Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

5.2. Kiến nghị Bên cạnh những kết quả và hạn chế vừa trình bày, để hoàn thiện báo cáo này, đáp ứng kịp thời cho sản xuất lâm nghiệp tại địa phương, cụ thể là nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng để đưa rừng ổn định và phát triển tốt, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Cần phải tăng thêm thù lao cho những người tham gia bảo vệ rừng , cần có chính sách khen thưởng cho những người có thành tích. Trong khi tham gia bảo vệ nếu bị thương tích hoặc thiệt mạng cần có chế độ thương tật cho những người đó. - Cần khen thưởng cao cho những người tố giác tội phạm. Và có cơ quan bảo vệ cho những người tố giác tội phạm. - Thường xuyên kiểm tra quản lý bảo vệ rừng của từng trạm, tránh tình trạng lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý hay triển khai không phù hợp công tác BVR. - Duy trì công tác động viên khen thưởng đối với những đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố ý làm trái những quy định của Lâm trường. Để đảm bảo phương tiện kỹ thuật cho công tác BVR cũng như đời sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên từng trạm gác nhằm đảm bảo tốt công tác BVR có hiệu quả. Cần có những chính sách khuyến khích động viên các hộ dân tham gia vào công tác BVR. Tóm lại: Trong quá trình tìm hiểu làm báo cáo tại Lâm trường tôi nhận thấy Lâm trường nhìn chung và từng trạm còn thiếu thốn về nhiều mặt nên tôi đã đưa ra một số kiến nghị như trên, kính mong Ban giám đốc Lâm trường cũng như các cấpchính quyền có liên quan quan tâm giúp đỡ đầu tư về vốn cũng như kỹ thuật tiên tiến để công tác chăm sóc quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn.

pdf58 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc chạy song song dọc theo phiến lá. Hoa tự hình bông dài 8-15cm, mọc ở nách lá gần đầu cành, tràng màu vàng nhiều nhị vươn dài ra ngoài hoa. Hình 2.5: Mốc ranh giới cây keo của lâm trường Quả đậu xoắn, hạt nằm ngang, tròn và dẹt khi khô màu nâu bóng, dây rốn dài, quấn quanh hạt. Khi còn non quả hình dẹt, mỏng, thẳng, màu vàng khi già chuyển sang mầu nâu nhạt, vỏ quả khô hình xoắn, mỗi quả có từ 5-7 hạt. Khi chín vỏ quả khô và nứt ra, hạt vẫn được dính với vỏ bằng một sợi dây màu vàng ở rốn hạt. Hạt màu nâu đen và bóng, mỗi kg có 45.000-50.000 hạt. • Đặc tính sinh thái Keo lá tràm phân bố tự nhiên chủ yếu ở phía Bắc bang Queensland và Northern Territory của Ôxtralia và nhiều vùng của Papua Niu Ghi Nê, kéo dài tới Irian Jaya và quần đảo Kai của Inđônêxia. Phạm vi phân bố nằm giữa vĩ độ 50 và 17 0 Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở các vĩ độ từ 8-160Nam, độ cao tuyệt đối dưới 600m, phân bố nhiều nhất ở dưới 100m. Hiện nay Keo lá tràm đã được nhân rộng và gây trồng ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Việt Nam, Ấn Độ,. Ở nước ta Keo lá tràm được nhập nội và trồng thử nghiệm vào những năm 1960 tại miền Nam, đến đầu những năm 70 đã được mở rộng diện tích trồng ra một số tỉnh miền Trung, tại Huế Keo lá tràm được sử dụng làm cây xanh đô thị dọc hai bên bờ sông Hương. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX Keo lá tràm đã được gây trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra điển hình là tại Ba Vì – Hà Nội, Hữu Lũng – Lạng Sơn, Đại Lải – Vĩnh Phúc, Đồng Hỷ – Thái Nguyên. Được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế vào đầu những năm 80 nhiều nguồn giống có giá trị đã được đưa vào nước ta trồng sản xuất và phục vụ cho công tác nghiên cứu. Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh, khả năng thích ứng rộng, chúng có thể sống được ở những vùng có mùa khô kéo dài từ 4-6 tháng, lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 600-700mm, hoặc những vùng lạnh nhiệt độ xuống dưới 100C nhưng phát triển kém. Tuy nhiên, chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm và cận ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 240C, nhiệt độ tháng nóng nhất từ 32- 34 0C, tháng lạnh nhất từ 17-220C. Lượng mưa trung bình năm trong khoảng 2000- 2500mm, và chỉ có từ 1-2 tháng mùa khô, độ cao từ 0-600m, tốt nhất ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển. Keo lá tràm là loài cây dễ gây trồng, thích nghi được với nhiều loại đất đai khác nhau như đất cát ven biển, đất đồi núi phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, nai, granit, phù sa cổ, với độ pH từ 3-9. Chúng thích nghi tốt với những nơi có tầng đất sâu ẩm, giàu dinh dưỡng và nơi có pH trung tính hoặc hơi chua. Tuy nhiên các cây họ Đậu nói chung và Keo lá tràm nói riêng nhờ có nốt sần có khả năng cố định đạm nên chúng không những có khả năng thích ứng tốt trên những loại đất xấu, thoái hoá, nghèo kiệt dinh dưỡng, nhất là nghèo đạm mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. • Khai thác, sử dụng Keo lá tràm là cây thường xanh với tán lá khá dày, hệ rễ phát triển và có nấm cộng sinh cố định đạm nên có tác dụng chống xói mòn, phòng hộ và cải tạo đất rất tốt. Là cây đa tác dụng, mọi sản phẩm thu từ cây đều có giá trị kinh tế. Gỗ có tỷ trọng khá cao (0,6-0,75), màu nâu đỏ hoặc xám nâu, nặng và rắn, có vân thớ đẹp giống như gỗ cẩm lai nên có nhiều nơi gọi là gỗ cẩm lai giả. Gỗ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm trụ mỏ, ván dăm, nguyên liệu giấy, xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng và đồ mộc xuất khẩu,. Cây cũng có thể dùng làm cây chủ để nuôi thả cánh kiến đỏ, làm giá thể để nuôi mộc nhĩ hoặc làm củi. Vỏ chứa tanin (hàm lượng 13%) có thể dùng cho nghề thuộc da. Ngoài giá trị từ gỗ và vỏ, hoa Keo lá tràm còn có thể dùng để sản xuất nước hoa và phục vụ cho nghề nuôi ong vừa cung cấp mật ong cho thị trường vừa góp phần gián tiếp thúc đẩy quá trình thụ phấn cho cây trồng. Keo lá tràm có hoa màu vàng tươi và có thể ra hoa nhiều lần trong năm, có bộ tán khá đẹp, cây dễ trồng, ít sâu bọ nên có thể trồng làm cây xanh, cây trang trí trong các công viên và ven các đường phố. Chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ để làm gỗ giấy, gỗ dăm thường 9-10 năm tỉa thưa 1 lần vào tuổi 5-6, chặt bỏ những cây mọc kém, bị chèn ép, chỉ để lại 800- 1000 cây tốt phân bố đều trên 1 ha. Để kinh doanh gỗ lớn có thể tỉa thưa 2 lần, lần đầu vào tuổi 6-8, cường độ tỉa từ 1/3 đến 2/5 số cây ban đầu, lần 2 tỉa vào tuổi 10-15, chỉ để lại 400-500 cây tốt nhất trên 1 ha sau 20-25 năm sẽ khai thác chính là phù hợp. Năng suất thu được với kinh doanh gỗ nhỏ sau 9-10 năm có đạt được 12-15 m 3/ha/năm, nơi đất tốt và trồng thâm canh có thể đạt 20 thậm chí 30 m3/ha/năm. Sau khi khai trắng luân kỳ 1 Keo lá tràm tái sinh hạt rất mạnh với hàng vạn cây trên một ha, nếu cành nhánh để lại được rải đều và đốt thì tỷ lệ cây tái sinh còn cao hơn nhiều. Do vậy, nếu có biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh tự nhiên thích hợp có thể tạo thành rừng mới cho luân kỳ 2 mà không phải trồng lại. Hình 2.6: Khai thác keo • Giá trị kinh tế của cây keo: Keo là loại cây trồng và chăm sóc dễ, không đòi hỏi kỹ thuật cao, người dân dễ làm và dễ thu hoạch. Hiện nay cây keo là cây dễ tiêu thụ trên thị trường, sản phẩm của cây keo có thể làm ván ép, làm giấy, làm đồ mộc dân dụng, • Giá trị đối với tự nhiên Khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Keo mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, sau khi trồng 1-2 năm rừng đã khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất. PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu hiện trạng quản lý, bảo vệ rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. + Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang + Thời gian: Từ 1/9/2016 đến 2/4/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu: 3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu. 3.3.2. Tìm hiểu bộ máy tổ chức của đơn vị Lâm trường 3.3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý rừng của Lâm trường. + Hiện trạng các loại rừng, quy hoạch, quản lý của Lâm trường. + Đánh giá hiện trạng khai thác, bảo vệ rừng trên địa bàn. 3.3.4. Tìm hiểu tranh chấp và lấn chiếm rừng và đất rừng trên địa bàn Lâm trường quản lý. + Hiện trạng lấn chiếm rừng và đất rừng trên địa bàn. + Tồn tại và thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ tại Lâm trường. 3.3.5. Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và bảo vệ rừngtrên địa bàn Lâm trường quản lý. + Giải pháp về tổ chức lực lượng. + Giải pháp về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. + Giải pháp về cấm khai thác chặt phá trái phép,trộm cắp, mua bán động vật rừng trái phép, vận chuyển lâm sản trái phép. + Giải pháp chống lấn chiếm rừng và đất rừng lâm nghiệp. + Giải pháp phòng chống sâu bệnh hại cây rừng trồng. + Giải pháp chống trâu bò, súc vật phá hoại. + Giải pháp về chế độ thông tin báo cáo 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liêu thứ cấp . - Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các hồ sơ, tài liệu liên quan đến địa nghiên cứu. - Thu thập số liệu về những thuận lợi, khó khăn trong quản lý, bảo vệ lâm trường được thu thập từ cơ quan chức năng, người dân. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. - Sử dụng máy GPS đo diện tích rừng, đất trồng rừng. - Lập tuyến, ô mẫu điều tra các nhân tố của rừng trồng. - Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân + Phỏng vấn người dân địa phương . + Phỏng vấn các cán bộ các Ban, Ngành của xã, huyện có liên quan về cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. - Phương pháp chuyên gia: nhằm tham vấn các nhà chuyên môn về những hiểu biết và kinh nghiệm của họ nhằm có được những giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. - Số liệu thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu. - Các thông tin và số liệu thu thập từ phỏng vấn được chọn lọc, kiểm tra, xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. - Số liệu đo đếm ngoài hiện trường xử lý theo hình thức thống kê mô tả dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Lâm trường Kiến Giang nằm phía tây huyện Lệ Thủy thuộc địa bàn hành chính các xã Kim Thủy, Phú Thủy, Ngân Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Có tọa độ địa lý : - Từ 16056'00'' đến 17006'00'' vĩ độ Bắc. - Từ 106010'00'' đến 106021'00'' kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp với Ban QLR phòng hộ Long Đại. - Phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh nhánh phía Đông đoạn đường qua các xã Phú Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy và làng thanh niên lập nghiệp An Mã. - Phía Nam giáp với Ban QLR phòng hộ Động Châu. - Phía Tây giáp với Lâm trường Khe Giữa [6]. Tổng diện tích tự nhiên do Lâm trường quản lý là: 7.600,89 ha b. Địa hình địa thế Nhìn chung, địa hình khu vực khá phức tạp, dốc và bị chia cắt bởi nhiều khe suối, có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông. Vị trí cao nhất nằm ở phía Tây với độ cao tuyệt đối là 1100m, vị trí thấp nhất nằm ở phía Đông với độ cao tuyệt đối là 100m. Độ dốc lớn nhất là 450, độ dốc nhỏ nhất là 50, độ dốc bình quân 150 – 200 [6]. c. Đất đai thổ nhưỡng Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa cho thấy: Loại đất chủ yếu là Feralit nâu vàng phát triển trên đá Granit. Đây là nhóm đất có diện tích lớn và phân bố rộng toàn diện lâm phần với đặc điểm tầng đất từ nông đến trung bình và dày. Thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nặng hoặc sét, kết cấu hơi chặt, độ phì thấp thích hợp với một số loại cây trồng. d. Khí hậu thủy văn Khu vực Lâm trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô: Từ tháng 4 đến tháng 8. Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, thời tiết khô nóng kéo dài. Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thời tiết thường lạnh, độ ẩm cao, nhiều đợt rét và mưa kéo dài. Nhiệt độ cao nhất trong năm 400C Nhiệt độ thấp nhất trong năm 90C Nhiệt độ trung bình 260C Lượng mưa trung bình trong năm: 2000 – 3000mm [6]. e. Đặc điểm động thực vật rừng * Thực vật rừng: - Đối với rừng tự nhiên thì tổ thành loài phức tạp, loài cây phong phú và có những loài cây quý hiếm như Dạ hương, Mun,...và một số loại gỗ như Huỷnh, Gội, Chua, Lim, Táu... - Đối với rừng cây trồng: chủ yếu là trồng một số loài cây lấy nhựa như Thông, hay là nguyên liệu giấy Keo, tràm... *Động vật rừng Lâm trường Kiến Giang có tổng diện tích rừng tự nhiên chiếm 1/3 số lượng chính. Vì vậy, hệ động thực vật rừng cũng tương đối phong phú và đa dạng. Có nhiều loài như : Mang, heo rừng, chồn, nai...với một số lượng tương đối lớn [6]. 4.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội a. Dân số và lao động Theo số liệu thống kê năm 2015 trong khu vực Lâm trường có 7 bản, 412 hộ với 1977 nhân khẩu. Trong đó nam 982 người chiếm 49,7%, nữ chiếm 50,3%.Tổng số lao động 589 người chiếm 29,8%, sống đan xen rải rác trên Lâm trường do Lâm trường quản lý chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều có trình độ dân trí thấp, tập quán kinh tế lạc hậu [4]. Sản lượng lương thực kể cả màu đạt bình quân đầu người 132kg/năm. Lực lượng lao động trong vùng tham gia các hoạt động sản xuất của Lâm trường còn ít. Hình 4.1: Nhà của người dân sinh sống trên địa bàn b. Cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội Mạng lưới đường giao thông qua các thôn, bản và một số tiểu khu rừng sản xuất chủ yếu là đường cấp phối, đường lâm nghiệp, đường quốc phòng đi đến tận nhưng chất lượng không cao. Đường phải qua nhiều khe suối đi lại khó khăn vào mùa mưa lũ, phải thường xuyên sửa chữa để phục vụ sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân trong vùng. Hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu, chỉ có một số bản có trang bị điện thoại không dây cho cán bộ xã. Có 57% số hộ được dùng điện thắp sáng, số còn lại chủ yếu dùng đèn dầu, bếp lửa, 20% dân số được dùng nước sạch, số còn lại chủ yếu dùng nước khe suối tự nhiên không đảm bảo chất lượng, mạng lưới y tế xã, thôn, bản có tổ chức, hoạt động y tế bản có 7 người, hàng năm có tổ chức tẩm màn, phun thuốc phòng chống sốt rét cho nhân dân trong các bản và cán bộ công nhân viên của hai phân trường [4]. c. Giáo dục Lâm trường có hầu hết con em đến tuổi đến trường. Nhờ có sự đầu tư từ các dự án của tỉnh, huyện Lệ Thủy mà trên toàn xã Kim Thủy nói chung và Lâm trường nói riêng đều có trường học kiên cố. Lâm trường đã đầu tư 2 phòng học cấp 4 để cho con em Lâm trường đến học. Còn đối với các thôn bản nhờ có sự đầu tư đúng đắn kịp thời của huyện mà hầu hết trong các thôn bản, trẻ em đủ tuổi đều được đến trường. d. Y tế Nhờ có sự đầu tư kịp thời của Tỉnh cũng như của huyện Lệ Thủy mà trên toàn xã Kim Thủy và Lâm trường đều có trạm y tế và đầy đủ các trang thiết bị phục vụ bà con ở vùng sâu vùng xa và người dân trong vùng. Đối với công nhân Lâm trường, hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ nhằm tránh những rủi ro gặp phải. Đồng thời, động viên, khuyến khích công nhân yên tâm sản xuất. e. An ninh quốc phòng An ninh quốc phòng được giữ vững và ổn định nhờ có sự phối hợp của lực lượng công an địa bàn và Đồn biên phòng 601, Hạt kiểm lâm huyện, Lâm trường nên nạn lấn chiếm đất đai, vận chuyển lâm sản trái phép giảm mạnh, tình hình an ninh khu vực được giữ vững. 4.2. Tình hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang Tổng số CBCNV của Lâm trường gồm 28 người.Trong đó, Đại học là 10 người, Trung cấp là 18 người. - Có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 trưởng phòng tổ chức, 1 kế toán trưởng và một trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật. Còn lại là cán bộ công nhân viên. Có 03 phân trường ; 01 trạm BVR; 1 tổ cơ động và văn phòng Lâm trường. + Phân trường 1: 4 người + Phân trường 2: 4 người + Phân trường 3: 2 người + Trạm Bang: 1 người + Tổ cơ động: 4 người + Đơn vị văn phòng: 13 người [4]. Như vậy, có thể thấy rằng với lực lượng 28 cán bộ công nhân viên quản lý trên diện tích 7.600,89 ha là một thách thức lớn đặt ra cho Lâm trường trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung của Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang. 4.3. Một số thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang trong công tác quản lý bảo vệ rừng Trong những năm qua, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang đã bám sát nội dung phương án quản lý BVR đã được Công ty TNHH 1TV LCN Long Đại phê duyệt; phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn huyện Lệ Thủy để làm tốt công tác BVR. Hợp đồng và làm bản cam kết BVR với các thôn bản: Khe Khế, Cây Bông, Côn Cùng, Bang, Chuôn, Hai Lẹc, An Bai và trường THCS Kim Thủy. Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang đã xác định được các vùng trọng tâm, trọng điểm thường xảy ra chặt phá, trộm rừng. Công tác BVR ở lâm trường Kiến Giang có những thuận lợi và khó khăn như sau: 4.3.1. Thuận lợi Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng của Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang có những thuận lợi cơ bản sau: - Nhiều chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành. - Hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện thị quan tâm, ra các chỉ thị về quản lý bảo vệ rừng. - Được các cấp, các ngành, các địa phương tích cực triển khai, hỗ trợ giúp đỡ. Đại bộ phận nhân dân đã có ý thức được bảo vệ rừng. - Sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Chi bộ, Giám đốc và các phòng ban Lâm trường quan tâm, tận tình giúp đỡ. - Lâm trường có đội ngũ công nhân viên đoàn kết nhất trí, dũng cảm xông xáo trong công tác QLBVR. - Hàng năm các huyện, thị mở hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng và quán triệt cho các địa phương đơn vị trên huyện – thị về tham gia công tác BVR. - Thường xuyên tổ chức hợp đồng, xây dựng các lực lượng tuần tra, bắt giữ, xử lý; thời gian cao điểm của nắng nóng đều bố trí lực lượng để trực 24/24 giờ. - Có nhiều bảng tin để tuyên truyền thực hiện công tác bảo vệ rừng ở những vùng trọng điểm. 4.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên Lâm trường cũng gặp một số khó khăn sau: - Thiếu vốn nên không có điều kiện hợp đồng lực lượng hỗ trợ và xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thường xuyên.Trang bị phương tiện và thiết bị còn thiếu. - Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa thường xuyên đi thăm dò trên các địa phương có liên quan đến rừng. - Trên lâm phần Lâm trường quản lý còn có nhiều vùng trọng điểm. - Không có kinh phí để bồi dưỡng trực ngoài giờ, tham gia điều động lực lượng bảo vệ rừng. 4.4. Tài nguyên rừng và hiện trạng khai thác sử dụng 4.4.1. Tình hình sử dụng rừng và đất rừng Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang trực thuộc Công ty TNHH 1TV LCN Long Đại được UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty giao quản lý sử dụng 7600,89 ha rừng và đất rừng phân bổ trên địa bàn các xã: Kim Thủy, Trường Thủy, Phú Thủy thuộc huyện Lệ Thủy. Địa bàn tiếp giáp với Lâm trường Khe Giữa, Ban phòng hộ Động Châu, Công ty cao su Lệ Ninh, khu du lịch suối Bang....trên lâm phần có đường Hồ Chí Minh, đường 16. Trên địa bàn có đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống, trình độ dân trí thấp, kinh tế nghèo nàn, thiếu công ăn việc làm với tập quán canh tác lạc hậu. Hàng ngày, lượng người đồng bào lên làm ăn buôn bán với nhiều nghề khác nhau. Vì vậy, công tác quản lý BVR, chống lấn chiếm đất rừng và của Lâm trường đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hình 4.2: Đường khai thác và vận chuyển lâm sản Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất rừng của lâm trường TT Loại rừng Đơn vị Diện tích Ghi chú Tổng diện tích ha 7.600,89 1 Rừng tự nhiên ha 2.548,5 2 Rừng trồng ha 4.276,6 3 Đất phòng hộ ha 62,8 4 Đất trống để trồng rừng ha 711,7 5 Đất trụ sở Lâm trường ha 1,29 (Nguồn: Phòng kỹ thuật Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang). Nhận xét: Qua bảng 4.1 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên thuộc quyền quản lí và sử dụng của Lâm trường Kiến Giang là 7.600,89 ha. Diện tích rừng trồng chiếm số lượng lớn 4.276,6 trồng các loại cây phục vụ kinh tế của lâm trường. Diện tích rừng tự nhiên vẫn còn khá lớn 2.548,5 ha. Diện tích phòng hộ và đất trống , đất trụ sở chiếm 1 tỷ lệ nhỏ. Nhìn chung, với diện tích rừng và đất rừng có diện tích lớn và đây chính là một thế mạnh lớn của Lâm trường Kiến Giang để phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh nhà. Phát huy thế mạnh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, tận thu lâm sản ngoài gỗ, tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân... 4.4.2. Tình hình hoạt động sản xuất lâm nghiệp - Lâm trường có 80 hộ nhận khoán khai thác nhựa thông. +Với số lượng và sản lượng khai thác tùy theo từng hộ nhận khoán khác nhau nên thu nhập cũng khác nhau. Số hộ nhận khai thác thông nhựa từ 203 cây/hộ đến 1.859 cây/hộ. Số lao động từ 1-4 người/hộ. Mức thu nhập từng hộ từ 1,8 triệu đồng/tháng/hộ đến 13 triệu đồng/ tháng/hộ. Tùy theo các hộ nhận khai thác cây nhiều hay ít nên có mức thu nhập khác nhau. Đồng thời, tùy theo số lao động của từng hộ gia đình mà nhận khoán số cây khai thác khác nhau. Thông nhựa nhập nhiều nhất là tháng 5 và 6. Với mức thu nhập như vậy thì khá cao so với mặt bằng chung của toàn xã và quanh vùng lân cận đảm bảo đời sống cho gia đình và làm giàu lớn từ nhận rừng khai thác nhựa thông của Lâm trường. Có một số hộ có thu nhập khá cao. Nhờ có mức thu nhập ổn định nên các hộ nhận khoán rừng có tinh thần trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng mà mình nhận vì kinh tế gia đình họ gắn với rừng. Hiện nay đời sống và nhận thức của mọi người dân về cao nên hàng năm số vụ cháy không đáng kể nên sản lượng nhựa nhập về Lâm trường đúng và vượt sản lượng nhựa [4]. - Đối với cao su chủ yếu trồng ở phân trường 1, diện tích năm 2017 là 184,9 ha. Với số lượng và sản lượng khai thác tùy theo từng hộ nhận khoán khác nhau nên thu nhập cũng khác nhau. Số hộ nhận khai thác cao su từ 200- 500 cây/hộ. Số lao động từ 1-4 người/hộ. Mùa cạo mủ cao su bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài gần hết tháng Giêng năm sau, khi cao su thay lá là kết thúc. Trong khi đó, vào đầu mùa, cao su rớt giá, sản lượng thấp vì nắng hạn, đến khi cao su có giá thì gặp trời mưa nên không cạo được, vì vậy bà con đang cố gắng thu hoạch trong đợt cuối vụ này để kiếm ít tiền [4]. Bảng 4.2: Diện tích cao su được giao nhận từ năm 2009- 2017 Năm Hộ nhận khoán Diện tích (ha) 2009 28 80 2010 38 101,6 2011 31 85 2012 7 3,3 2013 27 66 2014 31 87 2015 39 113 2016 40 147 2017 45 184 (Nguồn: Phòng kỹ thuật Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang). Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất cao su trên Lân trường từ năm 2009 đến 2011 rất ổn định, nhưng năm 2012 số lượng chỉ còn 3,3 ha do thị trường rớt giá, cao su không xuất khẩu được, nhưng từ những năm gần đây tình hình đã được cải thiện hơn, năm 2017 là 184 ha giá cao su đang dần tăng, góp phần phát triển kinh tế của bà con cũng như Lâm trường ổn định hơn. 4.6. Đánh giá hiện trạng khai thác, bảo vệ rừng năm 2016 Năm 2016, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang đã bám sát nội dung phương án quản lý BVR đã được Công ty TNHH 1TV LCN Long Đại phê duyệt; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn huyện Lệ Thủy để làm tốt công tác BVR. Hợp đồng và làm bản cam kết BVR với các thôn bản: Khe Khế. Cây Bông, Côn Cùng, Bang, Chuôn, Hai Lẹc, An Bai và trường THCS Kim Thủy. Phối hợp với các Hạt Kiểm lâm, Công an huyện Lệ Thủy triển khai nhiều cuộc truy quét thu giữ lâm sản và phương tiện vận chuyển trái phép trên lâm phần Chi nhánh quản lý có hiệu quả. Để thực hiện công tác bảo vệ rừng năm 2016, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang xác định được vùng trọng điểm, tuyến đường huyết mạch mà lực lượng lâm tặc thường xuyên khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép đi qua với nhiều thủ đoạn hung hãn, tinh vi để tập trung lực lượng thường xuyên bám sát, tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời như tuyến đường Trạng Cây Bội- Dốc Trai- Khe Khế. Việc vận chuyển lâm sản trái phép ngày càng tinh vi, hung hãn, có tổ chức của lâm tặc, diễn biến xảy ra phức tạp nên Chi nhánh vẫn duy trì, tiếp tục củng cố chốt khu vực Khe Đá Bia của tiểu khu 464, thường xuyên có mặt 02 đồng chí để tiến hành tuần tra, canh gác tại góc nhằm tuyên truyền, ngăn chặn người dân ra vào trong khu vực. Đồng thời nắm bắt diễn biến trong khu vực được phân công và khu vực lân cận có lâm sản trái phép mà Chi nhánh Lâm trường xác định đó là điểm nóng và tùy theo điều kiện cụ thể để xử lý. Bên cạnh đó là việc báo cáo diễn biến, phối hợp kịp thời với Công ty TNHH 1TV LCN Long Đại, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện Lệ Thủy khi vụ việc xảy ra có quy mô, có tổ chức lớn để cùng nhau truy bắt thu giữ lâm sản và phương tiện vận chuyển trái phép, xử lý các đối tượng lâm tặc trong từng vụ việc kịp thời, có tác động răn đe, giáo dục. Vì vậy năm 2016, Chi nhánh Lâm trường đã xử lý được nhiều vụ vi phạm lâm luật ( Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép) cụ thể đã tổ chức tuần tra, kiểm tra tại tuyến đường Dóc Trai-Trạng Cây Bội thu giữ được khoảng 1m3 gỗ, chuyển Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy xử lý. Cùng đội liên ngành BVR Huyện Lệ Thủy đi truy quét nhiều vụ tại tiểu khu 52, 463,464 phá hủy nhiều lán trại, đuổi người ra khỏi rừng, phá các tuyến đường xe kéo, thu giữ 8 xe quẹt. Xử lý bồi thường thiệt hại rừng theo mức độ đã gây hại: 01 vụ tại lô a12- khoảnh 3- Tiểu khu 460 do hộ phát đốt rừng trồng gây cháy tán lá cây thông. Đối với công tác bảo vệ chống lấn chiếm đất đai tại Chi nhánh diễn biến rất phức tạp và thường xuyên đối mặt với đồng bào Vân Kiều và các hộ dân ven rừng thuộc các xã Văn Thủy, Phú Thủy. Chính vì vậy mà chi nhánh Lâm trường đã xác định được vùng nhạy cảm thường xuyên xảy ra việc lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp đó là các vùng đồng bào dân tộc Vân Kiều sống đan xen, các vùng giáp ranh giữa Chi nhánh Lâm trường và các xã lân cận trên địa bàn. Cụ thể tại các tiểu khu: 460, 491, 441, 442, 455. Giao trách nhiệm, địa phận quản lý cụ thể cho từng phân trường, trạm, đội thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, phát hiện để tuyên truyền, vận động đối tượng vi phạm lấn chiếm đất rừng không tiếp tục xâm hại trái phép trong khu vực quản lý, đồng thời lập biên bản báo cáo và kết hợp với kiểm lâm địa bàn , Công an huyện Lệ Thủy, UBND xã Kim Thủy, Trường Thủy, Phú Thủy, Văn Thủy để xử lý dứt điểm các vụ lân chiếm rừng và đất lâm nghiệp. Trong năm 2016, đã xử lý 01 vụ lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp tại Khoảnh 5,7 - Tiểu khu 491; 01 vụ lấn chiếm đất làm nhà ở tại Tiểu khu 454. Hình 4.3: Người dân rào, đốt, phát rừng Về công tác phòng chống sâu bệnh hại và bệnh sâu róm thông: Chi nhánh xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nên chi nhánh luôn yêu cầu các phòng ban chức năng, phân trường, trạm, đội phải thường xuyên bám sát tuần tra, kiểm tra trên lô để phát hiện kịp thời khi có sâu róm thông xuất hiện để xử lý, dập tắt kịp thời không để sâu róm thông hoành hành phá hại trên diện rộng. Vì vậy năm 2016, Lâm trường đã phun thuốc trừ sâu diệt sâu róm, dùng thuốc Trebon 10 EC, Ofatox 400EC, permethin 50 EC, suprathion 40 EC, pha theo tỉ lệ trên bao bì, xịt phủ đều lên cây lá. Phương pháp này tiêu diệt triệt để sâu róm trên 80 ha bị sâu róm thông phá hại tại các vùng Khe Khế, Dóc Trai, Vùng Sư của các tiểu khu 455, 454, 441 tiêu diệt được tạm thời khi dịch bùng phát. Về bệnh đen đầu lá và phấn trắng đối với cây cao su: Chi nhánh thường xuyên cắt cử cán bộ kỷ thuật, nhân viên bảo vệ rừng kiểm tra các lô cao su và xử lý kịp thời không ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Hình 4.4: Sâu rơi chết sau khi phun thuốc sâu róm thông 4.7. Đánh giá những tồn tại và thách thức trong công tác BVR a. Thách thức - Lực lượng bảo vệ rừng Chi nhánh Lâm trường mỏng, chưa đủ mạnh trong lúc những hành vi vi phạm pháp luật như: Lấn chiếm đất đai, khai thác vận chuyển gỗ trái phép diễn ra tinh vi, hung hãn với lực lượng đông có tổ chức. - Sự kết hợp của chính quyền địa phương đôi lúc còn lơ là, chưa đồng bộ. - Công cụ hỗ trợ cho công tác BVR còn thiếu. - Thiếu kinh phí đầu tư vật chất. b. Tồn tại - Chưa xử lý triệt để một số vụ việc xảy ra. - Quyền hạn của lực lượng BVR còn hạn chế mang tính chất nội bộ. - Người dân còn lơ là, chưa thường xuyên quản lý bảo vệ rừng. 4.8. Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng 2017 4.8.1.Giải pháp về tổ chức lực lượng Chi nhánh Lâm trường quyết định thành lập các ban để có cơ sở chỉ đạo thực hiện: - Quyết định thành lập ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR. - Quyết định ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR. - Xây dựng chế tài hoạt động của tập thể, cá nhân làm công tác bảo vệ rừng. - Giao khoán diện tích và ranh giới cụ thể đến khoảnh, tiểu khu về từng phân trường, trạm, đội [3]. Bảng 4.3: Danh sách lực lượng bảo vệ rừng TT Đơn vị Số người tham gia Chỉ huy Ghi chú 1 Văn phòng 12 Giám đốc 2 Tổ cơ động 7 Tổ trưởng tổ cơ động 3 Phân trường 1 22 Phụ trách phân trường 1 4 Phân trường 2 22 Phụ trách phân trường 2 5 Phân trường 3 4 Phụ trách phân trường 3 Tổng 67 Hình 4.5: Cán bộ Lâm trường tuần tra, bảo vệ rừng 4.8.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang lập kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật trong quản lý, BVR trách nhiệm của người dân trong quản lí, BVR. Phối kết hợp với UBND xã Kim Thủy tổ chức họp người dân trong bản, trường học trong địa bàn có lâm phần của chi nhánh Lâm trường. * Nội dung phổ biến: - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Nghị định 23/2006/NĐ- CP ngày 3/3/2006 về thi hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng [2]. - Nghị định 159/2007/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Nghị định 186/ QĐ- CP ngày 14/8/2006 về ban hành quy chế BVR. - Chỉ thị 12/2003/ CT- TTg ngày 16/5/2003. - Chỉ thị 08/2006/ CT- TTg ngày 8/8/2006 về việc tăng cường các biện pháp việc chặt phá đốt rừng, khai thác rừng trái phép. - Chỉ thị 498/CT-BNN-KL ngày 5/3/2009 về việc tăng cường công tác nương rẫy. - Quyết định 07/2012/QĐ - TTg ngày 8/2/2012 của thủ tướng chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác BVR. - Nghị định 157/2013/NĐ- CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản [2]. - Phổ biến các Công điện, Chỉ thị, các nội dung về BVR của UBND tỉnh Quảng Bình, của UBND huyện Lệ Thủy, của Công ty TNHH 1TV LCN Long Đại. - Kí cam kết BVR, với chính quyền địa phương, người dân sống gần rừng, ven rừng và các trường học nằm trong lâm phần của chi nhánh Lâm trường quản lý [3]. Bảng 4.4: Một số hình thức tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng Năm Hình thức tuyên truyền XD quy ước BVR Ký cam kết BVR Tuyên truyền Số thôn,bản Số lớp Số hộ Lưu động Phóng sự, Tin bài 2011 5 312 112 5 3 2012 6 230 123 7 4 2013 3 421 126 9 9 2014 5 435 145 8 11 2015 4 520 174 7 14 Tổng 23 1918 680 36 41 (Nguồn: Phòng kỹ thuật Chi nhánh lâm trường Kiến Giang). Qua quá trình tìm hiểu cho thấy: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã được quan tâm đúng mức và thực hiện có hiệu quả. Vì thế nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên rừng và ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng người dân được nâng cao. Thực hiện đồng thời nhiều hình thức, nhiều phương tiện tuyên truyền đã mang lại hiệu quả cao đó là một thành tích trong công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng của Lâm trường Kiến Giang. Cùng với làm tốt công tác kiểm tra bảo vệ rừng và công tác phát hiện phòng trừ sâu bệnh hại rừng của các chủ rừng và Hạt kiểm Lâm. Vì thế mà rừng trên địa bàn Lâm trường quản lý được bảo vệ rất tốt, bằng việc sử dụng phương pháp tuyên truyền rộng khắp trên toàn khu vực, với các đối tượng vi phạm cần đầu tư phát triển phương tiện, lực lượng để đẩy mạnh công tác tuần tra phát hiện xử lý và xử lý nghiêm theo pháp luật các đối tượng này và đưa tin lên các phương tiện truyền thông để toàn nhân dân biết mà làm gương, cần dẹp bỏ và xử lý nghiêm các cơ sơ tiêu thụ gỗ và lâm sản trái phép để hạn chế đầu ra cho các sản phẩm của phá rừng từ đó sẽ phần nào hạn chế được nạn phá rừng, quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động tố giác tội phạm từ quần chúng nhân dân. - Bằng nhiều hình thức thông tin đại chúng, truyền miệng trực tiếp để giáo dục, thuyết phục mọi người khi vào rừng chấp hành nội quy, quy chế bảo vệ rừng, là trách nhiệm của toàn xã hội. - Tu bổ, sơn và viết, kẻ lại biển bảo vệ rừng: 12 cái. - Phối hợp với các trường học cấp 1, cấp 2 Kim Thủy tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng làm cho các em học sinh có ý thức bảo vệ rừng, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè. Hàng năm, Lâm trường đã mở hội nghị nội dung BVR và các hội nghị tổng kết cuối năm. Hội nghị an ninh quốc phòng, hội nghị Chi bộ, hội nghị công đoàn, ngoài ra còn nhiều hình thức khác như tổ chức cam kết với các hộ dân sống ven rừng, in ấn các tài liệu BVR gửi tới các địa phương, thông qua các bản tin, trường học, văn phòng hóa xã hội. Lâm trường cho xây dựng các biển báo cố định tại các cửa rừng, cổng của các trạm và đường giao thông nằm gần rừng để nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người đối với rừng. 4.8.3. Giải pháp về chống chặt phá rừng, khai thác rừng, trộm cắp mua bán nhựa thông trái phép, săn bắt động vật rừng trái phép, vận chuyển lâm sản trái phép. - Công tác tuyên truyền phổ biến các quy định về quản lý BVR: Hàng năm sau Tết Nguyên Đán đơn vị tổ chức họp CBCNV làm lễ ra quân, Chi nhánh Lâm trường đã lồng ghép để phổ biến cho CBCNV của đơn vị các hộ nhận khoán khai thác nhựa thông và các hộ khoán trồng, chăm sóc cao su các quy định về luật quản lý BVR. Công bố quy chế thưởng, phạt đối với công tác quản lý bảo vệ sản lượng nhựa thông. Chi nhánh họp hội nghị CNVC và người lao động thống nhất các nội quy, quy chế và công tác BVR, bảo vệ sản phẩm nhựa thông, cấm người không có trách nhiệm, cấm trâu bò thả rong trong khu vực rừng trồng keo, cao su và rừng thông thai thác nhựa của Chi nhánh lâm trường. Trong công tác tuyên truyền luật quản lý BVR, với các thôn bản trong địa bàn, phổ biến sâu rộng tới nhân dân và đồng bào dân tộc ít người về quy chế cấm chặt phá rừng, cấm trộm cắp nhựa thông, cấm săn bắt động vật rừng, vận chuyển mua bán trái phép lâm sản trên địa bàn. - Bố trí mạng lưới phân trường, trạm quản lý BVR, đội cơ động đồng thời phân công trách nhiệm cho các bộ phận trực thuộc quản lý, bảo vệ cụ thể tới khoảnh, tiểu khu. Tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi săn bắt động vật rừng, ăn cắp mua bán sản phẩm nhựa thông trái phép, các hành vi phá rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Lực lượng bảo vệ rừng cơ động và nhân viên quản lý BVR các phân trường tăng cường ngày đêm tuần tra, kiểm tra, giám sát việc thu gom nhựa của các hộ nhận khoán khai thác nhựa. - Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, biên pháp quản lý đối với các trạm, tổ BVR, các phân trường trong việc bảo vệ địa phận được phân công quản lý. Đơn vị , bộ phận nào ở khu vực được phân công bị thất thoát sản phẩm nhựa thông, mủ cao su do trộm cắp, mua bán trái phép sản phẩm nhựa thông, cao su thì bị xử lý theo nội quy lao động của Công ty và chi nhánh. - Công tác phối kết hợp lực lượng tuần tra bảo vệ rừng: Chi nhánh Lâm trường hàng năm tổ chức họp bàn bạc và đi tới thống nhất với các đơn vị trong địa bàn như: Hạt Kiểm Lâm Lệ Thủy( Các trạm kiểm lâm Bến Tiến, trạm kiểm lâm Đường 16), Đồn biên phòng Làng Ho(Chốt biên phòng Chuôn) và công an huyện Lệ Thủy, phối hợp trong công tác quản lý BVR, biện pháp xử lý vi phạm cụ thể cho các hành vi chặt phá rừng, khai thác rừng, trộm cắp mua bán sản phẩm nhựa thông trái phép, săn bắt động vật rừng trái phép, vận chuyển lâm sản trái phép. - Trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện phục vụ công tác quản lý BVR, bố trí hệ thống trạm BVR. Đầu năm Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang mua trang cấp áo quần, bảo hộ cho CBCNV, lực lượng BVR, đèn pin, tăng, vọng và các công cụ hỗ trợ cần thiết như: gậy cao su, còng để phục vụ công tác bảo vệ rừng, bố trí các trạm, các chòi canh bảo vệ rừng, các lán trại để bảo vệ các lô, khoảnh được xác định là điểm nóng có khả năng xảy ra thất thoát, mất cắp nhựa và các vụ vi phạm khác về quản lý BVR [3]. Bảng 4.5: Tổng hợp phương tiện, dụng cụ bảo vệ rừng TT Chủng loại Số lượng Đơn vị (Người quản lý) Người vận hành, sử dụng 1 Rựa 67 Các đơn vị Chi nhánh Toàn bộ CBCNV 2 Cuốc cào 16 Các đơn vị Chi nhánh Toàn bộ CBCNV 3 Can đựng nước 10 Các đơn vị Chi nhánh Toàn bộ CBCNV 4 Xe Mitsubisi 1 Phòng Tài chính- Hành chính Đ/c Thận lái xe 4.8.4. Giải pháp về chống lấn chiếm rừng và đất rừng lâm nghiệp - Đầu năm 2017 Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang thành lập đoàn để tiến hành đi thực tế thực địa giao và nhận địa phận quản lý BVR cho từng trạm, tổ BVR, phân trường. Biên bản giao nhận ghi đầy đủ về lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích, trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị thực hiện về việc tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hành vi lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái phép. - Công tác hướng dẫn kiểm tra, chỉ đạo biện pháp quản lý đối với các trạm, phân trường, đội cơ động trong việc bảo vệ diện tích rừng và đất rừng được giao. Chi nhánh Lâm trường có quyết định cụ thể giao cho đồng chí phòng Kỹ thuật quản lý BVR phụ trách theo dõi diễn biến rừng, chỉ đạo các phân trường, trạm, đội cơ động trong việc kiểm tra, kiểm soát, theo dõi thường xuyên diễn biến rừng đã được phân công, giao trách nhiệm quản lý. Đồng chí Phó Giám đốc thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo trực tiếp công tác quản lý BVR trong Chi nhánh, kiên quyết không xảy ra điểm nóng, không để vụ việc xảy ra quá lâu mới được phát hiện xử lý và vi phạm lấn chiếm rừng và đất rừng lâm nghiệp trái phép trong đơn vị quản lý. - Đối với các hộ thành viên, CBCNV nhận đất để trồng rừng, nhận rừng để khai thác nhựa thông thì Chi nhánh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các phân trường, các trạm, hộ thành viên, CBCNV thực hiện nghiêm túc hợp đồng giao khoán khai thác và bảo vệ sản phẩm nhựa thông. Có chế tài xử lý nghiêm minh việc trồng xen cây keo, tràm vào rừng thông của Chi nhánh. Cự ly gốc cây keo, tràm cách gốc cây thông > 5m, xử lý nghiêm những hộ xử lý thực bì để cháy rừng thông. Thực hiện nghiêm túc hợp đồng giao khoán đất rừng sản xuất theo Nghị định 135/2005/NĐ- CP, một số chính sách phát triển rừng sản xuất theo quyết định 147/2007/QĐ- TTg và quy chế trồng rừng nguyê n liệu của công ty. Những hộ thành viên, CBCNV không thực hiện đúng hợp đồng thì kiên quyết xử lý, hủy hợp đồng, thu hồi diện tích đất giao khoán đồng thời hoàn thiện hồ sơ thủ tục gửi cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật [3]. Bảng 4.6: Biểu thống kê địa danh, diện tích giao khóa quản lý BVR cụ thể cho các phân trường, trạm , đội cơ động TT Đơn vị Tiểu khu Khoảnh Diện tích Hiện trạng 1 Phân trường 1 441 31A, 31B 360,173 Cao su, thông, keo 442 22 62,79 Keo, thông 455 32 198,36 Thông, keo 443 51 121,22 Rừng tự nhiên, Đất trống 2 Phân 441 31B, 36 117,266 Thông, keo, cao su trường 2 455 32, 53, 42 357,35 Thông, keo, cao su 454 1, 2 640,4 Thông, keo, cao su 443 51 116,48 Keo 3 Phân trường 3 491 1,2, 3, 4 504,11 Keo 494 1,2,3,4,5,6,7 549,23 Keo 460 1,2,3 389,04 Thông, keo 4 Tổ cơ động 453 1,2,3 368,217 Keo, rừng tự nhiên 452 661,87 Keo, rừng tự nhiên 463 668,22 Keo, rừng tự nhiên 464 1.026,91 Rừng tự nhiên 5 Trạm Bang 489 1,2 16,727 Keo 461 1,2 192,41 Keo 462 1,2 167,26 Keo 453 1,2,3 486,959 Keo, nhựa thông 452 151,4 Keo, rừng tự nhiên Tổng cộng 7556,45 (Nguồn: Phòng kỹ thuật Chi nhánh lâm trường Kiến Giang). Tổ cơ động Chi nhánh Lâm trường tổ chức kiểm tra thường xuyên tại hiện trường của các đơn vị. 4.8.5. Giải pháp về chống sâu bệnh hại Với mục tiêu không để xảy ra dịch hại trên diện rộng, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Với phương châm: phòng là chính, phòng phải thường xuyên khi mật độ sâu bệnh mới phát sinh với quy mô và mức độ thấp, trừ là quan trọng nhưng phải kịp thời tổng hợp và toàn diện.Chính vì vậy trong năm 2017, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang tiến hành tổ chức rà soát, xác định các khu vực rừng trồng có khả năng thường xuyên xảy ra sâu bệnh hại, thời điểm xuất hiện bên cạnh đó là việc đốc thúc các phân trường, trạm, đội theo dõi triệu chứng , mức độ gây hại, loại bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời hạn chế mức thấp nhất về thiệt hại. Tại Chi nhánh Lâm trường sâu bệnh hại chủ yếu tập trung vào 3 loại rừng trồng chủ yếu: Rừng trồng thông, rừng cao su, rừng trồng keo để tiến hành phòng trừ kịp thời không để lây lan trên diện rộng Chi nhánh tiến hành thực hiện các giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu như: Công tác điều tra phát hiện dự tính dự báo phải thường xuyên và có độ chính xác cao và kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh hại rừng trên các đối tượng cây trồng để từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Khi phát hiện sâu bệnh hại rừng thì tiến hành báo cáo với cơ quan chức năng đồng thời tiến hành khoanh vùng xác định loại sâu bệnh hạivà tranh thủ theo hướng dẫn của chi cục Bảo vệ Thực vật về biện pháp phòng trừ, loại thuốc sử dụng, thời gian, định kì phòng trừ để tiến hành phòng trừ có hiệu quả. Đồng thời tiến hành cử cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tiếp tục theo dõi diễn biến trên diện tích đã phòng trừ. Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ phòng chống sâu bệnh hại rừng cho cán bộ CNVC Chi nhánh Lâm trường nhằm thực hiện công tác phòng chống sâu bệnh hại có hiệu quả [3]. Phải chủ động nguồn thuốc, mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị cần thiết phục vụ tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng. 4.8.6. Giải pháp về phòng chống trâu bò, gia súc phá hoại Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang có diện tích rừng trồng chủ yếu là cây thông, keo, cao su. Hàng năm Chi nhánh Lâm trường được giao kế hoạch trồng rừng, đặc biệt là kế hoạch trồng rừng keo nguyên liệu với diện tích lớn. Các hộ đồng bào và CBCNV của Chi nhánh Lâm trường có số lượng trâu bò hàng trăm con. tập tục chăn nuôi chủ yếu là thả rong, không chăn dắt. Công tác bảo vệ rừng của Chi nhánh hết sức khó khăn , phức tạp. Sự phá hoại của trâu bò. gia súc đối với rừng mới trồng của Chi nhánh là rất lớn, gây ảnh hưởng tới kinh tế của Chi nhánh là không nhỏ. Để thực hiện tốt công tác phòng chống trâu bò gia súc phá hoại hàng năm Chi nhánh lâm trường đã gửi thông báo tới các địa phương: thôn, bản của các xã Kim Thủy, Phú Thuỷ, Trường Thủy... các phân trường, trạm BVR về cấm thả rong trâu bò, gia súc phá hoại rừng trồng và ban hành quy chế, chế tài xử lý cụ thể đối với các hộ có ý thả rong trâu bò vào rừng trồng phá hoại. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, vận động, nhắc nhỏ bà con trong việc chăn thả trâu bò trong khu vực cấm của lực lượng bảo vệ rừng khi thực hiệ nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn được phân công. - Thành lập các chốt tạm thời trên khu vực có rừng mới trồng, cắt cử, giao nhiệm vụ cho lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên có mặt trên khu vực rừng trồng mới để xua đuổi, vây bắt kịp thời khi có gia súc phá hoại trên diện tích rừng trồng có thông báo cấm về Chi nhánh Lâm trường ra quyết định xử lý bồi thường thiệt hại do gia súc phá hoại [3]. 4.8.7. Chế độ thông tin báo cáo Đối với công tác quản lý bảo vệ rừng tại Chi nhánh Lâm trường là công việc thường xuyên chính vì vậy lãnh đạo Chi nhánh đã có phân công lịch trực hàng ngày cụ thể đến ban giám đốc, trưởng các phòng ban, phân trường để khi có sự việc xảy ra thông tin, báo cáo để tiến hành xử lý kịp thời vụ việc. Trường hợp cấp bách cần thiết thì báo cáo ngay lên Công ty và các cơ quan chức năng có thẩm quyền [3]. Bảng 4.7: Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng năm 2017 TT Nội dung Số lượng Thời gian thực hiện Ghi chú 1 Tuyên truyền BVR 4 đội Tháng 1-4 2 Ký cam kết, hợp đồng bảo vệ rừng Xã Kim Thủy, 6 bản, Trường học thuộc xã Kim Thủy Tháng 1 3 Thành lập, cũng cố Ban chỉ huy 1 Tháng 1 4 Thành lập và cũng cố lực lượngBVR Tháng 1 5 Thành lập và cũng cố các tổ đội BVR 5 tổ Tháng 1 6 Tập huấn nghiệp vụ, diễn tập công tácBVR 1 đội Tháng 4 7 Xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình: Trạm BVR Biển cấm,biển báo 20 cái Dụng cụ trang thiết bị 30 cái Tháng 3 Hồ chứa nước,hệ thống ống dẫn nước 8 Mua sắm công cụ thiết bị (kê theo chủng loại) 9 Quy vùng sản xuất nương rẫy 10 Chống săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép Thường xuyên cả năm 11 Chống lấn chiếm đất Thường xuyên cả rừng năm 12 Chống trâu bò, gia súc phá hoại Thường xuyên cả năm 13 Phòng trừ sâu bệnh hại rừng Thường xuyên cả năm 14 Các nội dung có liên quan khác Thường xuyên cả năm (Nguồn: Phòng kỹ thuật Chi nhánh lâm trường Kiến Giang). PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Tài nguyên khí hậu của Lâm trường nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung rất đa dạng và phong phú nó mang một tính chất đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải miền Trung. - Công tác quản lý bảo vệ rừng trên lâm trường còn nhiều khó khăn, phương tiện công cụ BVR còn ít, chưa quán triệt hết các điểm khai thác lâm sản trái phép. - Lực lượng bảo vệ rừng còn khá mỏng, người dân còn vào rừng khai thác rừng một cách trái phép, công tác phối hợp giữa các lực lượng còn thiếu đồng bộ, chưa linh hoạt. - Các dự án 327, 661 triển khai khá đồng bộ và có hiệu quả, có cơ cấu bộ máy chặt chẽ, điều hành tốt từng bước công việc. Thực hiện quyền nghĩa vụ của người nhận khoán rừng và đất rừng trong dự án đã gắn liền với nhau và song song tồn tại. - Trong quá trình triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng đã được sự hướng ứng và tự nguyện của người dân nhận rừng góp phần đưa công tác quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu quả. - Công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện theo tuần tự từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Trên chỉ đạo và ra các chỉ thị để thực hiện, dưới đề xuất trên xem xét giải quyết. 5.2. Kiến nghị Bên cạnh những kết quả và hạn chế vừa trình bày, để hoàn thiện báo cáo này, đáp ứng kịp thời cho sản xuất lâm nghiệp tại địa phương, cụ thể là nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng để đưa rừng ổn định và phát triển tốt, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Cần phải tăng thêm thù lao cho những người tham gia bảo vệ rừng , cần có chính sách khen thưởng cho những người có thành tích. Trong khi tham gia bảo vệ nếu bị thương tích hoặc thiệt mạng cần có chế độ thương tật cho những người đó. - Cần khen thưởng cao cho những người tố giác tội phạm. Và có cơ quan bảo vệ cho những người tố giác tội phạm. - Thường xuyên kiểm tra quản lý bảo vệ rừng của từng trạm, tránh tình trạng lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý hay triển khai không phù hợp công tác BVR. - Duy trì công tác động viên khen thưởng đối với những đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố ý làm trái những quy định của Lâm trường. Để đảm bảo phương tiện kỹ thuật cho công tác BVR cũng như đời sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên từng trạm gác nhằm đảm bảo tốt công tác BVR có hiệu quả. Cần có những chính sách khuyến khích động viên các hộ dân tham gia vào công tác BVR. Tóm lại: Trong quá trình tìm hiểu làm báo cáo tại Lâm trường tôi nhận thấy Lâm trường nhìn chung và từng trạm còn thiếu thốn về nhiều mặt nên tôi đã đưa ra một số kiến nghị như trên, kính mong Ban giám đốc Lâm trường cũng như các cấp chính quyền có liên quan quan tâm giúp đỡ đầu tư về vốn cũng như kỹ thuật tiên tiến để công tác chăm sóc quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO • Luật đất đai 2003. • Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004. • Phương án quản lý bảo vệ rừng của Lâm trường năm 2017. • Các thống kê về tình hình đất đai và xã hội trên địa bàn lâm trường của phòng kỹ thuật lâm trường Kiến Giang. • Cẩm nang ngành lâm nghiệp. • UBND xã Kim Thủy. • www.kiemlam.org.vn. • Những kinh nghiệm trong QLRCĐ ở các nước trên thế giới. PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho các hộ gia đình) Người phỏng vấn: Võ Văn Diệu Sinh viên trường ĐH Quảng Bình Lớp ĐH Lâm Nghiệp K55 Tên chủ hộ gia đình được phỏng vấn:.. Tuổi:Địa chỉ:. Nghề nghiệp:......................................................................................................... Ngày phỏng vấn: NỘI DUNG PHỎNG VẤN: * Câu 1: Ông ( Bà ) có được giao đất rừng không? a. Có b. Không Nếu có, giao bằng hình thức sở hữu đất gì? a. Khoán bảo vệ. b. Sổ đỏ. c. Sổ xanh. d. Khác * Câu 2: Ông(Bà) được giao quản lý bao nhiêu ha rừng?..................................... Trong vòng bao nhiêu năm?........................................................... * Câu 3: Ông (Bà) được giao quản lý loại rừng gì? a. Rừng thông b. Rừng keo c. Khác * Câu 4: Ông (Bà) có thường xuyên vào rừng hay không? a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Không thường xuyên * Câu 5: Thành phần các loại cây trong rừng hiện nay và trước đây có thay đổi không? A. Có B. Không Nếu có thì như thế nào: Trước đây Hiện tại * Câu 6: Ông (Bà) có tham gia buổi tập huấn, chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước hay không? a. Có b. Không c. Ít * Câu 7: Ông ( Bà ) được sự hỗ trợ của tổ chức bảo vệ rừng trên địa bàn không? a. Có b. Không c. Ít * Câu 8: Hàng năm gia đình ta có nhận được nguồn kinh phí nào của nhà nước đầu tư vào cho việc phát triển kinh tế của gia đình hay không ? + Bằng tiền + Bằng giống cây trồng + Bằng giống vật nuôi * Câu 9: Ông (Bà) có tham gia phòng chống cháy rừng khi xãy ra cháy rừng không? a. Có b. Không * Câu 10: Ông (Bà) có tham gia công tác tuần tra trong các đội tuần tra của địa phương không? a. Có b. Không * Câu 11: Ông (Bà) có kịp thời phát hiện và báo cáo các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng hay không? a. Có b. Không PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho cán bộ, tổ chức BVR) Người phỏng vấn: Võ Văn Diệu Sinh viên trường ĐH Quảng Bình Lớp ĐH Lâm Nghiệp K55 Họ tên người được phỏng vấn:........ Chức vụ:.Địa chỉ: Ngày phỏng vấn: NỘI DUNG PHỎNG VẤN: * Câu 1: Ông( Bà ) có vai trò, nhiệm vụ như thế nào trong công tác quản lý bảo vệ rừng: . . * Câu 2: Ông ( Bà ) cho biết những hành vi vi phạm trong những năm qua: . . . Số vụ vi phạm đó thay đổi như thế nào: a. Tăng dần. b. Giảm dần. c. Không thay đổi. Mức độ nghiêm trọng đó như thế nào: a. ít nghiêm trọng. b. Rất nghiêm trọng. c. Đặc biệt nghiêm trọng. * Câu 3: Trong quá trình bảo vệ rừng tại Lâm trường Ông ( Bà ) gặp phải những khó khăn, thuận lợi gì? . . . * Câu 4: Việc tổ chức tuần tra BVR được tiến hành như thế nào? a. 24/24 giờ b. Vài ngày một lần c. Một tuần một lần d. Khác * Câu 5: Ai làm công tác tuần tra? a. Kiểm lâm viên b. Lực lượng BVR c. Khác * Câu 6: Ông ( Bà) đã làm những gì đễ bảo vệ rừng: . . . * Câu 7: Ông ( Bà ) có được tập huấn kỹ năng hay kiến thức về quản lý bảo vệ rừng không? a. Có b. Không c. Ít * Câu 8: Ông ( Bà ) cho biết có sự phối kết hợp trong quản lý bảo vệ rừng nào không? a. Có b. Không c. Ít * Câu 9: Ông ( Bà ) có đề xuất kiến nghị gì về chính sách, tài chính gì: . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_quan_ly_b.pdf