Kinh tế xây dựng - Chương 3: Hiệu quả kinh tế đầu tư

Xác định điểm hòa vốn: Sản lượng hoà vốn được tính theo ràng buộc: Lợi nhuận (P) = Doanh thu (I) – Chi phí (TC) = 0 o Trong đó :  P: lợi nhuận (Profit);  I : doanh thu (Income); I = UP * N  UP: giá bán đơn vị (price per unit)  N: sản lượng (number of units sold)  TC: tổng chi phí (Total Cost). TC = FC + VC * N  FC: định phí (Fixed Cost)  VC: biến phí : (Variable Cost)

pdf111 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế xây dựng - Chương 3: Hiệu quả kinh tế đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ 1Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Khái niệm đầu tư o Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyêntrong một thời gian tương đối dài nhằm thu vềlợi nhuân và lợi ích kinh tế xã hội. o Đặc điểm của hoạt động đầu tư: Có vốn: tiền hoặc tài nguyên ( gọi chung lànguồn lực) Thời gian tương đối dài Lợi ích: tài chính và KTXH. 2Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân loại đầu tư o Theo cách tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốnđầu tư, có hai loại đầu tư sau: Đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp 3Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân loại đầu tư Đầu tư gián tiếp o Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người có vốn vàngười sử dụng vốn không phải là một chủ thể.VD: Đầu tư chứng khoán ODA 4Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp o Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người có vốn vàngười sử dụng vốn là một chủ thể. o Người đầu tư có thể là: Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Công ty TNHH 5Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp (tt) o Đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài có bahình thức: Hợp tác kinh doanh: Không tạo pháp nhân mới, ràngbuộc bởi hợp đồng hợp tác kinh doanh. Công ty liên doanh: có tư cách pháp nhân theo phápluật VN; tỷ lệ phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro theotỷ lệ góp vốn và thỏa thuận của hai bên; đối tác phíaVN không thấp hơn 30% vốn pháp định. Công ty 100% vốn nước ngoài: có tư cách pháp nhântheo pháp luật VN 6Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp (tt)- Phân loại o Theo mục đích sử dụng Đầu tư xây dựng Đầu tư thay thế Đầu tư hợp lý hóa dây chuyền công nghệ Đầu tư mở rộng 7Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp (tt)- Phân loại o Theo thời gian sử dụng: Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn o Theo số lần đầu tư: Đầu tư thành lập ( ban đầu) Đầu tư thường xuyên 8Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Khái niệm o Hiệu quả kinh tế đầu tư là hiệu quả kinh tế củacác dự án đầu tư (là đánh giá các mục tiêu củadự án đầu tư) o Hiệu quả của dự án đầu tư được đánh giá trênhai mặt: định tính và định lượng 9Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Tiêu chuẩn đánh giá- Định tính o Hiệu quả kinh tế: Khả năng sinh lời o Hiệu quả kỹ thuật: Nâng cao trình độ, đẩy mạnhphát triển khoa học công nghệ o Hiệu quả xã hội: nâng cao phúc lợi xã hội, giảmthất nghiệp, bảo vệ môi trường 10Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Tiêu chuẩn đánh giá- Định tính (tt) o Hiệu quả theo quan điểm lợi ích của doanhnghiệp và quan điểm quốc gia o Hiệu quả từ các dự án và các lĩnh vực liên quanngoài dự án o Hiệu quả trước mắt và lâu dài o Hiệu quả trực tiếp từ dự án và hiệu quả gián tiếpkéo theo 11Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Tiêu chuẩn đánh giá- Định lượng o Hiệu quả được biểu hiện thông qua một vài chỉ tiêuvề kinh tế, kỹ thuật và xã hội. o Một vài chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp: Mức chi phí sản xuất Lợi nhuận Thời gian hoàn vốn Hiệu số/ tỷ số thu chi Suất thu lợi nội tại  12Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Các quan điểm đánh giá o Dự án đầu tư được đánh giá theo các góc độ: Lợi ích của doanh nghiệp (Chủ đầu tư) Lợi ích của địa phương nơi đặt dự án Lợi ích quốc gia 13Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư o Các bước tính toán so sánh dự án Xác định các dự án có thể đưa vào so sánh Xác định thời kỳ tính toán so sánh dự án Xác định chỉ tiêu kinh tế -kỹ thuật-xã hội làm chuẩnso sánh Tiến hành đánh giá so sánh các dự án để chọn dự ántối ưu Phân tích rủi ro dự án được chọn Quyết định dự án 14Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư o Dự án loại trừ và dự án độc lập Dự án loại trừ nhau là dự án mà một khi trong đóta đã chọn một dự án nào đó thì dự án còn lạiphải bỏ đi. Dự án độc lập là dự án mà việc chọn nó khôngliên quan đến việc loại trừ các dự án khác. Khi xem xát các dự án độc lập, chủ yếu xem xétsự đáng giá của DA; còn khi xem xét các dự ánloại trừ nhau, ta lựa chọn trong các dự án đánggiá một DA tốt nhất. 15Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Hiệu quả kinh tế đầu tư Nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư o Xác định thời kỳ tính toán so sánh dự án , có haidạng: Thời kỳ tồn tại xác định rõ ràng. Thời kỳ tồn tại chưa xác định rõ 16Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi tức o Lãi tức là biểu hiện giá trị gia tăng theo thờigian của tiền tệ xác định bằng hiệu số tổng vốntích luỹ được (kể cả vốn gốc và lãi) và số vốn gốcban đầu, (Lãi tức) = (Tổng vốn tích lũy) - (Vốn đầu tư ban đầu) 17Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi suất o Là mức lãi tức trong một đơn vị thời gian (năm/ quý/tháng) của một đơn vị tiền tệ o Ý nghĩa lãi suất: Đối với người cho vay: LS chính là suất thu lợi Đối với người đi vay: Hiệu quả đầu tư phải caohơn LS đi vay 18Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị theo thời gian của đồng tiền Giá trị tương đương o Đồng tiền thay đổi theo thời gian dưới tác dụng củalãi suất. VD: Hôm nay đi vay 1 đồng với mức lãi suất 15%/năm, sau 1 năm phải trả 1,15 đồng Như vậy, có thể nói rằng 1 đồng năm nay tươngđương với 1,15 đồng sau 1 năm với mức lãi suất15%/ năm o Khái niệm giá trị tương đương giúp ta có thể quyđổi các khoản tiền xuất hiện vào các thời điểm khácnhau trên trục thời gian về cùng một thời điểm đểlàm các phép so sánh. 19Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi tức đơn o Lãi tức đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc màkhông tính đến lãi tức sinh thêm của các khoảnlãi các thời đoạn trước  V - số vốn gốc cho vay (hay đầu tư);  i - lãi suất đơn;  n - số thời đoạn tính lãi tức. o Như vậy số tiền V ở năm hiện tại và số tiền (V+ Ld) ở năm thứ n là có giá trị tương đương. niVLd .. 20Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi tức ghép o Lãi tức ghép là hình thức lãi tức mà sau mỗi thờiđoạn tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãicho thời đoạn tiếp theo  V - số vốn gốc cho vay (hay đầu tư);  r - lãi suất ghép;  n - số thời đoạn tính lãi tức. o Như vậy số tiền V ở năm hiện tại và số tiền (V+ Lg) ở năm thứ n là có giá trị tương đương. VrVL ng  )1( 21Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị theo thời gian của đồng tiền Quan hệ giữa lãi suất kỳ hạn ngắn-dài o Gọi r1 (i1) là lãi suất ghép (đơn) tính theo kỳhạn ngắn o Gọi r2 (i2) là lãi suất ghép (đơn) tính theo kỳhạn dài o Trong kỳ hạn dài có m kỳ hạn ngắn. o Ta có: i2=m.i1 r2=(1+r1)m-1 22Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị theo thời gian của đồng tiền o Trong thực tế, trường hợp lãi kép thường hayđược dùng hơn lãi đơn, vì: Chủ nợ không muốn thu tiền lẻ tẻ hàng tháng,năm mà muốn để hết thời hạn mới thu về về mộtkhoản thu lớn hơn. Còn phía con nợ, nếu sản xuất kinh doanh có lờithì vẫn muốn lại khoản tiền lãi đáng ra phải trảhàng tháng, năm để tăng thêm vốn, mở rộng sảnxuất kinh doanh. 23Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Khái niệm o Tất cả các dự án đầu tư đều phải bỏ ra một lượng chiphí nhất định nhằm thu được lợi ích trong tương lai. o Các khoản thu nhập và các khoản chi phí của dự án xuấthiện ở những năm khác nhau của đời dự án, tạo thànhdòng tiền tệ của dự án. o Dòng tiền tệ của dự án là hình thức biểu hiện các khoảnthu chi tiền mặt hàng năm trong đời dự án. Dòng tiền tệròng (thu hồi thuần) được xác định bởi công thức sau:Dòng tiền tệ ròng = Khoản thu tiền mặt – Khoản chi tiềnmặt 24Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Biểu đồ dòng tiền tệ o Để đơn giản trong việc tính toán đầu tư, giá trịtiền mặt phát sinh trong năm thường được tínhvề thời điểm cuối năm. o Biểu đồ dòng tiền tệ là một đồ thị biểu diễn cáctrị số thu và chi theo các thời đoạn, các trị sốthu(+) được biểu diễn bằng các mũi tên lên phíatrên, các trị số chi(-) được biểu diễn bằng cácmũi tên chỉ xuống dưới. 25Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Biểu đồ dòng tiền tệ o Biểu đồ dòng tiền tệ là một công cụ quan trọngđể phân tích hiệu quả của dự án đầu tư. 26Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Các ký hiệu o P - Giá trị tiền tệ ở thời điểm đầu, thời điểm hiện tạicủa dự án. o F - Giá trị tiền tệ ở thời điểm cuối, thời điểm tươnglai của dự án. o A - Là giá trị đều đặn đặt ở cuối các thời đoạn 1,23của một chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số đều đặnbằng nhau. o n: số thời đoạn (tháng, quý, năm) o r: lãi suất được biểu thị theo % luôn được hiểu là lãisuất ghép. 27Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Các ký hiệu (tt) o Trong phân tích kinh tế của dự án đầu tư lãisuất r này được dùng để quy đổi tương đươnggiá trị tiền tệ ở mốc thời gian này sang mốc thờigian khác, khi đó nó thường được gọi là lãi suấtchiết khấu (Discount rate). o Lãi suất chiết khấu biểu thị sự giảm giá của tiềntệ theo thời gian. 28Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Ví dụ 1 o Một công ty xây dựng A cần mua một máy đào nhãnhiệu X. Có hai đơn vị chào giá với cam kết thanhtoán như sau: ĐV 1: Ngay giao hàng, công ty A thanh toán 70 triệu,5 năm tiếp theo mỗi năm thanh toán 50 triệu ĐV 2: Công ty A thanh toán hàng năm trong 8 đợttính từ thời điểm giao hàng, mỗi năm 40 triệu. o Hỏi: công ty A nên chọn mua hàng từ đơn vị nào,biết r = 10% ? 29Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Ví dụ 2 o Một công ty xây dựng A cần mua một máy đào có giá niêm yếttrên thị trường là 205 triệu. Đơn vị cung cấp X đồng ý bán trảgóp với hai phương án sau:  PA 1: Công ty A thanh toán 80 triệu lúc đầu, số còn lại thanhtoán đều trong 4 năm tiếp theo  PA 2: Công ty A thanh toán hàng năm trong 7 đợt tính từ thờiđiểm nhận hàng. o (1)Tính số tiền công ty A phải trả cho mỗi lần thanh toán ởmỗi phương án nếu mức lãi suất trả góp là 12%. o (2)Đơn vị cung cấp Y đề nghị bán máy cùng chủng loại trêncho công ty A, cho trả góp trong theo 5 đợt thanh toán hàngnăm với số tiền thanh toán mỗi đợt là 50 tr. Hỏi: công ty A nênchọn mua từ đơn vị nào? 30Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (1) Biết P tìm F: F= P(F/P, r, n) Ý nghĩa: Nếu đầu tư P đồng trong n năm thì đến kỳhạn sẽ lũy tích được là F đồng o (2) Biết F tìm P: P= F(P/F, r, n) Ý nghĩa: Muốn có F đồng năm thứ n trong tương laithì ngay từ năm đầu phải bỏ vốn là P đồng. n rPF )1(  31Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư n r FP )1( 1  Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (3) Biết A tìm F: F= A(F/A, r, n) Ý nghĩa: Nếu hàng năm đầu tư A đồng đều đặntrong năm thì cuối năm thứ n sẽ luỹ tích được Fđồng r rAF n 1)1(  32Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (4) Biết F tìm A: A= F(A/F, r, n) Ý nghĩa: Muốn có F đồng ở năm thứ n trongtương lai thì hàng năm phải đầu tư đều đặn là Ađồng. 1)1(  nr rFA 33Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (5) Biết A tìm P: P= A(P/A, r, n) Ý nghĩa: Nếu hàng năm có khả năng trả nợ đều đặnlà A đồng trong n năm thì số vốn được vay năm đầusẽ là P o (6) Biết P tìm A: A= P(A/P, r, n) Ý nghĩa: Nếu năm đầu vay vốn là P đồng trong thờihạn n năm thì hàng năm phải trả đều đặn cả lãi lẫngốc là A n n rr rAP )1( 1)1(   34Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 1)1( )1(   n n r rrPA Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o Các khoản tiền thường không giống nhau, thờiđiểm xuất hiện không theo quy luật o Để tính giá trị hiện tại hoặc giá trị tương lai củamột dòng tiền bất kỳ ta tính riêng cho từngkhoản rồi cộng lại 35Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương-Tổng hợp 36Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Ví dụ 3-1 o Cho: A=10 tỷ. Tính Pt=0 và Ft=9 37Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Ví dụ 3-2 o Cho: A=10 tỷ. Tính Pt=0 và Ft=9 38Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Ví dụ 3-3 o Cho: A=10 tỷ. Tính Pt=0 và Ft=9 39Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Ví dụ 3-4 o Cho: A0=10 tỷ, A1= 4 tỷ, A2=3 tỷ. Tính Pt=0 vàFt=9 40Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Lãi suất chiết khấu o Dòng tiền tệ của các dự án đầu tư được chiếtkhấu hoặc tích lũy để tính các giá trị tươngđương. o Những giá trị tương đương này phụ thuộc khôngchỉ vào qui mô dòng tiền tệ, vào khoảng thờigian tính toán mà còn phụ thuộc vào mứclãi suất. o Cũng như giá cả, lãi suất cũng ảnh hưởng rấtnhiều đến kết quả tính toán và phân tích. 41Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Lãi suất chiết khấu o Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lãi suất tínhtoán: Khả năng và phương pháp huy động vốn Mức lãi suất tối thiểu ở các công ty Thuế suất Lợi nhuận bình quân của công ty Tỷ lệ lạm phát 42Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Dòng tiền tệ Lãi suất chiết khấu o Lãi suất dùng để tính chiết khấu dòng tiền phảitương đương với hoặc bằng lãi suất thực tế của các vốnvay dài hạn trên thị trường vốn hoặc lãi suất (chi phí vềvốn) trả bởi người vay. o Tỷ lệ chiết khấu phải phản ảnh một cách cơ bản chi phícơ hội của vốn tương ứng với lợi nhuận mà một nhà đầutư (nhà cung cấp tài chính) có thể có được với mộtlượng vốn như vậy nếu như đầu tư ở chỗ khác, giả địnhlà các rủi ro tài chính là tương tự cho cả hai phương ánđầu tư. o Nói một cách khác tỷ lãi suất chiết khấu phải là tỷ suấtlợi nhuận tối thiểu, dưới tỷ suất này một nhà doanhnghiệp sẽ cho rằng không có lợi gì cho việc đầu tư. 43Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích tài chính DA đầu tư Ý nghĩa của phân tích tài chính DA ĐT o Phân tích tài chính dư án đứng trên quan điểm lợi ích của chủđầu lư lấy mục tiêu tối đa lợi nhuận kết hợp với an toàn kinhdoanh là chính, giúp ta làm rõ một số vấn đề như:  Dự án đầu tư nào đó có hiệu quả hay không có hiệu quả vềkinh tế (có đáng giá không)?Hiệu quả đến mức độ nào?  Đầu tư ở qui mô nào là hợp lý nhất?  Nên chọn những dự án nào?  Mức độ an toàn của hoạt động đầu tư.  Thông qua kết quả phân tích tài chính, chủ đầu tư có thể lựachọn để ra quyết định đầu tư sao cho có lợi nhất theo một chỉtiêu nào đó (được thiết lập từ mục tiêu đầu tư) trong nhữngđiều kiện ràng buộc nhất định. 44Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích tài chính DA đầu tư Nội dung của phân tích tài chính DA ĐT o Phân tích tài chính của dự án đầu tư gồm cácphần phân tích sau: Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tưtheo chỉ tiêu tĩnh và chỉ tiêu động; Phân tích độ an toàn về tài chính của dự án đầutư: xác định độ an toàn về nguồn vốn, điểm hoàvốn, khả năng trả nợ và độ nhậy của dự án nhằmxác định mức độ an toàn kinh doanh của dự án. 45Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh o Các chỉ tiêu tĩnh là các chỉ tiêu: Tính cho một giai đoạn, thường là 1 năm của dự án; Không kể tới sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian; Không xét đến sự biến động của đồng tiền ở các khoảngthời gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát hay khảnăng sinh lời của tiền. o Các chỉ tiêu này có thể chấp thuận trong điều kiện mộttương lai ổn định của dự án, thường được dùng để tínhtoán, so sánh, nghiên cứu giai đoạn tiền khả thi hay cácdự án có quy mô nhỏ, bao gồm các chỉ tiêu sau : 46Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh o Chỉ tiêu tĩnh gồm: Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu lợi nhuận cho một đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư Chỉ tiêu thu hồi vốn 47Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Phương án tốt nhất là phương án có chi phí sảnxuất nhỏ nhất cho một đơn vị sản phẩm. o Chỉ tiêu này chỉ dùng so sánh các phương án cógiá bán sản phẩm như nhau. 48Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư min 2 .1     nd CrVNC Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Trong đó :  N – năng suất năm của phương án  V – vốn đầu tư cho phương án để mua sắm, tạo dựng TSCĐ  r – suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được  Cn – chi phí sản xuất hàng năm, bao gồm các chi phí bất biến(khấu hao, chi phí quản lý,) và chi phí khả biến (vật liệu, nhâncông, năng lượng,) không gồm chi phí trả lãi vay.  V/2: Mức ứ đọng vốn trung bình phải trả lãi hàng nămkhi áp dụng phương pháp khấu hao cơ bản tuyến tính vàgiả định rằng tiền khấu hao sẽ được đem trả nợ ngay sau khikhấu hao và giá trị thu hồi thanh lý tài sản là không đáng kể 49Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm CT tĩnh- Chi phí ĐVSP- Ví dụ 4-1 o So sánh hai phương án theo chỉ tiêu chi phí : STTCác khoản mục ĐV PA1 PA21 Vốn đầu tư Tỷ VNĐ 60 502 Niên hạn sử dụng năm 8 73 Giá trị thanh lý Tỷ VNĐ 3 1 50Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 4 Lãi suất % 20 205 Mức sản xuất ĐVSP 500 5006 Chi phí nguyên liệu Tỷ VNĐ 3,0 3,07 Chi phí nhiên liệu Tỷ VNĐ 1,0 2,08 Chi phí nhân công Tỷ VNĐ 1,5 2,09 Chi phí cố định khác Tỷ VNĐ 1,5 1,510 Chi phí biến đổi khác Tỷ VNĐ 0,5 0,5 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm CT tĩnh- Chi phí ĐVSP- Ví dụ 4-2 o So sánh hai phương án theo chỉ tiêu chi phí : STTCác khoản mục ĐV PA1 PA21 Vốn đầu tư Tỷ VNĐ 60 502 Niên hạn sử dụng năm 8 73 Giá trị thanh lý Tỷ VNĐ 3 1 51Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 4 Lãi suất % 20 205 Mức sản xuất ĐVSP 500 4506 Chi phí nguyên liệu Tỷ VNĐ 3,0 2,87 Chi phí nhiên liệu Tỷ VNĐ 1,0 2,08 Chi phí nhân công Tỷ VNĐ 1,5 2,09 Chi phí cố định khác Tỷ VNĐ 1,5 1,510 Chi phí biến đổi khác Tỷ VNĐ 0,5 0,5 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, ít chịu ảnh hưởngcủa qui luật cung cầu của thị trường đầu ra củasản phẩm hơn so với khi dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Phương pháp này thường dùng để so sánh cácphương án chỉ khác nhau về chi phí còn giá cảthì giống nhau. 52Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Nhược điểm:  Do tính toán cho 1 năm đại diện nên không phảnánh được sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian,khó phản ảnh tình hình trượt giá theo thời gian. Phương án này không phản ánh giá trị sảnlượng(doanh thu) của dự án, kết quả tính ra khôngđược so với một ngưỡng hiệu quả cho phép, chỉcho kết quả trùng với phương pháp dùng chỉ tiêulợi nhuận khi giá cả sản phẩm của các phương ángiống nhau. 53Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Chỉ tiêu này phản ánh mục tiêu cơ bản của kinhdoanh nhưng chưa phản ánh mức lợi nhuận thuđược tính cho một đồng vốn và chịu ảnh hưởngcủa quy luật cung cầu. o Theo phương pháp này phương án tốt nhất làphương án có chỉ tiêu lợi nhuận lớn nhất.Ld = Gd – Cd max 54Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Trong đó: Ld – lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm Gd – giá bán một đơn vị sản phẩm Cd – chi phí sản xuất (giá thành) của một đơn vịsản phẩm 55Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Ưu điểm: đơn giản, có tính đến nhân tố sản lượng. o Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu quacác năm; Khó phản ánh được hiện tượng trượt giá; Kết quả tính toán chưa được so sánh với hiệu quả đề ra. Chỉ tiêu lợi nhuận cũng chưa gắn liền với một số chỉ tiêukhác nhất là chỉ tiêu vốn đầu tư. Khi chỉ tiêu vốn đầu tưcủa các phương án khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu lợinhuận để so sánh không chính xác. 56Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Ưu điểm: đơn giản, có tính đến nhân tố sản lượng. o Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu quacác năm; Khó phản ánh được hiện tượng trượt giá; Kết quả tính toán chưa được so sánh với hiệu quả đề ra. Chỉ tiêu lợi nhuận cũng chưa gắn liền với một số chỉ tiêukhác nhất là chỉ tiêu vốn đầu tư. Khi chỉ tiêu vốn đầu tưcủa các phương án khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu lợinhuận để so sánh không chính xác. 57Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Áp dụng: Phương pháp này chỉ nên dùng cho trường hợpso sánh các phương án có vốn đầu tư lớn nhưnhau với thời hạn khai thác vận hành ngắn hoặctrung bình. Khi dùng chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận để so sánhcó thể tính cho năm đại diện hay ước tính trungbình cho cả đời dự án nếu có thể được. 58Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư o Chỉ tiêu: o Trong đó: D – mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư  L – lợi nhuận hàng năm (đã trừ thuế) cộng vớitiền lãi cho vốn vay để đầu tư (nếu đầu tư bằng vốnvay). Trị số lợi nhuận có thể tính cho một năm đạidiện hay ước lượng trung bình cho cả đời dự án (nếucó thể được) rVV LD m    20 59Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư o Trong đó: (tt)  Vo – vốn đầu tư cho loại tài sản cố định ít hao mòn(nhưnhà xưởng) và vốn lưu động dùng cho quá trình khai thác dựán  Vm – vốn đầu tư cho loại TSCĐ hao mòn nhanh (như máy móc  thiết bị). Vm/2: mức vốn trung bình bị sử dụng vì trường hợpáp dụng khấu hao tuyến tính thì sau khi khấu hao số tiền đượcdùng vào việc khác hay trả nợ.  r – mức doanh lợi tối thiểu chấp nhận được o Trị số Vo, Vm có thể bị trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý tàisản ở cuối đời tài sản nếu trị số này lớn đáng kể. 60Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư o Ưu điểm: Tính toán đơn giản, mức doanh lợi được thể thiệntheo số tương đối, phản ánh được mục đích cuối cùngcủa kinh doanh, có thể so với ngưỡng hiệu quả để chọnphương án . o Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu quacác năm Không phản ánh tình hình trượt giá qua các năm, khôngcho kết quả chính xác khi các phương án so sánh có tuổithọ khác nhau và khi các chỉ tiêu thay đổi nhiều theothời gian. 61Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận năm: o Trong đó: V – vốn đầu tư của phương án. (có trừ đi giá trịthu hồi khi thanh lý) Ln – lợi nhuận ròng thu được hàng năm tính chonăm đại diện hay ước lượng trung bình. min n l L VT 62Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấuhao: o Trong đó: Kn - khấu hao cơ bản hàng năm min nnlk KL VT 63Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Các chỉ tiêu Tl và Tlk biểu hiện mức an toàn tàichính của kinh doanh, nhưng không được sửdụng một mình, vì mục tiêu chính của kinhdoanh vẫn là lợi nhuận. o Các chỉ tiêu Tl và Tlk ở đây được tìm ra từ các chỉtiêu tĩnh, ngoài ra các chỉ tiêu này còn có thểxác định bằng các chỉ tiêu động 64Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Ưu điểm: Tính toán tương đối đơn giản, thường dùng cho khâu lậpdự án tiền khả thi, phù hợp với các dự án nhỏ và ngắnhạn. Phù hợp cho trường hợp chủ đầu tư muốn thu hồi vốnnhanh, để tránh rủi ro của thị trường. o Nhược điểm: Không phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thờigian, khó tính được nhân tố trượt giá Chú trọng đến nhân tố rủi ro ít chú ý đến tiêu chuẩn mứcdoanh lợi. 65Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động o Phương pháp phân tích dùng nhóm chỉ tiêu động là có tínhđến giá trị theo thời gian của các chỉ tiêu chí phí và lợi íchtrong khoảng thời gian xem xét các phương án, được xétcho trường hợp thị trường vốn hoàn hảo. o Một trị trường vốn hoàn hảo được đặc trưng bởi các điểm sau:  Nhu cầu về vốn luôn được thỏa mãn và không bị ràng buộchạn chế nào  Lãi suất phải trả khi đi vay vốn và lãi suất nhận được khi chovay vốn phải bằng nhau.  Thông tin về thị trường vốn được bảo đảm thông suốt cho mọingười tham gia kinh doanh. 66Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động o Các chỉ tiêu động thường dùng: Phương pháp hiện giá thu hồi ròng (hiện giá ròng –Net Present Value) Phương pháp suất thu lợi nội tại (Internal Rate ofReturn) Phương pháp thời gian hoàn vốn (Payback Method) Phương pháp tính chỉ số lợi ích / chi phí (Benifit/Cost) Phương pháp điểm hoà vốn (BEP) 67Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Để xác định giá trị NPV, ta dùng kỹ thuật chiếtkhấu để tính tổng hiện giá các khoản thu hồiròng từng năm trong tương lai của một dự án. 68Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Trong đó: Bt – khoản thu ở năm thứ t Ct – khoản chi ở năm thứ t D – giá trị thanh lý khi hết đời dự án n – tuổi thọ của phương án  r – lãi suất chiết khấu (%)  Io – vốn bỏ ra ban đầu 69Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Các khoản thu bao gồm: Doanh thu bán hàng ở năm thứ t, Giá trị thu hồi do thanh lý tài sản khi hết tuổi thọhay khi kết thúc thời gian tồn tại của dự án, Vốn lưu động bỏ ra ban đầu và phải thu lại ở cuốiđời dự án. 70Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Các khoản chi bao gồm: Chi phí để đầu tư để mua sắm hay xây dựng TSCĐ (máy móc, nhà xưởng) ở thời điểm đầu vàcác thời điểm t cũng như khoản vốn lưu động tốithiểu bỏ ra ban đầu để khai thác dự án, Chi phí vận hành khai thác hàng năm (không kểkhấu hao cơ bản, bao gồm: nguyên nhiên liệu,bán thành phẩm, điện, chi phí sử dụng máy, nhâncông, chi phí quản lý, thuế, ) 71Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Các bài toáncơ bản: Đánh giá hiệu quả của dự án So sánh lựa chọn phương án đầu tư:  Các phương án có cùng thời gian khai thác  Các phương án không cùng thời gian khai thác 72Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Bài toán đánh giá hiệu quả của dự án Dự án đáng giá nếu NPV > 0 o Ví dụ 5-1: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 200 tỷVNĐ, thời gian hoạt động n=8 năm. Giá trị thanh lý tàisản là 4 tỷ VNĐ. Biết mức hoàn vốn dự kiến các nămnhư sau: Dự áncó đáng giá để đầu tư không nếu suất chiếtkhấu r=13% 73Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Năm 1 2 3 4 5 6 7 8MHV 35 45 55 50 70 65 45 40 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ví dụ 5-2: Công ty xây dựng X có ý định đầu tư một loại máy đểmở rộng sản xuất, dự kiến các số liệu như sau:  Biết: Vốn vay gốc được chia đều thành 4 đợt trả và lãi được trảvào mỗicuối năm trong 4 năm đầu tiên.  Công ty có nên đầu tư mua máy hay không nếu r= 14%. Vốn đầu tư mua máy 3500 Triệu VNĐDoanh thu dự kiến hàng năm 2500 Triệu VNĐChi phí vận hành dự kiến hàng năm 600 Triệu VNĐGiá trị thu hồi khi thanh lý 600 Triệu VNĐTuổi thọ máy 5 Năm 74Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Vốn tự có 1000 VNĐVốn vay 2500 VNĐLãi vay 18%Thuế thu nhập doanh nghiệp 28% Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Bài toán lựa chọn so sánh phương án đầu tư: TH1- Các Dự án có cùng thời gian khai thác: Dựán được chọn nếu NPV > 0 và NPV max. TH2- Các Dự án có thời gian khai thác khácnhau:  Tái đầu tư mỗi dự án để chúng có cùng thời giankhai thác n=BSCNN( n1, n2,)  Dự án được chọn nếu NPV > 0 và NPV(n) max. 75Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ví dụ 5-3: Lựa chọn PA kinh doanh theo chỉ tiêuNPV biết r=18%. Nội dung Đơn vị PA1 PA2 PA3Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 150 160 170Thời gian hoạt động Năm 6 6 6Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 76Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 5 7 9Mức hoàn vốn dự kiếnNăm 1 Tỷ đồng 45 30 40Năm 2 Tỷ đồng 45 30 40Năm 3 Tỷ đồng 55 60 55Năm 4 Tỷ đồng 55 60 55Năm 5 Tỷ đồng 50 60 60Năm 6 Tỷ đồng 40 40 60 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ví dụ 5-4: Lựa chọn PA kinh doanh theo chỉ tiêuNPV biết r=18%. Nội dung Đơn vị PA 1 PA 2 PA 3Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 150 160 180Thời gian hoạt động Năm 5 6 7Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 5 7 9 77Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Mức hoàn vốn dự kiếnNăm 1 Tỷ đồng 45 30 40Năm 2 Tỷ đồng 45 30 40Năm 3 Tỷ đồng 55 60 55Năm 4 Tỷ đồng 55 60 55Năm 5 Tỷ đồng 50 60 60Năm 6 Tỷ đồng 40 60Năm 7 Tỷ đồng 40 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ưu điểm: Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian,tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian, tính toán cóbao trùm cả đời dự án. Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điềuchỉnh các chỉ tiêu Bt và Ct và điều chỉnh trị số của r. Có tính đến nhân tố rủi ro tùy theo mức độ tăng trị sốsuất thu lợi tối thiểu r Có thể so sánh các phương án có vốn khác nhau với điềukiện lãi suất đi vay bằng lãi suất cho vay một cách gầnđúng 78Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Nhược điểm:  Chỉ đảm bảo chính xác trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo,trong đó coi lãi suất cho vay, lãi suất đi vay và suất thu lợi tối thiểu rlà như nhau, điều này không phù hợp với thực tế.  Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án.  Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc rất vào độ lớn của trị số suấtthu lợi tối thiểu r và việc xác định trị số r gặp nhiều khó khăn.  Hiệu quả thể hiện dưới dạng trị số tuyệt đối, không được thể hiệndưới dạng tỷ số và chưa được so sánh với một ngưỡng hiệu quả có trịsố khác 0.  Các phương án yêu cầu vốn đầu tư ít và ngắn hạn thường có lợi thếhơn. 79Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Suất thu lợi (RR: Rate of Return) được hiểu là tỷ số giữatiền lời thu được trong một thời đoạn so với vốn đầu tư ở đâu thời đoạn, biểu thị bằng phần trăm. o Tiêu chuẩn đáng giá của một dự án đầu tư dựa trên chỉsố RR là : khi suất thu lợi của một dự án đầu tư nàođó không nhỏ hơn “suất thu lợi tối thiểu chấpnhận được”-(Minimum Attractive Rate of Return, kýhiệu MARR) thì dự án đó được gọi là đáng giá về mặtkinh tế. o Như vậy tiêu chuẩn để chấp nhận hay gạt bỏ một dự ánkhi phân tích theo suất thu lợi là giá trị MARR. 80Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Suất thu lợi nội tại là mức thu lợi trung bình củađồng vốn đầu tư tính theo các kết số còn lại củavốn đầu tư ở đầu các thời đoạn (năm) của dòngtiền tệ, do nội tại của phương án mà suy ra o Giả thiết: các khoản thu được trong quá trìnhkhai thác dự án đều được đem đầu tư lại ngaylập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chínhIRR của dự án đang cần tìm. 81Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Về mặt toán học IRR là một mức lãi suất đặc biệtmà khi ta dùng nó làm hệ số chiết tính để quiđổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiệntại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tạicủa chi phí, nghĩa là NPV=0. o Ngoài ra trị số IRR cũng làm cho giá trị thườngniên của phương án bằng không, tức là: 82Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Tính IRR bằng cách nội suy như sau: Bước 1: Chọn r1 bất kỳ và tính NPV(r1) Bước 2: Chọn r2 và tính NPV(r2)  Nếu NPV(r1) > 0 chọn r2 > r1  Nếu NPV (r1)<0 chọn r2 < r1  Tính NPV(r2) theo nguyên tắc tam giác đồng dạng Bước 3: Tính r3  Nếu NPV(r3) xấp xỉ bằng 0 thì IRR = r3  Nếu NPV(r3) chưa tiến về 0 thì tiến hành tương tự nhưbước 2 83Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ví dụ 6-1: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là200 tỷ VNĐ, thời gian hoạt động n=8 năm. Giátrị thanh lý tài sản là 4 tỷ VNĐ. Biết mức hoànvốn dự kiến các năm như sau: Tính IRR của dự án đầu tư trên. Nếu suất sinh lợimong muốn là 20%, công ty có nên đầu tưkhông? Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 84Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư MHV 35 45 55 50 70 65 45 40 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Bài toán so sánh dự án loại bỏ nhau Bước 1 :Xác định thời kỳ phân tích của dự án (quy đổicác dự án về cùng thời điểm tính toán và cùng thời gianhoạt động với giả thiết là thị trường vốn hoàn hảo) Bước 2: Tính suất thu lợi nội tại của dự án chênh lệchIRRCL (hay dự án bổ sung); Bước 3:  Nếu IRRCL>IRRTC, chọn dự án có vốn đầu tư lớn (chi phílớn)  Nếu IRRCL< IRRTC, chọn dự án có vốn đầu tư nhỏ (chi phínhỏ). 85Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ví dụ 6-2: Lựa chọn PA KD theo chỉ tiêu IRR của haiphương án có tính chất loại trừ nhau như sau, biếtIRRTC=18% Nội dung Đơn vị PA1 PA2Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 80 90Thời gian hoạt động Năm 4 4 86Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 1 1,5Mức hoàn vốn dự kiếnNăm 1 Tỷ đồng 25 25Năm 2 Tỷ đồng 25 30Năm 3 Tỷ đồng 30 30Năm 4 Tỷ đồng 30 35Năm 5 Tỷ đồng 20 25Năm 6 Tỷ đồng 20 20 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ví dụ 6-3: Lựa chọn PA KD theo chỉ tiêu IRR của haiphương án có tính chất loại trừ nhau như sau, biếtIRRTC=18% Nội dung Đơn vị PA1 PA2Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 80 130 87Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Thời gian hoạt động Năm 3 4Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 2 3Mức hoàn vốn dự kiếnNăm 1 Tỷ đồng 45 40Năm 2 Tỷ đồng 45 40Năm 3 Tỷ đồng 60 60Năm 4 Tỷ đồng 60 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ưu điểm: Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian,tính toán cho cả đời dự án. Hiệu quả được biểu diễn dưới dạng số tương đối và có sovới một trị số hiệu quả tiêu chuẩn. Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cáchkhách quan và do đó tránh được việc xác định trị số củasuất thu lợi tối thiểu r để quy các chỉ tiêu về cùng mộtthời điểm so sánh như khi tính chỉ tiêu NPV. Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát bằng cáchthay đổi các chỉ tiêu của dòng tiền tệ thu chi qua các nămvà suất thu lợi r 88Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Nhược điểm:  Cho kết quả chính xác trong điều kiện thị trườngvốn là hoàn hảo, một điều kiện khó đảm bảo trongthực tế Khó ước lượng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dựán Phương pháp này nâng đỡ các dự án cần ít vốn đầutư, ngắn hạn có mức doanh lợi của đồng vốn cao sovới các dự án tuy cần nhiều vốn, dài hạn, có mứcdoanh lợi của đồng vốn thấp nhưng hiệu số thu chi(theo số tuyệt đối) cao nếu chỉ dựa vào các chỉ tiêuIRR một cách đơn thuần. 89Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Nhược điểm: Phương pháp này đã giả định các kết số đầu tư của dòngtiền tệ được đầu tư lại ngay vào phương án đang xét vớisuất thu lợi bằng chính IRR đang cần tìm. Điều này sẽkhông phù hợp với thực tế nếu trị số IRR tìm ra quá lớn,vì nó đã giả định rằng suất thu lợi khi tái đầu tư cũng đạtmức quá lớn đó. Việc tính toán IRR tương đối phức tạp, nhất là vớidòng tiền tệ đổi dấu nhiều lần. Nói rằng so sánh theo chỉ tiêu IRR nhưng thực chất vẫnphải ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV trongtrường hợp so sánh theo hiệu quả của gia số đầu tư. 90Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộngrãi trong việc quyết định đầu tư do dễ sử dụng vàkhuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốnnhanh. o Quy tắc này đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến trongviệc lựa chọn đầu tư kinh doanh. o Ở hình thức đơn giản, thời gian hoàn vốn là khoảngthời gian cần thiết từ khi dự án đi vào hoạt độngđến khi thu hồi ròng đủ bù đắp cho chi phí ban đầubỏ ra để đầu tư cho dự án với mức lãi suất chiếtkhấu r% nào đó. 91Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Thời gian hoàn vốn PP được tính theo điều kiện o Trong đó: Bt – khoản thu ở năm thứ t Ct – khoản chi ở năm thứ t r – lãi suất chiết khấu (%) Io – vốn bỏ ra ban đầu 0)1( )( 1 0     PP t t tt r CBIP 92Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Thời gian hoàn vốn PP được bằng bằng cách nộisuy như sau: Tìm giá trị t=i sao cho: P(i)0 Nội suy tìm PP sao cho P(PP)=0 bằng quy tắctam giác đồng dạng, lúc này i<PP<i+1. 93Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Ví dụ 7-1: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là200 tỷ VNĐ, thời gian hoạt động n=8 năm. Giátrị thanh lý tài sản là Di=0. Biết mức hoàn vốndự kiến các năm như sau: Tìm thời gian hoàn vốn PP biết suất sinh lợi làr=20% 94Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Năm 1 2 3 4 5 6 7 8MHV 35 45 55 50 70 65 45 40 Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Ưu điểm Dễ xác định Độ tin cậy tương đối cao. Do thời gian hoànvốn là những năm đầu khai thác, mức độ bấttrắc ít hơn, các số liệu dự báo những năm đầu cóđộ tin cậy cao hơn các năm sau. Giúp các nhà đầu tư thấy được đến bao giờ thìvốn có thể được thu về đủ, trên quan niệm hiệngiá, do đó họ có thể sơ bộ quyết định có nên đầutư hay không. 95Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Nhược điểm: Không cho biết thu nhập to lớn sau khi hoàn vốn Phụ thuộc vào mức lãi suất chiết khấu r: trị số rcàng lớn thì thời gian hoàn vốn càng kéo dài. 96Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Một số dự án có thể phát triển ở các quy môkhác nhau. Khi quy mô phát triển thì chi phí lớnlên và lợi ích cũng tăng lên. Ví dự nhà máy thuỷđiện có thể lựa chọn các mức công suất lắpmáy khác nhau. o Phương pháp phân tích Lợi ích - Chi phí(Benefit – Cost Ratio, ký hiệu B/C hay BCR) cóthể sử dụng cho các trường hợp cần lựa chọnquy mô của dự án đầu tư. 97Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Thông thường chi phí lớn nhất nằm ở thời gianxây dựng (vốn đầu tư xây dựng chính là chi phíban đầu), sau đó chủ yếu chỉ có chi phí vận hànhvà bảo dưỡng. Còn lợi ích tăng dần theo thời gian chođến một giá trị lớn nhất nào đó. 98Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Phương pháp tính tỷ số B/C: 99Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Ví dụ 8-1: Cho một dự án đầu tư có các số liệu như sau,Hãy tính chỉ tiêu B/C. Vốn đầu tư :200 triệu Chi phí vận hành hàng năm:44 triệu Doanh thu hàng năm:100 triệu Giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản:40 triệu Tuổi thọ của dự án:5 năm Suất thu lợi : 18% 100Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Ưu điểm: Có tính đến biến động của các chỉ tiêu tính toán theo thờigian cho cả đời dự án. Có thể tính đến nhân tố trượt giá Hiệu quả được tính theo số tương đối nên được đánh giáchính xác hơn so với nguồn chi phí đã bỏ ra. 101Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Nhược điểm: Chỉ đảm bảo tính chính xác trong điều kiện thị trườngvốn hoàn hảo Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu tính toán cho cả đời dựán Việc xác định trị số suất thu lợi tối thiểu gặp nhiều khókhăn. Nói rằng so sánh theo tỷ số thu chi nhưng về thực chấtvẫn phải ưu tiên lựa chọn phương án theo NPV. 102Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Các chỉ tiêu PP, NPV, IRR, BCR cho ta biết hiệu quả đầutư trong nhiều năm, trong cả thời hạn đầu tư. Để dánhgiá hiệu quả tài chính trong một năm (một thời đoạn),ta dựa vào chỉ tiêu điểm hòa vốn. o Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trangtrải các khoản chi phí bỏ ra. Nói cách khác, điểm hoàvốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu vàđường biểu diễn chi phí. o Từ doanh thu tại điểm hoà vốn ta suy ra sản lượng tạiđiểm hoà vốn. 103Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Doanh thu = Giá bán * Sản lượngHàm doanh thu y1 = a*x o Chi phí = Định phí + Biến phí * Sản lượngHàm chi phí y2 =c+ b*x 104Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Định phí (chi phí cố định) là những khoản chi phí không thay đổitheo sản lượng. Thông thường gồm:  Tiền thuê nhà đất theo hợp đồng  Khấu hao nhà xưởng thiết bị  Khoản lương cố định  Phần cố định trong chi phí quản lý hành chính o Biến phí là những khoản chi tỷ lệ với doanh thu (sản lượng), thôngthường gồm:  Nguyên vật liệu, năng lượng, vật tư kỹ thuật  Khoản lương biến đổi theo sản lượng  - Phần biến đổi trong chi phí quản lý hành chính 105Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Xác định điểm hòa vốn: Sản lượng hoà vốn được tính theo ràng buộc:Lợi nhuận (P) = Doanh thu (I) – Chi phí (TC) = 0 o Trong đó :  P: lợi nhuận (Profit);  I : doanh thu (Income); I = UP * N  UP: giá bán đơn vị (price per unit)  N: sản lượng (number of units sold)  TC: tổng chi phí (Total Cost). TC = FC + VC * N  FC: định phí (Fixed Cost)  VC: biến phí : (Variable Cost) 106Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Xác định điểm hòa vốn: Sản lượng hoà vốn đượctính theo ràng buộc:Lợi nhuận (P) = Doanh thu (I) – Chi phí (TC) = 0P = I – TC = 0P= UP . N- FC + VC . N =0 107Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Trong đó : P: lợi nhuận (Profit); I : doanh thu (Income); I = UP . N UP: giá bán đơn vị (price per unit) N: sản lượng (number of units sold) TC: tổng chi phí (Total Cost). TC = FC + VC . N FC: định phí (Fixed Cost) VC: biến phí : (Variable Cost) 108Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Ứng với sản lượng hoà vốn Nb ta có :UP.Nb = FC + VC.Nb o Sản lượng hoà vốn Nb được tính : o Doanh thu tại điểm hoà vốn là :VCUPFCNb  109Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư VCUP FCUPNUPI bb  . . Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Mức họat động (tỷ lệ) hòa vốn lời lỗα1=OA/OB=Doanh thu hòa vốn/Tổng doanh thuα1=Ox1/OX=Sản lượng hòa vốn/Tổng sản lượng 110Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Ví dụ 9-1: Cho một DA với các số liệu như sau: o Xác định điểm hòa vốn theo (1) lợi nhuận kế toán và (2)giá trị tiền tệ, với suất sinh lời r=20%/ năm. Nội dung Đơn vị Giá trịVốn đầu tư, năm 0 Triệu 500Giá bán đơn vị Triệu 15Chi phí biến đổi đơn vị Triệu 6 111Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư Chi phí cố định năm Triệu 80Vòng đời tài sản Năm 5Khấu hao đều hàng năm Triệu 100Thuế suất doanh nghiệp % 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_xay_dung_3_0133.pdf
Tài liệu liên quan