Một số kết quả nghiên cứu về nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Sản lượng khai thác, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hiệu quả nghề tăng theo nhóm công suất tàu; cao nhất là nhóm tàu công suất ≥ 90 cv, thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv. Tuy nhiên mức độ tăng hiệu quả nghề của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv so với nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv và 50 - < 90 cv không đáng kể, lần lượt là 6,1% và 4,4%. Tuy đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu về nghề lưới rê 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh, nhưng góp phần tăng thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để địa phương định hướng quy hoạch và phát triển nghề trong thời gian tới. Nếu được nghiên cứu trong một thời gian đủ lớn thì kết quả sẽ tốt hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả nghiên cứu về nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NGHỀ LƯỚI RÊ TRÔI 3 LỚP TẦNG ĐÁY TẠI XÃ DUY VINH, HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM RESEARCH RESULTS OF THE BOTTOM DRIFT TRAMMEL-GILLNET IN DUY VINH COMMUNE, DUY XUYEN DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE Hoàng Văn Tính1, Võ Văn Long2, Vũ Kế Nghiệp3, Nguyễn Như Sơn4 Ngày nhận bài: 26/5/2017; Ngày phản biện thông qua: 26/7/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017 TÓM TẮT Bằng phương pháp điều tra theo mẫu với hình thức phỏng vấn, khảo sát trực tiếp 22 tàu, thuộc 3 nhóm công suất từ 20 ÷ <50 cv, 50 ÷ <90 cv, ≥ 90 cv tại địa điểm lên cá và ngư trường tàu hoạt động, kết quả nghiên cứu cho thấy: Tàu thuyền nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh có công suất từ 20 cv trở lên, hoạt động ở vùng lộng, vùng khơi biển Quảng Nam, khai thác các loài cá sống tầng đáy và gần đáy. Thông số kỹ thuật tấm lưới của các tàu giống nhau, nhưng chiều dài vàng lưới khác nhau. Nhóm tàu công suất ≥ 90 cv có chiều dài vàng lưới lớn nhất (bình quân 9.152 m), ngắn nhất là nhóm tàu công suất 20 ÷ < 50 cv (bình quân 7.804 m). Chiều dài vàng lưới nhóm tàu công suất 50 ÷ < 90 cv bình quân là 8.320 m. Thời gian hoạt động thực tế, hiệu quả khai thác (sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lương thuyền viên...) tăng theo nhóm công suất tàu. Nhóm tàu công suất ≥ 90 cv có thời gian hoạt động thực tế, hiệu quả khai thác cao nhất và thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 ÷ < 50 cv. Từ khóa: Lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy, Xã Duy Vinh, tỉnh Quảng Nam ABSTRACT By sampling method in the form of interview, direct survey of 22 fi shing boats, of 3 groups of capacity from 20 ÷ < 50 cv, 50 ÷ 90 cv, ≥ 90 cv at the fi shing ports and fi shing grounds, research results show that: The bottom drifting trammel-gillnet fi shing boats of Duy Vinh commune with a capacity of 20 cv and above operate in lagoon areas, offshore areas of Quang Nam province, exploite fi sh species which live nearby bottom and bottom areas. Gillnet sheet specifi cations of the fi shing boats are the same, but the length of the gillnet varies. The gillnet is the greatest in length for fi shing boats with a capacity of 90 cv (average 9,122 m), and shortest for those with a capacity of 20 ÷ 50 cv (average 7,804 m). The gillnet length of fi shing vessels with a capacity of 50 ÷ < 90 cv is 8,320 m on average. Actual operating time, exploitation effi ciency (catches, revenue, cost, profi t, salary of the crew) increase with vessel capacity. Group of the fi shing vessels with a capacity of 90 cv and above had the highest operating time, the highest effi ciency and these are the lowest for the group of the fi shing vessels of 20 ÷ <50 cv. Keywords: Bottom drift trammel-gillnet, Duy Vinh Commune, Quang Nam Province 1 Thành phố Nha Trang 2 Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam 3 Trường Đại học Nha Trang 4 Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 81 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2009, xã Duy Vinh là địa phương đầu tiên ứng dụng nghề lưới rê trôi 3 lớp khai thác các loài hải sản tầng đáy và gần đáy ở vùng lộng và vùng khơi của tỉnh Quảng Nam. Đối tượng khai thác của nghề là các loài hải sản có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cao như mực, ghẹ, một số loài cá sống tầng đáy và gần đáy [2]. Tính đến 1/2015, toàn xã Duy Vinh có 26 chiếc (tăng 26 lần so với năm 2009); chiếm 61,9 % số tàu công suất tàu cá công suất từ 20cv trở lên của xã [4]. Hiện tại, nghề lưới rê trôi 3 lớp là một trong những nghề có hiệu quả khai thác cao và ổn định tại địa phương nên đang được xã khuyến khích phát triển và huyện Duy Xuyên đang có định hướng nhân rộng nghề này tại địa phương. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về nghề lưới rê trôi 3 lớp xã Duy Vinh, được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015. Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở khoa học góp phần giúp địa phương định hướng phát triển nghề trong thời gian tới. II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy của xã Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu - Tiếp cận tài liệu Tài liệu về quản lý nghề cá của trung ương và địa phương đang được áp dụng tại Quảng Nam; các công trình khoa học đã công bố, nhằm thu thập số liệu thứ cấp và những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Điều tra số liệu sơ cấp + Xây dựng mẫu phiếu điều tra theo các nội dung nghiên cứu. + Phân bố mẫu điều tra (Bảng 1) Bảng 1. Phân bố mẫu phiếu điều tra TT Nhóm công suất (cv) Tổng số tàu Mẫu điều tra Số lượng (Tàu) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tàu) Tỷ lệ (%) 1 20 ÷ < 50 17 65,38 13 59,09 2 50 ÷ < 90 3 11,54 3 13,64 3 ≥ 90 cv 6 23,08 6 27,27 Tổng cộng 26 100,00 22 100,00 + Phương pháp điều tra: phỏng vấn và khảo sát trực tiếp tại địa điểm lên cá và ở ngư trường theo mẫu phiếu tự xây dựng. - Tính toán và xử lý số liệu + Sản lượng khai thác của đội tàu (P, Tấn): tính theo biển thức: (1) Trong đó: k là số nhóm tàu phân theo công suất (k = 3); Pk là sản lượng khai thác của nhóm tàu thứ k; P k = P me * N me * Nng * NCB (2) Pme: sản lượng khai thác 1 mẻ lưới; Nme: số mẻ lưới đánh bắt trong 1 ngày; Nng: số ngày đánh bắt thực tế trong chuyến biển; NCB: số chuyến biển thực hiện trong tháng. + Doanh thu đội tàu thứ k: (3) Trong đó: (4) (5) pij và qij là đơn giá và sản lượng khai thác được của sản phẩm thứ j trong chuyến biển thứ i, n là số chuyến biển. + Lợi nhuận (LN) tính theo biển thức: LN = DT – CP – (DT – CP) 0,1 (6) Trong đó: CP gồm chi phí nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, nước đá, nước ngọt, 82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 sửa chữa máy móc trong chuyến biển (nếu có). (DT - CP)0,1 là chi phí sửa chữa ngư cụ. + Lương của thuyền viên: được hạch toán sau mỗi chuyến biển, tính theo biểu thức (7). LTV = L/n = LN(1 – 0,3 – 0,35)/n (7) Trong đó: L là tổng lương toàn tàu; LTV là lương của 1 thuyền viên. LTV như nhau với các thuyền viên; n là số thuyền viên; 0,3LN là khấu hao tàu, máy; 0,35LN là khấu hao ngư cụ; LN là lợi nhuận. + Hiệu quả nghề (Q, Tấn/Km3) [3,5]: là tỷ số giữa sản lượng cá khai thác được với cường lực nghề (khối nước ngư cụ lọc qua) trong chu kỳ khai thác, tính theo biểu thức: Q = P/U (8) Trong đó: U = F * S = L * H * V * T (9), là cường lực nghề (khối nước ngư cụ lọc qua, Km3), F = L * H, là diện tích rút gọn của vàng lưới; L, H là chiều dài và chiều cao rút gọn vàng lưới; S = V * T, là quãng đường lưới trôi; T là thời gian khai thác trung bình; V là tốc độ trôi trung bình của lưới; Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm toán học Excel. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2015 đến 8/2015. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kích thước vỏ tàu và công suất máy chính Kết quả nghiên cứu 22 tàu thuộc 3 nhóm công suất cho thấy, tàu thuyền nghề lưới rê 3 lớp Duy Vinh có công suất máy chính từ 20 cv trở lên. Kích thước trung bình của vỏ tàu được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Kích thước trung bình của vỏ tàu Nhóm công suất (cv) Kích thước trung bình của vỏ tàu (m) Lmax Bmax Dmax 20 ÷ < 50 14,69 3,82 1,50 50 ÷ < 90 15,42 4,00 1,62 ≥ 90 cv 15,98 4,38 1,74 Phân tích số liệu ở Bảng 2 cho thấy, so với quy định trong Nghị định 33/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác hải sản trong và ngoài vùng biển Việt Nam [1] và quy chế “Quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 28/2014/ QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam [6], thì tàu thuyền nghề lưới rê 3 lớp xã Duy Vinh thỏa mãn điều kiện hoạt động khai thác ở vùng lộng, vùng khơi và vùng biển xa bờ. 2. Ngư trường hoạt động và đối tượng khai thác chính Ngư trường của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy Duy Vinh cách bờ từ 60 đến 100 hải lý, độ sâu từ 50 đến 160m nước, thuộc vùng biển tỉnh Quảng Nam. Hiện có 3 ngư trường đội tàu thường khai thác và thay đổi theo thời gian trong năm (Bảng 3). Bảng 3. Ngư trường hoạt động nghề lưới rê 3 lớp Duy Vinh Thời gian (Từ tháng đến tháng, âm lịch) Tọa độ ngư trường Ghi chú Vĩ độ (φ) Kinh độ (λ) Tháng 3 ÷ 8 16000’÷ 17030’N 108040’ ÷ 108050’E Tháng 8 ÷ 10 15010’ ÷ 16010’N 108040’ ÷ 109000’E Tháng 10 ÷ 3 15050’ ÷ 16000’N 108030’ ÷ 108040’E Như vậy, ngư trường của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy Duy Vinh thuộc vùng lộng, vùng khơi. Theo quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam của nước ta, đây là các vùng biển đội tàu được phép đánh bắt. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 83 Đối tượng khai thác của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh chủ yếu là các loài cá sống tầng đáy và gần đáy như: cá đổng, cá bánh đường, cá mối, cá chai, cá lạt, các trác, cá lượng, cá phèn, cá bã trầu, mực nang, ghẹ Hình 1 là một số đối tượng chính của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy. 3. Ngư cụ Kết quả điều tra ngư cụ của 22 tàu với 3 nhóm công suất: 20 ÷ < 50 cv, 50 ÷ < 90 cv, ≥ 90 cv cho thấy: - Thuyền viên tham gia đầu tư ngư cụ. Lợi tức vốn đầu tư ngư cụ và chi phí sửa chữa ngư cụ hạch toán theo từng chuyến biển và được tính theo tỷ lệ mức đầu tư ngư cụ của mỗi người. Thuyền viên chịu chi phí sửa chữa (chi phí công lao động và chi phí vật tư) cho phần ngư cụ của mình đầu tư. - Thông số kỹ thuật một tấm lưới của các nhóm tàu giống nhau. Tuy nhiên số lượng tấm lưới của một tàu nhiều hay ít phụ thuộc nhóm công suất. Cụ thể như sau: Hình 1. Một số đối tượng khai thác chính lưới rê trôi 3 lớp Duy Vinh Mực nang Cá mối Cá đổng Cá bánh đường + Chiều dài rút gọn tấm lưới: 41,6 m + Chiều cao rút gọn tấm lưới: 3,55 m, gồm lưới chao phao: 1,45 m, áo lưới: 1,62 m, chao chì: 0,48 m. + Kích thước mắt lưới (2a): chao phao: 70 mm, chao chì: 60 mm, áo lưới tấm giữa: 70 mm, áo lưới tấm ngoài: 300 mm. + Hệ số rút gọn ngang (U1): Tấm giữa: U1g = 0,416, tấm ngoài: U1ng = 0,557, hệ số độ chùng α = 1,1. + Đường kính chỉ lưới (d): chao phao: d = 0,50 mm, chao chì: d = 0,75 mm, lưới lớp giữa: d = 0,25 mm, lưới lớp ngoài: d = 0,40 mm. + Số lượng tấm lưới và chiều dài bình quân vàng lưới (LTBVL) của một tàu được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Số lượng tấm lưới bình quân và chiều dài bình quân vàng lưới (LBQVL) của một tàu Nhóm tàu theo công suất 20 ÷ < 50 cv 50 ÷ < 90 cv ≥ 90 cv Số tấm lưới BQ của 1 tàu 190 tấm/tàu 200 tấm/tàu 220 tấm/tàu LBQVL/tàu 7.804 (m) 8.320 (m) 9.152 (m) Nghiên cứu trên cho thấy, số lượng tấm lưới bình quân của một tàu, chiều dài bình quân vàng lưới tăng theo công suất máy chính. Nghĩa là, diện tích rút gọn bình quân vàng lưới của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv lớn nhất, thấp nhất nhóm tàu công suất 20 ÷ < 50 cv. 4. Thời gian khai thác Kết quả nghiên cứu 22 tàu của ba nhóm công suất từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015 cho thấy, mỗi tháng nghề lưới rê trôi tầng đáy xã Duy Vinh thực hiện 2 chuyến biển. Thời gian một chuyến biển từ 7 – 10 ngày. Thời gian khai thác thực tế bình quân của các nhóm tàu được thể hiện tại bảng 4. 84 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 Bảng 4. Thời gian khai thác bình quân của các nhóm tàu (Đvt: Ngày/tàu) Nhóm công suất (cv) Số mẫu khảo sát (tàu) Thời gian khai thác bình quân của các nhóm tàu (Đvt: Ngày/tàu) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20 - < 50 13 13,50 12,00 15,92 16,00 15,92 16,08 16,00 16,08 50 - < 90 6 13,67 12,00 17,67 18,33 17,67 18,00 18,00 18,33 ≥ 90 3 13,92 13,83 19,00 19,83 19,50 19,33 19,67 19,67 Số liệu bảng 4 cho thấy, trong thời gian từ tháng 1-8/2015, thời gian hoạt động trung bình (ngày/tàu) của các nhóm tàu khác nhau trong các tháng. Số ngày hoạt động trung bình trong tháng của tàu tăng theo công suất máy chính. Bình quân cả 8 tháng số ngày hoạt động bình quân trong một tháng của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv cao nhất (trung bình 18,1 ngày/tháng), thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 - <50 cv (trung bình 15,2 ngày/tháng). Nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv đạt 16,7 ngày/tháng. Thời gian đánh bắt trong một ngày: Kết quả điều tra cho thấy, trong một ngày đêm tàu đánh bắt 1 mẻ lưới. Thời gian trôi lưới từ 5 - 7 giờ, bình quân 6 giờ/1 mẻ. Tốc độ lưới trôi: 1,2 km/giờ. 5. Hiệu quả khai thác 5.1. Sản lượng khai thác Kết quả nghiên cứu sản lượng khai thác của 22 tàu thuộc ba nhóm công suất từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015, thu được như sau: Bảng 5. Sản lượng khai thác bình quân của các nhóm tàu (Đvt: tấn/tàu) Nhóm công suất (cv) Số mẫu khảo sát (tàu) Sản lượng khai thác bình quân (Tấn/Tàu) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20 - < 50 13 5,70 5,05 6,13 5,51 6,57 7,22 8,16 7,79 50 - < 90 6 7,70 6,05 7,04 6,91 7,06 7,92 9,07 8,93 ≥ 90 3 7,61 6,41 9,46 8,45 8,37 11,13 13,32 12,17 Bảng 5 cho thấy, trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015 sản lượng bình quân của một tàu tăng theo nhóm công suất. Bình quân cả 8 tháng nhóm tàu công suất ≥ 90 cv đạt 9,62 tấn/tàu/tháng, thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv đạt 6,52 tấn/tàu/tháng. Nhóm tàu công suất 50 -< 90 cv đạt 7,58 tấn/tàu/tháng. Nhìn chung, vụ cá Bắc, sản lượng đạt cao hơn vụ cá Nam. Có sự khác nhau về sản lượng cá khai thác được của các nhóm tàu do chiều dài vàng lưới của mỗi tàu khác nhau, thời gian khai thác của các nhóm tàu khác nhau. Ngoài ra, đối với nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv thời gian hoạt động ở ngư trường khơi ít hơn nhóm tàu công suất lớn cũng có tác động đến sản lượng cá khai thác được của nhóm tàu này. Hình 2, thể hiện công đoạn thu lưới, lấy cá ban đêm và ban ngày nghề lưới rê 3 lớp xã Duy Vinh. Hình 2. Thu lưới, lấy cá Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85 Bảng 6 cho thấy, doanh thu, chi phí, lợi nhuận cao nhất là nhóm tàu công suất ≥ 90 cv, thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 - < 50cv. Doanh thu của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv bằng 143,0% nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv và bằng 123,6% nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv. Chi phí chuyến biển của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv bằng 170,2% nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv và bằng 118,4% nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv. Chi phí sửa chữa ngư cụ và lợi nhuận của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv bằng 138,7% nhóm tàu công suất 20 -< 50 cv và bằng 124,7% nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv. Việc phân bổ chi tiết các khoản chi phí và được hạch toán sau mỗi chuyến biển sẽ tăng thêm tính chủ động của tàu và nâng cao tính chịu trách nhiệm của mỗi thuyền viên với tập thể tàu. Trường hợp thuyền viên nghỉ đột xuất không trực tiếp tham gia một chuyến biển, thì chi phí tiền lương của người nghỉ trong chuyến biển sẽ chia đều cho các thuyền viên của tàu hoặc chi cho người thay thế thuyền viên nghỉ chuyến biển đó. Nhưng thuyền viên vẫn có nguồn thu nhập sau chuyến biển nhờ nguồn thu từ lợi tức đầu tư ngư cụ. 5.3. Cường lực nghề và hiệu quả nghề Kết quả nghiên cứu cường lực nghề (khối nước ngư cụ lọc qua) và hiệu quả nghề của 22 tàu thuộc 3 nhóm công suất từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015 được thể hiện tại Bảng 7. 5.2. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lương thuyền viên Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lương thuyền viên của các nhóm tàu được thể hiện ở Bảng 6. Bảng 6. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lương thuyền viên (ĐVT: đồng) Nội dung Nhóm tàu theo công suất (cv) 20-<50 50-<90 ≥ 90 Doanh thu chuyến biển (DT) 56.682.932,7 65.590.000,0 81.062.291,7 Chi phí chuyển biển (CP) 7.973.538,5 11.458.666,7 13.569.666,7 Chi phí sửa chữa ngư cụ (DT – CP)0,1 4.870.939,4 5.413.133,3 6.749.262,5 Lợi nhuận chuyến biển: LN = DT – CP – (DT – CP)0,1 43.838.454,8 48.718.200,0 60.743.362,5 Khấu hao tàu, máy (0,3LN) 14.466.690,1 16.077.006,0 20.045.309,6 Khấu hao ngư cụ (0,35LN) 14.685.882,4 16.320.597,0 20.349.026,4 Lương thuyền viên (0,35LN) 14.685.882,4 16.320.597,0 20.349.026,4 Bảng 7. Cường lực nghề và hiệu quả nghề lưới rê 3 lớp xã Duy Vinh Nhóm công suất (cv) Số mẫu khảo sát (tàu) Cường lực nghề bình quân (Km3/Tàu) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20-<50 13 2,81 2,42 3,22 3,23 3,22 3,25 3,23 3,25 50-<90 6 2,98 2,55 3,76 3,90 3,83 3,83 3,83 3,90 ≥ 90 3 3,51 3,23 4,44 4,64 4,56 4,52 4,60 4,60 Hiệu quả nghề bình quân (Tấn/Km3/Tàu) 20-<50 13 2,07 2,08 1,90 1,70 2,04 2,22 2,52 2,40 50-<90 6 2,59 2,37 1,87 1,77 1,84 2,07 2,37 2,29 ≥ 90 3 2,17 1,98 2,13 1,82 1,83 2,46 2,90 2,64 Bảng 7 cho thấy, trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015, cường lực nghề bình quân của một tàu tăng theo nhóm công suất. Bình quân cả 8 tháng nhóm tàu công suất ≥ 90 cv cao nhất (4,26 Km3/tàu/tháng), thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv (3,08 Km3/tàu/tháng). Cường lực nghề của nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv là 3,57 Km3/tàu/tháng. Nhìn chung, vụ cá Bắc cường lực nghề cao hơn vụ cá Nam. Hiệu quả nghề bình quân cả 8 tháng cao nhất là nhóm tàu công suất ≥ 90 cv cao nhất (2,24 tấn/Km3/tàu/tháng), thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv (2,11 tấn/Km3/tàu/ tháng). Hiệu quả nghề bình quân cả 8 tháng của nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv là 2,15 86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 tấn/Km3/tàu/tháng. Tuy nhiên, biến động của hiệu quả nghề không theo quy luật như sản lượng và cường lực nghề. Phân tích số liệu ở Bảng 5, Bảng 6 và Bảng 7 cũng cho thấy, biến động của hiệu quả nghề khác với sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể: sản lượng bình quân cả 8 tháng của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv tăng 47,6% so với nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv và 26,8% so với nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv. Doanh thu và lợi nhuận của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv tăng hơn nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv lần lượt là 43% và 38,7% và hơn so với nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv lần lượt là 23,6% và 24,7%. Nhưng hiệu quả nghề bình quân cả 8 tháng của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv chỉ tăng 6,1% so với nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv và 4,4% so với nhóm tàu công suất 50 - < 90 cv. IV. KẾT LUẬN Nghề lưới rê 3 lớp là nghề khai thác có hiệu quả hiện nay của xã Duy Vinh. Tốc độ phát triển đội tàu nhanh, bình quân công suất một đơn vị tàu thuyền lớn nhất nghề cá của xã. Ngư trường hoạt động của nghề là vùng lộng và vùng khơi, rất phù hợp với định hướng phát triển nghề khai thác của tỉnh Quảng Nam là giảm áp lực khai thác tại vùng biển ven bờ. Các thuyền viên cùng tham gia đầu tư ngư cụ. Tổng thu nhập của thuyền viên khá cao vì ngoài tiền lương, còn thêm nguồn thu lợi tức từ vốn đầu tư ngư cụ. Hình thức thuyền viên cùng đầu tư ngư cụ đã tăng tính chịu trách nhiệm của mọi người về quản lý, sửa chữa ngư cụ nhằm tăng thêm hiệu quả sử dụng. Sản lượng khai thác, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hiệu quả nghề tăng theo nhóm công suất tàu; cao nhất là nhóm tàu công suất ≥ 90 cv, thấp nhất là nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv. Tuy nhiên mức độ tăng hiệu quả nghề của nhóm tàu công suất ≥ 90 cv so với nhóm tàu công suất 20 - < 50 cv và 50 - < 90 cv không đáng kể, lần lượt là 6,1% và 4,4%. Tuy đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu về nghề lưới rê 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh, nhưng góp phần tăng thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để địa phương định hướng quy hoạch và phát triển nghề trong thời gian tới. Nếu được nghiên cứu trong một thời gian đủ lớn thì kết quả sẽ tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính Phủ, 2010. Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong và ngoài vùng biển Việt Nam, Nghị định số 33/2010. 2. Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, 2015. Báo cáo tổng kết tàu thuyền nghề cá tỉnh Quảng Nam. 3. Nguyễn Văn Động, 1987. Cơ sở khoa học chọn ngư cụ - Đại học Nha Trang. 4. Võ Văn Long, 2016. Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê trôi ba lớp tầng đáy tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang. 5. Hoàng Văn Tính, 2012. Cơ sở khoa học khai thác cá có chọn lọc. Bài giảng Cao học, Đại học Nha Trang. 6. UBND tỉnh Quảng Nam, 2014. Quy chế “Quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_ket_qua_nghien_cuu_ve_nghe_luoi_re_troi_3_lop_tang_da.pdf
Tài liệu liên quan