả theo dõi chu kỳ đẻ trứng của gà Sasso ông bà đến 68 tuần tuổi được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng/mái và tỷ lệ trứng giống của gà Sasso ông bà Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ dòng B (%) NST mái dòng B (quả/mái bình quân) Tỷ lệ trứng giống của gà AB (%) Tỷ lệ đẻ dòng D (%) NST mái dòng D (quả/mái bình quân) Tỷ lệ trứng giống của gà CD Theo tuần Cộng dồn Theo tuần Cộng dồn Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (%) 22 4,00 0,28 0,33 1,80 0,13 0,15 23 10,00 0,70 1,03 6,40 0,45 0,59 24 17,60 1,23 2,26 31,20 2,18 2,78 73,51 25 26,30 1,84 4,10 70,73 52,60 3,68 6,46 75,53 26 37,90 2,65 6,76 75,87 63,50 4,45 10,91 77,98 29 59,20 4,14 17,75 89,35 81,50 5,71 27,15 93,21 30 65,50 4,59 22,34 91,85 84,60 5,92 33,07 97,66 31 64,50 4,52 26,85 92,91 83,20 5,82 38,90 96,35 32 63,60 4,45 31,31 94,22 82,00 5,50 44,39 96,83 37 56,80 3,98 51,77 98,30 72,00 5,04 71,79 99,40 38 56,00 3,92 55,69 97,95 65,60 4,59 76,38 98,04 56 48,00 3,36 120,52 96,14 54,00 3,78 151,48 94,16 68 45,90 3,21 160,57 90,20 47,50 3,33 193,37 91,71 TB 47,79 3,50 160,57 93,66 56,56 4,02 193,37 94,09 Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qua bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm tăng dần theo tuần tuổi và đạt đỉnh cao ở tuần 30: 65,50% ở dòng B và 84,60% ở dòng D, thời gian đẻ đỉnh cao kéo dài từ tuần 30 đến tuần 33 với tỷ lệ đẻ từ 63,60 đến 65,50% ở dòng trống B và từ 82-84,60% ở dòng mái D, sau đó giảm dần ở các tuần tiếp theo, đến 68 tuần tuổi (48 tuần đẻ) tỷ lệ đẻ chỉ còn 45,90% ở dòng B và 47,50% ở dòng D. Tính chung 48 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ đạt 47,79% ở dòng B và 56,56% ở dòng D. Năng suất trứng tăng dần theo tuần tuổi và tỷ lệ đẻ. Đến 68 tuần tuổi, năng suất trứng cộng dồn/mái bình quân ở dòng B đạt 160,57 quả/mái và 193,37 quả/mái ở dòng mái D. Nếu so với kết quả nghiên cứu trên đàn gà Sasso nhập từ Pháp[5] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 8,63 quả/mái (202 quả/mái so với 193,37 quả/mái). Nhưng nếu so với kết quả nghiên cứu trên đ àn gà Sasso ông bà đ ược chọn tạo tại Việt Nam [6] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn chút ít ở dòng mái D và thấp hơn ở dòng trống B. Cụ thể ở dòng trống B thấp hơn 3,41 quả/mái (150,93 quả/mái so với 147,52 quả/mái) và dòng mái D cao hơn 7 ,2 8 quả/mái (172,53 quả/mái so với 179,81 quả/mái). Tỷ lệ trứng giống gà CD ở 24 tuần tuổi: 73,51%, tăng dần và đạt cao nhất ở tuần 37: 99,40%, đến 68 tuần tuổi tỷ lệ trứng giống: 91,71%, trung bình từ 24-68 tuần tuổi tỷ lệ trứng giống đạt 94,09%. Gà AB có tỷ lệ trứng giống ở 25 tuần tuổi: 70,73%, tăng dần và đạt cao nhất ở tuần 37: 98,30%, đến 68 tuần tuổi tỷ lệ trứng giống: 90,20%, trung bình từ 25-68 tuần tuổi tỷ lệ trứng giống đạt 93,66%. 3.4. Khối lượng trứng và chất lượng trứng Kết quả khảo sát khối lượng trứng của gà Sasso mái dòng ông và mái dòng bà qua các giai đoạn đẻ được thể hiện ở bảng 2. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gà càng cao. So sánh với khối lượng trứng của các giống gà lông màu nhập nội khác, trứng gà Sasso ông bà to hơn trứng gà Lương Phượng, Kabir và tương đương khối lượng trứng của gà Isa color. Cụ thể khối lượng trứng của gà Lương Phượng Hoa ở 38 tuần tuổi đạt 56,02 g ở dòng M1 và 55,72g ở dòng M2 [8]. Khối lượng trứng của gà Kabir ở 38 tuần tuổi đạt 56,88 g [2]. Khối lượng trứng của gà Isa color ở 38 tuần tuổi đạt 57,03g [3]. Chất lượng trứng: Chúng tôi tiến hành khảo sát trứng gà Sasso ông bà ở 38 tuần tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 3. Các chỉ tiêu của chất lượng trứng được khảo sát trên đàn gà Sasso ông bà đều nằm trong giới hạn của trứng gà nói chung, tương đương với chất lượng trứng của gà Sasso nhập từ Pháp cũng như các giống gà Lương Phượng, Kabir và đủ tiêu chuẩn trứng gà giống. Bảng 2. Khối lượng trứng của gà Sasso mái dòng ông và mái dòng bà; Đơn v ị: g Diễn giải n Dòng B Dòng D XmX ± Cv (%) XmX ± Cv (%) Lúc đẻ bói 100 46,14 ± 0,36 7,82 47,46 ± 0,33 7,06 Lúc đẻ 5% 100 50,49 ± 0,31 6,24 51,37 ± 0,38 7,44 Lúc đẻ 50% 100 53,21 ± 0,37 6,88 54,21 ± 0,37 6,82 Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đẻ đỉnh cao 100 55,88 ± 0,30 5,29 56,11 ± 0,35 6,15 Đẻ ở 38 tuần tuổi 100 57,51 ± 0,30 5,27 58,21 ± 0,33 5,60 Đẻ ở 64 tuần tuổi 100 58,68 ± 0,31 5,21 59,19 ± 0,33 5,61 Bảng 3. Các chỉ tiêu chất lượng trứng lúc 38 tuần tuổi (n=60) Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Dòng B Dòng D XmX ± Cv (%) XmX ± Cv (%) Khối lượng trứng g 57,52 ± 0,28 4,84 58,20 ± 0,39 5,19 Chỉ số hình thái D/R 1,345 ± 0,007 3,85 1,355 ± 0,006 3,59 Chỉ số hình dạng R/D 0,750 ± 0,004 3,84 0,745 ± 0,003 3,84 Độ dày vỏ mm 0,378 ± 0,004 7,37 0,382 ± 0,003 7,16 Chỉ số lòng đỏ - 0,443 ± 0,002 3,93 0,450 ± 0,002 4,14 Chỉ số lòng trắng - 0,115 ± 0,002 13,15 0,116 ± 0,02 11,34 Đơn vị Haugh HU 88,57 ± 0,54 4,68 88,75 ± 0,54 4,75 Độ chịu lực kg/cm2 4,08 ± 0,058 10,95 4,06 ± 0,06 11,85 Bảng 4. Các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Sasso ông bà (n = đợt ấp) Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Trứng gà AB (n = 44) Trứng gà CD (n = 45) XmX ± Cv (%) X mX ± Cv (%) Tỷ lệ trứng giống % 93,66 ± 0,78 6,13 94,09 ± 0,87 6,30 Tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp % 93,95 ± 0,57 4,04 94,10 ± 0,55 3,94 Tỷ lệ nở/ trứng ấp % 87,12 ± 0,65 4,93 87,32 ± 0,77 5,96 Tỷ lệ nở/ trứng có phôi % 92,72 ± 0,37 2,66 92,74 ± 0,40 2,94 Tỷ lệ gà loại I/ trứng ấp % 82,24 ± 0,67 5,42 82,21 ± 0,70 5,86 Tỷ lệ gà loại I/ trứng có phôi % 87,50 ± 0,34 2,57 87,31 ± 0,35 2,70 Tỷ lệ gà loại I/ tổng số gà nở ra % 94,40 ± 0,38 2,69 94,21 ± 0,48 3,48 Khối lượng gà con mới nở g 38,15 ± 0,28 7,82 36,02 ± 0,25 7,09 Bảng 5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống, 01 gà con ông bà Các chỉ tiêu theo dõi Đvt Gà AB Gà CD Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất 10 quả trứng giống kg 3,09 2,65 Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất ra 1 gà con giống đơn tính kg 0,41 0,35 Giá thành 1 gà con bố mẹ 1 ngày tuổi (năm 2005) đ/con 28.500 Giá nhập gà bố mẹ Sasso (năm 2002) đ/con 46.000 Chênh lệch đ/con 17.500 (giảm 38%) 3.5. Kết quả về tỷ lệ cho phôi và ấp nở Tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp đạt từ 93,95% ở dòng trống và 94,10% ở dòng mái, thấp hơn chút ít so với dòng nhập từ Pháp (tương ứng là 94,30 % và 95,10%) [5]; tỷ lệ gà con loại I/tổng trứng ấp đạt 82,21-82,24% , thấp hơn chút ít so với dòng nhập từ Pháp có tỷ lệ là 82,60 - 85,20% [5]. 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1 0 quả trứng giống và 1 gà con ông bà Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống và 1 gà con ông bà loại I được chúng tôi tính toán và tập hợp tại bảng 5. 4. KẾT LUẬN − Gà Sasso ông và vẫn giữ được các đặc điểm ngoại hình như gà Sasso ông bà c ủa bộ giống Sasso - Pháp: mào đơn, da và chân màu vàng. Dòng ông con trống có màu lông đỏ sẫm, mái màu nâu vàng, còn dòng bà có khả năng phân biệt giới tính bằng màu lông khi mới nở: con mái màu nâu và nâu có sọc, con trống lông màu trắng và xám. − Gà Sasso ông bà được chọn tạo tại Việt Nam các chỉ tiêu đạt 94,10-98% so với giống gốc. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con đạt 96,25% ở dòng A; 96,60% ở dòng B; 96% ở dòng C và 96,73% ở dòng D. Giai đo ạn hậu bị đạt tương ứng: 92,50%; 93,60%; 95,00% và 95,45%. Giai đoạn sinh sản dòng A: 84,48%; dòng B: 85,49%; dòng C: 85,71% và dòng D: 87,43%. Tỷ lệ hao hụt/tháng từ 0,69-1,28%. − Tỷ lệ đẻ bình quân đ ến 68 tuần tuổi đạt 47,79% ở dòng B và 56,56% ở dòng D. Năng suất trứng đạt tương ứng là 160,57 và 193,37 quả/mái. − Khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi đạt 57,51g ở dòng B và 58,21g ở dòng D. Tỷ lệ trứng giống AB đạt 93,66%; tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp đạt 93,95%; tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 87,12%; tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp 82,24%. Tương ứng của trứng CD là: 94,09%; 94,10%; 87,32%; 82,21%. − Tiêu tốn thức ăn cho 1 0 quả trứng giống, cho 1 gà con loại I của gà AB là 3,09 kg và 0,41 kg; của gà CD tương ứng là 2,65 kg và 0,35 kg. Giá thành 1 gà bố mẹ tự sản xuất ra năm 2005 là 28.500 đ, bằng 62 % giá nhập từ Pháp năm 2002. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. , - nuôi gia c , Nxb Nông nghiệ , trang 24. [2]. Lê Thị Nga (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của gà lai hai giống Kabir với Jiangcun và ba giống Mía x (Kabir x Jiangcun), Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, trang 100-138. [3]. Sasso (X44), Kabi , - , Nxb Nông nghiệ , tr 17. [4]. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Khánh Quắc (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Giáo trình dùng cho cao học và Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nghiên cứu sinh, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 66-84 [5]. , Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Thị Tiếp, Hoàng Văn Hải, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồ à giống Tam Đảo và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc”, - , tr 90-98. [6]. Đoàn Xuân Trúc, Hà Đức Tính, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Văn Hải (2006), “Khả năng sản xuất của gà giống ông bà lông màu TĐ12 và TĐ34”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 11/2006, tr 21-23. [7]. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ (ASPS) (2007), Kỹ thuật chăn nuôi gà trong nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 10. [8]. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Lê Thu Hiền, Nguyễn Quý Khiêm, Đ ỗ Thị Sợi, Nguyễn Liên Hương (2004), “Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng hoa Trung Quốc”. - ,Nxb Nông nghiệp , tr 39. [9]. Sasso - France (2002), Grand parent Stock - Management Guide, pp. 36-48. [10]. Johannes Gogolok, Rudolf Schuemer, Gehard Ströhlein (1992), Datenverarbeitung und statistische auswertung mit SAS, band I and band 2, Gustav Fischer - Stuttgart Jena Newyork.. Trần Thanh Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 69 – 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY PERFORMACE OF VIETNAMESE SASSO GRAND PARENT CHICKEN Tran Thanh Van1*, Nguyen Thi Hai1, Doan Xuan Truc2, Nguyen Van Xuan2 1 Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 2 Vietnam Breeding Corporation ∗ ∗ Tran Thanh Van, Tel:0912282816, Email: vanmyvuchau@gmail.com Vietnamese Sasso grand parent chicken showed their performance catching semilarly to orgizin breed to be imported from France in 2002. Keeping to 68 weeks of age, the average laying percentage of B strain was 47.79%, D strain was 56.56%. The hatching egg percentage, fertile egg percentage and percentage of hatched eggs of AB grand parent strain were 93.66%, 93.95% and 87.12%; of CD grand parent strain were 94.09%, 94.10% và 87.32% respectively. Feed conversion ratio per 10 hatching eggs and a day old chick of AB strain were 3.09 kgs and 0.41 kgs; of CD strain were 2.65 kgs and 0.35 kgs. Total cost pice of unisexual Vietnamese Sasso parent day old chick was 62 % comparison to that of chick were imported from France in 2002. Key words: day old chick, cock strain, feed conversion ratio, fertile eggs percentage, hen strain, grand parent chicken, hatching eggs percentage, laying percentage, hatched eggs percentage, performance, total cost price.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_san_xuat_cua_ga_sasso_ong_ba_duoc_chon_t.pdf
Tài liệu liên quan