Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837)

Chỉ số tăng trưởng chiều dài cá thiều khai thác ở vùng biển Kiên Giang là ø’ = 3,857. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với hai nghiên cứu cùng loài ở vùng Kuwait của Bawazeer (1987) (ø’ = 2,860) và nghiên cứu ở Ấn Độ của Dmitrenko (1975) (ø’ = 2,925). Nhìn chung, các thông số sinh trưởng (L∞ và K) và chỉ số tăng trưởng (ø’) của cá thiều khai thác tại vùng biển Kiên Giang lớn hơn so với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước [3], [4], [5], [7] và lớn hơn so với một số loài khác trong giống cá úc (Arius) được nghiên cứu trên thế giới như A.heudeloitii, A.latiscutatus, A.parkii và A.spixii [6], [8]. Tuổi thọ (tmax) của cá thiều được xác định là 5,16 năm

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CÁ THIỀU (Arius thalassinus Ruppell, 1837) STUDY ON GROWTH PARAMETERS OF GAINT SEA CATFISH (Arius thalassinu Ruppell, 1837) Trần Văn Phước1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 06/01/2014; Ngày phản biện thông qua: 20/5/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Cá thiều là loài có giá trị kinh tế và có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới.Cá thiều được nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng tại Kiên Giang từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011. 360 mẫu cá được thu hàng tháng từ ngư dân và các chợ địa phương. Kết quả nghiên cứu, cá thiều khai thác có kích thước lớn (L t dao động: 448 - 1.119 mm, trung bình: 778,02 ± 133,88 mm; W t dao động: 890 - 15.495 g, trung bình: 5.145,98 ± 2.640,80 g). Thời gian khai thác cá thiều có kích thước lớn từ tháng 5 đến tháng 7. Phương trình tương quan giữa khối lượng và chiều dài toàn thân cá thiều: W t = 0,00000877L t 3,0121452, R2 = 0,96682027. Phương trình sinh trưởng của cá thiều: L t = 117,6 (1 – e- 0,52t). Chỉ số tăng trưởng ø’ = 3,857. Tuổi thọ (t max ) của cá thiều 5,16 năm tuổi. Từ khóa: cá thiều, kích thước, sinh trưởng, thông số, tương quan ABSTRACT Gaint sea catfi sh was a commercial valuable species and potential candidates for aquaculture. The this study was carried out on Kien Giang province from August, 2010 to July, 2011. 360 specimens were collected from fi sherman and local market one time per month. The results showed that total length of the giant sea catfi sh exploited was between 448 and 1119 mm (mean ± SD, 778.02 ± 133.88 mm). Body weight of the giant sea catfi sh exploited was between 890 and 15495 g, with average weight of 5145.98 ± 2640.80 g. Fishing season for giant sea catfi sh with high productivity was between May and July. The relationship between total length and body mass was estimated as equation: W t = 0.00000877L t 3.0121452 (R2= 0.96682027). Von Bertalanffy growth rate equation was determined as L t = 117.6 (1 – e- 0.52t). Growth performance index (ø’) was 3.857. The longevity of giant sea catfi sh was 5.16 years. Keywords: gaint sea catfi sh, size, growth, performance index, relationship 1 ThS. Trần Văn Phước, 2 PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn như môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng và thị trường tiêu thụ không ổn định. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi. Để thực hiện được vấn đề này, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) là cá da trơn và có giá trị kinh tế cao phân bố nhiều ở vùng biển tỉnh Kiên Giang. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cá thiều là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nghề nuôi cá biển và tiêu thụ nội địa, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và xóa đói giảm nghèo, góp phần phục hồi và tái tạo nguồn lợi hải sản vùng biển. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67 - Địa điểm nghiên cứu: Thu mẫu cá thiều tại cảng cá Tắc Cậu - huyện Châu Thành; chợ Rạch Sỏi - thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Phân tích mẫu cá tại Phân hiệu Kiên Giang và Phòng Thí nghiệm Môi trường thuộc Trường Đại học Nha Trang. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08/2010 đến tháng 07/2011. - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của cá thiều. 2. Thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: thu thập từ các tài liệu, bài báo đã công bố trong và ngoài nước. Các thông tin cần thu thập liên quan đến đặc điểm sinh trưởng cá thiều. - Số liệu sơ cấp: Trực tiếp thu và phân tích mẫu cá thiều về sinh trưởng. Số lượng mẫu nghiên cứu: 360 cá thể (30 cá thể/tháng). Chiều dài toàn thân cá thiều, Lt ≥ 448 mm. Các chỉ tiêu cần thu: - Kích thước cá thiều khai thác: Chiều dài toàn thân (Lt) (mm): từ mút mõm đến tận cùng của vây đuôi. Chiều dài thân chuẩn (Ls) (mm): từ mút mõm đến hết phần cuống đuôi cá. Chiều dài thân cá (Lf) (mm): từ mút mõm đến phần chẻ đuôi cá. Khối lượng toàn thân (Wt) (g). Khối lượng cá không nội quan (W0) (g). - Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá (Ricker, 1973): W = a.Lb Trong đó: W: khối lượng cá (g); L: chiều dài cá (mm); a,b: hệ số tương quan. - Xác định các thông số của phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy (1954): Lt = L∞ (1 – e – K (t – to)) Trong đó: L t: chiều dài cá (mm) ở tuổi t; L∞: Chiều dài tối đa lý thuyết mà cá có thể đạt được (mm); K: Hệ số tăng trưởng; to: tuổi lý thuyết khi chiều dài cá bằng 0; t: tuổi cá. Phương pháp tính các thông số L∞ và K bằng cách sử dụng chương trình ELEFAN 1 (Electronic Length – Frequency Analysis) trên phần mềm FISAT II của Gayanilo, Sparre và Pauly (2005) với thông số đầu vào là tần suất chiều dài toàn thân của cá. Và sử dụng phương pháp tính L∞ của Taylor (1960) và Sparre và cs (1989) theo công thức thực nghiệm L∞ = để so sánh với cách tính trên. - Xác định chỉ số tăng trưởng Φ’: Chỉ số tăng trưởng Φ’ được tính toán theo công thức của Pauly và Munro (1984): Φ’ = Log(K) + 2Log(L∞) - Tuổi thọ của cá (tmax): được xác định theo công thức Hoenig’s Model: ln(Z) = 1,44 - 0,984ln(tmax) với sự hỗ trợ của phần mềm FISAT II [9]. 3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2003 và phần mềm FISAT II (The FAO - ICLARM Stock Assessment Tools) [9]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Chiều dài và khối lượng cá thiều khai thác Chiều dài và khối lượng cá thiều khai thác tại vùng biển Kiên Giang được xác định dựa trên kết quả cân đo và phân tích chiều dài, khối lượng của 360 mẫu cá trong quá trình nghiên cứu. Bảng 1. Chiều dài và khối lượng cá thiều khai thác STT Chỉ tiêu Dao động Trung bình Số mẫu (n) 1 Lt (mm) 448,00 - 1.119,00 778,02 ± 133,88 360 2 Lf (mm) 379,00 - 979,00 684,18 ± 117,01 360 3 Ls (mm) 362,00 - 944,00 653,17 ± 112,18 360 4 Wt (g) 890,00 - 15.495,00 5.145,98 ± 2.640,80 360 5 W0 (g) 790,00 - 14.050,00 4.880,98 ± 2.470,27 245 Chiều dài toàn thân cá thiều dao động 448 - 1119 mm, trung bình: 778,02 ± 133,88 mm. Kích thước cá thiều bắt gặp trong nghiên cứu này lớn hơn so với nghiên cứu cùng loài của Sawant và Raje (2009) ở vùng biển Vishakhapatanam (Lt: 174 - 554 mm) và vùng Veraval (Lt: 132 - 710 mm). Và kết quả này lớn hơn so với nghiên cứu cá thiều ở Vịnh Bắc bộ của Lê Trọng Phấn và cs (1999), Nguyễn Hữu Phụng và cs (1994), Lt = 90 cm. Chiều dài toàn thân cá thiều lớn hơn rất nhiều so với cá úc Arius felis (Lt: 571 mm) [10] và cá úc chấm A. maculates (Lt: 495 mm) [14]. Chiều dài toàn thân cá thiều trung bình dao động từ 694,63 mm (tháng 10) đến 948,87 mm (tháng 5). Cá thiều có chiều dài toàn thân trung bình lớn vào các tháng 5, 6 và 7 trong năm (hình 1). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hình 1. Chiều dài toàn thân cá thiều khai thác theo thời gian Bốn nhóm chiều dài toàn thân cá thiều chiếm ưu thế: Lt = 641 - 760 mm (28,34%), Lt = 801 - 880 mm (20,55%), Lt = 961 - 1040 mm (11,39%) và Lt = 481 - 560 mm (9,72%) (hình 2). Hình 2. Phân bố chiều dài toàn thân cá thiều Khối lượng cá thiều dao động 890 - 15.495 g, trung bình: 5.145,98 ± 2.640,80 g. Khối lượng cá thiều lớn nhất bắt gặp tại vùng biển Kiên Giang lớn hơn so với cá thiều tại Vịnh Bắc bộ (Wt = 8,7kg/cá thể) [3]. Khối lượng cá thiều trung bình dao động từ 3.399,07 g (tháng 10) đến 8.520 g (tháng 5) và lớn vào các tháng 5, 6 và 7 trong năm (hình 3). Hình 3. Khối lượng cá thiều khai thác theo thời gian (tháng) Bốn nhóm khối lượng cá thiều có tần suất bắt gặp cao như Wt = 800 - 4.800 g (56,40%), nhóm Wt = 10.401 - 12.000 g (5,83%), nhóm Wt = 7.201 - 8.000 g (5,28%) và nhóm Wt = 12.801 - 13.600 g (2,22%) (hình 4). Hình 4. Phân bố khối lượng cá thiều Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69 2. Tương quan giữa chiều dài toàn thân (Lt) và khối lượng cá thiều (Wt) Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm khối lượng cơ thể. Quá trình này đặc trưng cho mỗi loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá [2]. Phương trình tương quan giữa chiều dài toàn thân (Lt) và khối lượng (Wt) cá thiều khai thác tại vùng biển Kiên Giang có dạng: Wt = 0,00000877Lt 3,01214520 với hệ số tương quan R = 0,983270191 (hình 5). Như vậy, có thể kết luận cá thiều thuộc loại động vật đồng tăng trưởng (b > 3). Điều này chứng tỏ rằng, cá thiều trưởng thành có chiều dài và khối lượng tăng đồng thời với nhau. Hình 5. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng cá thiều Sawant và Raje (2009) đã nghiên cứu tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) tại vùng ven bờ Veraval và vùng biển Vishakhapatanam. Phương trình tương quan của cá thiều đực tại Vishakhapatanam là: LogW = -6,76303 + 3,625556 LogL, r = 0,955902 và cá thiều cái là: LogW = -7,63788 + 3,965118 Log L, r = 0,98632 Tại Veraval, cá thiều đực là LogW = -5,12893 + 3,029225 LogL, r = 0,952813 và cá thiều cái là: LogW = -5,10804 + 3,04644 LogL, r = 0,747487 3. Các thông số sinh trưởng và chỉ số tăng trưởng Kết quả phân tích từ phương pháp ELEFAN 1 cho biết, chiều dài toàn thân tối đa mà cá thiều đạt được là L∞ = 117,60 cm và K = 0,52/năm. Theo công thức thực nghiệm L∞ = , thì L∞ = 117,78 cm. Nhìn chung, hai phương pháp tính L∞ của cá thiều cho kết quả không có sự sai khác lớn. Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy của cá thiều khai thác tại vùng biển Kiên Giang là: Lt = 117,6 (1-e -0,52t) Phương trình sinh trưởng của cá thiều khác biệt so với nghiên cứu của Menon (1986) đối với cá úc Tachysurus thalassinus (tên đồng danh của cá thiều) tại vùng biển Mandapam: Lt = 848(1 – e -0,19885(t+0,8113)) Và kết quả nghiên cứu này khác biệt lớn so với cá úc Netuma barba: Lt = 638(1 – e -(0,1287(t+0,195))) [15] Kết quả nghiên cứu L∞ và K đối với cá thiều khai thác tại vùng biển Kiên Giang lớn hơn so với hai nghiên cứu cùng loài trên thế giới. Bawazeer (1987) nghiên cứu ở vùng Kuwait: L∞ = 106,40 cm và K = 0,06. Dmitrenkho (1975) nghiên cứu ở vùng biển Ấn Độ: L∞ = 92,23 cm và K = 0,10. L∞ cá thiều trong nghiên cứu này lớn hơn so với nghiên cứu của Menon (1986) đối với cá úc Tachysurus thalassinus (tên đồng danh cá thiều) tại vùng biển Mandapam, L∞ = 848 mm. Chỉ số tăng trưởng chiều dài cá thiều khai thác ở vùng biển Kiên Giang là ø’ = 3,857. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với hai nghiên cứu cùng loài ở vùng Kuwait của Bawazeer (1987) (ø’ = 2,860) và nghiên cứu ở Ấn Độ của Dmitrenko (1975) (ø’ = 2,925). Nhìn chung, các thông số sinh trưởng (L∞ và K) và chỉ số tăng trưởng (ø’) của cá thiều khai thác tại vùng biển Kiên Giang lớn hơn so với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước [3], [4], [5], [7] và lớn hơn so với một số loài khác trong giống cá úc (Arius) được nghiên cứu trên thế giới như A.heudeloitii, A.latiscutatus, A.parkii và A.spixii [6], [8]. Tuổi thọ (tmax) của cá thiều được xác định là 5,16 năm. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Chiều dài toàn thân cá thiều (Lt) dao động: 448 - 1119 mm, trung bình: 778,02 ± 133,88 mm; Khối lượng toàn thân cá thiều (Wt) dao động: 890 - 15495, trung bình: 5145,98 ± 2640,80 g. Mùa khai thác cá thiều có kích thước lớn là từ tháng 5 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG đến tháng 7 hàng năm. Phương trình tương quan giữa khối lượng và chiều dài toàn thân cá thiều là Wt = 0,00000877Lt 3,0121452, R2 = 0,96682027. Các thông số sinh trưởng: L∞ = 117,60 mm và K = 0,52. Phương trình sinh trưởng của cá thiều là Lt = 117,6 (1 – e - 0,52t). Chỉ số tăng trưởng, ø’ = 3,857. Tuổi thọ (tmax) của cá thiều là 5,16 năm tuổi. 2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá thiều có Lt < 448 mm và nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của cá thiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trưởng ban Ban biên tập: Nguyễn Tấn Trịnh. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 2. Nikolxki, G. V, 1963. Sinh thái học (bản dịch của Mai Đình Yên). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 3. Lê Trọng Phấn, Trần Đôn và Hồ Sĩ Bình, 1999. Cơ sở sinh học cá biển nhiệt đới Việt Nam. Viện Hải Dương học Nha Trang. NXB Nông nghiệp TP.HCM. 4. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập II: Lớp cá Xương (Osteichthyes) - Từ bộ cá Cháo biển (Elopiformes) đến bộ cá Đối (Mugilformes). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. Tiếng Anh 5. Bawazeer AS., 1987. The fi shery management of the stock of chim, the giant sea catfi sh Arius thalassinus in Kuwait waters. Kuwait Bull. Mar. Sci, 9: 87-100. 6. Conand F, Camara SB and Domain F., 1995. Age and growth of three species of Ariidae (Siluriformes) in coastal waters of Guinea. Bull. Mar. Sc., 56 (1): 58-67. 7. Dmitrenko EM., 1975. Size-age composition of the giant catfi sh, Arius thalassinus, in the vicinity of Kathiawas Peninsula (India). J. Ichthyol., 15: 622-629. 8. Etchevers SL., 1978. Contribution to the biology of the sea catfi sh, Arius spixii (Pisces, Ariidae), south of Margarita Island, Venezuela. Bull. Mar. Sci., 28 (2): 381-385. 9. Gayanilo FC, Jr. P. Sparre and D. Pauly., 2005. The FAO – ICLARM Stock Assessment Tools (FISAT II). FAO, Rome. 10. Jones PW, Martin FD, Hardy JDr., 1978. Development of fi shes of the Mid-Atlantic Bight. An atlas of egg, larval and juvenile stages. Volume I Acipenseridae through ictaluridae. U. S. Dep. Interior, Fish Wildl. Serv., Biol. Serv. Prog. FWS/OBS -78/12, 366. 11. Menon, N. G., 1986. Age and growth of the marine Tachysurus thalassinus (Ruppell) from Mandapam waters. Indian J. Fish.,33 (4): 413 - 425. 12. Nelson JS., 2006. Fishes of the World, John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0471250317. 13. Pauly, D. and Munro, J. L., 1984. Once more on the comparison of growth in fi sh and invertebrates. Fishbyte, 2 (1), 21. 14. Perret WS, Barrett RB, Latapie WR, Pollard JF, Mock WR, Adkins GB, Gaidry WJ, White CJ., 1971. Cooperative Gulf of Mexico estuarine inventory and study, Louisiana. Phase I. Area description by Perret WS. Phase II. Biology: 31-69. La. Wildl. Fish. Comm, 171. 15. Reis EG., 1986. Age and growth of the marine catfi sh, Netuma barba (Siluriformes, Ariidae), in the estuary of the Pato lagoon (Brasil). Fisheries Bulletin: Vol 84, No 3: 679 - 686. 16. Ricker, W. E., 1973. Linear regression in fi shery research. J. Fish. Res. Board Can, 30: 409-434. 17. Sawant, P.B. and S.G. Raje., 2009. Morphometry and length weight of the Catfi sh (Arius caelatus Valenciennes, 1840 and Arius thalassinus Ruppell, 1837) off Mumbai, Veraval and Vishakhapatanam coasts. Asian Fisheries Science 22: 215-228. 18. Sparre, P., E. Ursin, and S. C. Venema., 1989. Introduction to tropical fi sh stock assessment. Part 1: manual. Rome, FAO Fish. Tech. Paper Nº 306.1, 337. 19. Taylor, C.C., 1960. Temperature, growth and mortality - The Pacifi c cockle. J. Cons. perm. Int. Explor. Mer., 26 (1): 117-124. 20. VonBertalanffy L., 1954. Theoretishe biologie, Vol. 2. A. G. Francele, Berne, Switzerland.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_sinh_truong_ca_thieu_arius_thalassinus_r.pdf
Tài liệu liên quan