Nghiên cứu chất lượng dầu tràm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chúng tôi đã xác định và so sánh hàm lượng tinh dầu; các tính chất, chỉ số vật lý và hóa học của dầu tràm, tinh dầu lá cây tràm, tinh dầu lá cây chổi được tách chiết. Chúng tôi cũng đã xác định thành phần hóa học của dầu tràm sử dụng ở trên thị trường và tinh dầu tràm, tinh dầu chổi được tách chiết ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi cũng đã so sánh điểm khác biệt khách quan giữa tinh dầu tràm của người dân sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm tự chiết từ lá tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi thấy rằng so với lá cây tràm thì tinh dầu trong lá cây chổi nhiều hơn, lượng thực vật trong tự nhiên phong phú hơn, vì lợi nhuận nên cơ sở chế biến có thể trộn vào một tỷ lệ dầu chổi nhất định. Tuy nhiên để đánh giá một cách đầy đủ, khách quan chất lượng của dầu tràm trên thị trường và tinh dầu tràm được tách chiết, ngoài sự khác biệt về các chỉ tiêu đã nghiên cứu thì cần thiết phải xem xét một cách toàn diện như thử hoạt tính sinh học để công bố được chính xác hơn trong tương lai.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chất lượng dầu tràm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 47-52 NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DẦU TRÀM Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THANH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp vật lý và hóa học chúng tôi đã xác định được một số tính chất hóa lý của tinh dầu lá tràm, dầu tràm người dân đang sử dụng và tinh dầu lá chổi. Sử dụng thiết bị sắc ký khí, khối phổ liên hợp (GC/MS) chúng tôi đã nhận biết được thành phần các hợp chất hóa học của ba loại tinh dầu này. Chúng tôi nhận thấy rằng trong ba loại tinh dầu trên ngoài hợp chất 1.8-cineole có tỷ lệ khác nhau, các hợp chất khác cũng có sự khác biệt. Từ khóa: Dầu tràm, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 1. MỞ ĐẦU Cây tràm (Melaleuca leucadendra L.) thuộc họ Sim (Myrtaceae) mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, phân bố từ Bắc vào Nam. Ở miền Trung [5] cây tràm có nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tinh dầu tràm tách chiết từ cây tràm (Melaleuca leucadendra L.) thuộc họ Sim (Myrtaceae), được sử dụng phổ biến trong dân gian như là một vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp và một số bệnh khác. Dầu tràm là một loại thuốc trong nhà phổ biến, đặc biệt là ở Đông Nam Á, được sử dụng để điều trị ho và cảm lạnh, chống co thắt dạ dày, đau bụng và bệnh hen suyễn. Nó được sử dụng bên ngoài để giảm đau dây thần kinh và thấp khớp, thường ở dạng thuốc mỡ và liniments, và để làm giảm đau răng và đau tai. Nó cũng được áp dụng trong điều trị khối u lan chậm. Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, cảm mạo, dùng xông sát trùng đường hô hấp, uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, dùng bôi các vết xay xát và các vết bỏng, vừa sạch vừa sát trùng.[1], [3], [7], [8], [9]. Hợp chất 1,8-cineole trong tinh dầu tràm có tác dụng ức chế in vitro các chủng nấm: Candida albicans, Trichophyton rubrum, Microsporum gypseum, M. lanosum và Epidermophyton flocosum. [5]- Theo Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung [6]: tinh dầu lá tràm chứa 14 - 65% 1,8 – cineole tùy theo tuổi cây, thổ nhưỡng và các điều kiện khác. Các thành phần khác là: 3,5-đimetyl-4,6-đi-O-metylphloroacetonphenon, pinen, terpineol, nerolidol, benzalđehit, valeralđehit. Ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sản xuất và bày bán rất nhiều dầu tràm, Việc đánh giá chất lượng dầu tràm về tính chất và thành phần hóa học có ý nghĩa thực tiễn và quan trọng. Với một sản phẩm là dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian, việc nghiên cứu tính chất và thành phần hóa học dầu tràm của người dân sử dụng trên thị 48 LÊ THANH trường và tinh dầu tràm tự chiết từ lá tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ làm sáng tỏ chất lượng sản phẩm. Do đó chúng tôi tiến hành phân tích và so sánh về mặt hóa học để đánh giá chất lượng sản phẩm này. 2. THỰC NGHIỆM Nguyên liệu: Mẫu lá cây tràm và lá cây chổi thu hái ở huyện Phú Lộc vào tháng 3/2014. Xử lý mẫu [4]: Các mẫu lá tràm và chổi sau khi thu hái được loại bỏ những phần bị sâu bệnh, rửa sạch, dùng quạt sấy khô và dùng kéo cắt nhỏ lá rồi tiến hành chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. Xác định hàm lượng tinh dầu: Số gam nguyên liệu mỗi lần thí nghiệm 250g. Làm khô tinh dầu [2]: Làm khô tinh dầu bằng cách đun natri sunphat khan ở trong cốc sứ trên bếp điện tầm khoảng 1 giờ rồi để nguội, sau đó giữ trong bình hút ẩm. Xác định trạng thái, màu sắc, mùi vị: Bằng giác quan thông thường. Xác định chỉ số khúc xạ: Dùng khúc xạ kế hiệu Atago R 500 Hand Refractometer. Xác định tỷ trọng: Dùng bình đo tỷ trọng có thể tích 2 mL để xác định tỷ trọng của 3 mẫu tinh dầu. Chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa [4]: - Dụng cụ: Cân phân tích, bese, pipet, buret, giá sắt, bình tam giác. - Hóa chất: dung dịch KOH pha trong rượu etylic 0,1N, đietyl ete, dung dịch KOH 0,5N trong rượu (mới pha), dung dịch HCl 0,5N, rượu etylic, phenolphthalein. Xác định thành phần hóa học của dầu tràm sử dụng trên thị trường, tinh dầu tràm và tinh dầu chổi được tách chiết [10]: được đo trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản) tại phòng thí nghiệm Phân tích công cụ, khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính chất và hàm lượng tinh dầu Tiến hành xác định tính chất vật lý và hóa học các mẫu tinh dầu: dầu tràm của người dân sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm, tinh dầu chổi tự tách chiết, chúng tôi đã đo được một số chỉ số vật lý và hóa học, kết quả được trình bày dưới dạng bảng để tiện so sánh (bảng 1). Bảng 1. Một số tính chất vật lý và hóa học của các mẫu tinh dầu nghiên cứu. Tinh dầu tràm của người dân sử dụng Tinh dầu tràm được tách chiết Tinh dầu chổi được tách chiết Hàm lượng tinh dầu (%) 0,64 4 Tính chất Trạng thái Lỏng, trong suốt Màu sắc Vàng nhạt NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DẦU TRÀM Ở HUYỆN PHÚ LỘC... 49 vật lý Mùi vị Mùi thơm, vị cay Mùi thơm nồng, vị cay Mùi thơm, vị cay Chỉ số khúc xạ 1,47275 1,46800 1,4730 Tỷ trọng 0,8852 0,9087 0,8746 Chỉ số hóa học Chỉ số axit 2,240 2,520 3,640 Chỉ số este 5,610 2,805 2,805 Chỉ số xà phòng hóa 7,850 5,325 6,445 3.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu tràm Chúng đã tôi tiến hành phân tích thành phần hóa học của dầu tràm sử dụng trên thị trường với tinh dầu lá tràm (Melaleuca leucadentra L.), tinh dầu lá chổi (Beackea frutescens L.) được tách chiết bằng phương pháp phổ GC/MS. Hình 1. Sắc kí đồ của dầu tràm sử dụng trên thị trường ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Hình 2. Sắc kí đồ của tinh dầu tràm được tách chiết ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế 50 LÊ THANH Hình 3. Sắc kí đồ của tinh dầu chổi được tách chiết ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Các kết quả chỉ ra rằng trong dầu tràm sử dụng trên thị trường có khoảng 29 cấu tử, trong đó có 28 cấu tử được định danh chiếm 96,55%, các cấu tử có tỉ lệ lớn trong dầu tràm gồm: 1,8-cineole (31,176%); γ-terpinene (23,116%); o-cymene (5,667%), p- menth-1-en-8-ol (4,388%), α-caryophyllene (4,162 %), β-linalool (4,024%), α- terpinolen (3,951%), β-caryophyllene (3,948 %), α-pinene (3,797%), β-pinene (3,695%), D-limonene (3,271%). Có 1 thành phần chưa định danh chiếm 3,45%. Các kết quả cũng chỉ ra rằng trong tinh dầu tràm được tách chiết từ lá tràm có khoảng 25 cấu tử đều được định danh, các cấu tử có tỉ lệ lớn trong tinh dầu gồm: 1,8-cineole (60,931%); p-menth-1-en-8-ol (12,490%); D-limonene (5,397%), β-linalool (4,475%), γ-terpinene (3,027%), α-terpinolene (2,819%). Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong tinh dầu chổi [11] được tách chiết từ lá chổi có khoảng 27 cấu tử. Các cấu tử có tỉ lệ lớn trong tinh dầu gồm: β-pinene (25,271%), 1,8-cineole (17,746%), γ-terpinene (15,531%), α-pinene (12,430%), α- caryophyllene (5,100 %), β-linalool (5,035%), p-menth-1-en-8-ol (4,217%), β- caryophyllene (3,743 %). 3.3. So sánh dầu tràm sử dụng trên thị trường với tinh dầu tràm được tách chiết ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với dầu tràm sử dụng trên thị trường thành phần chính là 1,8- cineole hàm lượng chiếm 31,176% và γ-terpinene chiếm 23,116%. Nghiên cứu thành phần hóa học, tính chất vật lý, chỉ số hóa học của dầu tràm sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm được tách chiết từ lá tràm (Melaleuca leucadentra L.) ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thấy rằng có một số khác biệt về tính chất vật lý, chỉ số hóa học của các mẫu tinh dầu nghiên cứu. Dầu tràm sử NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DẦU TRÀM Ở HUYỆN PHÚ LỘC... 51 dụng trên thị trường ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế có một số cấu tử có hàm lượng chính khác với một số cấu tử chính có trong tinh dầu được tách chiết từ lá tràm ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Dầu tràm sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm được tách chiết từ lá tràm chứa chủ yếu là 1,8-cineole, với hàm lượng ở trong dầu tràm chiếm 31,176%, nhưng trong tinh dầu tràm tự chiết thì hàm lượng lớn hơn rất nhiều chiếm tới 60, 931%. Ngoài cấu tử chủ yếu là 1,8-cineole, thì trong dầu tràm sử dụng trên thị trường còn chứa một hợp chất có hàm lượng tương đối lớn là γ-terpinene chiếm 23,116%, trong khi đó trong tinh dầu tràm được tách chiết thì hàm lượng hợp chất lớn thứ hai là p-menth-1-en-8-ol (12,490%). Kết quả cho thấy có nhiều điểm khác biệt giữa dầu tràm của người dân sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm tự chiết từ lá tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. So với lá cây tràm thì tinh dầu trong lá cây chổi nhiều hơn, lượng thực vật trong tự nhiên phong phú hơn, vì lợi nhuận nên cơ sở chế biến có thể trộn vào một tỷ lệ dầu chổi nhất định, đó là nhận xét ban đầu dựa vào thành phần hóa học, các chỉ số vật lý, hóa học. 4. KẾT LUẬN Chúng tôi đã xác định và so sánh hàm lượng tinh dầu; các tính chất, chỉ số vật lý và hóa học của dầu tràm, tinh dầu lá cây tràm, tinh dầu lá cây chổi được tách chiết. Chúng tôi cũng đã xác định thành phần hóa học của dầu tràm sử dụng ở trên thị trường và tinh dầu tràm, tinh dầu chổi được tách chiết ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi cũng đã so sánh điểm khác biệt khách quan giữa tinh dầu tràm của người dân sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm tự chiết từ lá tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi thấy rằng so với lá cây tràm thì tinh dầu trong lá cây chổi nhiều hơn, lượng thực vật trong tự nhiên phong phú hơn, vì lợi nhuận nên cơ sở chế biến có thể trộn vào một tỷ lệ dầu chổi nhất định. Tuy nhiên để đánh giá một cách đầy đủ, khách quan chất lượng của dầu tràm trên thị trường và tinh dầu tràm được tách chiết, ngoài sự khác biệt về các chỉ tiêu đã nghiên cứu thì cần thiết phải xem xét một cách toàn diện như thử hoạt tính sinh học để công bố được chính xác hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Tất Lợi (1977). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật. [2] Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985). Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học. [3] Võ Văn Chi (2000). Cây thuốc trị bệnh thông dụng, NXB Thanh Hóa. [4] Hội dược điển Việt Nam (2002). Dược điển Việt Nam, NXB Y học. [5] Đào Trọng Hưng (1995). Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học và tinh dầu của cây tràm (Melaleuca cajuputi Powell (M. leucadentra auct. Non(L) L)) ở vùng Bình Trị Thiên, Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Tr.1 –24, Hà Nội. [6] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, tập 2, NXB Khoa học và Kĩ thuật. 52 LÊ THANH [7] Nguyễn Khang, Phạm Thanh Khiển (2001). Khai thác tinh dầu làm thuốc và xuất khẩu, NXB Y học. [8] Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Chung Võ, Nguyễn Mạnh Kha, Lê Thúy Hạnh (2000). Những cây tinh dầu Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật. [9] Lã Đình Mỡi (2001). Cây tràm – Melaleuca cajuputin Powell. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, Tr. 274–285, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [10] Phạm Hùng Việt (1985). Các phương pháp sắc ký, NXB Khoa học và Kỹ thuật. [11] Lê Thanh, Nguyễn Xuân Dũng (1994). Tính chất, thành phần và khả năng ứng dụng của cây chổi sẻ ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học trường ĐHSP Huế, tr. 86.-90 Title: RESEARCH ON THE QUALITY OF MELALEUCA OIL IN PHU LOC DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Using physical and chemical methods we have identified physicochemical properties of Melaleuca essential oil, Melaleuca oil that people are using, Beackea frutescens L essential oils. using gas chromatography equipment, combined mass spectrometry (GC / MS) we're identified the composition of essential oil constituents of three oils. We found in those three oils,aside from 1.8-cineole compounds have different ratios, other compounds also have difference. Keywords: Melaleuca oil, Phu Loc district,Thua Thien Hue province ThS. LÊ THANH Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0985 100 516, Email: lethanhdhsphue1@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_chat_luong_dau_tram_o_huyen_phu_loc_tinh_thua_thi.pdf
Tài liệu liên quan